SKKN Phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3

SKKN Phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3

Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin là phương tiện ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá khoa học và đời sống.Chính vì vậy mà một trong những mục đích chủ yếu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người công dân, người lao động tương lai. Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh

Phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, nói cách khác giúp cho học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Ngoài ra phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, óc thẩm mỹ. Để con người tiếp thu được những thành tựu văn hoá khoa học tư tưởng tình cảm, các tri thức nhân loại của thế hệ trước và những người đương thời phần lớn được ghi bằng chữ viết. Nếu chữ viết không đúng chính tả thì sẽ làm cho người đọc sẽ không hiểu biết được những thông tin một cách đầy đủ, chính xác qua các văn bản để tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức được các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Viết đúng chính tả giúp con người có khả năng đánh giá, chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản. Nếu viết sai chính tả lúc đó con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện cho học sinh.

 

doc 12 trang thuychi01 18062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Sơn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng việt
THANH HOÁ NĂM 2016
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin là phương tiện ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá khoa học và đời sống.Chính vì vậy mà một trong những mục đích chủ yếu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người công dân, người lao động tương lai. 	Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh
Phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, nói cách khác giúp cho học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Ngoài ra phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, óc thẩm mỹ. Để con người tiếp thu được những thành tựu văn hoá khoa học tư tưởng tình cảm, các tri thức nhân loại của thế hệ trước và những người đương thời phần lớn được ghi bằng chữ viết. Nếu chữ viết không đúng chính tả thì sẽ làm cho người đọc sẽ không hiểu biết được những thông tin một cách đầy đủ, chính xác qua các văn bản để tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức được các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Viết đúng chính tả giúp con người có khả năng đánh giá, chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản. Nếu viết sai chính tả lúc đó con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh là dạy "phép viết đúng dạy lối viết hợp với chuẩn" là hệ thống các quy tắc về cách viết.
Trong thực tế ở các trường tiểu học cho thấy hoạt động rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh đã có những thành công, bên cạnh đó còn có những hạn chế.
Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3” để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế hiện nay với mong muốn giải quyết phần nào tình trạng học sinh viết chưa đẹp chưa đúng độ cao của con chữ, khoảng cách gi÷a các tiếng,vần, uy/uê, âm tr/ch, s/x. Để đạt được mục đích đề tài tôi giải quyết nhiệm vụ sau:
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi nghiên cứu vấn đề về học sinh lớp 3C trường tiểu học Đông Sơn thường viết sai các lỗi phụ âm, lỗi âm đầu nhưng trong đó lỗi thường mắc đó là phụ âm đầu tr/ch, s/x , d/r , các thanh hỏi, thanh ngã và phần vần uy/ uê , uốt/uốc , ướt /ước 
4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu các lý luận có liên quan đến đề tài đó là các vấn đề về chữ viết và quy tắc viết chính tả.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Phương pháp này được chúng ta sử dụng để khảo sát vào nội dung và phương pháp dạy học phân môn chính tả lớp 3, khảo sát thực trạng về kỹ năng viết chính tả của học sinh ở địa phương.
- Tổng kết kinh nghiệm: tôi lựa chọn các kinh nghiệm của bản th©n và đồng nghiệp có liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu, phân tích những kinh nghiệm đó một cách khoa học và chọn những kinh nghiệm có khả năng ứng dụng rộng rãi làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện phương pháp này tôi đưa ra một số đề xuất trong đề tài này vào tổ chức dạy học ở lớp 3 để đánh giá tính khả thi của những biện pháp mà tôi đã nêu để rút ra nhận xét qua tiết dạy chính tả cho học sinh.
II. Nội dung
 1. Cơ sở lý luận 
Mục đích rèn luyện kĩ năng viết chính tả: Là hình thành cho học sinh năng lực viết thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả là viết đúng chính tả một cách tự động hoá. Để đạt được điều này chúng ta cần tiến hành theo hai cách, có ý thức và không có ý thức. Cách có ý thức có tính tự giác phải bắt đầu từ việc nhận thức các quy tắc, các mẹo luật chính tả. Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả.
Việc hình thành kĩ năng viết chính tả cho học sinh theo cách không có ý thức. Đây là chủ trương dạy chính tả mà không cần đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả. Nếu chúng ta chỉ cần đơn thuần sử dụng cách dạy này thì chưa phát huy được tính tự giác tích cực để việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh và cũng khắc sâu được các kiến thức kĩ năng vào bộ nhớ của học sinh mà chỉ củng cố máy móc ở mức độ nhất định vào trí nhớ. Chính vì vậy mà chúng ta phải biết vận dụng thích hợp cả hai cách nói trên. 
