SKKN Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành lên men êtilic và lactic

SKKN Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành lên men êtilic và lactic

 Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết được vận dụng rất rõ nét trong sản xuất và đời sống. Cùng với việc đổi mới phương pháp, nhiều năm qua giờ thực hành đã được chú trọng. Xong làm thế nào để giờ thực hành đạt được giá trị và ý nghĩa thiết thực thì ngoài việc trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị cần phải có phương pháp tổ chức khoa học và hấp dẫn, điều đó sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ về kiến thức lí thuyết, đồng thời khẳng định niềm tin vào khoa học cũng như tạo sự hứng thú với môn học.

 Qua thực tế giảng dạy, trực tiếp ôn thi đại học và ôn luyện học sinh giỏi, tôi nhận thấy các câu hỏi thuộc bài thực hành đều được đề cập, đặc biệt dạng câu hỏi ở mức vận dụng cao. Vì vậy nếu chỉ dựa vào kiến thức lí thuyết được truyền tải trên lớp, học sinh chỉ ghi nhớ đơn thuần sẽ nhanh quên, khi trình bày sẽ giải thích sơ sài, rườm rà. Trong khi đó nếu học sinh được trực tiếp thực hiện bài thực hành thì kiến thức được học sẽ trở nên đơn giản, các em sẽ ghi nhớ lâu hơn, hiểu rõ bản chất của hiện tượng vì thế mà hứng thú và thêm yêu thích môn học.

 Với suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng tổ chức bài học thực hành, tích cực xây dựng phương pháp tổ chức giờ học sao cho hiệu quả nhất, đồng thời tìm tòi bổ sung và hoàn thiện hệ thống câu hỏi liên quan bài học nhằm tạo sự gắn kết giữa kiến thức lí thuyết và hiện tượng thực tế. Trong đó tôi nhận thấy kiến thức về sự lên men ở Vi sinh vật là nội dung rất gần gũi với thực tế đời sống vì thế tôi đã lựa chọn và xây dựng đề tài " Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành lên men êtilic và lactic ". Tôi tin và hy vọng phương pháp này sẽ giúp học sinh thấy dễ hiểu, nhớ lâu, làm bài chính xác, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giờ thực hành nói riêng và môn học trong các nhà trường THPT theo yêu cầu hiện nay.

 

doc 24 trang thuychi01 6402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành lên men êtilic và lactic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HIỆU QUẢ GIỜ THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
Người thực hiện: Đoàn Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
	 MỤC LỤC	
	 Trang	
A.MỞ ĐẦU	02
Lý do chọn đề tài	02
Mục đích của đề tài 	02
Phạm vi và đối tượng của đề tài 	02
Phương pháp nghiên cứu 	02
Đóng góp của đề tài..03
B. NỘI DUNG	03
Cơ sở lý thuyết 	03
Nội dung đề tài 	04
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:	33
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................34	 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1 Lý do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
1.5 Những điểm mới của đề tài 
2 
2. NỘI DUNG
2
2.1 Cơ sở lý luận
2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3 Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành
4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết được vận dụng rất rõ nét trong sản xuất và đời sống. Cùng với việc đổi mới phương pháp, nhiều năm qua giờ thực hành đã được chú trọng. Xong làm thế nào để giờ thực hành đạt được giá trị và ý nghĩa thiết thực thì ngoài việc trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị cần phải có phương pháp tổ chức khoa học và hấp dẫn, điều đó sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ về kiến thức lí thuyết, đồng thời khẳng định niềm tin vào khoa học cũng như tạo sự hứng thú với môn học.
 Qua thực tế giảng dạy, trực tiếp ôn thi đại học và ôn luyện học sinh giỏi, tôi nhận thấy các câu hỏi thuộc bài thực hành đều được đề cập, đặc biệt dạng câu hỏi ở mức vận dụng cao. Vì vậy nếu chỉ dựa vào kiến thức lí thuyết được truyền tải trên lớp, học sinh chỉ ghi nhớ đơn thuần sẽ nhanh quên, khi trình bày sẽ giải thích sơ sài, rườm rà. Trong khi đó nếu học sinh được trực tiếp thực hiện bài thực hành thì kiến thức được học sẽ trở nên đơn giản, các em sẽ ghi nhớ lâu hơn, hiểu rõ bản chất của hiện tượng vì thế mà hứng thú và thêm yêu thích môn học. 
