SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi

SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi

 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.

 Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện để giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh .

 Đặc biệt nhờ ngôn ngữ thông qua các câu truyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn, trẻ 3 tuổi có số lượng tử tăng nhanh, vốn tử của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 tuổi nói riêng chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt cô cho trẻ xem tranh kể cho trẻ nghe các câu truyện và đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể truyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ để trẻ mạnh dạn trong giờ học. Vì ở trẻ 3 tuổi ngôn ngữ đang còn hạn chế, trẻ đang còn nói trống, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ vì vậy trẻ rất khó tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi trẻ một phần nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

 Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 19 trang thuychi01 175277
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:	1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	1
II. MUC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.	1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.	2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.	2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:	2
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.	3
1. Thuận lợi, khó khăn:	3
2. Thực trạng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi”	4
III. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN.	5
1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, phù hợp chủ đề.	5
2. Làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường học tập cho trẻ :	7
3. Sử dụng giáo cụ trực quan trong tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ.	8
4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:	12
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.	12
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	14
I. KẾT LUẬN:	14
II. KIẾN NGHỊ:...............................................................................................15
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. 
 Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện để giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh .
 Đặc biệt nhờ ngôn ngữ thông qua các câu truyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn, trẻ 3 tuổi có số lượng tử tăng nhanh, vốn tử của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 tuổi nói riêng chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt cô cho trẻ xem tranh kể cho trẻ nghe các câu truyện và đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể truyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ để trẻ mạnh dạn trong giờ học. Vì ở trẻ 3 tuổi ngôn ngữ đang còn hạn chế, trẻ đang còn nói trống, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ vì vậy trẻ rất khó tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi trẻ một phần nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 
	Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. MUC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi.
  	- Giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Phượng Nghi phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn âm tiếng Việt.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	"Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi - Như Thanh " .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
	Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	Gồm các phương pháp điều tra, nêu gương, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động...
3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu (Bảng biểu...)
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
 	Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó”. Tiếng nói là phương tiện giao tiếp giữa người với người. 
 Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đối với trẻ. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời nói chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định, chuẩn mực của xã hội mà mọi người đều phải tuân thủ theo những quy định chung đó .
	Tiếng nói là một phần của ngôn ngữ, nó có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tiếng nói giúp trẻ diễn tả mọi sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh, giúp trẻ diễn đạt được mọi ý nghĩ, tình cảm, yêu cầu, nhu cầu mong muốn của trẻ với người lớn, giúp trẻ mở rộng hiểu biết thế giới xung quanh trẻ. Sự phát triên ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
 Đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi cần giúp trẻ phát triển mở rộng vốn từ, giúp trẻ biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách. Tạo cho trẻ các kênh giao tiếp thường xuyên, được tiến hành giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với mọi người xung quanh trẻ về những sự vật, hiện tượng xung quanh, hình ảnh trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết, tập cho trẻ nói đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ [3].
 Một số đặc điểm nữa là giai đoạn này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu, lời nói luôn luôn gắn liền với hình ảnh, hành động của đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu được.
Trẻ thích được giao tiếp với những người xung quanh và có nhu cầu bằng trực quan. Trẻ thích bắt chước và ham tìm tòi khám phá, thắc mắc. Rất cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen, động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc có âm thanh và một số đặc điểm nữa là trẻ rất hay muốn được làm như người lớn.
Trẻ 3-4 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ rang, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
	Trên đây là những cơ sở lý luận giúp tôi làm căn cứ để tìm ra những biện pháp giảng dạy trẻ sao cho thật phù hợp với lứa tuổi và bộ môn này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non Phượng Nghi.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thuận lợi, khó khăn:
1.1. Thuận lợi: 
 	- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể, sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương về đầu tư cơ sở vật chất, sự giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường cũng như sự chia sẻ của đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.
 	- Bản thân là một giáo viên còn trẻ, khỏe nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn. Tôi thường xuyên dành nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ thực hiện trên các hoạt động ở trường đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu và đồng nghiệp về chuyên môn, bản thân luôn tìm tòi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phương pháp hình thức tổ chức, sáng tạo và linh hoạt.
 - Trẻ trong lớp ngoan ngoãn, đó là điều kiện thuận lợi để tôi rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể.
