SKKN Một số lưu ý và ví dụ minh họa chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3

SKKN Một số lưu ý và ví dụ minh họa chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3

Từ năm 2007 hình thức thi trắc nghiệm khách quan được Bộ giáo dục đưa vào áp dụng trong các kì Quốc gia đối với môn Hoá học. Đặc điểm của hình thức này là kiến thức bao quát toàn chương trình THPT cả về lí thuyêt và bài tập. Số lượng câu lớn, thời gian làm bài rút ngắn , yêu cầu học sinh làm ra kết quả nhanh và chính xác

Trong quá trình giảng dạy phần hóa học vô cơ. Tôi nhận thấy chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học chiếm một phần không nhỏ. Vì nó là chương cuối của chương trình lớp 10 nên độ tập trung của học sinh không cao, lí thuyết và bài tập yêu cầu khả năng tư duy cao do đó nó được coi là chương khó đối với học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3. Là giáo viên dạy bộ môn hóa học tôi phải đảm bảo yêu cầu truyền thụ kiến thức cho mọi đối tượng học sinh trong lớp, đảm bảo cho học sinh kiến thức để thi THPT Quốc gia. Trong khi đối tượng học sinh khác nhau, nội dung chương trình khác nhau đòi hỏi các kỹ năng khác nhau

 Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy,nghiên cứu tôi rút ra sáng kiến kinh nghiệm với nội dung “ Một số lưu ý và ví dụ minh họa chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3”

 

doc 19 trang thuychi01 9551
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số lưu ý và ví dụ minh họa chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI 
MỘT SỐ LƯU Ý VÀ VÍ DỤ MINH HỌA CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC KIẾN THỨC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN môn: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU.
1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 
1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1
2. NỘI DUNG.
1
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
2
2.2.1.THỰC TRẠNG CHUNG.
2
2.2.2. THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3.
2
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
3
2.3.1. Tính tốc độ phản ứng hóa học. 
3
2.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
4
2.3.3. So sánh sự thay đổi tốc độ phản ứng khi thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất chung của hệ.
5
2.3.4. Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng
6
2.3.5. Hằng số cân bằng
8
2.3.6. Một số bài tập trắc nghiệm vận dụng
11
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14
3.1. KẾT LUẬN
14
3.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
15
1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Từ năm 2007 hình thức thi trắc nghiệm khách quan được Bộ giáo dục đưa vào áp dụng trong các kì Quốc gia đối với môn Hoá học. Đặc điểm của hình thức này là kiến thức bao quát toàn chương trình THPT cả về lí thuyêt và bài tập. Số lượng câu lớn, thời gian làm bài rút ngắn , yêu cầu học sinh làm ra kết quả nhanh và chính xác 
Trong quá trình giảng dạy phần hóa học vô cơ. Tôi nhận thấy chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học chiếm một phần không nhỏ. Vì nó là chương cuối của chương trình lớp 10 nên độ tập trung của học sinh không cao, lí thuyết và bài tập yêu cầu khả năng tư duy cao do đó nó được coi là chương khó đối với học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3. Là giáo viên dạy bộ môn hóa học tôi phải đảm bảo yêu cầu truyền thụ kiến thức cho mọi đối tượng học sinh trong lớp, đảm bảo cho học sinh kiến thức để thi THPT Quốc gia. Trong khi đối tượng học sinh khác nhau, nội dung chương trình khác nhau đòi hỏi các kỹ năng khác nhau 
 Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy,nghiên cứu tôi rút ra sáng kiến kinh nghiệm với nội dung “ Một số lưu ý và ví dụ minh họa chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3” 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Hiện nay đã có một số bộ phận học sinh không muốn học môn hóa học, vì kiến thức môn hóa rất rộng lại phải nhớ nhiều và khó nhớ .Do đó tôi chọn đề tài trên là nhằm giúp học sinh lớp 10 có phương pháp học,nắn chắc lí thuyết và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, không gây nhàm chán nặng nề lại có tác dụng kích thích tính chủ động sáng tạo hứng thú trong môn học. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3 năm học 2017 – 2018 trong đó lớp 10B8 là lớp đối chứng, 10B4 là lớp thực nghiệm.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Một là phương pháp nghiên cứu kĩ lí thuyết trong sách giáo khoa.