 Với suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng tổ chức bài học thực hành, tích cực xây dựng phương pháp tổ chức giờ học sao cho hiệu quả nhất, đồng thời tìm tòi bổ sung và hoàn thiện hệ thống câu hỏi liên quan bài học nhằm tạo sự gắn kết giữa kiến thức lí thuyết và hiện tượng thực tế. Trong đó tôi nhận thấy kiến thức về sự lên men ở Vi sinh vật là nội dung rất gần gũi với thực tế đời sống vì thế tôi đã lựa chọn và xây dựng đề tài " Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành lên men êtilic và lactic ". Tôi tin và hy vọng phương pháp này sẽ giúp học sinh thấy dễ hiểu, nhớ lâu, làm bài chính xác, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giờ thực hành nói riêng và môn học trong các nhà trường THPT theo yêu cầu hiện nay. 
1.2 Mục đích nghiên cứu
- So sánh để thấy được sự khác biệt khi học sinh được thực hiện bài thực hành với cách chỉ theo dõi giờ thực hành mẫu hay cách truyền thụ kiến thức đơn thuần với phương pháp đề nghị của đề tài.
- Tìm tòi xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế sẽ được làm sáng tỏ trong khi thực hiện bài thực hành.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu bài thực hành: Lên men êtilic và lactic thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật trong chương trình sinh học lớp 10 đối với học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 năm học 2018-2019 tại trường THCS & THPT Thống Nhất. Trong đó lớp 10A1, 10A2 tôi dạy theo phương pháp đề nghị của đề tài, lớp 10A3, 10A4 tôi dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích, so sánh 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
1.5 Những điểm mới của đề tài 
- Có sự tổng quát phương pháp tổ chức giờ học thực hành.
- Sử dụng hình vẽ sơ đồ thí nghiệm lên men rượu, hình dạng nấm men và kính hiển vi quang học giúp học sinh nắm được cách tiến hành thí nghiệm, thấy được hình ảnh nấm men củng cố sự tin tưởng vào kiến thức phần vi sinh học. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra kiến thức lí thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm, câu hỏi gắn liền với hiện tượng sinh học xuất hiện trong quá trình làm thí nghiệm và câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế sản xuất và đời sống được sử dụng trong bài thu hoạch.
- Có sự phân tích, đối chiếu, so sánh giữa việc dạy lí thuyết hoặc theo dõi giờ thực hành mẫu với phương pháp đề nghị của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
- Thực hành sinh học là một dạng bài tập được xây dựng cho chính học sinh, trong đó học sinh phải trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành thí nghiệm thực nghiệm để tìm hiểu kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học hoặc vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. [2]
- Bài tập thực hành sinh học được phân loại dựa trên 2 tiêu chí chính là hoạt động của học sinh và hình thức thực hiện: 
+ Căn cứ vào hoạt động của học sinh, bài tập thực hành sinh học ( BTTH SH) có thể được chia thành: 
 BTTH quan sát gồm tiến hành quan sát các mẫu vật, các đối tượng nghiên cứu..., để tìm hiểu các đặc điểm hình thái, cấu tạo và những biểu hiện khác của đối tượng cần nghiên cứu. 
Ví dụ: BTTH quan sát hình thái nhiễm sắc thể ở các kì nguyên phân qua tiêu bản cố định ( Bài 20, sinh học 10). 
 BTTH thí nghiệm: Tiến hành thí nghiệm sinh học nhằm giúp học sinh phát hiện ra những kiến thức mới hoặc củng cố, chứng minh cho những kiến thức đã lĩnh hội được. 
Ví dụ BTTH thí nghiệm để chứng minh cây thoát hơi nước qua lá ( bài 7, sinh học 11).
 BTTH thực nghiệm: Tiến hành các thao tác thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng những kiến thức / thành tựu sinh học vào thực tiễn cuộc sống trước khi triển khai đại trà. 
Ví dụ Triển khai thực nghiệm để kiểm tra tính thích ứng và năng suất của một giống lúa mới. 
 + Căn cứ vào hình thức thực hiện, BTTH SH có thể được chia thành:
 BTTH thật : Yêu cầu học sinh phải tiến hành thực hiện quan sát thật; tổ chức thí nghiệm, thực hiện thật hay phải trực tiếp thực hành vận dụng / ứng dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ: BTTH lên men êtilic, ứng dụng vào sản xuất rượu, bia.
