SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua Bài 40 - Sắt - SGK 12 Hóa học bằng phương pháp tích hợp

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua Bài 40 - Sắt - SGK 12 Hóa học bằng phương pháp tích hợp

Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.

 Nêu về tầm quan trọng của Giáo dục cho thế hệ trẻ, nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.

 Trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn “Giáo dục là chìa khóa mở đường cho tương lai và sự phồn vinh của đất nước”, quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế, quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong trường đời rộng lớn.

 Để bắt nhịp với yêu cầu của nhân loại phương pháp học tập ngày nay đã thay đổi giáo dục phải giúp học sinh phát hiện và phát triển tài năng sáng tạo, khả năng thích ứng của bản thân với cuộc sống. Là một bộ phận của giáo dục, môn hóa học đã đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra.

 Tuy nhiên trong SGK hóa học trung học phổ thông chỉ mới trình bày kiến thức môn học một cách khoa học mà chưa có sự gắn kết một số kiến thức của các môn học khác và sự vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các tình huống thực tiễn làm cho môn học trở nên khô khan không có sự gắn kết với thực tế.

 Hơn thế nữa, muốn cho giờ học nói chung môn hóa học nói riêng có hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phải lấy người học làm trung tâm để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên phải thật sự là một “đạo diễn” đầy nghệ thuật. Là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập kích thích tính tò mò tư duy sáng tạo, phải thiết kế bài dạy cho hợp lí gọn nhẹ gắn với thực tế.

