SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 11 - Bản vẽ xây dựng - Công nghệ 11

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 11 - Bản vẽ xây dựng - Công nghệ 11

 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,cao đẳng,trung cấp,học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 Ở chương trình giáo dục phổ thông, công nghệ là môn học ứng dụng,nhằm giúp cho học sinh nhận thức được các kiến thức khoa học cơ bản là thực tế và hữu ích cho cuộc sống, giúp cho các em có cơ hội tìm hiểu ,tiếp cận,thực hành và tự cảm nhận năng lực sở trường để định hướng nghề nghiệp tương lai ,góp phần phát triển toàn diện cho họa sinh.Tuy nhiên, việc dạy và học môn công nghệ ở các trường THPT hiện nay đang có rất nhiều bất cập, phần lớn các em học sinh tiếp cận với môn học một cách thụ động và miễn cưỡng với tâm lí công nghệ là môn phụ, học chỉ để có điểm và đủ điều kiện lên lớp, và chính bản thân người thầy đứng lớp cũng gặp phải trạng thái tâm lí như vậy dẫn đến tình trạng dạy và học kiểu đối phó.

 

doc 21 trang thuychi01 9878
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 11 - Bản vẽ xây dựng - Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 11-BẢN VẼ XÂY DỰNG -CÔNG NGHỆ 11
 Nười thực hiện: Lê Thị Văn
 Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực : Công nghệ.
THANH HÓA NĂM 2017
	 MỤC LỤC
 Phần I: Phần mở đầu	
1.Lí do chọn đề tài
.	Trang 3
2. Mục tiêu của đề tài Trang 3
3.Nhiệm vụ của đề tài Trang 3
 Phần II: Nội dung của đề tài
1.Cơ sở lí luận của đề tài Trang 4
	2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trang 4
3.Thực trạng của vẫn đề Trang 4
4.Giải pháp thực hiện Trang 5
 Phần III: kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất
1.Kết quả khảo nghiệm Trang 16
2.Kiến nghị đề xuất Trang 16
 Phần IV: Kết luận chung
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,cao đẳng,trung cấp,học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
 Ở chương trình giáo dục phổ thông, công nghệ là môn học ứng dụng,nhằm giúp cho học sinh nhận thức được các kiến thức khoa học cơ bản là thực tế và hữu ích cho cuộc sống, giúp cho các em có cơ hội tìm hiểu ,tiếp cận,thực hành và tự cảm nhận năng lực sở trường để định hướng nghề nghiệp tương lai ,góp phần phát triển toàn diện cho họa sinh.Tuy nhiên, việc dạy và học môn công nghệ ở các trường THPT hiện nay đang có rất nhiều bất cập, phần lớn các em học sinh tiếp cận với môn học một cách thụ động và miễn cưỡng với tâm lí công nghệ là môn phụ, học chỉ để có điểm và đủ điều kiện lên lớp, và chính bản thân người thầy đứng lớp cũng gặp phải trạng thái tâm lí như vậy dẫn đến tình trạng dạy và học kiểu đối phó.
 Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, tiếp bước cho truyền thống hiếu học của cha ông, bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ban ngành cho công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người dạy và học, bộ môn công nghệ sẽ được các em đón nhận với niềm say mê ham hểu biết nếu như người thầy giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của môn học với thực tiễn,với cuộc sông ,phát huy được tính tích cực,tự giác chủ động,sáng tạo của học sinh trong mỗi tiết học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm ,đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 11-BẢN VẼ XÂY DỰNG- Công nghệ 11”
2. Mục tiêu của đề tài:
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bài 11 Bản vẽ xây dựng , là kiến thức mới và khó dù nó có gắn liền với cuộc sống của các em sau này thì các em cũng tiếp cận bài học một cách thụ động và máy móc, bài học với các em rất khô khan và cứng nhắc. Nhiệm vụ của người thầy phải phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh, ghi nhớ khắc sâu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để các em thấy được nội dung môn học rất gần gũi, hữu ích cho bản thân và định hướng nghề nghiệp cho tương lai
 3.Nhiệm vụ của đề tài:
 Nghiên cứu phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 11-BẢN VẼ XÂY DỰNG - chương trình công nghệ 11. Qua đó các em thấy yêu thích môn học và có định hướng nghề nghiệp tương lai.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận của đề tài
 Hội nghị TƯ 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết “về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo,đáo ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo,mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng mục tiêu đó, người dạy phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh.Mỗi PPDH đưa ra phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm ,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2.Cơ sở thực tiễn của đề tài
 Bản vẽ kỹ thuật là các thông tin kỹ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các quy tắc thống nhất. Trong sản xuất có nhiều loại bản vẽ kỹ thuật , song có 2 loại bản vẽ kỹ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng. Dù ở giai đoạn nào của công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước thì bản vẽ kỹ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có xuất phát điểm là thuần nông,dân số lớn, đa phần ít quan tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ , cụ thể với vai trò của các bản vẽ với sự phát triển kinh tế, phát triển các hạng mục công trình. Gần gũi hơn với cuộc sống người dân là bản vẽ nhà. Bản vẽ nhà rất quan trọng trong xây dựng nhà ở nhưng ở các làng quê Việt Nam còn đang rất xa lạ và chưa hiểu được tầm quan trọng của nó.
