SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT nội trú Trung học Cơ sở huyện Krông Ana

SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT nội trú Trung học Cơ sở huyện Krông Ana

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

 Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đối với mỗi người chúng ta hoạt động ca hát còn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Thật vậy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ cũng có thể cảm nhận được ca hát một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc ngay từ lúc này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: khi người mẹ mang thai từ 4 tháng rưỡi trở đi, nếu cho thai nhi nghe một cách gián tiếp các thể loại âm nhạc thì sẽ giúp cho trí tuệ thai nhi phát triển ngay từ lúc còn trong bào thai. Rồi khi lọt lòng, trẻ đã từng bước tiếp xúc với những câu hát ru trìu mến, nhẹ nhàng đầy tình cảm, biết bao nhiêu tâm sự, bao điều dạy dỗ người mẹ gửi gắm cho con mình qua những khúc hát ru. Lời ru cũng chính là tâm hồn của người mẹ, là giai điệu của quê hương, là nguồn nuôi dưỡng tình cảm và nhân cách cho trẻ em sau này. Rồi cùng với năm tháng khi trẻ lớn dần lên lại được tiếp xúc với những bài đồng dao. Những bài hát này với nét nhạc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên gắn bó với trẻ trong những trò chơi ngây thơ, hồn nhiên như: Tập tầm vông, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng Từ lúc trẻ thụ động nghe âm nhạc cho đến khi chủ động. Tìm đến với câu hát vần điệu, kèm theo những trò chơi, tất cả đều giúp cho trẻ lớn lên là đặt nền tảng âm nhạc đầu tiên cho trẻ, đồng thời đó là yếu tố tác động đến tình cảm và nhân cách cho trẻ sau này. Đến tuổi thanh niên khi những rung động của tình yêu thì ca hát được thể hiện bằng những câu hát giao duyên, huê tình, trong các lễ hội , cho đến khi qua đời con người vẫn gắn bó với âm nhạc.

 Từng bài hát, câu hát đều phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, cảnh vật, con người và các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông có tác dụng lớn lao vào đời sống tinh thần của các em, nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc về chân – thiện – mĩ, nhằm góp phần cùng các môn học khác để thực hiện thắng lợi mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo đề ra.

 Ca hát còn là một hoạt động giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn mang lại hiệu quả xã hội cao. Những bài hát thường có nội dung phong phú, bổ sung vốn sống cho các em, cung cấp thêm từ ngữ và làm rung động các cảm xúc thẩm mĩ cho các em. Hoạt động ca hát cũng là người bạn đồng hành của các em học sinh trong mọi hoạt động về mặt sinh lý như: Học sinh thở sâu hơn rất có lợi cho hệ hô hấp và tuần hoàn, dây thanh đới được rung động tinh tế giúp giọng nói của các em thêm truyền cảm, thính giác phát triển, thần kinh hưng phấn, sức khoẻ tăng cường. Thấy rõ được tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh nên đòi hỏi những yêu cầu của việc dạy hát ở bậc THCS cần có những đổi mới, đặc biệt là đối tượng lại là những học sinh người dân tộc thiểu số. Riêng dạy học hát cho học sinh khối lớp 6, giáo viên cần phải có kỹ năng hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm để thu hút sự chú ý của học sinh giúp các em hát đúng, hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm, sác thái của bài hát, hiểu nội dung của tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của âm nhạc qua giai điệu và lời ca của từng bài hát.

 

doc 40 trang hoathepmc36 6610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT nội trú Trung học Cơ sở huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế – văn hóa – chính trị và xã hội hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". 
 Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu - nội dung - hình thức - phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục bậc phổ thông, một bậc học vô cùng quan trọng, đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ Việt Nam. Một trong số những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn Âm nhạc. Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. 
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc tại trường PT Dân Tộc Nội Trú THCS Huyện Krông Ana, với đối tượng 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Về năng lực cảm thụ âm nhạc, có thể thấy rõ các em học sinh này rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, các em thích được hoạt động và tự biểu hiện từ việc nghe hát, nghe nhạc, học hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc sau khi họcTừ những điều đó tôi thấy rằng việc tìm ra các phương pháp dạy học môn Âm nhạc, trong đó có phân môn Học hát phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số là điều vô cùng quan trọng. Làm sao thông qua môn học có thể giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện và đặc biệt là vượt qua được những trở ngại tâm lí mà học sinh dân tộc thiểu số thường mắc phải, phát huy được những thế mạnh về năng lực cảm thụ âm nhạc của mình lớp.
 Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình. "Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana" – đó là sáng kiến của bản thân tôi để góp phần vào việc dạy học mang tính thiết thực hơn và đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. 
2/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
 Hiện nay, ở các trường phổ thông đang có cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều người nhất trí rằng phương pháp dạy học hiện nay là bất cập, lạc hậu, rất cần có sự cải tiến, thay đổi. Dạy học Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở là dạy theo 3 phân môn kết hợp (Hát, Tập đọc nhạc – Nhạc lí, Âm nhạc thường thức). Đó vừa là nội dung cũng vừa là phương pháp chủ đạo phù hợp với vấn đề giảng dạy âm nhạc cho đối tượng đại chúng (nghĩa là bất kể trẻ em nào đã ngồi ở trên ghế nhà trường đều phải học, dù em đó thích hoặc không thích âm nhạc, có năng khiếu ít, nhiều hay không có năng khiếu âm nhạc). Chính vì thế ta phải nghĩ đến việc đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy từng phân môn theo hướng tích hợp, phù hợp với từng đối tượng học sinh mà cụ thể của đề tài này là phương pháp dạy phân môn học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở bậc THCS.
 Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong một vài tiết tiếp theo. Giáo viên phải làm sao khắc phục được những trở ngại và khó khăn của các em học sinh dân tộc thiểu số mà phần lớn là trở ngại về ngôn ngữ, tính rụt rè, nhút nhátđể các em có thể hiểu, cảm nhận được bài hát và mục đích cuối cùng là đạt được mục tiêu của phân môn học hát.
3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana
4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu phương pháp dạy phân môn Học hát bậc Trung học cơ sở theo chương trình đào tạo mà Bộ Giáo dục ban hành.
 Đề tài được nghiên cứu từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2017 được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2015 chọn đề tài. 
Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2015 đến 06/2016 đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
Giai đoạn 3: Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2017 đưa đề tài vào thực tế và hoàn thành sáng kiến. 
-Tại trường PTDT Nội Trú Krông Ana
5/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tìm hiếu tổng hợp trên các thông tin đại chúng. Tham khảo qua báo chí băng đĩa, các chương trình truyền hình dân ca.
- Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Sử dụng phương pháp điều tra: bằng cách phát phiếu điều tra
- Sử dụng phương pháp Tổng kết kinh nghiệm trong qua trong quá trình dàn dựng các tiết dân ca văn nghệ trong trường, ở các cuộc thi dân ca các cấp.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động trong quá trình học phân môn Ân nhạc thường thức liên quan đến dân ca và học hát các bài hát dân ca, thông qua kết quả của các nhóm và các cuộc thi tiếng hát dân ca.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm khảo nghiệm áp dụng trong quá trình dạy học phân môn Âm nhạc thường thức và các bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc trung học cơ sở.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phiếu điều tra và tổng hợp kết quả đối chiếu số liệu
II/ PHẦN NỘI DUNG:
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đối với mỗi người chúng ta hoạt động ca hát còn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Thật vậy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ cũng có thể cảm nhận được ca hát một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc ngay từ lúc này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: khi người mẹ mang thai từ 4 tháng rưỡi trở đi, nếu cho thai nhi nghe một cách gián tiếp các thể loại âm nhạc thì sẽ giúp cho trí tuệ thai nhi phát triển ngay từ lúc còn trong bào thai. Rồi khi lọt lòng, trẻ đã từng bước tiếp xúc với những câu hát ru trìu mến, nhẹ nhàng đầy tình cảm, biết bao nhiêu tâm sự, bao điều dạy dỗ người mẹ gửi gắm cho con mình qua những khúc hát ru. Lời ru cũng chính là tâm hồn của người mẹ, là giai điệu của quê hương, là nguồn nuôi dưỡng tình cảm và nhân cách cho trẻ em sau này. Rồi cùng với năm tháng khi trẻ lớn dần lên lại được tiếp xúc với những bài đồng dao. Những bài hát này với nét nhạc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên gắn bó với trẻ trong những trò chơi ngây thơ, hồn nhiênnhư: Tập tầm vông, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồngTừ lúc trẻ thụ động nghe âm nhạc cho đến khi chủ động. Tìm đến với câu hát vần điệu, kèm theo những trò chơi, tất cả đều giúp cho trẻ lớn lên là đặt nền tảng âm nhạc đầu tiên cho trẻ, đồng thời đó là yếu tố tác động đến tình cảm và nhân cách cho trẻ sau này. Đến tuổi thanh niên khi những rung động của tình yêu thì ca hát được thể hiện bằng những câu hát giao duyên, huê tình, trong các lễ hội, cho đến khi qua đời con người vẫn gắn bó với âm nhạc. 
