SKKN Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”

SKKN Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống vật chất, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Như vậy môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội.

 Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người.

 Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế pháp luật, ứng xử, hành vi.

 Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội loài người gắn bó một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động lại môi trường. Môi trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, quá trình hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác tiến trình phát triển của lịch sử xã hội đồng thời cũng là tiến trình con người tác động, cải tạo lại môi trường tự nhiên.

 

doc 30 trang thuychi01 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
I.Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài:
1
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.1. Cơ sở lý luận xây dựng chủ đề dạy học tích hợp ở trường THPT.
3
2.2. Thực trạng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện
4
2.2.2. Về phía học sinh
5
2.2.3. Về phía giáo viên
7
2.3. Các bước xây dựng chủ đề thích hợp và 
8
2.3.1 Yêu cầu kiến thức bộ môn kết hợp 
10
2.3.2. Các bước xây dựng
12
2.3.3. Giáo án thực nghiệm
15
2.4. Hiệu quả thực nghiệm
18
III. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống vật chất, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Như vậy môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội.
	Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người.
	Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế pháp luật, ứng xử, hành vi.
	Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội loài người gắn bó một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động lại môi trường. Môi trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, quá trình hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác tiến trình phát triển của lịch sử xã hội đồng thời cũng là tiến trình con người tác động, cải tạo lại môi trường tự nhiên.
	Vì vậy tìm hiểu lịch sử xã hội loài người không thể không tìm hiểu những điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn lịch sử trang bị cho học sinh những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình con người, xã hội loài người chịu ảnh hưởng tác động cả môi trường, đồng thời quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ cho đến nay. Với một ý nghĩa như vậy, môn lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
	Mặt khác môn lịch sử giúp cho học sinh hiểu được tác động của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành và phát triẻn của xã hội loài người đặc biệt là thời kì nguyên thuỷ và cổ đại. Sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với mô trường tự nhiên, qua đó cũng dự báo những con đường tác động trực tiếp của con người đối với thế giới tự nhiên và hướng thay đổi tích cự đối với môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Giáo dục môi trường hiện nay đang là một vấn đề hết sức cấp thiết trong đời sống xã hội nhằm thay đổi môi trường sống của con người. Nhà trường trở thành nơi tốt nhất làm công tác tuyên truyền đặc biệt thông của các môn học như Lịch sử, công dân, địa lý. Trong chương trình môn lịch sử ở trường THPT có rất nhiều bài có thể giáo dục môi trường cho học sinh một cách thiết thực thông qua học môn lịch sử
	Bên cạnh đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử giúp cho học sinh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. Điều kiện tự nhiên đã tác động đến đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại như tế nào. Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu ở những sự kiện nào trong quan hệ với tự nhiên. Với môt ý nghĩa như vậy môn lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn.
- Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp tìm hiểu kiến thức các môn văn học, địa lý, công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Các em nắm vững kiến thức bộ môn trên cơ sở vận dụng tích hợp giải quyết tình huống cụ thể.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
     - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ  đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
        - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
             + Dạy học theo dự án.
             + Phương pháp trực quan.
             + Phương pháp thực địa.
             + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
             + Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn  là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. [ 6 ]
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao 
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh 
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[4]
Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội: 
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá 
học, sinh học (ánh sáng, núi, sông, biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài 
nguyên...) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của 
con người. 
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với 
con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành 
vi...) [4]
Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã 
hội loài người gắn bó một cách một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường 
sinh sống: chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường. Môi trường đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển xã hội loài người, quá trình hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác, tiến trình phát triển của lịch sử xã hội cũng đồng thời là tiến trình con người tác động, cải tạo môi trường tự nhiên 
Vì vậy, tìm hiểu lịch sử xã hội loài người không thể không tìm hiểu 
những điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn Lịch sử 
trang bị cho HS những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá 
trình phát triển của xã hội loài người là quá trình con người, xã hội loài 
người chịu ảnh hưởng tác động của môi trường, đồng thời là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay. Với 
một ý nghĩa như vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục 
BVMT cho HS. 
Mặt khác, môn Lịch sử giúp cho HS hiểu được sự tác động của điều 
kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người (đặc 
biệt là thời kì nguyên thuỷ và thời cổ đại); sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, qua đó góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của con người đối với thế giới tự nhiên và những hướng thay đổi tích cực đối với MT. 
Bên cạnh đó, việc GDBVMT trong môn Lịch sử giúp cho HS hiểu rõ 
hơn, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. ( Điều kiện tự nhiên 
đã tác động tới đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại như thế 
nào;Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu ở những sự kiện nào trong quan hệ đối với tự nhiên...) Với một ý nghĩa như 
vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi 
