SKKN Phương pháp giải bài tập nhận biết một số hợp chất hữu cơ trong chương trình Hóa học lớp 11 trung học phổ thông
Hóa học là môn học không hề đơn giản, dễ nhớ một chút nào. Nhận xét này đúng nhưng cũng không đúng, đúng với số học sinh rất ít quan tâm đến môn Hóa, nhưng lại không đúng đối với học sinh yêu thích và đam mê môn Hóa, môn học bây giờ được xem không phải là môn học chính mà một môn chuyên ngành tự chọn. Vai trò của người giáo viên dạy môn Hóa lại càng quan trọng, người thầy không những phải không ngừng thổi ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cho lớp học trò để các em không ân hận đã lựa chọn môn học chuyên ngành khắc nghiệt này mà còn gây được hứng thú cho các em học sinh khác. Hóa học vô cơ đã khó, Hóa học hữu cơ lại càng rắc rối hơn với nhiều chủng loại, tên gọi và những công thức dài lê thê, phản ứng phức tạp theo nhiều hướng khác nhau khó xác định “ cô ơi, khó nhớ lắm; cô ơi, dài lắm.”
Với những lý do trên đủ để tôi thấy rằng tôi phải nghiên cứu từng vấn đề thật tốt và thật kỹ để làm sao học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Qua quá trình dạy học sinh lớp 11 tôi thấy rằng các em học sinh rất sợ học hoá hữu cơ vì các hợp chất này khó nhớ , công thức phức tạp nên các em thường không hứng thú khi học sang phần hoá học hữu cơ .Qua những năm giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và tôi chọn đề tài : “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG’’ với mong muốn: học trò của tôi sẽ thấy học Hóa dễ dàng hơn, yêu môn hoá hơn và không sợ môn hoá nữa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Người thực hiện: ĐẶNG THU HUYỀN Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học. NĂM HỌC : 2016 – 2017 MỤC LỤC Trang I. Mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 2 I.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 I.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................3 I.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 II. Nội dung II.1. Cơ sơ lý luận ...................................................................................................3 II.2.Thực trạng của vấn đề ........................................................................................4 II.3. Giải pháp, biện pháp: .........................................................................................5 1..Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .......................................................................5 2. Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ......... ................................. 5 II.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................................19 III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I.Kết luận .........................................................................................................21 20 II. Kiến nghị ....................................................................................................... ..21 CỤM TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh THPT: trung học phổ thông PTHH: phương trình hóa học SKKN: sáng kiến kinh nghiệm Dd, dd: dung dịch I. MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là môn học không hề đơn giản, dễ nhớ một chút nào. Nhận xét này đúng nhưng cũng không đúng, đúng với số học sinh rất ít quan tâm đến môn Hóa, nhưng lại không đúng đối với học sinh yêu thích và đam mê môn Hóa, môn học bây giờ được xem không phải là môn học chính mà một môn chuyên ngành tự chọn. Vai trò của người giáo viên dạy môn Hóa lại càng quan trọng, người thầy không những phải không ngừng thổi ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cho lớp học trò để các em không ân hận đã lựa chọn môn học chuyên ngành khắc nghiệt này mà còn gây được hứng thú cho các em học sinh khác. Hóa học vô cơ đã khó, Hóa học hữu cơ lại càng rắc rối hơn với nhiều chủng loại, tên gọi và những công thức dài lê thê, phản ứng phức tạp theo nhiều hướng khác nhau khó xác định “ cô ơi, khó nhớ lắm; cô ơi, dài lắm...” Với những lý do trên đủ để tôi thấy rằng tôi phải nghiên cứu từng vấn đề thật tốt và thật kỹ để làm sao học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Qua quá trình dạy học sinh lớp 11 tôi thấy rằng các em học sinh rất sợ học hoá hữu cơ vì các hợp chất này khó nhớ , công thức phức tạp nên các em thường không hứng thú khi học sang phần hoá học hữu cơ .Qua những năm giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và tôi chọn đề tài : “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG’’ với mong muốn: học trò của tôi sẽ thấy học Hóa dễ dàng hơn, yêu môn hoá hơn và không sợ môn hoá nữa. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và đặc trưng nhất của các chất hữu cơ được học trong chương trình hóa học lớp 11, từ đó học sinh có kiến thức để giải bài tâp về nhận biết các chất hữu cơ đồng thời giải các bài tập hóa học khác. Bài tập phân biệt các chất hữu cơ rất quan trọng trong các dạng bài tập. Tôi nhận thấy trong sách giáo khoa, sách bài tập hầu như phần chuyên đề về nhận biết các chất còn ít và sơ sài, nên mục tiêu của tôi khi làm đề tài này là hệ thống lại toàn bộ các dấu hiệu nhận biết, các hiện tượng đặc trưng của các chất khi tham gia phản ứng hoá học. đồng thời hệ thống lại các chất chỉ thị các thuốc thử để dùng nhận biết các chất. Khi đã hệ thống lại toàn bộ dấu hiệu phản ứng đặc trưng thì sắp xếp theo từng loại, từng hợp chất thành các bảng để khi tìm dễ dàng tìm thấy, nhận biết và so sánh. Các dạng bài tập của bài toán nhận biết học sinh sẽ dựa vào bảng dấu hiệu, phản ứng đặc trưng để tìm ra các cách nhận biết, khi đã có dạng bài tập sẽ tìm ra phương pháp giải bài toán đó nhanh nhất và khoa học nhất. Nhiệm vụ của đề tài: Khảo sát các bài tập lên lớp của học sinh trường THPT Triệu Sơn I. Thực trạng và phân tích thực trạng Đánh giá rút kinh nghiệm Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập nhận biết của học sinh lớp 11. I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các dấu hiệu nhận biết các chất hữu cơ và các phương pháp giải các dạng bài tập nhận biết. - Để học sinh học giỏi phần nhận biết các chất hữu cơ hơn tôi chọn đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh khối 11 trường THPT Triệu Sơn I. I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm - Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các cách làm phân biệt của học sinh - Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Nguyên tắc giải bài toán về nhận biết các chất là phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng của chất để nhận biết, nghĩa là phản ứng dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan các chất; tạo kết tủa với màu sắc khác nhau ( như Cu(OH)2 có màu xanh, Al(OH)3 keo trắng, Fe(OH)3 màu nâu đỏ, phenol, anilin tạo kết tủa trắng với nước brom ... ; hiện tượng mất màu, tạo màu hay đổi màu ( như anken, ankin làm mất màu nước brom, dung dịch kalipemanganat, tinh bột tạo hợp chất màu xanh tím với iot, các peptit và protein tạo hợp chất màu tím đặc trưng với Cu(OH)2, metylamin, etylamin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh, dung dịch axit axetic làm quỳ tím chuyển màu hồng ...). Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai; SO2: sốc; H2S mùi trứng thối ( tuy nhiên do các khí độc nên ít dùng cách này hơn). Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học, biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của rất nhiều chất thì quả là khó khăn, và đó chính là vấn đề mấu chốt của học sinh hiện nay khi học bộ môn Hóa học. II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Để tiếp thu kiến thức bài học, học sinh có thể tự tham khảo, phối hợp hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Tuy nhiên: Đối với học sinh trung học phổ thông thì chương trình học nặng về cả số môn học và với cả lượng kiến thức khổng lồ. Môn Hoá học cũng thế, kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. Nhiều học sinh không thể phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các kiến thức cơ bản về các chất hóa học, đặc biệt là các chất hữu cơ đã học trong chương trình. Nhiều học sinh còn tình trạng lười học, không