 BTTH mô phỏng: Ở dạng BTTH này, đối tượng cần nghiên cứu đã được mô phỏng ( nhờ ứng dụng thành tựu Công nghệ thông tin) hoặc thao tác tay trong quá trình thực hành được thực hiện qua phần mềm mô phỏng để thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hành mà vẫn đảm bảo được mục tiêu cần đạt. 
Ví dụ: BTTH mổ ếch bằng phần mềm mô phỏng.[2]
- Trong khi đó lên men là quá trình phân giải cacbonhiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ. [4], các bài tập thực hành liên quan đến quá trình lên men thuộc dạng BTTH thí nghiệm hoặc BTTH thật. 
- Quá trình lên men êtilic và lên men lactic do nấm men và vi khuẩn thực hiện, thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau: 
+ Nấm men lên men êtilic từ glucôzơ : 
 Lên men 
 C6H12O6 2C2H5OH ( rượu êtilic ) + 2CO2 + Q
+ Vi khuẩn lên men lactic từ glucôzơ : 
 Lên men 
 C6H12O6 2CH3CHOHCOOH ( axit lactic ) + Q 
 VK Lactic đồng hình 
 Trong đó Glucôzơ a. Lactic
 VK lactic dị hình 
 và Glucôzơ a. lactic + CO2 + ethanol + acetic [4]
- Khi giảng dạy trên lớp hoặc quan sát giờ thực hành mẫu học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản về đối tượng vi sinh vật tham gia, nguyên liệu và kết quả thu được. Xong để học sinh hiểu được bản chất, giải thích được những câu hỏi từ thực tế và ghi nhớ được kiến thức thì việc trực tiếp tiến hành thí nghiệm hoặc thực hiện quy trình thực hành học sinh sẽ hiểu được bản chất kiến thức từ đó giải thích vấn đề sẽ mạch lạc hơn, nhớ lâu hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
* Đối với giáo viên: 
 Trên thực tế, qua khảo sát việc thực hiện các giờ thực hành của giáo viên trường sở tại và một số trường THPT đa phần các thầy cô đều trình chiếu bài thực hành mẫu hoặc giới thiệu cách thực hành theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Cách làm đó theo tôi là giải pháp thay thế, không đem lại hiệu quả của giờ thực hành mà bản thân giáo viên không sẽ chủ động với kiến thức, đặc biệt còn khiến học sinh mất hứng thú với giờ học, môn học. 
 Trong khi với chất lượng đầu vào của trường sở tại không cao lại không đều nên trong các bài thực hành tôi rất chú ý đến tính đối tượng để có sự chuẩn bị kĩ cho bài dạy về dụng cụ, mẫu vật, chuẩn bị hệ thống câu hỏi và quan trọng là cách thức tổ chức giờ dạy. Vì thế bài dạy thường lôi cuốn được hầu hết các đối tượng học sinh, học sinh dễ hiểu, thích thú, nhớ kiến thức lâu, cũng như tự tin vận dụng vào thực tế đời sống. 
* Đối với học sinh 
 Bản thân các em khi học kiến thức lí thuyết về phần vi sinh vật đã thấy trừu tượng, bởi bằng trực giác các em không thấy sự hiện diện của chúng. Vì thế nếu bài thực hành giáo viên chỉ trình chiếu bài thực hành mẫu hoặc hướng dẫn cách thực hành theo sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hiểu rõ về kiến thức, khó giải thích hiện tượng thực tế một cách đầy đủ và chính xác, đặc biệt các em sẽ không có hứng thú, dễ chán môn học, thiếu tự tin để vận dụng vào thực tế.
 Trước thực trạng trên, tôi mong muốn mỗi giáo viên cần tìm phương pháp tổ chức dạy giờ thực hành sao cho nâng cao hiệu quả bộ môn, giúp các em tin tưởng vào khoa học sinh học, thích thú với trải nghiệm thực tế, gieo lên niềm say mê sinh học trong học sinh. Từ đó các em có thể tự tin tham gia các hoạt động tại gia đình hoặc có thể là sự hứng khởi cho những khám phá mới trong các lĩnh vực của đời sống. 
2.3 Phương pháp tổ chức hiệu quả giờ thực hành
2.3.1. Phương pháp chung
2.3.1.1 GV nghiên cứu bài thực hành nhằm:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra kiến thức lí thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi về các hiện tượng sinh học xuất hiện trong quá trình thực hành. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp giữa kiến thức lí thuyết và kết quả thực hành, giải thích các hiện tượng bắt gặp trong thực tế sản xuất và đời sống 
( câu hỏi được viêt trên bảng phụ ). 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu và sản phẩm làm trước.
