SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài tập thực hành 9 - Tin hoc 12 qua các bài toán quản lí trong cuộc sống

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài tập thực hành 9 - Tin hoc 12 qua các bài toán quản lí trong cuộc sống

 Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin ngày càng có những ứng dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Trong thời đại ngày nay, tin học chi phối hầu hết mọi lĩnh vực trong xã hội, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta. Những thành tựu của ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc và áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực vủa nền kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã đem lại những thành tựu to lớn trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý lưu trữ. Tin học đã giải quyết được nhiều công việc trước kia rất phức tạp, cồng kềnh nay trở nên gọn nhẹ, đơn giản hơn, tạo ra những hiệu quả đáng kể, tăng cường tính chính xác, đáp ứng đầy đủ các thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian công sức. Một trong những ứng dụng to lớn của công nghệ thông tin đó là hiện nay trong các trường học đang áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý giáo viên, quản lý thư viện quản lý hồ sơ và điểm học sinh và đã đạt được hiệu quả cao. Tin hoc đã được đưa vào phổ cập cho học sinh cấp ba cũng như các môn khac. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 giới thiệu cho học sinh các kiến thức về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access; Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí trong xã hội. Nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong một số đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào. Vì những lí do đó dẫn đến các em không hứng thú với môn học và hiệu quả học tập không cao. Từ lí do trên, tôi xin trình bày một sáng kiến nhỏ trong dạy học với đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài tập thực hành 9 - Tin hoc 12 qua các bài toán quản lí trong cuộc sống”

doc 23 trang thuychi01 14981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài tập thực hành 9 - Tin hoc 12 qua các bài toán quản lí trong cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I-ĐẶT VẤN ĐỀ
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lí do chọn đề tài
 Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin ngày càng có những ứng dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Trong thời đại ngày nay, tin học chi phối hầu hết mọi lĩnh vực trong xã hội, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta. Những thành tựu của ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc và áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực vủa nền kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã đem lại những thành tựu to lớn  trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý lưu trữ. Tin học đã giải quyết được nhiều công việc trước kia rất phức tạp, cồng kềnh nay trở nên gọn nhẹ, đơn giản hơn, tạo ra những hiệu quả đáng kể, tăng cường tính chính xác, đáp ứng đầy đủ các thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian công sức. Một trong những ứng dụng to lớn của công nghệ thông tin đó là hiện nay trong các trường học đang áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý giáo viên, quản lý thư viện quản lý hồ sơ và điểm học sinh và đã đạt được hiệu quả cao. Tin hoc đã được đưa vào phổ cập cho học sinh cấp ba cũng như các môn khac. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 giới thiệu cho học sinh các kiến thức về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access; Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí trong xã hội. Nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong một số đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào. Vì những lí do đó dẫn đến các em không hứng thú với môn học và hiệu quả học tập không cao. Từ lí do trên, tôi xin trình bày một sáng kiến nhỏ trong dạy học với đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài tập thực hành 9 - Tin hoc 12 qua các bài toán quản lí trong cuộc sống”
I.2. Mục đích
 Sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học và các kiến thức về chương II- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft access
 - Các hình thức tổ chức dạy và học được tổ chức theo chủ đề, nội dung 
 - Học sinh của các lớp 12 của trường THPT Thọ Xuân 4
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Chia bài toán thành các phần nhỏ, dưới sự quản lí của giáo viên học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
- Vận dụng các phương pháp đổi mới giáo dục vào dạy học như: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Nội dung kiến thức sách giáo khoa, bài tập, máy chiếu, máy tính, giấy khổ lớn, phần mềm microsoft access.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
II.1.Cơ sở lí luận
-Khi học sinh học Chương II- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các đối tượng như Table, Form, Query, Report, học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào. Học Microsoft Word giúp soạn thảo một văn bản đẹp, khoa học. Học Microsoft Excel giúp tạo ra các bảng tính cho phép tính toán, thống kê nhanh chóng. Pascal giúp chúng ta xử lí và giải các bài toán. Vậy học Microsoft Access sẽ được ứng dụng thế nào trong thực tế? Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã học Sáng kiến kinh nghiệm và sẽ học về Access. Từ đó mới kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này
II.2.Thực trạng vấn đề
 Học sinh của trường đa số là vùng nông thôn, điều kiện gia đình khó khăn nên ít có điều kiện tiếp xúc với tin học. Một số em có điều kiện hơn thì tiếp xúc với tin học chủ yếu để chơi game và giải trí. Từ đó các em không biết đến các chương trình quản lí và không thấy được tầm quan trọng của việc quản lí dữ liệu trên máy tính. Đối với học sinh lớp 12, tin học là môn phụ, nội dung kiến thức lại khá mới mẻ, khó tiếp thu dẫn đến các em thấy chán và lơ là với môn học. Trong mỗi bài thực hành trước mặc dù đã hướng dẫn học sinh làm rất kỹ và thành thạo nhưng sau đó học sinh sẽ quên ngay. Vì vậy việc giới thiệu với các em các chương trình quản lí thực tế thông qua các bài học trên lớp là việc làm rất cần thiết, học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn và hưng thú hơn trong học tập.