xác định được mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu nên khi học phần hoá hữu cơ bắt đầu từ học kì 2 lớp 11 thì cảm thấy vô cùng phức tạp. Dưới đây là bảng thống kê số liệu kết quả học tập môn Hóa trong học kỳ 1 của 2 lớp gần tương đương nhau, đều thuộc ban cơ bản học chương trình Hóa nâng cao: LỚP ĐÃ DẠY 11A7 11A8 Học lực Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi 1 2,44 2 4,76 Khá 8 19,5 10 23,81 Trung bình 25 60,96 24 57,14 Yếu 7 17,1 6 14,29 Tổng 41 100 42 100 Điều này chứng tỏ một thực trạng phần nhiều số học sinh ngày càng ít quan tâm đến môn Hóa, xem môn Hóa là một môn học phụ, các em không hứng thú trong việc học Hóa. Vậy nên, người thầy phải tìm tòi, thay đổi phương pháp tạo sự thoải mái trong giờ học cho học sinh, đồng thời giúp học sinh tiếp thu được kiến thức mình truyền tải. Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giúp học sinh dễ dàng nhớ và nhận diện loại chất hữu cơ được học trong chương trình hóa lớp 11, biết dùng tính chất hóa học đặc trưng ( hoặc tính chất vật lí) để nhận biết chúng. II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: 1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm. 2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY BÀI TOÁN NHẬN BIẾT CÁC CHẤT: * Bước 1: Lấy mẫu thử. * Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài,...). * Bước 3: Cho thuốc thử tác dụng với mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào. * Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Tôi thấy rằng bước 2 là quan trọng nhất học sinh phải xác định được phải dùng thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được. Muốn vậy các em phải nắm rõ phản ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà tôi cung cấp sau: b . NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ (Tổng quát) ( Bảng này được xây dựng trên cơ sở kiến thức đã học, tốt nhất là để học sinh tự xây dựng dưới sự hướng dẫn của giáo viên) Chất muốn nhận biết Thuốc thử Hiện tượng Phản ứng Hợp chất có liên kết bội C =C hay C º C dd Brom Phai màu nâu đỏ CnH2n + Br2 ® CnH2n Br2 CnH2n-2+ 2Br2 ® CnH2n Br4 Phenol dd Brom Kết tủa trắng Hợp chất có liên kết bội C = C ; dd KMnO4 Phai màu tím 3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O ® 3HOCH2-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH C º C 3CHºCH+8KMnO4 ® 3HOOC-COOH + 8MnO4¯+8KOH Ankyl benzen Hợp chất có liên kết ba C º C đầu mạch dd AgNO3/ NH3 Kết tủa vàng nhạt ở t0 thường. R-CºC-H + Ag[(NH3)2]OH ® R-CºC-Ag¯ + H2O + 2NH3 Hợp chất có nhóm – CH = O: Andehit, Kết tủa Ag (phản ứng tráng bạc) ở t0 cao. R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH ® R - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3 Axit fomic HCOOH+2Ag[(NH3)2]OH®(NH4)2CO3 + 2Ag¯ +H2O+2NH3 Hay: HCOOH + Ag2O CO2 + 2Ag¯ + H2O Dẫn xuất của axit fomic. HCOOR+2Ag[(NH3)2]OH®(NH4)2CO3 + 2Ag¯ +ROH+2NH3 Hợp chất có nhóm -CH=O, hoặc axit HCOOH, gốc fomat HCOO- Cu(OH)2/ OH- ¯Cu2O đỏ gạch ( khi đun nóng) R-CHO + 2Cu(OH)2 RCOOH + Cu2O¯ + 2H2O Ancol đa chức (có ít nhất 2 nhóm – OH gắn vào 2 C liền kề nhau) Tạo dd màu xanh lam trong suốt Hoặc 2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O Anđehit dd NaHSO3 bão hòa Kết tủa dạng kết tinh R - CHO + NaHSO3 ® R - CHOH - OSO2Na¯ Xeton ( Dùng cho HS chuyên hoặc luyện thi HSG) Hợp chất có H linh động: axit, Ancol, phenol Na, K Sủi bọt khí không màu 2R - OH + 2Na ® 2R - ONa + H2 2R - COOH + 2Na ® 2R - COONa + H2 2C6H5 - OH + 2Na ® 2C6H5 - ONa + H2 c. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ ( cụ thể) Chất Thuốc thử Hiện tượng Phản ứng Ankan Cl2/ás Sản phẩm sau PƯ làm hồng giấy quỳ ẩm CnH2n+2 + Cl2 ® CnH2n+1Cl +HCl Anken dd Br2 Mất màu CnH2n + Br2 ® CnH2n Br2 dd KMnO4 mất màu 3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O ® 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH Ankađien dd Br2 hoặc dd KMnO4. Mất màu CnH2n-2 + 2Br2 ® CnH2nBr4 Ankin dd Br2 Mất màu CnH2n-2 + 2Br2 ® CnH2nBr4 dd KMnO4 mất màu 3CHºCH+8KMnO4 ® 3HOOC-COOH + 8MnO4¯+8KOH AgNO3/NH3 (có nối ba C º C đầu mạch) kết tủa màu vàng nhạt HC º CH + 2[Ag(NH3)2]OH ® Ag - C º C - Ag¯ + 2H2O + 4NH3 R-C º C-H + [Ag(NH3)2]OH ® R-C º C-Ag¯ + H2O + 2NH3 CuCl / NH3 ( Dùng cho HS chuyên hoặc luyện thi HSG) kết tủa màu đỏ CH º CH + 2CuCl + 2NH3 ® Cu - C º C - Cu¯ + 2NH4Cl R - C º C - H + CuCl + NH3 ® R - C º C - Cu¯ + NH4Cl Toluen dd KMnO4, t0 Mất màu Stiren dd KMnO4 , t0 thường Mất màu Ancol Na, K không màu 2R - OH + 2Na ® 2R - ONa + H2 Ancol bậc I CuO (đen) t0 Cu (đỏ), Sp cho pứ tráng gương R - CH2 - OH + CuO R - CH = O + Cu + H2O R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH ® R- COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3 Ancol bậc II CuO (đen) t0 Cu (đỏ), Sp không pứ tráng gương R - CH2OH - R¢ + CuO R - CO - R¢ + Cu + H2O Ancol đa chức Cu(OH)2 dung dịch màu xanh lam Hoặc 2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O Phenol nước Brom Tạo kết tủa trắng Anđehit dd AgNO3 /NH3 ¯ Ag trắng R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH ® R - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3 Cu(OH)2/ NaOH, t0 ¯ đỏ gạch RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH RCOONa + Cu2O¯ + 3H2O dd Brom Mất màu RCHO + Br2 + H2O ® RCOOH + 2HBr Andehit no hay ko no đều làm mất màu nước Br2 và dung dịch KMnO4 vì đây là phản ứng oxi hóa khử. Muốn phân biệt andehit no và không no dùng dd Br2 trong CCl4, môi trường CCl4 thì Br2 không oxi hóa được anđehit nên chỉ phản ứng với liên kết Π trong nối đôi hoặc nối ba của andehit không no. Chất Thuốc thử Hiện tượng Phản ứng Axit cacboxylic Quì tím Hóa đỏ Muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat CO2 2R - COOH + Na2CO3 ® 2R - COONa + CO2 + H2O Lưu ý: Riêng axit fomic HCOOH có tính chất riêng của nhóm chức anđehit nên dùng phản ứng đặc trưng của nhóm anđehit để phân biệt: Phản ứng tráng bạc, khử Cu(OH)2/OH-, làm mất màu nước brom, dung dịch KMnO4. Các axit không no có liên kết bội nên cũng có phản ứng làm mất màu brom và dung dịch KMnO4. * Cơ sở kiến thức được áp dụng trong bài toán nhận biết: Trong mỗi bài học tôi dạy đều truyền tải cho học sinh phải nắm vững được kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học, chất hữu cơ được dạy là chất gì, tính chất đặc trưng như thế nào ( kể cả tính chất vật lí và tính chất hóa học). Không những vậy tôi còn hướng dẫn học sinh chọn học chuyên ngành tìm tài liệu để đọc thêm, tham khảo thêm về tính chất của các chất hữu cơ được giới thiệu chuẩn nhất, dễ nhớ nhất như: Bảng tính chất, dãy chuyển hóa các chất hữu cơ, lý thuyết hóa hữu cơ... để một số học sinh yêu thích môn học đam mê với Hóa học. d. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT DẠNG 1: NHẬN BIẾT BẰNG THUỐC THỬ TỰ CHỌN Phương pháp làm bài tập dạng này là ta có thể dùng bất cứ chất nào là phản ứng đặc trưng của chất để làm thuốc thử, không giới hạn thuốc thử. Trường hợp 1: Nhận biết chất khí Phương pháp chung: Dùng tính chất vật lí ( màu sắc, mùi vị, tính tan...) hoặc dùng tính chất hóa học ( các phản ứng đặc trưng). Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí đựng trong các bình mất nhãn sau, viết các phương trình minh họa: etan, etilen, axetilen. Hướng dẫn: GV hướng dẫn học sinh tự chọn thuốc thử phù hợp để nhận biết các chất khí và thao tác làm bài tập nhận biết các chất khí ( dẫn các khí lần lượt qua các dung dịch thuốc thử) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 : nhận biết được khí C2H2 do tạo kết tủa vàng nhạt. Dùng dung dịch brom: nhận biết được khí C2H4 do làm nhạt màu nước brom. Khí còn lại không có hiện tượng gì là etan. Phương trình hóa học: HC º CH + 2[Ag(NH3)2]OH ® Ag - C º C - Ag¯ + 2H2O + 4NH3 C2H4 + Br2 ® C2H4 Br2 Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí đựng trong các bình mất nhãn sau, viết các phương trình minh họa: etan, etilen, axetilen, sunfurơ. Hướng dẫn: Dùng dung dịch Ca(OH)2 : nhận ra khí SO2 do tạo kết tủa trắng, làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong. Trong trang này, ví dụ 1 được lấy từ tài liệu tham khảo số 1 - Dùng dung dịch AgNO3/NH3 : nhận biết được khí C2H2 do tạo kết tủa vàng nhạt. - Dùng dung dịch