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt chính là chính tả ngữ âm giữa cách đọc và cách viết được ghi bằng một con chữ giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau đọc như thế nào thí viết như thế ấy. Trong giờ chính tả học sinh sẽ xác định được cách viết đúng chính tả bằng cách tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói.
 2. Thực trạng
2.1 Về phía giáo viên: Còn có một số giáo viên chưa ý thức được việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh làm cho các em còn viết sai khoảng cách giữa các con chữ độ cao con chữ,
Trong quá trình giảng dạy ở trường giáo viên đã cung cấp cho học sinh tối thiểu cơ bản ở lớp 3 là luyện viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các âm, vần và tiếng, thanh sắc và thanh ngã.
2.2 Về phía học sinh: Đã khắc phục được cách viết độ cao, khoảng cách giữa các con chữ tên riêng.
Tuy nhiên việc rèn chữ viết cho học sinh còn nhiều hạn chế, thực tế học sinh lớp tôi còn nhiều em viết chậm, chữ viết còn xấu, tỷ lệ lçi chính tả còn nhiều, vì vậy sau 3 tuần học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh viết chính tả ở lớp tôi cụ thể là:
Ví dụ bài: Chiều trên sông Hương ( SGK TV 3 tập 1 - Trang 96 )
3.3 Đây là kết quả kiểm tra như sau:
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
15
45
16
48,5
2
6,5
2.3. Giải pháp thực hiện
a. Khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học, một cách hợp lý 
	a. Đối với giáo viên: 
	Người giáo viên phải phát âm chuẩn và viết đúng các chữ của Tiếng Việt. Nếu giáo viên nào phát âm chưa chuẩn và viết chưa đúng thì h»ng ngày tập phát âm đúng và luyện viết chữ đó nhiều lần . 
	Trong giờ dạy chính tả nghe viết , giáo viên phải đọc rõ ràng chính xác mỗi câu phải đọc từ 2 đến 3 lần.
	Trong quá trình chấm bài chính tả của học sinh giáo viên cần phải chú ý chấm cả phần ghi thứ, ngày, tháng, họ tên, môn bài, để học sinh có ý thức khi viết bất kỳ một văn bản nào. Đồng thời giáo viên luôn sát sao gần gũi các em nhất là những em thường viết sai chính tả, có thể đọc cho học sinh viết sửa sai ngay lúc đó.
	b. Về phía học sinh 
	- Đối với các từ khó học sinh dễ viết sai thì giáo viên cần phải giải nghĩa để học sinh nắm được và viết cho đúng.
	Ví dụ: để học sinh viết đúng tiếng có vần uyên, uya trong các từ 
	+ Khuyên giải: (khuyên bảo, an ủi) 
	+ Khuya khoắt (khuya lắm, đêm hôm khuya khoắt) 
	Trong quá trình dạy chính tả giáo viên cần cung cấp luật và mẹo chính tả nhưng phải kiểm tra học sinh xem các em đã n¾m được luật viết chính tả hay chưa 
	Ví dụ: để năm được quy tắc viết k /c/ q 
	Ghi bằng chữ cái q khi /q/ đứng trước âm đệm bằng “u” thành “qu” đứng 
trước hầu hết các nguyên âm trừ o, ư
	Ghi bằng “k” khi đứng trước nguyên âm, i,e, ê, ia
	Ví dụ: ê, ke 
	Gíáo viên đề cao phong trào (vở sạch chữ đẹp), chữ đẹp cần viết đúng chính tả. Trường chúng tôi tổ chức vào thứ 6 tiết 4 cho học sinh tham khảo một số bài viết đúng và đẹp và giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết thªm ở nhà.
	Giáo viên trong trường tôi, cũng như bản thân tôi không ngừng đề cao trách nhiệm và tầm quan trọng của các bậc phụ huynh học sinh để nhằm phối hợp giúp học sinh viết chữ đúng và đẹp.
	c. Về phương pháp dạy học 
	Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp để có kế hoạch cho việc sử dụng, hợp lý các đồ dùng như: bảng phụ, bảng con 
b. Khai thác nội dung dạy học phù hợp với đối tượng 
	Khi dạy bài chính tả thì giáo viên phải có kế hoạch để lựa chọn nội dung bài thiết kế sẵn cho mình những nội dung cÇn dạy nhằm giúp học sinh có điều kiện sửa đúng các lối chính tả thường viết sai.