1.2. Khó khăn.
 	Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng gặp không ít khó khăn như sau:
 	 - Cơ sở vật chất tuy tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa phong pú đa dạng và chưa thật sự đáp ứng so với nhu cầu của trẻ và của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
	Ví dụ: Máy chiếu, ti vi
	Tài liệu phục vụ cho các hoạt động dạy học chưa đa dạng phong phú.
 Ví dụ: Tranh ảnh, đồ dùng dạy học, tài liệu cho giáo viên.
 - Là địa bàn xã mà trên 80% là người dân tộc thiểu số sinh sống, vì vậy trẻ em cũng đa số là người dân tộc, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc dẫn đến việc nói tiếng việt chưa rõ .
 	 - Nhận thức về giáo dục mầm non nói chung và phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ của một bộ phận phụ huynh chưa đúng mực, chưa quan tâm trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ . 
 	 - Thời gian lao động trên lớp của giáo viên mầm non quá dài và căng thẳng nên ít có điều kiện về thời gian để nghiên cứu tài liệu chuyên môn nâng cao nghiệp vụ, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy.
	- Là giáo viên nam nên chưa được mềm dẻo trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động.
2. Thực trạng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi”
2.1. Đối với giáo viên:
 - Giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động giao tiếp để phát triển ngôn ngữ.Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc giáo dục hầu như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, khi nói chuyện với trẻ cô hay nói nhanh và không luyện câu từ cho trẻ, trẻ nói thiếu chủ ngữ vị ngữ, nói lặp, nói ngọng, không kịp thời điều chỉnh và sửa sai.
 - Qúa trình tổ chức giờ học tôi chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi, để giúp trẻ được tư duy và phát triển ngôn ngữ.
 - Trong quá trình dạy trẻ, bản thân tôi thấy rất lo lắng đến vấn đề này, nếu như không kịp thời nghiêm túc thực hiện đúng chương trình quy định sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn đối với trẻ, bởi trẻ 3 tuổi ở giai đoạn này đang ở thời kỳ cần cung cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn.
 2.2. Đối với trẻ:
 - Đối với trẻ thì hệ thống ngôn ngữ không được mở rộng do cô đưa câu hỏi đóng, trẻ hay nói thiếu các thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
 - Trẻ em đa số là người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nên khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế.
2.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị:
 	Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi tôi luôn không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới nhất là việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học.
 	 Được phụ trách lớp 3-4 tuổi của trường, với cơ sở vật chất phòng nhóm lớp rộng rãi, thoáng mát, tương đối đầy đủ đồ dùng dạy và học. Song để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của chương trình GDMN mới thì vẫn còn thiếu, như máy chiếu, ti vi, mô hình.để tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và hoạt động làm quen với văn học nói riêng trong đó có giờ kể truyện
2.4. Công tác phối kết hợp với phụ huynh:
 	Do công tác tuyên truyền của tôi đến với phụ huynh chưa kịp thời, chưa có sự đầu tư về chiều sâu, nên các nội dung tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phối kết hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ còn thấp, vì trẻ cần cung cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn.
 	Giáo viên chưa thường xuyên phối hợp, nhắc nhở, động viên phụ huynh chú ý luyện câu từ cho trẻ ở nhà để đến lớp trẻ nói đủ từ, đủ câu. 
 2.5. Công tác tham mưu: 
	Công tác tham mưu của bản thân đối với nhà trường còn hạn chế, chưa mạnh dạn đề xuất tham mưu với nhà trường để mua sắm thêm tranh ảnh, mô hình để phục vụ cho môn kể truyện.
Kết quả khảo sát thực trạng
STT
Nội dung khảo sát
Số trẻ khảo sát
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ kể chuyện
20
2
10
3
15
3
15
12
60
2
Nhớ và nhắc lại được tên chuyện và tên nhân vật trong chuyện 
20
2
10
2
10
3
15
13
65
3
Hiểu nội dung câu chuyện, trả lời được câu hỏi đàm thoại của giáo viên rõ ràng mạch lạc.
20
1
5,0
3
15
3
15
13
65
4
Kể lại được những lời thoại trong chuyện
20
0
0
2
10
2
10
16
80
III. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN.
1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, phù hợp chủ đề.
	Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của một câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc, vì vậy các câu chuyện đến được với trẻ phải qua yếu tố trung gian đó là giọng đọc và lời kể của cô giáo, của những người khác truyền đạt tới trẻ. Tác phẩm tốt bao nhiêu thì giúp trẻ cảm nhận cốt truyện tốt bấy nhiêu. Từ đó nó đòi hỏi giáo viên trước khi truyền đạt một câu chuyện đến với trẻ phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nội dung cốt chuyện để hiểu rõ nó là chuyện đọc hay chuyện kể. Từ đó xây dựng giọng đọc - kể cho phù hợp.
	- Nếu là chuyện kể thì trong quá trình kể lại nội dung câu chuyện tôi có thể thêm bớt một số chi tiết để tăng hứng thú nghe kể của trẻ, nhưng không làm thay đổi nội dung cốt chuyện. 
	- Khi kể chuyện tôi căn cứ vào nội dung diễn biến tâm trạng, khung cảnh diễn ra hành động của nhân vật mà thể hiện ngữ điệu giọng cho phù hợp.
	- Khi kể chú ý đến 2 loại ngôn ngữ đó là ngôn ngữ người dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
	- Ngôn ngữ của người dẫn chuyện thì giới thiệu thường chậm rải, vừa phải khi diễn biến câu chuyện thì phải thay đổi giọng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh diễn biến hoạt động của nhân vật.
	Ngôn ngữ phụ thuộc vào tính cách của nhân vật và hoàn cảnh diễn biến câu chuyện.
Ví dụ: Ngữ điệu giọng câu chuyện Tích chu "Chủ đề gia đình".
	- Giọng của người dẫn chuyện chậm dải đều đều thể hiện đoạn sau câu chuyện "Tích chu ở với bà - ngày ngày bà làm việc vất vã để kiếm tiền nuôi Tích chu. Có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tích chu, ban đêm ngủ bà thức để quạt cho Tích chu".
	- Ngược lại, một hôm bà ốm gọi Tích chu "Tích chu ơi, cho bà ngụm nước bà khát khô cả cổ rồi, đây là giọng bà già đang ốm nên thể hiện giọng trầm nhỏ, chậm rải run run thể hiện sự mệt mỏi. Qua đó giúp trẻ thấy được yêu thương vất vả của bà dành hết cho cháu đến nổi kiệt sức. Thế mà Tích chu đối với bà thế nào? Chúng ta có học tập Tích chu lúc này không ? Vì sao? Nhưng cuối cùng bạn cũng thấy lỗi và sửa lỗi của mình. Qua đây muốn nhắn nhủ các con đừng làm cho những người thân yêu phải buồn, nếu mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa mới trở thành người tốt.
* Chọn nội dung câu chuyện phù hợp với chủ đề:
	Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan trọng, qua đọc kể giúp trẻ dễ dàng hiểu nội dung tác phẩm văn học, tập trung sự chú ý xuất hiện, sự hồi hộp lo lắng, chờ đợi được thể hiện.
	Là một trong những trường đã áp dụng thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non mới vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế mà việc lựa chọn chuyện kể vào quá trình giáo dục trẻ không bị gò bó, áp đặt. Ngoài những tác phẩm Ban giám hiệu gợi ý tôi có thể lựa chọn chuyện kể ở ngoài chương trình, sách báo vào quá trình giáo dục trẻ nhưng những tác phẩm văn học đó phải phù hợp với trẻ và chủ đề đang thực hiện, và phải đảm bảo tính nghệ thuật, tính giáo dục cao.
	Bởi vì, ngoài những năm đầu đời trẻ được chăm sóc giáo dục ở gia đình, trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự chăm sóc vỗ về nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn trẻ qua câu chuyện, lời ru của bà và mẹ. Thì khi đến tuổi mầm non trẻ lại được chăm sóc giáo dục như trong gia đình. Vì trường mầm non là cái nôi thứ hai nuôi dưỡng, vun đắp cho trẻ về tình cảm, nhân cách, chuẩn mực, đạo đức ngoài gia đình. Trực tiếp đó là cô giáo người mẹ thứ hai trực tiếp cung cấp cho tâm hồn trẻ những cái hay, cái đẹp, những phẩm chất đạo đức , cách cư xử lễ phép giữa trẻ với mọi người xung quanh, thế giới tự nhiên thông qua tác phẩm văn học. Cho nên việc lựa chọn nội dung của tác phẩm văn học vô cùng quan trọng nó quyết định sự hoàn thiện và phát triển nhân cách trẻ.