- Bố trí thí nghiệm hợp lí.
2.3.1.2. Tiến trình tổ chức giờ thực hành 
Bước 1 : Xác định dạng bài thực hành và mục tiêu bài thực hành 
- Xác định dạng bài thực hành : 
- Xác định mục tiêu bài thực hành 
Bước 2: Chuẩn bị 
- Dụng cụ
- Nguyên liệu
Bước 3: Cách tiến hành
- Giáo viên làm mẫu trước giờ học 
- Học sinh tiến hành 
- Quan sát, nêu hiện tượng.
Bước 4: Thu hoạch
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành: giáo viên nhận xét, học sinh tự nhận xét kết quả của nhóm mình và nhóm khác 
- Tường trình bài thực hành
- Trả lời câu hỏi 
Bước 5: Đánh giá giờ học, so sánh kết quả giữa việc dạy lí thuyết hoặc theo dõi giờ thực hành mẫu với phương pháp đề nghị của đề tài.
2.3.2. Phương pháp tổ chức thực hành lên men êtilic
2.3.2.1. Chuẩn bị câu hỏi 
Câu 1. Lên men rượu là gì? Cho biết đối tượng vi sinh vật lên men êtilic, nguyên liệu và sản phẩm chính của quá trình lên men êtilic?
Câu 2. Viết phương trình tổng quát (PTTQ) quá trình lên men do nấm men tham gia ? Điều kiện cần thiết của quá trình lên men êtilic là gì ?
Câu 3. Vì sao ở ống nghiệm 3 không suất hiện bọt khí ?
Câu 4. Vì sao trong ống nghiệm 2 dung dịch bị xáo trộn như bị khuấy, nhiều bọt khí xuất hiện ?
Câu 5. Nếu để ống nghiệm 2 sau 3- 4 giờ, hiện tượng gì xảy ra ?
Câu 6. Xác định nhiệt độ của dung dịch trong mỗi ống nghiệm, tại sao lại có sự khác nhau đó ?
Câu 7. Nhận xét của em về mùi và vị ở ba ống nghiệm ?
Câu 8. Vì sao bánh mì có nấm men lại mềm và xốp hơn ?
Câu 9. Tại sao khi làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng?
Câu 10. Tại sao khi ủ rượu cần tránh điều kiện hiếu khí?
Câu 11. Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
2.3.2.2.Tiến trình tổ chức giờ thực hành 
*Câu hỏi kiểm tra kiến thức lí thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm. 
Câu 1. Lên men rượu là gì? Cho biết đối tượng Vi sinh vật lên men êtilic, nguyên liệu và sản phẩm chính của quá trình lên men êtilic.
Câu 2. Viết PTTQ quá trình lên men do nấm men ? Điều kiện cần thiết của quá trình lên men êtilic là gì ?
Trả lời 
Câu 1. 
- Lên men rượu là quá trình phân giải kị khí glucôzơ thành rượu êtilic với sự tham gia của nấm men hoặc hoặc một số vi sinh vật khác.
- Vi sinh vật tham gia:
 + Nấm men là tác nhân biến đổi đường thành rượu, chủ yếu là chủng nấm men Saccharomysec.
 + Nấm sợi ( thường là các loại nấm mốc) thủy phân tinh bột thành đường 
 + Vi khuẩn : Zirômnas
- Nguyên liệu: tinh bột ( gạo, ngô, sắn...) đường ( mía, rỉ đường, dịch ép trái cây...) 
Câu 2. 
 Nấm men 
PTTQ: C6H12O6 2C2H5OH ( rượu êtilic ) + 2CO2 + Q [4]
- Điều kiện cần thiết của quá trình lên men êtilic là phải có đường ( cơ chất lên men ), nấm men ( trong bánh men hoặc nấm men thuần chủng )và điều kiện kị khí. 
*Tiến trình tổ chức 
Bước 1 : Xác định dạng bài và mục tiêu bài thực hành 
- Dạng bài thực hành: Bài thực hành lên men êtilic là dạng BTTH thí nghiệm: Học sinh trực tiếp tiến hành thí nghiệm lên men êtilic từ đó học sinh phát hiện ra những kiến thức mới hoặc củng cố cho những kiến thức đã lĩnh hội được.
- Mục tiêu : 
 + Học sinh tiến hành được các bước thí nghiệm
 + Học sinh quan sát, giải thích và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men êtilic
 + Học sinh hiểu và giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm
 + Học sinh vận dụng kiến thức giải thích được các câu hỏi thực tiễn, có thể thành thạo thao tác lên men rượu.