	Vì mỗi tuần chỉ có 2 tiết chính tả nên tôi sẽ tăng cường cho học sinh được thực hành nhiều nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua các bài tập, dựa vào phát âm và lỗi chính tả học sinh thường viết sai để đưa vào các dạng bài tập có nhiều nội dung khác nhau:
	Ví dụ: Viết đúng âm cuối: có ý thức không viết “bàn tai”, “ngai ngắn”, “tính say” mà phải viết “bàn tay”, “ngay ngắn”, “tính sai”
	Viết đúng các tiếng, từ có dấu thanh: thanh sắc, thanh ngã “bỡ ngỡ” chứ không phải là “bớ ngớ”
Bài viết đúng cả tên riêng, tên địa danh, tên nước ngoài, tên sông ,tên núi bằng cách viết:
	Ví dụ: Có ý thức viết: Lương Đình Của; Cô - rét –ti , Ga –rô - nê.
chứ không viết Lương Đình của; Cô – Rét - Ti, Ga – Rô - Nê
Tôi phải nắm vững quy trình dạy bài chính tả lớp 3 để từ đó đem áp dụng vào đối tượng học sinh mình. Đây là biện pháp đòi hỏi tôi phải đặc biệt quan tâm để 
giờ dạy đạt hiệu quả cao.
	Ví dụ: khi kiểm tra bài cũ tôi phải biết lựa chọn những từ ngữ nào mà trong thực tế h»ng ngày mà học sinh hay viết sai yêu cầu học sinh viết để củng cố và rèn kĩ năng viết đúng nhưng phải đảm bảo được tính phù hợp với nội dung và mục đích yêu cầu mà chương trình quy định.
	Đến bước luyện viết đúng tôi cũng phải nghiên cứu kỹ cả phần nội dung bài viết lẫn nội dung bài tập để yêu cầu học sinh viết những từ nào.
c. Tổ chức nhiều biện pháp dạy học khác nhau
	a. Tổ chức dạy học theo một quy trình hợp lý.
	Tôi phải biết phối hợp hài hoà các phương pháp dạy học khác nhau với nhiều hình thức. Thể hiện tính tích cực hoá hoạt động học tập để các em được làm việc nhiều.
	b. Đa dạng hoá các hình thức học tập của học sinh: có thể cho học sinh trả lời câu hỏi hoặc trắc nghiệm hay trò chơi học tập.
	Ví dụ 1: bài tập sửa lối phụ âm đầu.
	Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết đúng c / k /q ? để học sinh trả lời
	+ Viết là c khi c đứng với nguyên âm: a, ă, â,o, ô, ư, uô, uơ, ươ 
	+ Viết là k khi đứng trước nguyên âm hàng trước: i, e, ê, iê, ia
	+ Viết là q khi q đứng trước âm đệm u
	Ví dụ 2: bài tập trắc nghiệm em hãy điền Đ vào ô trống trước những từ viết đúng S trước những từ viết sai.
 Có hiếu ciên trì
 Cuân đội quê hương 
Ví dụ 3: bài tập về trò chơi học tập 
	Bài 1: Điền chữ c hoặc k hoặc c vào chỗ trống 
	 on chim, uyển vở,  uang cảnh, iểm tra.
	Bài 2: Thi tìm nhanh: 3 từ có phụ âm đầu là c 
	3 từ có phụ âm đầu là k 
	3 từ có phụ âm đầu là q
	* Bài tập về sửa lỗi thanh điệu 
	Phân biệt thanh sắc và thanh ngã.
	Tôi cung cấp cho học sinh về các quy tắc để phân biệt thanh sắc và thanh ngã.
	+ Quy tắc trong từ láy: Trong các từ láy Tiếng Việt có quy tắc trầm bổng thanh điệu, trong tiếng việt được căn cứ độ cao và chia thành 2 nhóm: 
	Nhóm bổng: gồm các âm cực cao như: thanh sắc, thanh hỏi, thanh không.
	Nhóm trầm: gồm các âm thấp như: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng 
	Ví dụ : Trong các thanh bổng: sai trái, sai sót, kẻ cắp
	Trong các thanh trầm: suồng sã, sàm sỡ,  
	Từ đó ta có mẹo âm vực ( huyền,ngã, nặng),( sắc, hỏi, không) 
	Bên cạnh đó tôi còn cung cấp cho học sinh biết được quy tắc trong từ Hán Việt 
	+ Từ Hán Việt với dấu ngã 
- Bắt đầu bằng m ví dụ: mã lực, mãi mãi, miễm phí 
- Bắt đầu bằng nh ví dụ: nhã nhặn, nhã ý ,
- Bắt đầu bằng l ví dụ: lãnh thổ, lão già, lừng lẫy,
- Bắt đầu bằng d ví dụ: dũng cảm, dâng dạc,
- Bắt đầu bằng ng ví dụ: ngôn ngữ, nghĩ ngợi, 
	Như vậy thông qua bài tập với các âm, vần, dấu thanh, mà học sinh trường tiểu học Đông Sơn thường viết sai. Tôi đã phối hợp dạy chính tả theo phương pháp có ý thức và không có ý thức để cung cấp các luật, mẹo chính tả nhằm giúp học sinh viết đúng chính tả hơn.
c. Một số bài tập rèn kỹ năng viết đúng chính tả.