 Từng bài hát, câu hát đều phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, cảnh vật, con người và các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông có tác dụng lớn lao vào đời sống tinh thần của các em, nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc về chân – thiện – mĩ, nhằm góp phần cùng các môn học khác để thực hiện thắng lợi mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo đề ra. 
 Ca hát còn là một hoạt động giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn mang lại hiệu quả xã hội cao. Những bài hát thường có nội dung phong phú, bổ sung vốn sống cho các em, cung cấp thêm từ ngữ và làm rung động các cảm xúc thẩm mĩ cho các em. Hoạt động ca hát cũng là người bạn đồng hành của các em học sinh trong mọi hoạt động về mặt sinh lý như: Học sinh thở sâu hơn rất có lợi cho hệ hô hấp và tuần hoàn, dây thanh đới được rung động tinh tế giúp giọng nói của các em thêm truyền cảm, thính giác phát triển, thần kinh hưng phấn, sức khoẻ tăng cường. Thấy rõ được tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh nên đòi hỏi những yêu cầu của việc dạy hát ở bậc THCS cần có những đổi mới, đặc biệt là đối tượng lại là những học sinh người dân tộc thiểu số. Riêng dạy học hát cho học sinh khối lớp 6, giáo viên cần phải có kỹ năng hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm để thu hút sự chú ý của học sinh giúp các em hát đúng, hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm, sác thái của bài hát, hiểu nội dung của tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của âm nhạc qua giai điệu và lời ca của từng bài hát.
2/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
a. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số:
 Học sinh bậc Trung học cơ sở tuổi từ 11 – 15 tuổi, đây là giai đoạn hình thành và ổn định nhân cách, năng lực của mỗi người. Học sinh Trung học cơ sở được tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều giáo viên, nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Vì vậy, các em dần tách khỏi ảnh hưởng của giáo viên, các em muốn mọi người coi mình là người lớn. Các em thường kết bạn với những bạn ở trong và ngoài lớp phù hợp với tính cách của mình cũng như có nhận xét, đánh giá, so sánh về các thầy cô giáo. Tuy nhiên, học sinh dân tộc thiểu số thường biểu hiện rụt rè và nhút nhát hơn so với các bạn, các em có khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt) tương đối thành thạo, tuy nhiên việc phát âm vẫn chưa được tròn tiếng, rõ ràng, đôi khi còn dùng lẫn cả tiếng địa phương. Ở độ tuổi này các em đã bộc lộ rõ ràng về khả năng học các môn học, các lĩnh vực, có sự phân hóa rõ rệt trong phát triển trí tuệ, đời sống tình cảm phong phú, thích hoạt động, học tập với nhóm bạn thân, thích các hoạt động mang tính cạnh tranh.
b. Năng lực âm nhạc của học sinh dân tộc thiểu số:
 So với học sinh Tiểu học, hiểu biết về âm nhạc của học sinh Trung học cơ sở đã phát triển hơn, tiếp thu từ nhiều nguồn qua các phương tiện thông tin, sinh hoạt âm nhạc ở nhà trường, qua bạn bè, gia đình, xã hội... Cảm thụ và hứng thú nghệ thuật âm nhạc ở lứa tuổi này đa dạng hơn, có em thích hát, thích nghe nhạc, có em thích nhảy múa sáng tác, học nhạc cụ... Đa số học sinh có khả năng nghe và trí nhớ âm nhạc khá phát triển, có thể học thuộc những bài hát có lời ca dài, có thể nghe và gõ lại tiết tấu từ đơn giản dến phức tạp. Song hạn chế lớn nhất của các em là thói quen thụ động trong quá trình học tập trong giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài, mà chỉ trông chờ giáo viên lên lớp hát và hát theo. Đối với các ký hiệu âm nhạc ghi trên bài hát thì các em ít nhớ và tỏ ra lúng túng, năng lực cảm thụ âm nhạc của các em học sinh còn rất hạn chế, thực tế cho thấy vì quá lệ thuộc vào các bài hát trong sách giáo khoa, đây cũng là hạn chế vốn hiểu biết về phân môn học hát trong chương trình, trong giờ học hát có nhiều em bước đầu còn e thẹn, rụt rè không chủ động xây dựng bài.