Bước 2: Chuẩn bị 
- Dụng cụ: cho một nhóm thí nghiệm (2 học sinh )
 + 3 ống nghiệm ( đường kính từ 1-1,5 cm, dài 15 cm), đánh số 1, 2, 3
 + 2 cốc đong 250 ml hoặc 2 cốc đong 100 ml
 + Nhiệt kế rượu ( 1 chiếc)
 + Kính hiển vi quang học, hình vẽ sơ đồ thí nghiệm lên men rượu và hình dạng nấm men rượu.
- Nguyên vật liệu:
 + 20 ml dung dich đường kính ( saccarôzơ ) 8-10%
 + 2-3 g bột bánh men tán nhỏ và rây lấy bột mịn hoặc nấm men thuần khiết 
 + 20 ml nước lã đun sôi để nguội. 
Bước 3: Cách tiến hành
a. Cách tiến hành 
- Giáo viên:
 + Thực hiện một bộ thí nghiệm và làm mẫu trước 3-4 giờ. Cho học sinh quan sát, ngửi và nếm vị của đường, bột bánh men và dung dịch mẫu trước khi tiến hành thí nghiệm. 
 + Treo hình sơ đồ thí nghiệm lên men rượu, giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm. 
 + Treo tranh hình dạng nấm men rượu, yêu cầu học sinh quan sát.
- Học sinh tiến hành 
 + Pha vào cốc đong dung tích 250 ml đường Glucôzơ với nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1: 9 để được dung dich đường nồng độ 10%
 + Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3 : 1 gam bột bánh men 
 + Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2
 + Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3 
 + Đặt 3 ống nghiệm vào cốc đong dung tích 250 ml đuy trì nhiệt độ nước trong cốc luôn là 30-320C.
b. Quan sát hiện tượng 
- Học sinh quan sát hiện tượng ở các ống nghiệm do giáo viên làm, ngửi mùi và nếm vị của dung dịch, ngửi mùi nấm men và mùi đường ở lọ. 
- Học sinh quan sát hiện tượng ở ống nghiệm 1, 2, 3 dựa vào gợi ý : 
 + Bọt khí 
 + Dung dịch trong bình bị xáo trộn như bị khuấy ở ống 2
 + Độ đục dung dịch ở 3 ống 1, 2, 3
 + Ngửi mùi của dung dịch 
 + Nếm vị của dung dịch
 + Nhiệt độ của dung dịch: giáo viên gợi ý học sinh cách kiểm tra nhiệt độ dung dịch bằng cách sờ vào thành ống hoặc dùng nhiệt kế. 
- Học sinh quan sát hình ảnh nấm men rượu trên kính hiển vi quang học, đối chiếu với hình ảnh nấm men trên hình vẽ . 
Bước 4: Thu hoạch 
 Học sinh hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau: 
 Bảng 1: Thí nghiệm thực hành lên men êtilic
Tên các bước
Nội dung các bước
Cách tiến hành 
Giải thích hiện tượng
 Bảng 2: Điền các nhận xét vào bảng : có (+), không ( - )
 Nhận xét 
Ống nghiệm 1
( đối chứng)
Ống nghiệm 2
Ống nghiệm 3
( đối chứng)
Có bọt khí CO2 nổi lên
Có mùi rượu 
Có mùi đường 
Có mùi bánh men 
*Câu hỏi thu hoạch
 *Câu hỏi về hiện tượng sinh học xuất hiện trong quá trình thực hành: 
Câu 3. Vì sao ở ống nghiệm 3 không suất hiện bọt khí ?
Câu 4. Vì sao trong ống nghiệm 2 dung dịch bị xáo trộn như bị khuấy, nhiều bọt khí xuất hiện ?
Câu 5. Nếu để ống nghiệm 2 sau 3- 4 giờ, hiện tượng gì xảy ra ?
Câu 6. Nhận xét của em về mùi và vị ở ba ống nghiệm ?
Câu 7. Xác định nhiệt độ của dung dịch trong mỗi ống nghiệm, tại sao lại có sự khác nhau đó ?