 Là thế hệ tương lai của đất nước,dù bản thân mỗi học sinh sau này có định hướng nghề nghiệp như thế nào nhưng vẫn trang bị cho mình vốn hiểu biết nhất định về bản vẽ kĩ thuật nói chung, cụ thể là bản vẽ xây dựng ngay trên ghế nhà trường phổ thông là rất quan trọng.
3.Thực trạng của vấn đề:
 Học xong bài này học sinh phải biết được:
 -Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
 -Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
 -Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ nhà.
 Khi lên lớp người giáo viên sẽ lần lượt đưa ra các nội dung và một số câu hỏi gợi mở.Học sinh trả lời và ghi nội dung vào vở. Như vậy các em đã rất thụ động nghe và chép. Nhất là khi các em phải làm quen và ghi nhớ các thuật ngữ kỹ thuật xa lạ và khó hiểu, các em sẽ bị nhầm lẫn và rất khó khắc sâu kiến thức.
 Như vậy trong các giờ học trên lớp giáo viên sẽ phát huy năng lực thuyết trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Và mức độ tiếp nhận của các e sẽ hạn chế và không khắc sâu được nội dung bài học.
4.Giải pháp thực hiện
 Nội dung bài 11 Bản vẽ xây dựng là phần kiến thức mới và khó với học sinh,các em phải làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành, nên ở mỗi tiết học giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề,các hình ảnh mang tính minh họa, mô hình ,tranh ảnh, vật thật ( nếu có), kết hợp với công nghệ thông tin,và nhất là những kinh nghiệm thực tiễn, học sinh được quan sát, so sánh và rút ra kết luận. Qua đó bài học sẽ sinh động và ý nghĩa hơn, các em sẽ khắc sâu kiến thức của mình ,đồng thời ứng dụng kiến thức vào thực tiễn . 
 Với phương pháp dạy học mới giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 
VẬN DỤNG CỤ THỂ
BÀI 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG
Tạo ra tình huống có vấn đề: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh các công trình kiến trúc và xây dựng
? Các e quan sát và nhận xét các hình ảnh trên thể hiện nội dung gì? Có điểm gì chung giữa các hình ảnh đó? Để trả lời các câu hỏi ta nghiên cứu bài 11 Bản vẽ xây dựng
 I.KHÁI NIỆM CHUNG
 Học sinh quan sát các hình ảnh sau và nhận xét khái quát về bản vẽ xây dựng.
Bản vẽ xây dựng bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng như: nhà cửa , cầu đường, bến cảng
?Học sinh quan sát và nhận xét nội dung của bản vẽ nhà.
Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà
Công dụng bản vẽ nhà : Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà
 II. BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG THỂ
 Hs quan sát và nhận xét nội dung của bản vẽ:
Quan sát bản vẽ các em thấy được vị trí của các dãy nhà , các công trình xây dựng với hệ thống đường xá , cây xanh
 *KL: bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá,cây xanhhiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.
HS quan sát và đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể một trường trung học cơ sở
 ( GV có thể gợi ý: Ngôi trường này gồm mấy dãy nhà? Mỗi dãy nhà có mấy tầng? có liên kết với nhau như thế nào? Chức năng mỗi dãy nhà? Vị trí các dãy nhà với hệ thống đường xá xung quanh? Khu vực sân trường, vườn trường được bố trí như thế nào? Các dãy nhà có hướng như thế nào? )
Để trả lời được các câu hỏi học sinh phải nghiên cứu sách giáo khoa để hiểu được các kí hiệu trong bản vẽ và kí hiệu mũi tên chỉ hướng Bắc để định hướng các công trình
Sau khi tìm hiểu nội dung của bản vẽ mặt bằng tổng thể GV cho HS quan sát bản vẽ hình chiếu phối cảnh của toàn bộ công trình
* HS sẽ quan sát và ghi nhớ nội dung của bản vẽ mặt bằng tổng thể
* GV yêu cầu học sinh làm bài thực hành sau: 
 Đề bài: Em hãy vẽ bản vẽ mặt bằng tổng thể trường THPT Lê Lợi
Lưu ý: Ban đầu học sinh sẽ cảm thấy quá sức khi tự mình phải xây dựng bản vẽ mặt bằng tổng thể của một ngôi trường có diện tích tương đối lớn, nhưng sau khi hoàn thành bản vẽ thì các em sẽ khắc sâu nội dung của bài học và cảm nhận sâu sắc tình cảm với ngôi trường mình đang học
Bản vẽ mặt bằng tổng thể trường THPT Lê Lợi
Lưu ý: giáo viên gợi ý cho học sinh:
Trường học gồm có mấy dãy nhà, mỗi dãy nhà có bao nhiêu tầng? Liên kết với nhau như thế nào? Các dãy nhà có hướng như thế nào? Cách bố trí vườn hoa cây cảnh, sân trường,vườn trường, sân thể dục, sân bóng đá được bố trí ra sao?