brom: nhận biết được khí C2H4 do làm nhạt màu nước brom. - Khí còn lại không có hiện tượng gì là etan. Trường hợp 2: Nhận biết chất lỏng Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau:Viết các phương trình minh họa (1) ancol etylic; (2) phenol; (3) axit axetic; (4) stiren; (5) benzen Hướng dẫn: Cách trình bày của một bài nhận biết như sau: + Bước 1: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử + Bước 2: -Cho quỳ tím vào các mẫu thử nếu + Quỳ hoá đỏ là axit. +không hiện tượng là các chất còn lại - Cho dd brom vào các mẫu thử còn lại nếu + thấy kết tủa trắng là phenol + Mất màu dd brom là stiren +2 chất còn lại không hiện tượng gì,cho Na vào 2 mẫu thử còn lại nếu thấy có sủi bọt khí là ancol etylic Có thể hướng dẫn cho học sinh lập bảng: chất thuốc thử ancol etylic stiren phenol axit axetic benzen Quỳ tím Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Đỏ Không hiện tượng Dd nước Br2 Không hiện tượng Phai màu Tạo¯ trắng Không hiện tượng Na Tạo khí Không hiện tượng Phương trình: CHOH + 3Br ® CHBrOH¯ + 3HBr C2H5OH + Na ® C2H5ONa + H C HCH=CH + Br ® CHCHBr-CHBr Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất mất nhãn sau: axit axetic, axit acrylic, ancol etylic, ancol anlylic. (1) CH3COOH; (2) CH2=CH-COOH; (3) CH3-CH2-OH; (4) CH2=CH-CH2-OH Hướng dẫn: Dùng quỳ tím, chia làm 2 nhóm (1) và (2). chất nhận biết thuốc thử CH3COOH CH2=CHCOOH CH3-CH2-OH CH2=CH-CH2-OH Quỳ tím Hoá đỏ (1) Hoá đỏ (1) ko hiện tượng (2) ko hiệntượng (2) Dd brom (1)+(2) Không hiện tượng mất màu Không hiện tượng mất màu Phương trình: CH2=CH-COOH + Br ® CH2Br-CHBr-COOH CH2=CH-CH2-OH + Br ® CH2Br-CHBr-OH Ví dụ 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: Benzen, toluen, stiren, hex-1-in. Hướng dẫn: Dùng dung dịch KMnO4 : Ở t0 thường, nhận ra stiren và hex-1-in làm mất màu dung dịch KMnO4. (1) Đun nóng 2 ống còn lại lên, nhận ra toluen làm mất màu dung dịch KMnO4. Chất còn lại không hiện tượng gì là benzen. Nhóm (1): cho stiren và hex-1-in vào dung dịch AgNO3/NH3, nếu tạo kết tủa vàng nhạt là hex-1-in. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng: Phương trình hóa học: HS tự viết. chất nhận biết thuốc thử Benzen Toluen Stiren Hex-1-in Dd KMnO4 Không hiện tượng Mất màu tím ở t0 cao. Nhạt màu ở t0 thường Nhạt màu ở t0 thường Dd AgNO3/NH3 Không hiện tượng Tạo kết tủa Ag * BÀI TẬP ÁP DỤNG Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí mất nhãn: (1) etan; (2) etilen; (3) axetilen; (4) SO2; (5) NH3 Câu 2: Nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: (1) etilen glicol ; (2) benzen ; (3) axit axetic ; (4) phenol Câu 3: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hoá chất trong mỗi dãy sau: 1. Các chất khí: axetien,metan ,propen. 2. Các chất khí: fomanđehit, etan, etilen, axetilen. 3. Các dung dịch: glixerol, ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic. 4. Các chất lỏng : but-1-in, but-2-in, butan, etanol , etylen glicol 5. Các chất lỏng : benzen, stiren, phenol, axit fomic, axit axetic. Dạng 2: TRƯỜNG HỢP GIỚI HẠN THUỐC THỬ Nguyên tắc nhận biết: Bước 1: chọn thuốc thử nào thử được nhiều chất nhất Bước 2: Nếu vẫn chưa nhận biết được hết, lấy hoá chất vừa nhận được làm thuốc thử để thử tiếp đến khi nào nhận biết hết thì thôii. - Một số thuốc thử hay gặp : dung dịch AgNO3 /NH3, Cu(OH)2, đôi khi còn là quỳ tím * Trường hợp 1: Nhận biết chất khí Ví dụ 1: Chỉ dùng 1 hóa chất làm thuốc thử, phân biệt các cặp chất khí sau: a, Metan và etilen b, Metan và axetilen c, etilen và axetilen d, But-1-in và but-2-in. Hướng dẫn: Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các hóa chất có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt các khí qua các hiện tượng ( mất màu, tạo kết tủa, tạo màu...) nhìn dễ dàng bằng mắt thường được. a, Metan và etilen Có thể dùng các thuốc thử: dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4: Chất làm nhạt màu thuốc thử là etilen, còn lại là metan. b, Metan và axetilen Có thể dùng các thuốc th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_giai_bai_tap_nhan_biet_mot_so_hop_chat_huu.doc