	Ví dụ: Muốn giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh trong ăn uống - vệ sinh răng miệng thông qua chủ đề bản thân tôi đã lựa chọn câu truyện "Gấu con bị đau răng". Thông qua nội dung tôi hỏi trẻ vì sao gấu bị sâu răng? Những bạn nào lớp mình bị sâu răng? Con thấy răng bị sâu răng sẽ như thế nào? Và từ đó giáo dục trẻ cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, vệ sinh, cách chăm sóc như thế nào để có hàm răng chắc khoẻ. Qua câu chuyện trẻ được dạy cách đánh răng sao cho đúng và đánh răng tốt nhất là bao nhiêu lần trong 1 ngày.
	Tương tự chủ đề "Gia đình" tôi chọn tác phẩm "Bó hoa tươi thắm".
	Thông qua câu chuyện không những biết yêu quý hiếu thảo với những người thân yêu trong gia đình mình như: Ông , bà, bố, mẹ, anh , chị...trẻ cong biết yêu thương giúp đỡ nười xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nan.
	Ví dụ: Giúp bác Dê vác bao gạo nặng nề về nhà, hay voi còn giúp chó vàng lấy gầu bị rơi dưới giến...
	Nh­ vËy ®Ó ®¹t ®­îc kÕt qu¶ cao qua viÖc tæ chøc ho¹t ®éng cho trÎ lµm quen t¸c phÈm v¨n häc qua t¸c phÈm chuyÖn kÓ th× viÖc chän néi dung rÊt quan träng nh­ mét nhµ nghiªn cøu t¸c phÈm tèt sÏ gióp trÎ nhËn thøc tèt vµ ng­îc l¹i. 
2. Làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường học tập cho trẻ :
	Để có những đồ dùng đồ chơi mới lạ và hấp dẫn trẻ, phục vụ cho giờ kể chuyện, tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương như sách báo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô...nhằm lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động từ đómà ngôn ngữ của trẻ được phát triển.
	Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi tôi cho các cháu vào hoạt đông chơi góc để trẻ tạo ra nhừng đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện.
	Từ những vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích.
 Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tạo nhiều màu sắc đẹp để gây hứng thu cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi.
	Để thực hiện tốt giờ kể chuyện cho trẻ, tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các đồ dùng, học cụ, trang trí tranh ảnh đẹp phù hợp với chủ đề để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ đặc biệt là góc trẻ làm quen với văn học.
 	Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại chuyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo, tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân khấu , sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất.
Thầy giáo hướng dẫn trẻ kể lại chuyện
3. Sử dụng giáo cụ trực quan trong tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ.
	Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng tư duy của trẻ là nhận thức trực quan đến trừu tượng, trẻ chỉ chú ý và ghi nhớ những gì trẻ thích thú trẻ thường "Thích lạ mau chán, chóng nhớ dễ quên". Vì thế mà ngôn ngữ hình thể của giáo viên là phương tiện trực quan hỗ trợ, bổ sung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm, khả năng hiểu biết - tình cảm rung động của giáo viên trước một tác phẩm văn học sẽ bộc lộ qua ngôn ngữ ánh mắt - nét mặt điệu bộ khi trình bày tác phẩm, khiến trẻ có cảm nhận bằng trực cảm. Nếu kể mà nét mặt giáo viên không có sự thay đổi, sự giao cảm của người kể với nhân vật, tạo sự gần gũi giữa người truyền tải đến đối tượng tiếp nhận thì không lôi cuốn trẻ. Nhưng những yếu tố trên nếu biết kết hợp hài hoà với đồ dùng khác như tranh ảnh, con rối con, giống sân khấu, đóng kịch, sa bàn nhất là việc áp dụng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin: Băng đĩa, phần mềm, vidio, máy chiếu vào quá trình kể cùng với nghệ thuật âm thanh, ánh sáng đạo cụ và cảnh trí phù hợp với từng chuyện, từng chủ đề thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng khi sử dụng, người sử dụng phải linh hoạt khéo lé

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_4_tuoi_thong_qua_hoat_don.doc