Trả lời 
Câu 3. Ống nghiệm 3 không xuất hiện bọt khí vì ống nghiệm chứa nước không chứa đường, vì thế nấm men không thực hiện chuyển hóa. [5]
Câu 4. Ở ống nghiệm 2 dung dịch bị xáo trộn như bị khuấy và có nhiều bọt khí vì ở nhiệt độ thích hợp 30 – 32oC nấm men hoạt động mạnh, chuyển hóa đường thành rượu etilic và giải phóng CO2, dung dịch đục hơn. [1]
Câu 5. Nếu để ống nghiệm 2 sau 3-4 giờ , mùi thơm và vị dung dịch giảm do một phần rượu bị vi khuẩn axêtic sẽ oxi hóa thành axit axetic.
 Vi khuẩn axêtic
 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O + Q [4]
Câu 6. Ở ống nghiệm 1 và 3 do chỉ có nguyên liệu mà không có nấm men (ống nghiệm 1), có nấm men mà không có đường ( ống nghiệm 3) nên không xảy ra quá trình chuyển hóa vật chất vì thế nhiệt độ của dung dịch ở hai ống nghiệm là 30-32oC.
 - Trong khi đó ở ống nghiệm 2 nấm men đã chuyển hóa đường glucôzơ thành rượu êtilic đồng thời giải phóng nhiệt, nên nhiệt độ của dung dịch cao hơn. [1]
Câu 7. 
Mùi
Vị 
Giải thích
Ống 1
Mùi đường
Vị ngọt 
Do chỉ có đường , không có nấm men nên đường không được chuyển hóa, nên vị của dung dịch là vị ngọt của đường và mùi của đường
Ống 2
Mùi thơm của rượu
Vị cay chát
của rượu
Đường được chuyển hóa tạo thành rượu êtilic, vì thế dung dịch có mùi thơm và vị đặc trưng của rượu.
Ống 3
Mùi bánh men
Không vị
Do chỉ chứa nước và bột nấm men nên không xảy ra sự chuyển hóa trong dung dịch, vì thế dung dịch có mùi bánh men và không có vị.
 [5]
 *Câu hỏi giải thích các hiện tượng bắt gặp trong thực tế sản xuất và đời sống: 
Câu 8. Vì sao bánh mì có nấm men lại mềm và xốp hơn ?
Câu 9. Tại sao khi làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng?
Câu 10. Tại sao khi ủ rượu cần tránh điều kiện hiếu khí?
Câu 11. Rượu nhẹ ( hoặc bia ) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Trả lời 
Câu 8. Bánh mì có nấm men mềm và xốp hơn vì: 
- Tác nhân chính của men của bánh mì là nấm men Saccharomyces cerevisiae, men amilaza bền nhiệt.
- Khi nhào bột với nấm men, amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ, bên trong khối bột thiếu oxi nấm men gây hiện tượng lên men rượu các loại đường có sẵn trong bột nhào và đường được thủy phân bởi amilaza. 
- CO2 hình thành tạo nên các lỗ hổng trong bột.
- Trong quá trình nướng, nhiệt độ lò đến 50-60oC thì nếm men bị giết chết, các bọt khí giãn nở làm bánh xốp và mềm.[6] 
Câu 9. Khi làm nước sirô từ quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình có hiện tượng căng phồng là do:
- Trên vỏ quả có rất nhiều nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu êtilic và CO2. 
- Khí CO2 được tạo thành không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên ( khi mở nắp bình sẽ có tiếng xì nhẹ, đó là khí CO2 thoát ra, bình đựng có hiện tượng co sẹp ) [5]
Câu 10. Khi ủ rượu cần tránh điều kiện hiếu khí vì :
- Nấm men là vi sinh vật kị khí không bắt buộc.
+ Khi không có O2, nấm men gây nên hiện tượng lên men rượu, biến glucôzơ thành rượu êtilic và CO2
 Nấm men 
 C6H12O6 2C2H5OH ( rượu êtilic ) + 2CO2 + 25 kcal
 + Khi có đủ O2, nấm men oxi hóa glucôzơ thành CO2 và H2O
 Nấm men
 C6H12O6 CO2 + H2O + 674 kcal
- Vì vậy khi ủ rượu cần tránh để O2 tràn vào sẽ khiến glucôzơ bị oxi hóa glucôzơ thành CO2 và H2O, làm rượu sẽ nhạt. [6]
Câu 11. Rượu nhẹ ( hoặc bia ) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng là do:
- Rượu nhẹ ( hoặc bia ) để lâu có váng trắng do Vi khuẩn axêtic là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc khi xâm nhập và phát triển, chúng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_to_chuc_hieu_qua_gio_thuc_hanh_len_men_etil.doc