 Hai là phương pháp nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 để có những cách trình bày thật dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Ba là phương pháp khảo sát, thống kê: Kết quả đạt được từ thực tiễn dạy học.
 Bốn là phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến phản hồi từ học sinh, rút kinh nghiệm, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp.
 Năm là hương pháp thực nghiệm sư phạm. 
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 Hóa học là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Bên cạnh đó còn có một số em học sinh cho rằng đây là môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn dẫn đến kết quả học tập của học sinh ở trường còn thấp. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp để từ đó tạo điều kiện dễ dàng để các em học sinh lĩnh hội kiến thức, nhằm làm cho học sinh không còn cảm thấy nặng nề và nhàm chán môn hóa học. 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM.
2.2.1.THỰC TRẠNG CHUNG.
	Mục tiêu cao nhất của việc dạy học là nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Rèn luyện trí thông minh và các kĩ năng khi áp dụng vào thực tiễn. Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thì hình thức thi trắc nghiệm được được Bộ giáo dục đưa vào làm hình thức thi chính trong các kì thi Quốc gia. Ưu điểm của hình thức thi này rất lớn như: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong chương trình, tránh được tình trạng học tủ, học lệch của học sinh. Thời gian làm bài từ 1 cho đến 3 phút 1 câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu. Làm bài trắc nghiệm khách quan học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ, không tốn thời gian trình bày cách làm như bài thi tự luận, do vậy có tác dụng rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển tư duy cho học sinh... Để đáp ứng được yêu cầu của một bài thi trắc nghiệm, ngoài những kiến thức cơ bản học sinh cần có những phương pháp giải bài tập phù hợp cho từng dạng bài tập để nhanh tìm ra kết quả.
Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn là làm thể nào để học sinh nhớ, biết, hiểu, và vận dụng kiến thức vào giải bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2.2. THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3.
 Trường THPT Tĩnh Gia 3 đóng tại xã ven biển thuộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh ở cách xa trường nên điều kiện học tập của các em chưa cao . Vì thế việc sử dụng tất cả phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy là điều không hề dễ dàng, mặc dù đa số các em đều ngoan, tích cực , chăm chỉ , có tinh thần ,thái độ học tập tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số học sinh : không chăm chỉ , chuyên cần ,thờ ơ với môn học ,đến lớp không học bài cũ , không làm bài tập ở nhà , không có sách giáo khoa , thiếu đồ dùng học tập ......Nên để giảng dạy đạt kết quả tốt , ngoài việc dạy kiến thức trên lớp tôi còn hướng dẫn , giao nhiệm vụ về nhà cho các em để các em có một cách học tập đúng đắn ,hình thành sự tự giác và phát huy năng lực tự học của học sinh.
 Đa số giáo viên đạt chuẩn, trẻ, khỏe, có lòng yêu nghề, yêu ngành, có khả năng tiếp thu công nghệ thông tin và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Song đa số giáo viên còn trẻ nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực để chuyền thụ cho học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
2.3.1.TÍNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
Kiến thức cần nhớ: 
 Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời gian .[5]
Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng : 
Giả sử xét phản ứng : m A + nB pC + qD ( trong đó m, n, p, q là hệ số cân bằng)
+ Tốc độ phản ứng trung bình tính theo từng chất 
Tính theo chất A:	
Tính theo chất B:	
Tính theo chất C:	
Tính theo chất D:	
Trong đó: là độ biến thiên nồng độ ( đơn vị mol/l ) 
 t là độ biến thiên thời gian (đơn vị : giờ, phút giây) 
 tốc độ trung bình của phản ứng (đơn vị : mol/l.s )
Lưu ý: 
+ Đối với chất tham gia phản ứng thì độ biến thiên nồng độ chính là lượng tham gia phản ứng
+ Đối với chất sản phẩm của phản ứng thì độ biến thiên nồng độ chính là lượng chất tạo thành của phản ứng. 