	Để đạt được yêu cầu của đề tài: Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3. Ngoài biện pháp dạy chính tả với các môn học khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, tôi còn đưa ra một số bài tập để rèn kỹ năng viết đúng chính tả như: Hệ thống bài viết, bài tập chính tả nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nghe văn bản và viết văn bản bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tôi đã hệ thống và phân tích 
thành các loại bài như sau:
	+ Trình bày bài viết tổng hợp cách viết chữ Tiếng Việt 
	+ Tập chép học sinh nhìn bài mẫu giáo viên chép trên bảng để chép lại 
	+ Nghe viết học sinh nghe giáo viên đọc qua bài phát âm để viết đúng chính tả.
	+ Nhớ viết học sinh nhớ lại bài và viết đúng chính tả 
	* Bài tập: Phân biệt âm, vần,tiếng,k /c /q ; ~/ / 
	Loại bài tập này chiếm phần đa trong các bài tập chính tả nhằm giúp học sinh lựa chọn được các âm, vần, tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống nhằm tạo tiếng, từ có nghĩa.
	- Điền vào chỗ trống phụ âm đầu (theo yêu cầu) 
	- Phân biệt phụ âm,vần ,theo phát âm
	- Xếp từ vµo cột phụ âm đầu, vần, tiếng (theo yêu cầu)
	- Phân biệt dấu (thanh sắc và thanh ngã) 
	- Viết hoặc chữa lại các từ chưa đúng dấu thanh theo yêu cầu trong bài 
	- Điền dấu thanh vào các chữ in nghiêng 
	* Bài tập dạng quy tắc
	Em hãy viết hoa (theo yêu cầu của đề bài) 
	* Phân biệt chính tả 
	Bài tập tìm âm, vần, giúp tích cực hoá và hệ thống hoá và hệ thống hoá vốn từ nhận xét trong bài tập đọc có chữ âm, vần, (theo yêu cầu) 
Bài tập tìm chữ theo yêu cầu ghép với chữ khác 
	Vận dụng các phương pháp mới nhằm mục đích (nâng cao hiệu quả dạy học phân môn chính tả ở lớp 3) như trên tôi đã tiến hành soạn bài để dự định cho việc thực nghiệm.
d. Tổ chức dạy học
Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.
Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Đối với dạng bài tập không chỉ có đáp án đúng duy nhất, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì hiệu quả và việc chữa bài tối ưu hơn cả. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét góp ý bài của bạn, chỉ ra được lỗi để cùng chữa. Trường hợp nếu học sinh không phát hiện ra lỗi, giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra và chữa lỗi. Khi đánh giá, ngoài việc chấm bài cho học sinh, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự chấm bài hoặc chấm bài cho bạn dựa vào đáp án đúng và hướng dẫn chấm của giáo viên. Qua mỗi bài tập giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kỹ năng cần rèn luyện.
- Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. 
2.4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	 Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiêm những biện pháp nêu trên tôi thấy kết quả chuyển biến rõ rệt, nhiều em trước đây viết chữ còn xấu, nét chữ rời rạc, sai chính tả nay đã viết đúng cỡ chữ nối nét đúng quy định, các nét chữ đúng quy định, đúng độ cao, đúng chính tả. Kết quả cuối kỳ I cụ thể đã thực 
nghiệm trên lớp 3C của tôi đã thu được kết quả như sau:
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
20
61,1
13
38,9
0
0
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy việc giữ vở rèn chữ cho các em có tăng lên. từ đó “ Rèn luyện kỹ năng viết” mà chất lượng giáo dục được nâng cao. Tuy vậy việc rèn luyện kỹ năng viết cho các em không phải một sớm một chiều thực hiện ngay được mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ thì kết quả mới được nâng cao.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
Dạy chính tả là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Do đó khi giáo viên hướng dẫn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực cụ thể, linh hoạt chủ động và sáng tạo, đồng thời qua việc rèn chữ của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy.
Ở chương trình Tiếng Việt 3 là chương trình cần cung cấp, củng cố cho học sinh các kỹ năng viết chữ, đặc biệt là kỹ năng viết đúng, viết đẹp đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Do vậy chúng ta phải trú trọng đến phần luyện viết nhằm giúp các em nắm vững quy trình viết chữ và dần dần luyện viết chữ đúng quy tắc chính tả và ngày càng đẹp hơn. 
	 Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học chính tả tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết đúng chính tả. Rất mong được sự góp ý chân thành của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để cho đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bỉm Sơn, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_phan_mon_chinh_ta_lop_3.doc