II.3. Giải quyết vấn đề
 Tuy vậy, qua nhiều năm giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) Microsoft Access. Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên nội dung phần chương I, III, IV là những kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan; nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng và thao tác với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong các đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào. 
 Giải pháp của tôi là Sử dụng một phần mềm quản lý thư viện minh họa để các em làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access thay vì chỉ dùng giáo án điện tử trình chiếu và dùng hệ QTCSDL Microsoft Access để mô tả trực quan cho học sinh xem để hiểu bài và áp dụng thực hành, làm bài tập về sau. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn.
 Quản lí thư viện là một sản phẩm hoàn toàn được tạo ra từ Access. Sau đây là một số hình ảnh của chương trình: Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho bài tập thực hành cuối cùng của chương nên muốn hoàn thiện thì phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức của Chương II - Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access tôi đã giới thiệu chương trình với học sinh trên máy chiếu:- Đây là chương trình Quản lí thư viện được làm từ Access. Chương trình này có thể giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả,  Có thể tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên. Chương trình còn cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này. Học sinh rất hứng thú và nhiều em thắc mắc:
- Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không cô và có mất nhiều thời gian không?
- Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện.Học sinh tỏ ra rất tò mò và ngạc nhiên.
- Qua các tiết học của chương hai, chúng ta đã tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Học sinh tỏ ra rất đồng tình và hứng thú. Sau khi tìm hiểu Bài 4: Cấu trúc bảng, tôi đã giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Các bảng trong chương trình cũng là các bài tập để học sinh thực hành thêm ở tiết thực hành2 và bài tập thực hành 3. Ở Bài 6: Biểu mẫu, tôi cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài này. Các em có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một số biểu mẫu của chương trình. Ở Bài 7: Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện:- Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng. Đối với Bài 8: Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện. Đối với Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, Giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm. Bài tập thực hành 9 giúp các em thực hành lại các kiến thức đã học. bài này rất quan trọng và đánh giá được toàn bộ kiến thức ở chương 2.
 Tôi đưa lên các phần mềm quản lí trong thực tế để các em quan sát và thấy được sự quan trọng của bài toán quản lí trong thực tế như quản lí thư viện, quản lí giáo dục, quản lí bán hàng, quản lí ngân hàng, quản lí bệnh viện..
 Giới thiệu với các em sau đây là giao diện của phần mềm quản lí thư viện. muốn sử dụng được phần mềm này các em phải có tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập. Nếu chưa có thì phải đăng ký ,còn nếu quên tài khoản thì các em phải làm theo hướng dẫn.
 Giao diện chương trình quản lí thư viện [3]
Tiếp theo giới thiệu cho các em giao diện của phần mềm quản lí giáo dục mà hiện nay các trường học đang sử dụng vnedu.vn để quản lí điểm cho học sinh, quản lí cán bộ giáo viên, giáo viên có thể nhập điểm, điểm danh, liên lạc với gia đình, học sinh có thể xem điểm của mình,.
HH
Sau đây là giao diện của quản lí bán hàng[3]
 Hay là một ứng dụng của ngân hàng cây rút tiền tự động[3]
 Tuy nhiên ở đây cô sẽ giói thiệu cho các em hai quản lí gần gũi với các em đó la phần mếm quản lí học sinh và quản lí thư viện. Và trong sách giáo khoa cũng đã nêu hai quản lí này rồi. 
 - Đây là chương trình Quản lí thư viện được làm từ Access. Chương trình này có thể giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả,  Có thể tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên. Chương trình còn cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này.
 Học sinh rất hứng thú và nhiều em thắc mắc:
 - Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không cô và có mất nhiều thời gian không?
 - Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình nhỏ có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện. Học sinh tỏ ra rất tò mò và ngạc nhiên.
 - Qua các tiết học của chương II, chúng ta đã tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em có cái nhìn thực tế và dễ hiểu bài thì qua tiết học này cô sẽ cùng các em tìm hiểu và xây dựng lại chương trình này.
 Khi nhắc lại nội dung bài 4: Cấu trúc bảng, tôi đã giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện ở trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Dưới đây là bảng lưu dữ liệu sách trong thư viện:
 Hình 2: Cửa sổ cấu trúc bảng T_sach [2]
Hình 3: Bảng danh sách sách[2]
 Ôn lại Bài 6. Biểu mẫu, cô cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài này. Theo tôi đây là bài thú vị nhất trong chương 2. Các em có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một số biểu mẫu của chương trình.
Hình 4: Biểu mẫu quản lý sách nhà trường[2]
 Nhớ lại kiến thức bài 7: Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện:
Hình 5: Sơ đồ liên kết của chương trình quản lý thư viện[2]
- Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng.