Ví dụ minh họa: 
Ví dụ 1: (Đại Học KB – 2009) Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
	A. 2,5.10-4 mol/(l.s) 	 B. 5,0.10-5 mol/(l.s) 	 
 C. 1,0.10-3 mol/(l.s) D. 5,0.10-4 mol/(l.s)
Hướng dẫn giải:
 Pt phản ứng: 
 3.10-4 1,5.10-4 (mol)
nH2O2 = 3.10-4
 Đáp án B
Ví dụ 2: (Cao đẳng – 2010) Cho phản ứng: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là
A. 0,018.	 	B. 0,016. 	C. 0,012. 	D. 0,014. 
Hướng dẫn giải:
từ phản ứng: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2
 Ban đầu: a 
 Phản ứng: a – 0,01 a – 0,01 
 v = 
 Đáp án C
2.3.2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
Kiến thức cần nhớ: 
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng đến tốc độ phản ứng (chỉ xét phản ứng có chất tan hoặc chất khí tham gia phản ứng ):Khi tăng nồng độ của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. [5]
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng luôn tăng.[5]
+ Ảnh hưởng của áp suất (chỉ xét phản ứng có chất khí tham gia):Khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng. [5]
+ Ảnh hưởng của diện tích bề mặt (chỉ xét phản ứng có chất rắn tham gia): Khi tăng diện tích bề mặt thì tốc độ phản ứng tăng. [5]
Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng .[5]
Lưu ý: 
 + Khi cho thêm hoặc lấy bớt chất rắn đi thì không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng
+ Nếu phản ứng không có chất khí tham gia thì áp suất không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.. 
+ Nếu phản ứng không có chất rắn tham gia thì diện tích bề mặt không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. ( Diện tích bề mặt tỉ lệ nghịch với kích thước chất rắn, khi nghiền nhỏ chất rắn thì tốc độ phản ứng tăng.)
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 3: Cho phản ứng sau:
Muốn cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn có thể dùng những biện pháp gì?
Hướng dẫn giải:
+ Yếu tố nồng độ: Tăng nồng độ Na2S2O3 hoặc H2SO4
+ Yếu tố nhiệt độ: Tăng nhiệt độ
+ Yếu tố áp suất: Vì không có chất khí tham gia phản ứng nên yếu tố áp suất không làm tăng tốc độ phản ứng.
+ Diện tích tiếp xúc: vì không có chất rắn tham gia phản ứng nên yếu tố diện tích tiếp xúc không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
+ Chất xúc tác: Thêm chất xúc tác thích hợp.
Ví dụ 4: (SGK hóa 10)Cho 6 g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M dư ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào ( tâng lên, giảm xuống hay không đổi) ?
Thay 6 g kễm hạt bằng 6 g kẽm bột.
Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn khoảng 50oC.
Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu
Hướng dẫn giải:
Chính là tăng yếu tố diện tích tiếp xúc tốc độ phản ứng tăng
Chính là giảm nồng độ chất tham gia phản ứng tốc độ phản ứng giảm
Chính là tăng yếu tố nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng
 Chính là giữ nguyên nồng độ chất tham gia phản ứng tốc độ phản ứng không đổi
Ví dụ 5: Trong các phản ứng sau đây, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấybằng nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?
Hướng dẫn giải:
Tính nồng độ dd HCl ở đáp án D:
Giả sử v = 100 ml à trong dd HCl 20% 
Vì yếu tố nồng độ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng Chọn đáp án D
2.3.3.SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG KHI THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ, NHIỆT ĐỘ, ÁP SUẤT CHUNG CỦA HỆ:
Kiến thức cần nhớ: 
Cho pư: mA + nB→pC + qD
Tốc độ phản ứng tức thời ( k là hằng số tốc độ)[6]
Lưu ý: 
+ Ở một nhiệt độ nhất định thì tốc độ của một phản ứng là không đổi.
+ Khi tăng áp suất chung của hệ bao nhiêu lần thì nồng độ mỗi chất khí tham gia phản ứng tăng lên bấy nhiêu lần. 
+ Thông thường , khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần . Số lần tăng đó gọi là hệ số nhiệt độ ( ). 
 (v1 và v2 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1 và t2 ).[6]
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 6: (CĐ- 2007)Trong công nghiệp người ta điều chế NH3 theo phương trình hoá học:
. khi tăng nồng độ H2 lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần	B. 4 lần	C. 8 lần	D. 16lần
Hướng dẫn giải:
Giả sử ban đầu [N2] = a M. [H2] = bM
 Tốc độ pư ban đầu: v1 = k[N2][H2]3 = k.a.b3 
Tốc độ phản ứng sau khi tăng: v2= k[N2][H2]3= k.a.(2b)3 => v2 = 8 v1
 => Chọn đáp án C
Ví dụ 7: Khi nhiệt độ tăng thêm 100c, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250c lên 750?
