SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học

SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học

Trong chương trình môn Tin học bậc THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 thì việc học giờ thực hành tại phòng Tin học là việc làm thường xuyên của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy một số em có kỹ năng thực hành chưa đạt yêu cầu của bài.

Đồng thời, do tâm lý “học lệch các môn để thi trung học phổ thông Quốc gia” nên trong tiết thực hành các em luôn mất trật tự, không tập trung, trao đổi nhiều, ít quan tâm đến nội dung thực hành và các em ít khi tự suy nghĩ để tự giải và tự làm các bài thực hành đó. Tiêu biểu là các bạn học yếu, kém thì nhìn bài bạn làm cho khỏe, cho nhanh,. và từ đó dẫn tới những học sinh yếu, kém đó cũng không biết bài làm của mình có đúng hay không? Đặc biệt, lúc cuối buổi khi làm hết nội dung trong sách giáo khoa thì các em lại làm việc riêng như chơi game, vẽ hình trong Paint, và có một số em tìm các phần mềm và bài làm của các bạn ở các lớp khác đã tồn tại trong máy để nghịch, xóa,. làm cho giờ thực hành không đạt được kết quả đúng với yêu cầu của bài thực hành hay yêu cầu của giáo viên. Từ đó dẫn tới giờ thực hành tin học trở nên nhàm chán, học sinh không hứng thú đi thực hành Tin học.

Nhằm giúp các em có kỹ năng thực hành tốt hơn, giờ học thực hành đạt hiệu quả cao hơn và tiết thực hành diễn ra nghiêm túc hơn, đáp ứng với yêu cầu của bài thực hành cũng như yêu cầu của giáo viên,. tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài : “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học”.

 

doc 11 trang thuychi01 10643
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình môn Tin học bậc THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 thì việc học giờ thực hành tại phòng Tin học là việc làm thường xuyên của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy một số em có kỹ năng thực hành chưa đạt yêu cầu của bài. 
Đồng thời, do tâm lý “học lệch các môn để thi trung học phổ thông Quốc gia” nên trong tiết thực hành các em luôn mất trật tự, không tập trung, trao đổi nhiều, ít quan tâm đến nội dung thực hành và các em ít khi tự suy nghĩ để tự giải và tự làm các bài thực hành đó. Tiêu biểu là các bạn học yếu, kém thì nhìn bài bạn làm cho khỏe, cho nhanh,.. và từ đó dẫn tới những học sinh yếu, kém đó cũng không biết bài làm của mình có đúng hay không? Đặc biệt, lúc cuối buổi khi làm hết nội dung trong sách giáo khoa thì các em lại làm việc riêng như chơi game, vẽ hình trong Paint, và có một số em tìm các phần mềm và bài làm của các bạn ở các lớp khác đã tồn tại trong máy để nghịch, xóa,... làm cho giờ thực hành không đạt được kết quả đúng với yêu cầu của bài thực hành hay yêu cầu của giáo viên. Từ đó dẫn tới giờ thực hành tin học trở nên nhàm chán, học sinh không hứng thú đi thực hành Tin học.
Nhằm giúp các em có kỹ năng thực hành tốt hơn, giờ học thực hành đạt hiệu quả cao hơn và tiết thực hành diễn ra nghiêm túc hơn, đáp ứng với yêu cầu của bài thực hành cũng như yêu cầu của giáo viên,... tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài : “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học”. 
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Trong chuyên đề, tôi đã phân tích đưa ra một số nội dung trong quá trình giáo viên hướng dẫn, quan sát và quản lý học sinh thực hành trong giờ thực hành về môn tin học ở lớp 12 để có thể giúp học sinh tập trung hơn trong giờ thực hành và từng bước giúp học sinh hình thành kỹ năng, tư duy tự học, tự giải quyết vấn đề. 