Sau gợi ý của giáo viên học sinh rất hứng thú với bài tập, qua bài tập này một lần nữa các em ghi nhớ sâu đậm hình ảnh mái trường THPT Lê Lợi mà các em cảm thấy rất gần gũi thân quen.
Giáo viên nhận xét kết quả bài thực hành
 III. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN NGÔI NHÀ
Học sinh quan sát và nhận xét các hình biểu diễn chính của ngôi nhà.
 KL: Các hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm có: các mặt bằng,mặt đứng và mặt cắt. 
Mặt bằng: 
Yêu cầu học sinh quan sát nhận biết đâu là mặt bằng, đọc các thông tin được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng tầng 1 và tầng 2
-GV gợi ý: Ngôi nhà này có mấy tầng? Mỗi tầng có bao nhiêu phòng? Các phòng được bố trí như thế nào? Vị trí cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang? Vị trí đồ đạc trong các phòng? Kích thước theo chiều dài và rộng của các phòng và kích thước cửa sổ, cửa ra, cầu thang? 
? Đặc điểm để phân biệt mặt bằng tầng 1 và mặt bằng tầng 2? Nhìn vào vị trí cầu thang. Mặt bằng tầng 1 là 1 cánh thang bị cắt lìa, mặt bằng tầng 2 là 2 cánh thang.
?Với kích thước của ngôi nhà như vậy thì vị trí các phòng , cách bố trí đồ đạc trong các phòng đã hợp lí chưa? Nếu thấy chưa hợp lí thì nêu phương án bố trí cho hợp lí hơn
Kết luận:
Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
Mặt bằng thể hiện vị trí ,kích thước của tường ,vách ngăn,cửa đi,cửa sổ,cầu thang,cách bố trí các phòng,các thiết bị , đồ đạc
Mỗi tầng đều có bản vẽ mặt bằng riêng.
Chú ý kí hiệu cầu thang của mặt bằng tầng 1 và tầng 2.
? Vì sao mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà?
Mặt đứng
HS quan sát và nhận xét bản vẽ mặt đứng thể hiện nội dung gì? Chú ý nhận biết vị trí của ban công tầng 2.
Kết luận :
Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
Mặt đứng có thể là mặt đứng hoặc mặt bên của ngôi nhà.
Mặt cắt:
Hs quan sát bản vẽ mặt cắt và nhận xét nội dung được thể hiện trong bản vẽ mặt đứng của ngôi nhà.
GV gợi ý : nhìn vào bản vẽ mặt đứng của ngôi nhà thấy được kích thước nào? Có thấy được kết cấu các bộ phận ngôi nhà không? 
Kết luận: 
Mặt cắt là hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. 
Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao,kích thước cửa đi,cửa sổ,kích thước cầu thang, tường,sàn, mái, móng
GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế các phương pháp làm móng nhà theo độ cứng vững của nền đất.
Sau khi đã nghiên cứu xong các bản vẽ nhà ,giáo viên đưa ra nhận xét khái quát để một lần nữa học sinh khắc sâu và ghi nhớ kiến thức. 
GV yêu cầu học sinh làm bài thực hành sau:
E hãy vẽ bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà em đang ở hoặc sẽ ở trong tương lai.
 * Học sinh rất hứng thú với đề bài tập này và qua đó các e sẽ một lần nữa khắc sâu kiến thức về bản vẽ nhà.
 * Qua nhiều lần thử nghiệm cho các em làm bài thực hành này, đa số các em vẫn thể hiện mặt bằng tổng thể của ngôi nhà các em đang ở. Qua đó giáo viên cùng các em sẽ phân tích bản vẽ và có một số nhận xét về cách bố trí các phòng và đồ đạc trong các phòng . 
 Còn với các bản vẽ nhà trong tương lai , giáo viên cũng nhận xét và nêu lên các ưu nhược của mỗi bản vẽ .
 Giáo viên trình chiếu một số bản vẽ mẫu và giúp các em phân tích những điểm hợp lí và bất hợp lí của mỗi phương án thiết kế.
 Qua bài thực hành này giáo viên cũng giúp các em có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về môn học, sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong tương lai và các em sẽ yêu thích môn học hơn.
 Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
 Trong quá trình chuẩn bị đồ dùng dạy học , giáo án, và khi giảng bài, giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, để đưa ra phương pháp cho phù hợp, đừng đưa quá nhiều giáo cụ trực quan một lúc các em sẽ bị rối.
Phần III : KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1/ Kết quả khảo nghiệm
 So sánh kết quả với những năm trước , tôi thấy năm nay các em đã hứng thú , hăng say hơn với môn học , thể hiện qua kết quả đạt được của tiết dạy. Các em hiểu sâu sắc được vấn đề. Sau giờ học các em cảm thấy môn học thật gần gũi với cuộc sống và thêm yêu môn học hơn.
 Lớp 11A2:khi dạy học theo phuong pháp truyền thống,dù ứng dụng CNTT vào bài giảng nhưng các em vẫn cảm thấy bài học cứng nhắc và ít có sự liên hệ thực tế.( 11A2 là lớp mũi nhọn)
 Lớp 11A5:Tôi đã cố gắng phát huy tính tích cực của HS và các em rất hứng thú vói môn học và có sự liên hệ bài học với thục tiễn. Các em ghi nhớ bài học rất chủ động.(11A5 là lớp đại trà)
Khi day xong bài này, tiến hành kiểm tra 5 phút đối với cả 2 lớp
Thu được kết quả như sau
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
%
Điểm 7-8
%
Điểm 5-6
%
Điểm 3-4
%
11A2
43
8
(18,6%)
27
(62,8%)
8
(18,6%)
0
11A5
44
15
(34,1%)
23
(52,27%)
6
(13,63%)
0
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy khi phát huy tính sáng tạo ,tự giác của học sinh 
Thì có kết quả cao hơn, mặc dù năng lực của lớp 11A2tốt hơn 11A5
2.Những kiến nghị đề xuất
Đối với người dạy và người học
Để đạt được kết quả tốt phải có sụ cố gắng của cả thầy và trò
Đối với học sinh
-Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên
-Phải đầu tư thời gian nhất định trau dồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo
-Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy
-Liên hệ thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thựa tiễn đời sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân với các vấn đề của đời sống.
Đối với giáo viên
Phải đầu tư, soạn giáo án cẩn thận,chu đáo.
Phải có hướng khai thác hợp lý,phát huy trí lực của học sinh
Trau dồi kiến thức tin học, kiến thức thực tiễn của bộ môn. 
Yêu nghề, phát huy hết năng lực vào với nghề để thu kết quả tốt nhất.
Ý kiến với các cấp lãnh đạo bộ môn
 Dạy học công nghệ là một việc khó khăn để học sinh thấy được bản chất vấn đề và để áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn còn khó hơn. Để thực hiện được điều này cần rất nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời,sát sao về chuyên môn của ngành giáo dục. Chúng tôi là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy công ngệ ở các trường phổ thông , từ thực tế đã nêu xin kiến nghị như sau:
Tăng cường các phòng thực hành, thí nghiệm, mô hình.
Giúp đỡ nhà trường bổ sung các tài liệu tham khảo.
Cần có các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ngoài các đợt học chuyên đề
Cho giáo viên đi thực tế học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong và ngoài tỉnh
 Phần IV
KẾT LUẬN CHUNG
 Qua nhiều năm công tác giảng dạy ,với niềm say mê nghề nghiệp , tinh thần trách nhiệm , tình hình thực tế ở địa phương và nỗi trăn trở với nhận thức còn non yếu của học sinh tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận và lưu giữ kiến thức được tốt nhất. 
 Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tài liệu trên mạng, tôi đã tích lũy xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn với hình thức phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh.
 Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi qua công tác giảng dạy và tình hình thực tế của địa phương. Với mong muốn học sinh say mê với môn học hơn và góp phần nhỏ bé của các em vào việc tuyên truyền sử dụng NLTK&HQ, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Trong khuôn khổ của đề tài có gì còn thiếu sót rất mong có sự giúp đỡ, trao đổi ý kiến của các bạn đồng nghiệp 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Người viết
 Lê Thị Văn
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG 
CẤP SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ
Năm
Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2013
Giấy chứng nhận SKKN xếp loại C Cấp tỉnh
Số 743/QĐ-SGD&ĐT ngày 04/11/2013
2014
Giấy chứng nhận SKKN xếp loại B Cấp tỉnh
Số 753/QĐ-SGD&ĐT ngày 05/11/2014
2015
Giấy chứng nhận SKKN xếp loại C Cấp tỉnh
Số 988/ QĐ-SGD&ĐT ngày 3/11/2015
2016
Giấy chứng nhận SKKN xếp loại C Cấp tỉnh
Số 97/ 2QĐ-SGD&ĐT ngày 28/11/2016

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_day_hoc_bai_1.doc