(2 được gọi là hệ số nhiệt độ).
A. 32 lần	B. 4 lần	C. 8 lần	D. 16lần
Hướng dẫn giải:
=v1. 25 =32 v1. => Chọn đáp án A
Ví dụ 8: Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?
A. 60 s	B. 34,64 s	C. 20 s	D. 40 s
Hướng dẫn giải:
Khi nhiệt độ tăng 40 – 20 = 200c thì thời gian phản ứng giảm 27:3 = 9 lần. Vậy tốc độ phản ứng tăng 9 lần. => khi tăng 100c thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
Khi tăng thêm 550c thì tốc độ phản ứng tăng . Vậy thời gian để hoà tan tấm Zn đó ở 550c là:
 = 34,64 s
2.3.4 SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG CỦA PHẢN ỨNG.
Kiến thức cần nhớ: 
 * Cân bằng hóa học: Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.[5]
* Nguyên lí chuyển dịch Lơ - sa – tơ – li -ê
Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ , nhiệt độ , áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó .[5]
Yếu tố ảnh hưởng
Thay đổi yếu tố
Chuyển dịch theo chiều
Nồng độ(Chỉ xét với chất tan, chất khí)
Tăng
Giảm
Giảm
Tăng
Áp suất : Chỉ xét phản ứng có chất khí )
Tăng
Giảm số mol khí
Giảm
Tăng số mol khí
Nhiệt độ
Tăng
Thu nhiệt
Giảm
Tỏa nhiệt
Lưu ý: 
+ Cân bằng hóa học là cân bằng động vì khi đó phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng với tốc độ như nhau nên nồng độ các chất trong hệ không còn thay đổi.
+ Chất rắn, chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng
+ Nếu H < 0 thì phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt , phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt. 
+ Nếu H > 0 thì phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt, phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
+ Khi số mol chất khí ở hai vế của phương trình phản ứng bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng .
Ví dụ minh họa: 
Ví dụ 9: (Cao đẳng – 2009) Cho cân bằng (trong bình kín) sau :	DH < 0
Trong các yếu tố : (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :
	A. (1), (4), (5)	B. (1), (2), (4)	C. (1), (2), (3)	D. (2),(3), (4)
Hướng dẫn giải: 
 Yếu tố nhiệt độ
Yếu tố nồng độ
Yếu tố nồng độ
Yếu tố áp suất vì số mol chất khí ở hai vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng.
Chất xúc tác ko ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng.
Chon đáp án C
Ví dụ 10: (Cao đẳng – 2009) Cho các cân bằng sau :
 (1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)	
(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
(3) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)	
(4) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
 A. (1) và (2).	 B. (1) và (3).	
 C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Hướng dẫn giải:
Áp suất không ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng (3) và (4) vì tổng số mol chất khí trước và sau phản ứng bằng nhau 
Chon đáp án C
Ví dụ 11: (Cao đẳng – 2010) Cho cân bằng hoá học: 
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng 	B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng 	D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Hướng dẫn giải:
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm PCl3 chiều nghịch
B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứngCân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt chiều thuận
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm Cl2 chiều nghịch
D. tăng áp suất của hệ phản ứngCân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol phân tử khí chiều nghịch
Chon đáp án B
2.3.5. HẰNG SỐ CÂN BẰNG:
Kiến thức cần nhớ: 
Xét phản ứng thuận nghịch: mA + nB pC + qD
Vận tốc phản ứng thuận: vt = kt [A]m[B]n
Vận tốc phản ứng nghịch: vn = kn [C]p[D]q
Khi phản ứng đạt cân bằng: vt = vn Þ kt [A]m[B]n = kn [C]p[D]q
 Công thức tính hằng số cân bằng (I)[6]
 Kí hiệu: [] là nồng độ lúc cân bằng
Lưu ý: 
+ Nếu A, B, C, D là chất khí thì ngoài biểu thức Kc như nói ở trên người ta còn biểu diễn hằng số cân bằng Kp theo áp suất riêng của chất khí:
 (II) 
 Trong đó áp suất riêng phần pi của chất tỉ lệ với số mol của nó trong hỗn hợp khí mà:
pi .V = nRT Þ (III)
Thay (III) vào (II) ta được : 
Trong đó là tổng số mol sau trừ tổng số mol trước phản ứng
+ Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở một nhiệt độ nhất định thì hằng số cân bằng của phản ưng là không đổi
+ Nếu trong phản ứng có chất rắn thì nồng độ hoặc áp suất riêng của chất rắn coi như không đổi do đó không có mặt trong biểu thức của hằng số cân bằng. 