Ngoài ra, chuyên đề còn nhằm mục đích giúp cho các em có kỹ năng tốt trong thao tác thực hành với máy tính, cũng như tạo ra vốn kỹ năng cho các em vận dụng tốt hơn trong việc học môn tin học ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hay trong công việc sau này.	
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận- thực tiễn.
Từ thực tiễn của việc học trong giờ thực hành về môn tin học của các học sinh lớp 12 
 Kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp dạy môn tin học của khối 12 của bản thân tại trường THPT Tĩnh Gia 2.
Đồng thời có sự tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và sự tham khảo các phần mềm ứng dụng trong quản lí học sinh.
II.2. Thực trạng của vấn đề.
Trong thực tế giảng dạy học sinh lớp 12, tôi nhận thấy hầu như phần thực hành trên máy tính học sinh còn rất lúng túng mặc dù giáo viên đã dạy phần lý thuyết ở các tiết trước vì vậy đa số học sinh chưa biết cách vận dụng để giải bài tập. Theo tôi có một số lí do dẫn đến thực trạng đó:
 	Một là do các em chưa có kỹ năng nhiều về thực hành trên phòng máy cũng như các em ít tập trung vào việc thực hành (do khi phân công 2 em ngồi thực hành cùng 1 máy thì chỉ có 1 em là thường xuyên thực hành thôi, em còn lại ngồi chơi).
	Hai là thời lượng giảng dạy thực tế của giáo viên trên lớp chưa đủ. Trung bình trước mỗi bài thực hành giáo viên chỉ có 1 – 2 tiết giảng dạy lý thuyết.
	Ba là số lượng máy tính ở phòng thực hành bộ môn Tin học tại trường tôi còn khá khiêm tốn, không đủ máy tính cho từng em thực hành mà thường là 2 -3 em cùng thực hành trên một máy tính dẫn đến tình trạng nhiều em học yếu kém ỷ lại cho các bạn ngồi cùng.
	Bốn là do điều kiện kinh tế gia đình của nhiều học sinh còn khó khăn nên chỉ rất ít học sinh trường tôi được cha mẹ trang bị cho máy tính để học tập nên thực tế các em chỉ làm quen với máy tính trong thời gian lên lớp.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả các bài kiểm tra 45 phút trong đầu năm học 2018-2019 của học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 2 vẫn còn tồn tại học sinh có điểm kiểm tra dưới 3,5. Từ đó, bản thân tôi đã xây dựng nên chuyên đề “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành về bộ môn tin học”, qua đó giúp các em có kỹ năng thực hành tốt và đạt kết quả cao hơn trong học tập. Cụ thể điểm kiểm tra thực hành đầu học kì I năm học 2018 – 2019 đã được tôi thống kê trong bảng 1 dưới đây: 
Bảng 1: Thống kê chất lượng điểm tra 45 phút đầu tiên của HKI năm học 2018-2019
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 C1
40
17
42,5
8
20
8
20
7
17,5
0
0
12 C2
42
15
35,7
15
35,7
5
11,9
6
14,3
1
2,4
12 C3
40
10
25
15
37,5
10
25
3
7,5
2
5
12 C4
36
7
19,4
14
38,9
7
19,4
6
16,7
2
5,6
12 C5
35
7
20
10
28,6
14
40
2
5,7
2
5,7
Thống kê ở 5 lớp nhận thấy: Điểm TB trở lên: 83,94 %; 
 Điểm Yếu, Kém: 16,06 %.
II.3. Biện pháp thực hiện.
II.3.1. Phân bố vị trí thực hành cho học sinh.
	Việc phân bố vị trí cho học sinh trong giờ thực hành là rất quan trọng vì nếu không phân bố vị trí phù hợp thì nhiều học sinh sẽ ỷ lại những học sinh khác. 
Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nên không thể đảm bảo 1 học sinh / 1 máy, khi đó bắt buộc giáo viên sẽ phải sắp xếp 2 – 3 học sinh / 1 máy tính, dẫn đến học sinh yếu kém không chủ động thực hành (một phần vì tâm lí ngại học, ngại làm bài một phần vì tâm lí xấu hổ với bạn ngồi cùng khi không biết làm bài thực hành) vì vậy tính tích cực của các em không phát huy được.