 Đối với Bài 8: Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện:
Hình 6: Biểu mẫu tìm tên sách[2]
 - Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Hình 7: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế[2]
	Ở trường tensach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
 Phần Báo cáo và kết xuất báo cáo tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, Giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm.
 Hình 8: Báo cáo thống kê sách trong thư viện[2]
 Vậy trong quản lí học sinh chúng ta sẽ thiết kế như thế nào? Các em quan sất đây là quản lí điểm của sinh viên. Để được như vậy chúng ta phải xây dựng từ access.
 Hình 9: Giao diện đăng nhập quản lí điểm sinh viên
 Hình 10: Quản lý điểm sinh viên bao gồm các quản lý
 Sau khi xem xong hình ảnh của ví dụ minh họa giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung bài tập thực hành 9.
 Do điều kiện phòng máy có giới hạn học sinh lại đông nên giáo viên chia hai học sinh ngồi một máy để cùng nhau hỗ trợ và cùng thực hành. Giáo viên trình chiếu ở trên máy chiếu.
 Hoạt động 1: Tạo bảng
 Giáo viên yêu cầu học sinh tạo bảng như yêu cầu SGK [1]
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
Mô tả
HOC_SINH
MAHS
HODEM
TEN
Text
Text
Text
Mã học sinh
Họ đệm
Tên học sinh
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
Mô tả
MON_HOC
MA MON HOC
TEN MON HOC
Text
Text
Mã môn học
Tên môn học
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
Mô tả
BANG_DIEM
MASO
MAHS
MA MON HOC
NGAY KIEM TRA
DIEM SO
AutoNumber
Text
Text
Date/time
Number
Mã số
Mã học sinh
Mã môn học
Ngày kiểm tra
Điểm số
 Để tạo bảng đúng và chính xác giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các bước tạo bảng đã học ở bài 4 và bài 5 tin hoc 12
 Hs: Nêu ra các bước
 B1: Khởi động access
 B2: Tạo CSDL
 B3: Đặt tên cho các trường
 B4: Chọ kiểu dữ liệu cho các trường
 B5: Mô tả trường
 B6: Chỉ định khóa chính
 B7: Lưu cấu trúc bảng
 B8: Nhập dữ liệu cho bảng
 Công việc này nhắc học sinh nhớ lai kiến thức một cách sâu sắc. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thực hành trên máy của mình. Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. Sau khi học sinh thực hành xong phần tạo bảng giáo viên có thể trình chiếu một máy bất kỳ của học sinh để cả lớp quan sát đống góp ý kiến. Sau đó giáo viên trình chiếu chương trình đúng cho cả lớp quan sát.
Hình 11: Cửa sổ Tạo cấu trúc bảng
 Hình 12:Cửa sổ tạo cấu trúc bảng BANG_DIEM
 Hình 13:Cửa sổ tạo cấu trúc bảng MON_HOC[2]
 Sau khi tạo xong cấu trúc bảng chúng ta nhập dữ liệu cho bảng tương tự như bảng sau
 Hình 14:Cửa sổ nhập dữ liệu cho bảng MON_HOC[2]
 Hoạt động 2: Tạo liên kết giữa các bảng: 
 Gv: Vì sao chúng ta phải liên kết các bảng lại với nhau?
 Hs: Để tổng hợp thông tin từ nhiều bảng.
 Gv: Để liên kết các bảng chúng ta phải làm gì?
 Hs: Phải chọn Tools\ Relationshipshoặc nháy biểu tượng liên kết để liên kết và chọn các trường để liên kết giữa các bảng.
 Gv: Yêu cầu học sinh thực hành trên máy 
 Hs: Thực hành
 Gv: Trình chiếu chương trình mẫu
 Hình 14:Cửa sổ Tao liên kết giũa các bảng[2]
 Giữa bảng BANG_DIEM và bảng HOC_SINH
 Giữa bảng BANG_DIEM và bảng MON_HOC
 Hình 15:Cửa sổ tạo liên kết giữa các bảng[2]
 Hoạt động 3: Tạo biểu mẫu
 Để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH theo mẫu sau: 
 Và nhập dữ liệu cho bảng HỌC_SINH từ Form vừa 
 Nhập dữ liệu cho bảng MON_HOC 
 Nhập dữ liệu cho bảng BANG_DIEM 
 Hoạt động 4: Thiết kế mẫu hỏi
Gv: Yêu cầu học sinh nêu các bước để tạo mẫu hỏi
 Hs : Nêu các bước tạo mẫu hỏi
 B1: Chọn dữ liệu nguồn
 B2: Chọn các trường từ dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi
 B3: chọn các điều kiện cần đưa vào mẫu hỏi để lọc các bản ghi
 B4: Chọn trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi
 B5: Tạo các trường tính toán từ các trường đã có
 B6: Đặt điều kiện gộp nhóm học sinh
Gv Yêu cầu học sinh thực hiện mẫu hỏi để có được kết quả như bảng sau
Hiển thị họ tên học sinh cùng với điểm từng môn của học sinh đó 
Hiển thị danh sách h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_bai_tap_thuc.doc