+ Nếu trong phản ứng có nước thì coi như nồng độ của nước bằng 
Ví dụ minh họa: 
Ví dụ 12: (CĐ-2009) Cho các cân bằng sau :
	Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng
	A. (5)	B. (2)	C. (3)	D. (4)
Hướng dẫn giải:
 Biểu thức hằng số cân bằng của các phản ứng:
Phản ứng (1) 
Phản ứng (2) 
Phản ứng (3) 
Phản ứng (4) 
Phản ứng (5) 
Chon đáp án C
Ví dụ 13: (Đại Học KA – 2010) Xét cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần.	 B. tăng 3 lần.	
C. tăng 4,5 lần.	 D. giảm 3 lần.
Hướng dẫn giải:
 Gọi nồng độ ban đầu của 
 Sau khi tăng nồng độ của 
	 	=> nồng độ NO2 tăng lên 3 lần.
Chon đáp án B
Ví dụ 14: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau: 
 [H2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít. 
Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của H2 là:
A. 2 và 2,6 M.	 B. 3 và 2,6 M.	
 C. 5 và 3,6 M.	 D. 7 và 5,6 M.
Hướng dẫn giải:
Ban đầu: x y 0 (M)
Phản ứng: 0,2 0,6 0,4 (M)
Cân bằng: 0,01 2,0 0,4 (M)
 Nồng độ ban đầu [H2] = 2,0 + 0,6 = 2,6M
Chon đáp án A
Ví dụ 15: Tính nồng độ cân bằng của CO2 trong phương trình: 
Nếu lúc đầu chỉ có CO và hơi nước có nồng độ [CO] = 0,1M. [H2O] = 0,4 M. Kc = 1
A. 0,08.	B. 0,06	C. 0,05	D. 0,1
Hướng dẫn giải:
PT phản ứng: 
Ban đầu: 0,1 0,4 0 0 (M)
Phản ứng: x x x x (M)
Cân bằng: 0,1- x 0,4- x x x (M)
 Nồng độ ban đầu [H2] = 2,0 + 0,6 = 2,6M
Chon đáp án A
2.3.6. MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Khi bắt đầu phản ứng , nồng độ một chất là 0,024 mol/l . Sau 10 giây xảy ra phản ứng , nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là :
	A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s.	
 C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s.
Câu 2: Cho phản ứng: 
 Na2S2O3 + H2SO4 ® S¯ + SO2­ + H2O + Na2SO4
 Trong hỗn hợp phản ứng gồm Na2S2O3 và H2SO4 loãng có thể tích dung dịch là 100 ml, nồng độ ban đầu của Na2S2O3 là 0,5 M. Sau thời gian 40 giây, thể tích SO2 thoát ra là 0,896 lít (đktc). Giả sử khí tạo ra đều thoát hết ra khỏi dung dịch. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian sau 40 giây tính theo Na2S2O3 là: 
 A. 1.10-2 mol/(l.s). B. 1.10-1 mol/(l.s). 
 C. 2,5.10-3 mol/(l.s). D. 2,5.10-2 mol/(l.s). 
Câu 3: Cho phản ứng: 2NO2 (khí) ¾® N2O4 (khí)
 Nếu cho 0,04 mol NO2 vào một bình kín dung tích 100 ml (ở toC), sau 20 giây thấy tổng số mol khí trong bình là 0,30 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo NO2, ở toC) trong 20 giây là
A. 0,005 mol/(l.s).	 B. 0,01 mol/(l.s).	 
C. 0,10 mol/(l.s).	 D. 0,05 mol/(l.s).
Câu 4: (KB-13) Cho phương trình hóa học của phản ứng:
 X + 2Y ® Z + T. 
Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_luu_y_va_vi_du_minh_hoa_chuong_toc_do_phan_ung_v.doc