Tùy theo từng đối tượng học sinh mà tôi sẽ có biện pháp tổ chức học sinh ngồi thực hành theo sơ đồ cố định tại phòng tin học đảm bảo được những yêu cầu sau:
Một là các máy tính phải bố trí trong sơ đồ sao cho khi học sinh ngồi thực hành thì giáo viên ngồi trên “bàn giáo viên” vẫn có thể quan sát hết toàn bộ hoạt động của học sinh cả lớp trong quá trình học sinh thực hành. Trong thực tế giảng dạy trước đây khâu này ít được giáo viên chú trọng, thông thường đến tiết thực hành các em học sinh tự chọn chỗ ngồi cho mình, những em học yếu đa phần là những em nhác học, ham chơi nên thường tụ tập ngồi lại một chỗ và thường là ngồi phía cuối phòng thực hành và giáo viên ít bao quát đến vị trí đó. Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài việc bố trí chỗ ngồi cho học sinh được tôi thực hiện rất hiệu quả, đảm bảo tôi có thể bao quát được tất cả các em.
	Hai là tôi thường bố trí những em học khá giỏi ngồi cùng những em học yếu kém hơn để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong giờ thực hành. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải quan tâm đến tình hình học tập cụ thể của từng đối tượng học sinh để bổ trí được cặp đôi học sinh thích hợp để phát huy được tính tích cực cho học sinh. Trong quá trình học tập học sinh không chỉ học từ thầy cô mà còn học từ bạn bè nên việc bố trí học sinh yếu kém ngồi cạnh học sinh khá giỏi sẽ phần nào giúp các em học yếu tiến bộ hơn. Đồng thời việc giúp đỡ bạn học yếu cũng giúp các em học khá giỏi thêm vững vào kiến thức mà mình có.
Ba là phân các em ngồi sao cho có thể sử dụng được tối đa số máy hiện tại có thể dùng được (trường hợp máy hư thì phân học sinh ngồi cùng bạn ở máy khác nhưng phải điền tên học sinh đó vào vị trí máy mới trên sơ đồ để giáo viên dễ quan sát và quản lý).
Việc bố trí các máy tính theo sơ đồ này thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng phòng tin học cũng như của từng trường học cụ thể.
Dưới đây là cách bố trí sơ đồ phòng tin học của trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện tại:
II.3.2. Hướng dẫn nội dung thực hành.
Trước mỗi bài thực hành bao giờ cũng có tiết lí thuyết, tuy nhiên như tôi đã trình bày ở phần trên, thời lượng giảng dạy lí thuyết còn khá khiêm tốn, đồng thời nhiều học sinh còn chưa chủ động tìm hiểu trước bài thực hành ở nhà. Vì vậy khi đến tiết thực hành nhiều học sinh còn lúng túng. Để khắc phục tình trạng đó tôi làm những bước sau:
Một là giáo viên dùng khoảng 5 đến 10 phút đầu buổi thực hành để hướng dẫn trước nội dung cũng như cách thức thực hành cụ thể của bài hôm đó cho học sinh. Từ đó, các em có thể hình dung được các bước thực hành mình sẽ làm trong buổi thực hành đó.
Hai là cho học sinh phát biểu ý kiến còn khúc mắc, khó khăn trong bài thực hành ở phần nào để giáo viên kịp thời hướng dẫn lại.
	Ví dụ: trong 2 tiết của BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4: TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
Tiết 1: 
Hoạt động 1: Tạo biểu mẫu.
Bài 1: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH theo mẫu.
- Tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
- Chỉnh sửa phông chữ tiếng Việt, di chuyển các trường dữ liệu để có vị trí đúng.
*- GV Yêu cầu HS sử dụng CSDL trong Bài TH 3 để làm bài tập.
*- GV thực hiện thao tác mẫu tạo biểu mẫu cho bảng HocSinh.