 Giọng hát học sinh Trung học cơ sở có biểu hiện khác biệt, có em hát được ở âm khu cao trong khi nhiều em chỉ hát được ở âm khu thấp, khó đưa ra một âm vực chung cho giọng hát của học sinh, đặc biệt ở lớp 8, lớp 9. Giai đoạn vỡ giọng (đặc biệt là học sinh nam), tiếng hát không còn trong trẻo nữa mà trầm xuống và hơi khàn. Dạy hát ở giai đoạn này rất cần đến sự tinh tế của phương pháp, điều chỉnh, chọn giọng phù hợp. Thông thường, học sinh lớp 6, 7 hát được những bài có âm vực trong phạm vi quãng 10 thứ. Học sinh lớp 8, 9 âm vực thấp hơn một chút. Thường phải dịch giọng các bài hát so với bản kí âm thì các em mới hát được.
 Đa số học sinh có khả năng tham gia hoạt động âm nhạc mang tính tập thể như hát trong lớp, đồng ca ngoài sân trường. Một số ít có khả năng biểu diễn đơn ca. Cũng có học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ có em hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có em gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc...Nhiều học sinh yêu thích học môn Âm nhạc, nhiều em thích đến trường vì được vui chơi, ca hát. Hứng thú và sở thích âm nhạc của các em không giống nhau, cảm nhận về âm nhạc cũng khác biệt. Năng lực âm nhạc của các em cũng khác nhau, trong lớp thường có cả học sinh khá giỏi, trung bình và học yếu.
 Đây là những nét chung về năng lực âm nhạc của học sinh dân tộc thiểu số nhưng trong mỗi lớp lại có nét riêng biệt và giáo viên cần tìm hiểu về điều này, như vậy mới có thể dạy tốt môn Âm nhạc.
c. Phương pháp dạy Học hát ở trường THCS:
* Mục tiêu của dạy hát:
- Mục tiêu về kiến thức: dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
- Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi âm nhạc... 
- Mục tiêu về tình cảm và thái độ: dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.
 * Quy trình dạy Học hát:
 	 Một số quy trình dạy hát được giới thiệu trong các tài liệu khác nhau, có quy trình rút gọn (3-4 bước), có quy trình chi tiết (8-9 bước). Hiện nay, giáo viên thường dạy hát theo quy trình có 7 bước: 
- Giới thiệu bài hát.
- Tìm hiểu về bài hát.
- Nghe hát mẫu.
- Khởi động giọng.
- Tập hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Củng cố, kiểm tra.
 Thực tế, cách dạy Học hát cần hết sức linh hoạt mềm dẻo, nên thứ tự các bước trong quy trình dạy hát không phải là bất di bất dịch, đây chỉ là những hoạt động cần thực hiện khi dạy hát. Các bước 1, 2, 3, 4 không nhất thiết phải thực hiện theo trình tự, có thể đưa bước nào lên trước cũng được. Tuy nhiên nên tiến hành tìm hiểu bài hát trước khi nghe hát mẫu, vì: 
- Bước 1 (Giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (Tìm hiểu về bài hát) nên để học sinh hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của các em. Bước 3 lại đến hoạt động của giáo viên (Hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic. 
- Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số từ khó, ý nghĩa một số câu hát, giúp học sinh hiểu nội dung khi nghe hát mẫu.
- Khi tìm hiểu bài, đôi khi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, nghe hát mẫu sẽ giúp các em củng cố tiết tấu vừa luyện tập.
- Giáo viên giới thiệu chỗ khó hoặc đặc điểm riêng của bài hát, học sinh sẽ cảm nhận được điều này khi nghe hát mẫu.