trường cho học sinh. [5]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2. 2. 1. Khó khăn:
  - Đối với giáo viên:
 + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
 + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
   + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
  - Đối với học sinh:
 + Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
 + Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2.2.3 Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên:
 +Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
  + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
  + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ..
 + Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
 + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
 - Đối với học sinh:
  Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua trong dạy học Lịch sử 
Việc GDBVMT qua môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, 
trường THPT nói riêng phải thông qua nội dung môn học. Trên cơ sở tìm hiểu nội dung CT-SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12, chúng tôi xác định những yêu cầu về nội dung cần GD cho HS là: 
- Cung cấp cho HS những kiến thức về không gian nơi xảy ra sự kiện 
lịch sử. Điều này hết sức quan trọng, vì mọi sự kiện, quá trình, nhân vật lịch 
sử đều xảy ra trong những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định. 
 - Sự tác động của môi trường đối với sự hình thành con người, xã hội 
loài người; sự hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại (môi 
trường tự nhiên khác nhau đã góp phần tạo ra sự khác nhau giữa các nền văn 
minh cổ đại về thời gian ra đời và kết thúc, về đặc điểm và thành tựu...) 
- Con người thích nghi với tự nhiên, khai thác, chinh phục thế giới như 
thế nào?. Việc khai thác chinh phục thế giới tự nhiên, phục vụ đời sống và sự phát triển của xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sống. 
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên, các nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thực vật.) . 
 - Gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử, các di sản văn hoá. Đây là một nôi dung đặc biệt quan trong cần chú ý khai thác khi dạy học lịch sử . Những vấn đề này có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. [6] 
2.3.2. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy 
học lịch sử 
- Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến 
bài học môn Lịch sử thành bài học giáo dục môi trường. 
- Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, đảm bảo 
cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn, vừa có được những kiến thức, kĩ 
năng về giáo dục BVMT (Cả môi trường tự nhiên và xã hội). 
- Việc tích hợp GDBVMT trong dạy học lịch sử không giới hạn trong 
bài nội khoá mà cần phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các 
bài về lịch sử địa phương, dạng bài thực địa... 
-Việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong bài học lịch sử phải hết sức 
nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt. [ 7 ]
2.3.3. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học 
lịch sử.
Trên cơ sở phương pháp dạy học bộ môn (Thông tin, tái hiện kiến thức lịch sử; phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất sự kiện và tìm tòi, nghiên cứu) GV khéo léo kết hợp việc giáo dục lịch sử với GD môi trường. Chẳng hạn, khi dạy về “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)” (lịch sử 12), GV đưa ra một số bức ảnh về sự phá hoại của đế quốc Mĩ bằng rải bom B52, rải chất độc hoá học (chất diệt lá) xuống các cánh rừng Việt Nam, qua đó HS thấy rõ tội ác của đế quốc Mĩ trong việc huỷ diệt sự sống và môi trường và tác hại của nó kéo dài hàng chục năm sau cuộc chiến: 
+ Miêu tả, tường thuật, kể chuyện, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ 
dùng trực quan để tái hiện hình ảnh lịch sử. 
+ Trao đổi, thảo luận, vấn đáp, đàm thoại, phân tích, so sánh để nhận 
thức bản chất sự kiện, hiện tượng. 
 + Nêu vấn đề, đưa ra các tình huống, các bài tập, tổ chức việc tự học 
cho HS để các em tự tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết lịch sử. [ 4 ]
2.3.4.Các bước xây dựng chủ đề tích hợp.
Về mặt phương pháp trong quá trình dạy học Lịch sử địa lý đã vận dung phương pháp dạy học theo phương pháp quy nạp, đi từ phân tích các sự kiện, hiện tượng đơn lẽ cụ thể, dẫn tới những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát. Không chỉ môn Địa lý, lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến của những sự kiện biến cố lịch sử. Vì vậy học sinh phải biết sử dung bản đồ trong học tập Lịch sử và địa lý.
	Trải qua một thế kỷ vươn lên xây dựng đất nước, nhân dân ta phải tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp dữ nước vĩ đại đó không chỉ làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn phát huy to lớn truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc. Đầu thế kỷ X nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn ách thống trị của phong kiến phương bắc tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử.
Bước 1: Phân tích nội dung của chương trình của môn học để tìm ra những nội dung chung có liên quan, bổ sung, hỗ trợ nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở từng môn.
Bước 2: Lựa chon nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực học sinh
Bước 3: đề xuất và xây dựng một số chủ đề cụ thể cho lớp khối 11.
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm
	Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nôi dung chương trình môn Lịch sử, địa lý văn học các nguyên tắc đã đề ra theo quy trình 4 bước đề tài đã lựa chon chủ đề tích hợp môn Lịch sử, địa lý, văn học ở khối 11.
Kết quả thực nghiêm cho thấy: Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử địa lý, văn học thấy hứng thú khi giải quyết tình huống theo dự án. [5]
Bước 5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Thực hiện dự án để giáo viên quan sát và học sinh tìm hiểu, học tập.
- Trao đổi, thảo luận, thăm dò ý kiến với giáo viên và học sinh tham gia dự án.
- Kiểm tra chất lượng dự án thông qua các bài kiểm tra sau mỗi tiết học (câu hỏi và đáp án kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là giống nhau). [ 4 ]
2.3.5 Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên môn.
 2.3.5.1. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống  đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
2.3.5.2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.   
- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
- Tổ chức hoạt động đọc hiểu  vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên  phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên  phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.
- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. [ 5 ]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
.
	Để đánh giá tính hiệu quả, tính kả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường sở tại.
* M« 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_dat_va_giai_quyet_van_la_tinh_huong.doc