SKKN Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8 - Nhật Bản

- Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học các bộ môn. Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ “tích hợp” còn trong từ điển Anh – Việt “tích hợp” (Integration) được hiểu là: sự hợp lại, hoặc bổ sung thành một thể thống nhất; sự hòa hợp với môi trường.
Vận dụng nghĩa, “tích hợp trong giáo dục” được hiểu theo 2 nghĩa:
- Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành 1 thể thống nhất mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học Lịch sử,....
- Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, kĩ năng sống, hoạt động hướng nghiệp,.....
Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau".
(Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972)
Theo Hội nghị tại Maryland 4/1973 thì khái niệm dạy học tích hợp còn bao gồm cả việc dạy học tích hợp các khoa học với công nghệ học (Technology).
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Như chúng ta đã biết, theo mục tiêu của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là : “ Chương trình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập ,; học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học tập hợp tác”, rèn kĩ năng, có thái độ tích cực đối với việc học tập,nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Vì vậy, Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Lịch sử với kiến thức các môn học khác để phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho hiệu quả của bài học Lịch sử nói riêng, môn học Lịch sử nói chung được nâng cao là việc hết sức cần thiết. Việc dạy học tích hợp liên môn để phát huy tích tích cực của học sinh là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung, làm phong phú thêm nội dung bài học; giúp học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú; giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Lịch sử là một môn học khô khan, khó học, khó ghi nhớ, chỉ học thuộc lòng. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các môn học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Do đó, một vấn đề quan trọng được đặt ra trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Lịch sử để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc. Việc dạy học tích hợp liên môn học để phát huy tính tích cực của học sinh như vậy còn giúp bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic, vận dụng, so sánh, liên hệ, giải thích để trả lời các câu hỏi (cả trắc nghiệm và tự luận), góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học và đáp ứng với kì thi THPT Quốc gia. Hiện nay, trong các tài liệu tham khảo, cũng có nhiều tác giả đã đề cập đến dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy học Lịch sử ở từng tiết học chính khóa cụ thể. 1 Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12. 5. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN : 5.1. VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được biên soạn ở nước ta sẽ thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng : "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống ". [Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)] Trong những năm qua, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học tích hợp liên môn nói riêng đã thu được những kết quả bước đầu như : Có các công văn, chỉ thị, cuộc thi, nghị quyết định hướng cho việc dạy học tích hợp . Đối với giáo viên, đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp và dạy học tích hợp. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và đã cố gắng tích hợp, lồng ghép kiến thức liên môn vào quá trình dạy học. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc dạy học tích hợp liên môn và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh ở nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng : - Hoạt động dạy học tích hợp để phát huy tính tích cực của học sinh còn nặng về lí thuyết, mới chỉ thông qua kêu gọi, tập huấn,., có chăng thể hiện ở một số giờ thao giảng, dự giờ. - Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc dạy học tích hợp để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. - Việc soạn, giảng theo hướng dạy học tích hợp để phát huy tính tích cực của học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự chủ động tích cực của học sinh,nên chưa tạo được sự nhất trí, đồng thuận, chuẩn mực trong nhận xét ,đánh giá. Từ thực tế nêu trên ở trường Trung học phổ thông và qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học Lịch sử. Vì vậy, bản thân tôi đã thực hiện đề tài “Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài 8 - Nhật Bản. Lịch sử 12” để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cũng như góp 3 Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12. + Các em học sinh có thái độ học tập hợp tác, ham tìm hiểu kiến thức liên môn, vận dụng tốt vào bài học. * Khó khăn: Khả năng tư duy độc lập của các em còn hạn chế. 4. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau : - Nghiên cứu lý thuyết : thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án có liên quan đến dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch sử. - Nghiên cứu giáo khoa, sách giáo viên, cuốn chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”, tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử, tài liệu tâm lí học, sách nâng cao và các tài liệu tham khảo khác. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của những giải pháp đề ra nhằm mục đích cho học sinh tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập; học tập có động lực, có mục tiêu; biết cố gắng vì mục tiêu đó. - Tổng kết, tích luỹ kinh nghiệm thông qua quá trình giảng dạy, trao đổi cùng các đồng nghiệp, thao giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trong tổ... - Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm để từ đó có điều sự chỉnh và bổ sung hợp lí. - Chúng tôi quan sát các bạn học sinh trong trường, lớp và thấy được những thay đổi của các em khi được tự tìm tòi, nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn của đời sống xã hội. 5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu : Gồm 2 chương : - Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học tích hợp liên môn. - Chương II: Thực nghiệm dạy học tích hợp liên môn. 5 Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12. - Làm cho người học có tri thức bao quát, tổng hợp hơn về thế giới khách quan, thấy rõ mối quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, logic, biện chứng. - Người học có điều kiện phát triển những kĩ năng xuyên môn và trở nên linh hoạt hơn khi giải quyết những vấn đề ngoài thực tiễn. - Tích hợp liên môn còn tiết kiệm thời gian công sức vì loại bỏ được nhiều điều trùng lặp trong nội dung và phương pháp dạy học của những bộ môn gần nhau. 1.3. Mức độ thực hiện tích hợp : Tích hợp trong giáo dục đã trở thành quan điểm phổ biến. Tuy nhiên mức độ thực hiện thì rất khác nhau. Theo d’Hainaut (xuất bản lần thứ 5, 1988) có thể chấp nhận bốn quan điểm khác nhau đối với các môn học để thực hiện mục tiêu giáo dục đồng thời cũng phản ảnh bốn mức độ thực hiện tích hợp môn học như sau: - Tích hợp trong nội bộ môn học: Tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề trong cùng môn học. Đây là quan điểm rất phổ biến trong các trường THPT hiện nay. Với loại hình tích hợp này, mức độ đạt được chỉ dừng lại ở mức lồng ghép. - Đa môn (multidisciplinary): Các môn học là riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa và trong từng môn học. - Liên môn (interdisciplinary): Tạo ra những kết nối giữa các môn học. Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề, vấn đề chung, các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt - Xuyên môn (transdisciplinary): Cách tiếp cận này bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực (real- life context). Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. 1.4. Hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp : * Phương thức tích hợp : - Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi bài học có nội dung trùng với nội dung cần tích hợp. - Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có 1 phần kiến thức bài học có nội dung về vấn đề cần tích hợp. * Nguyên tắc tích hợp : Khi thực hiện tích hợp các nội dung trong một tiết học cần đảm bảo các nguyên tắc: - Đảm bảo mục tiêu bài học - Không làm quá tải nội dung bài học - Không phá vỡ nội dung môn học - Nội dung và hình thức phải phù hợp, có liên hệ thực tiễn * Hình thức tích hợp : - Tích hợp qua giờ dạy trên lớp - Tích hợp qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tích hợp qua giờ dạy ngoài trời, thực địa, tham quan thực tế. 7
Tài liệu đính kèm:
skkn_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_lien_mon_de_phat_huy_tinh.docx
BÌA.doc