* Kĩ thuật dạy Học hát:
 Kĩ thuật dạy hát của các giáo viên rất phong phú và đa dạng, bởi vì năng lực, kinh nghiệm và điều kiện dạy học của mỗi người rất khác biệt. Sau đây là một số kĩ thuật phổ biến:
- Giới thiệu bài hát: 
 Mục tiêu để học sinh biết tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ hoặc nội dung bài hát. Lời giới thiệu hay sẽ gợi nên không khí tích cực và hứng thú học hát của học sinh. Giáo viên có thể chọn một trong những cách giới thiệu sau: Giáo viên thuyết trình; Giáo viên đặt câu hỏi để giới thiệu bài hát; Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa; Với những bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài, giáo viên nên dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu thêm về vị trí địa lí, thiên nhiên và đời sống con người ở nơi đó. Đôi khi cũng có thể giới thiệu mở rộng tới một số bài hát khác của cùng tác giả, cùng chủ đề hoặc cùng vùng miền, có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa cần thiết khác... 
- Tìm hiểu bài hát: 
 Dạy hát ở trường Trung học cơ sở, tìm hiểu bài hát giúp học sinh hiểu nội dung bài hát, nắm được cấu trúc (chia đoạn, chia câu) và các kí hiệu âm nhạc trong bài. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài hát, giáo viên thường đặt cho các em một số câu hỏi.
- Nghe hát mẫu: 
 Mục tiêu là để học sinh làm quen với giai điệu và có cảm nhận ban đầu về bài hát. Giáo viên cần trình bày bài hát đảm bảo sự chuẩn mực, đem lại đầy đủ cảm xúc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nếu có khả năng giáo viên nên vừa hát vừa kèm theo động tác minh họa sẽ làm cho các em thấy thích thú hơn. Dù có đĩa nhạc, học sinh vẫn thích nghe giọng của chính thầy cô thể hiện bài hát, vì bài hát do giáo viên trình bày không chỉ tác động tới các em bằng giọng hát mà cong bằng cả ánh mắt, điệu bộ, bằng sức cảm hóa trực tiếp của tâm hồn mình mà đĩa nhạc không thể thay thế được.
- Khởi động giọng (luyện thanh):
 Khi khởi động giọng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng thẳng, tư thế tự nhiên. Giáo viên đàn chuỗi âm ngắn, đơn giản để các em nghe và đọc bằng âm La, Ma, Mô, Mi hoặc nguyên âm A, O, U, I.... với thời gian 1-2 phút, giáo viên chỉ nên dùng một âm hình tiết tấu chung khi khới động giọng.
- Tập hát từng câu:
 Giáo viên đàn câu thứ nhất khoảng 2-3 lần để tất cả học sinh lắng nghe và tự nhẩm theo rồi bắt nhịp để các em tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. Tiếp đó giáo viên chỉ định học sinh hát lại câu vừa tập, giáo viên lắng nghe và phát hiện những chỗ sai rồi giúp các em sửa lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh tập câu hát tiếp theo tương tự. Sau khi tập xong hai câu, giáo viên nên yêu cầu học sinh hát nối (móc xích) 2 câu với nhau. Các câu còn lại tập tương tự.
- Hát cả bài:
 Khi thực hiện, giáo viên nên đàn giai điệu cho học sinh nghe và nhẩm hát lại toàn bộ bài hát, giúp các em phát hiện chỗ còn sai và tự sửa chữa. Tiếp đó, giáo viên đệm đàn để học sinh hát cả bài một vài lần, sau đó chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ hát lại để tiếp tục sửa chỗ còn sai. Hướng dẫn các em cách lấy hơi, thể hiện đúng chỗ ngân, nghỉ trong bài và thể hiện sắc thái , tình cảm của bài hát.
- Củng cố, kiểm tra:
 Giúp học sinh biết trình bày bài hát cho sinh động, hấp dẫn; đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhấn mạnh nội dung bài hát và giáo dục thái độ.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp:
 Với việc áp dụng phương pháp và quy trình giảng dạy trên khi dạy đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số tôi đã có những thành công nhất định trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt ở các môn học khác nữa. Từ đó chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao. Thể hiện rõ nhất là số học sinh của trường được học hát ở trường về mỗi buôn làng, mỗi khu dân cư của các xã đều là những thành viên tích cực của các phong trào văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỉ niệm. Các em mang những lời ca, tiếng hát đã học được ở trường để góp phần làm cho phong trào văn nghệ trở nên sôi nổi và có ý nghĩa hơn. 
 Bên cạnh đó, cùng với việc thi đua thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động trong toàn ngành, trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc tôi cũng đã mạnh dạn đưa vào một số phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với các em học sinh người dân tộc thiểu số nhằm phát huy tính chủ động tích cực, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_phan_mon_hoc_hat_phu_hop_voi_hoc_sinh_d.doc