2. Hoạt động 2: Nhập thêm bản ghi
Bài 2: Sử dụng biểu mẫu vừa tạo để nhập thêm các bản ghi cho bảng theo mẫu sau.
*- GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác nhập thêm các bản ghi vào biểu mẫu.
Tiết 2:
1. Hoạt động 1: Sắp xếp, Lọc dữ liệu.
Bài 3/SGK: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để lọc ra các học sinh nam của bảng Hoc_Sinh
*GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 3.
Lọc danh sách HS Nam.
*GV: Thực hiện mẫu thao tác lọc.
B1: Chọn trường giới tính có học sinh là Nam.
B2: Nháy vào nút .
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu và sử dụng các lệnh tương ứng trên bảng chọn Records để:
a) Sắp xếp tên học sinh theo thứ tự tăng dần.
*GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu trong SGK.
*GV: Thực hiện mẫu thao tác Sắp xếp tên:
B1: Chọn trường Tên.
B2: Nháy nút (tăng dần), hoặc vào Records/Sort/
b) Lọc ra các học sinh Nữ.
*GV: Thực hiện mẫu thao tác lọc.
B1: Chọn trường giới tính có học sinh là Nữ.
B2: Nháy vào nút .
II.3.3. Kiểm tra cuối buổi thực hành.
	Mỗi buổi thực hành, còn lại 7 – 10 phút cuối, ngoài nội dung thực hành trong sách giáo khoa giáo viên cần đưa thêm nội dung bài tập mới để học sinh thực hành thêm và lấy điểm kiểm tra miệng. 
	Với tâm lý học hiện nay của học sinh thì vấn đề mà học sinh quan tâm nhất là điểm kiểm tra. Nên cuối mỗi buổi thực hành có 1 bài kiểm tra sẽ làm cho tâm lý thực hành của học sinh sẽ tập trung vào ngay từ đầu buổi thực hành.
	Với thực tiễn giảng dạy lớp 12 của mình trong năm học 2018 – 2019 tôi thường ra các câu hỏi mang tính phân loại đối với học sinh:
	Học sinh yếu kém sẽ làm những bài kiểm tra thực hành tương tự các dạng bài trong sách giáo khoa đã được tôi hướng dẫn trên lớp.
	Đối với học sinh khá giỏi tôi đưa thêm các nội dung bài tập mới đòi hỏi sự tư duy sáng tạo hơn, từ đó còn khuyến khích được học sinh khá giỏi phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, gây thêm niềm hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn
Ví dụ: trong 2 tiết của BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4: 
TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
Giáo viên đưa thêm bài tập như sau để lấy điểm kiểm tra miệng:
1. Tạo biểu mẫu cho biết thông tin của các học sinh. (2đ)
2. Sắp xếp học sinh theo thứ tự tăng dần của tổ. (2đ)
3. Lọc ra các học sinh Nữ là đoàn viên. (3đ)
4. Lọc ra các học sinh Nam là đoàn viên. (3đ)
	Sau khi học sinh làm xong có thể chấm điểm hết cho các em lấy điểm 15 phút hoặc có thể chọn ra 1 số em để chấm lấy điểm miệng.
II.3.4. Sử dụng phần mềm NetOp School trong việc hướng dẫn và quản lý học sinh thực hành.
* Các chức năng của NetOp School:
NetOp School được phát triển nhằm giúp cho giáo viên hướng dẫn và quản lý tốt học sinh trong tiết thực hành. Phần mềm có nhiều chức năng nhưng với mục đích phát huy tính tích cực cho học sinh trong giờ thực hành tôi chỉ lựa chọn một số chức năng cơ bản như sau:
1. Giảng bài: Chia sẻ một màn hình bất kỳ cho cả lớp; phân phối đầu bài và thu lại bài tập. Khi sử dụng NetOp School tôi có thể hướng dẫn cho từng học sinh bằng cách truyền màn hình của tôi tới cả lớp, mỗi học sinh đều có thể theo dõi bài giảng như đang được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong lớp. 
Đồng thời khi sử dụng NetOp School cho phép tôi khóa bàn phím và chuột của học sinh trong quá trình theo dõi bài giảng. Thao tác này đảm bảo cho học sinh không bị phân tâm trong quá trình nghe giảng, từ đó góp phần phát huy tính tích cực cho học sinh.
2. Quản lý: Quản lý lớp học và theo dõi các học sinh làm bài. Khi sử dụng NetOp School tôi có thể quan sát tất cả các học sinh cùng một lúc hoặc từng học sinh trên màn hình máy chủ của tôi, và dễ dàng đưa ra các trợ giúp cho học sinh.
Việc quản lý học sinh trong giờ dạy lý thuyết bình thường đã rất khó khăn, việc quản lí học sinh trong giờ thực hành còn khó khăn hơn rất nhiều. Đa phần các em học sinh đang còn tâm lí tò mò không chú trọng vào mục tiêu chính của bài học nên việc quản lí và theo dõi các em làm bài là rất quan trọng.
Khi sử dụng phần mềm NetOp School sẽ giúp tôi quản lí các em học sinh làm bài tốt hơn và quan trọng là tôi có thể theo dõi các em có làm bài thực hành hay không, một em làm hay cả hai đều làm. Điều này rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực cho học sinh. Với tâm lí ỷ lại bạn học tốt hơn, những em học yếu sẽ không làm bài thực hành và tình trạng này sẽ kéo dài dẫn đến các em học yếu sẽ không tiến bộ được. Khi sử dụng phần mềm NetOp School tất cả học sinh đều phải làm bài thực hành không phân biệt học sinh khá giỏi hay yếu kém, từ đó các em sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập.
3. Điều khiển: Ngăn không cho học sinh truy xuất các website hoặc không cho sử dụng một số chương trình ứng dụng.
Như tôi đã trình bày ở phần trên, giờ thực hành trên máy tính rất dễ để các em học sinh lợi dụng máy tính của nhà trường để vào các trang mạng không phục vụ cho học tập. 
Tuy nhiên khi sử dụng phần mềm NetOp School các em sẽ không thể vào các trang mạng nếu không được sự cho phép của giáo viên. Từ đó sẽ giúp các em tập trung hơn vào bài thực hành của mình.
Với việc lựa chọn ba chức năng cơ bản như trên đã giúp tôi quản lý học sinh tốt hơn trong giờ thực hành đồng thời giúp học sinh tập trung hơn vào mục tiêu của bài thực hành, không còn tâm lý ỷ lại bạn khác từ đó phát huy tính chủ động tích cực trong giờ thực hành. 
Dưới đây là giao diện chính của phần mềm NetOp School
* Cách sử dụng phần mềm NetOp School
Chuyển màn hình máy chủ xuống máy trạm: Chọn toàn bộ các máy có trong danh sách, hoặc một số máy tùy ý. Bấm vào nút Give Demo, toàn bộ màn hình máy trạm sẽ nhìn thấy trên màn hình máy chủ. 
Điều khiển một máy trạm: chọn tên của máy trạm trong danh sách và bấm vào nút Remote Control, màn hình máy trạm sẽ hiện lên một cửa sổ trên máy chủ ở màn hình này có hai chế độ: 1 cho phép máy trạm thao tác; 2 không cho phép thao tác bằng cách khóa bàn phím và mouse. Có thể điều khiển nhiều máy trạm trên nhiều cửa sổ khác nhau của máy chủ.
Xem màn hình toàn bộ phòng máy: bấm vào nút Mosaic View (xem toàn bộ màn hình với kích thước thu nhỏ). Nếu bấm vào nút Monitor Students thì 15 giây một màn hình máy trạm xuất hiện trên máy chủ (thời gian này có thể thay đổi được trong phần Options của chương trình).
 Sử dụng phần mềm NetopSchool để hướng dẫn và quản lý thực hành là rất hiệu quả, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần là cả lớp có thể theo dõi thông qua màn hình máy trạm, không mất thời gian của giáo viên. Giáo viên ngồi ở máy chủ cũng có thể quan sát được cả lớp có thực hành hay không thông qua màn hình máy con trên máy chủ.
II.4. Kết quả đạt được:
Trong cuối HKI và đầu HKII năm học 2018-2019 này, trong các buổi thực hành tôi đã thực hiện theo chuyên đề này và đã thu được những kết quả nhất định: nhiều học sinh điểm kiểm tra cao hơn và có kỹ năng thực hành tốt hơn. Cụ thể kết quả kiểm tra như sau:
Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra 45 phút lần đầu của học kì II 
năm học 2018 – 2019.
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 C1
40
20
50
13
32,5
14
35
3
7,5
0
0
12 C2
42
18
42,9
13
30,9
10
23,8
1
2,4
0
0
12 C3
40
15
37,5
10
25
13
32,5
2
5
0
0
12 C4
36
10
27,8
13
36,1
11
30,6
2
5,5
0
0
12 C5
35
10
28,6
11
31,4
13
37,1
1
2,9
0
0
Thống kê điểm kiểm tra 45 phút lần đầu của học kì II nhận thấy
Điểm trung bình trở lên: 95,34 %; 
Điểm Yếu: 4,66 %; 
Điểm Kém: 0%.
	So sánh bảng 1 và bảng 2 ta nhận thấy:
Số học sinh bị điểm kém ở đầu học kì 2 giảm còn 0 %, trong khi đó ở đầu học kì 1 là 3,63 %.
Số học sinh bị điểm yếu ở đầu học kì 2 giảm còn 4,66%, trong khi đó ở đầu học kì 1 là 12,43%.
Số học sinh đạt điểm trung bình trở lên ở đầu học kì 2 là 95,34%, trong khi đó ở đầu học kì 1 chỉ là 83,94%.
 Như vậy ở đầu học kì 2 thông qua số liệu thống kê điểm kiểm tra tôi nhận thấy hiệu quả học tập ở học sinh được cải thiện rõ rêt (số học sinh điểm yếu giảm, số học sinh đạt trung bình trở lên tăng và đặc biệt không còn học sinh bị điểm kém).
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
	Tôi nhận thấy với nội dung đề tài của mình đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học.
	Để học sinh có kỹ năng thực hành tốt, tập trung học tập hơn và có kết quả học tập tốt hơn trong các giờ thực hành tin học, giáo viên cần quản lý tốt học sinh thực hành tại tại phòng tin học, dạy kỹ các vấn đề lý thuyết trên lớp, hướng dẫn trước nội dung thực hành trong đầu buổi thực hành và cho học sinh làm nhiều loại bài tập thực hành tương tự. Từ đó, các em nắm rõ được lý thuyết và rèn luyện được kỹ năng thực hành tốt hơn, đồng thời hướng dẫn cho các em tìm cách giải quyết các bài thực hành tương tự với bài thực hành đó.
	Các nội dung này cũng có thể áp dụng cho các giờ thực hành tin học của các khối, lớp ở cấp THPT.
2. Đề xuất.	
	Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại. Việc rèn luyện kỹ năng tư duy, thực hành tin học là giúp cho học sinh có kết quả tốt hơn trong học tập cũng như trong công việc sau này. 
	Tuy nhiên trong đề tài này, tôi chưa trình bày được hết các nội dung để “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong giờ thực hành môn tin học”. Hy vọng rằng với sự góp ý của các bạn đồng nghiệp thì đề tài này sẽ được nghiên cứu và khai thác sâu hơn.
 XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép SKKN của người khác
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Lê Văn Vinh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc_sinh_lop_12_tron.doc
  • docx1bìa vinh 2019.docx
  • docx2MỤC LỤC vinh 2019.docx
  • docx4PHỤ LỤC vinh 2019.docx