 Xuất phát từ lí do trên, tôi nhận thấy đưa ra đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua Bài 40- Sắt-SGK 12 Hóa học bằng phương pháp tích hợp ” sẽ giúp học sinh tích cực, sáng tạo, có động cơ và hứng thú học tập môn Hóa Học và có những kĩ năng sống tốt hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 6435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua Bài 40 - Sắt - SGK 12 Hóa học bằng phương pháp tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
	Nêu về tầm quan trọng của Giáo dục cho thế hệ trẻ, nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. 
	Trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn “Giáo dục là chìa khóa mở đường cho tương lai và sự phồn vinh của đất nước”, quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế, quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong trường đời rộng lớn.
	Để bắt nhịp với yêu cầu của nhân loại phương pháp học tập ngày nay đã thay đổi giáo dục phải giúp học sinh phát hiện và phát triển tài năng sáng tạo, khả năng thích ứng của bản thân với cuộc sống. Là một bộ phận của giáo dục, môn hóa học đã đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra. 
	Tuy nhiên trong SGK hóa học trung học phổ thông chỉ mới trình bày kiến thức môn học một cách khoa học mà chưa có sự gắn kết một số kiến thức của các môn học khác và sự vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các tình huống thực tiễn làm cho môn học trở nên khô khan không có sự gắn kết với thực tế.
	Hơn thế nữa, muốn cho giờ học nói chung môn hóa học nói riêng có hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phải lấy người học làm trung tâm để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên phải thật sự là một “đạo diễn” đầy nghệ thuật. Là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập kích thích tính tò mò tư duy sáng tạo, phải thiết kế bài dạy cho hợp lí gọn nhẹ gắn với thực tế.
	Xuất phát từ lí do trên, tôi nhận thấy đưa ra đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn Hóa học thông qua Bài 40- Sắt-SGK 12 Hóa học bằng phương pháp tích hợp ” sẽ giúp học sinh tích cực, sáng tạo, có động cơ và hứng thú học tập môn Hóa Học và có những kĩ năng sống tốt hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học
 Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, giúp học sinh có cái nhìn toàn diện giữa lý thuyết, thực nghiệm, thực tế trong đời sống sản xuất, đời sống xã hội.
 Với bài học về SẮT trong chương trình Hóa học 12 có thể xây dựng thành chủ đề “Sắt với đời sống” và giảng dạy theo phương pháp tích hợp. Nội dung SGK đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên. Với chủ đề này, ngoài nội dung SGK giáo viên có thể tổ chức các hoạt động giúp học sinh nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế đời sống thông qua kiến thức một số môn học hoặc thông tin đại chúng thông qua đó giúp các em có ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Khó khăn:
  - Đối với giáo viên:
 +Trường THPT Thạch Thành 4 là một trường miền núi nên cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn như thiết bị dạy học, hóa chất, phòng thí nghiệm chưa có đủ.
    + Để tạo được hứng thú cho học sinh và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải xem xét, sắp xếp lại nội dung bài học,tìm tòi các kiến thức thực tế sâu hơn rộng hơn trong khi các giáo viên quen dạy học theo phương pháp cũ ngại thay đổi.
   - Đối với học sinh
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ, lối học tập thụ động nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
    + Với học sinh miền núi điều kiện còn khó khăn, sự thiếu hụt về kiến thức xã hội là không tránh khỏi. 
 2. Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên:
     + Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải cập nhật những kiến thức có liên quan đến bài học, đặc biệt phải liên hệ được với thực tế.
     + Trong những năm gần với sự bùng nổ công nghệ thông tin, giáo viên đủ điều kiện để trang bị cho mình kiến thức thực tế phục phụ cho quá trình giảng dạy, cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, 
    + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
   - Đối với học sinh:
     + Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức bài học vì sự liên quan với kiến thức thực tế đời sống xã hội.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua bài 40- Sắt-SGK 12 hóa học bằng phương pháp tích hợp”.
- GV chuẩn bị tốt giáo án điện tử, xác định chính xác địa chỉ tích hợp có đầy đủ các thông tin, số liệu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ, video sinh động, cập nhật được tính thời sự, khoa học. 
- Giao nhiệm vụ học sinh về tìm hiểu các thông tin liên quan đến sắt qua các môn học và thực tiễn như sau:
+ Kiến thức môn Sinh học: Vai trò của sắt đối với cơ thể sống.
+Kiến thức môn Vật lí: Tại sao Sắt có tính nhiễm tử? Giải quyết tình huống làm thế nào nếu tovit ở nhà mất khả năng hút ốc vít(làm từ sắt)
+Kiến thức môn Lịch sử: Lịch sử nguyên tố Sắt?
+ Kiến thức môn Địa lí: Những vùng đất nhiễm phèn sắt ở Việt Nam và các biện pháp canh tác phù hợp.
+ Kiến thức môn công nghệ: Học sinh vận dụng kiến thức môn công nghệ để tìm hiểu về đất nhiễm phèn. Tác hại của đất nhiễm phèn đối với cây trồng và biện pháp khắc phục.
+ Kiến thức môn Giáo dục công dân và kiến thức thực tế
	Học sinh vận dụng môn Giáo dục công dân và kiến thức thực tế để ý thức về tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể sống và tuyên truyền cho mọi người về những bệnh có lên quan đến thiếu hoặc thừa sắt. Biết bổ sung sắt cho cơ thể một cách hợp lí.
	Qua chủ đề, học sinh biết được những hệ luỵ đến môi trường sống từ việc khai thác và chế biến nguồn nguyên liệu sắt. Từ đó các em có ý thức thu gom, tái sử dụng sắt phế liệu sắt nhằm góp phần tiết kiệm nguồn nguyên liệu sắt và bảo vệ môi trường sống.
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 	GV thực hiện việc tích hợp kiến thức các môn học và kiến thức thực tế đời sống xã hội trong cả 4 phần của bài học thông qua giáo án và tiến trình lên lớp như sau:
1. Mục tiêu bài dạy
a) Kiến thức
Biết được: 
	- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lý của sắt.
	- Tính chất hoá học của sắt: Tính khử trung bình.
	- Khi tác dụng với những phi kim có tính oxi hoá mạnh như oxi, clo, flo, brom sắt bị oxi hoá lên số oxi hoá +3.
	- Khi tác dụng với những phi kim có tính oxi hoá yếu hơn như lưu huỳnh, iot sắt chỉ bị oxi hoá lên số oxi hoá +2.
	- Khi tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc sắt bị oxi hoá lên số oxi hoá +3. Sắt bị thụ động hoá học trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
	- Khi tác dụng với các axit khác và dung dịch muối sắt chỉ bị oxi hoá lên số oxi hoá +2.
	- Sắt trong tự nhiên tồn tại như thế nào.
b) Kĩ năng
	- Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc nhóm.
	- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, dự đoán sản phẩm, viết phương trình phản ứng và kết luận được tính chất hoá học của sắt.
	- Vận dụng kiến thức liên môn (Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân...) để giải quyết một số đơn vị kiến thức trong bài học và các tình huống thực tiễn liên quan đến sắt.
c) Thái độ
	- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân gia đình đồng thời tuyên truyền cho cộng đồng về các bệnh thiếu máu liên quan đến thiếu sắt.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên sắt.
2. Đối tượng dạy học của bài:
Đối tượng học sinh: Lớp 12C1, 12C3Trường THPT Thạch Thành 4
Số lượng học sinh: 90 học sinh.
3. Thiết bị dạy học, học liệu
	- Soạn bài từ SGK, SBT, STK, Internet,
	- Một số hình ảnh tư liệu, kiến thức về môn Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân, thực tiễn đời sống.
	- Một số video về các thí nghiệm kiểm chứng, video về tình trạng nước nhiễm phèn.
	- Ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: Máy chiếu, phần mềm ứng dụng.
	- Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có tổng hợp đánh giá.
4. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm kết nối
Giáo viên: Trình chiếu một số hình ảnh về ứng dụng của sắt và đặt câu hỏi:
Học sinh trả lời: Những hình ảnh trên nói về kim loại sắt.
Giáo viên: Như chúng ta đã biết, ngay từ những vật dụng nhỏ nhất như cái đinh sắt đến những công trình đồ sộ như nhà cao tầng, cầu, đường sắt đều có sự hiện diện của sắt. Ngay cả cơ thể chúng ta, trong từng mạch máu đều có sắt. Vậy tính chất của sắt là gì? Tồn tại ở đâu? Có ứng dụng ra sao? Có vai trò gì trong cơ thể? Và làm thế nào để sử dụng sắt có hiệu quả? Tất cả những câu hỏi này chúng ta sẽ trả lời qua việc tìm hiểu chủ đề: “Sắt với đời sống”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử tìm ra sắt
Giáo viên: Dựa và kiến thức lịch sử đã học, em hãy cho biết sắt được tìm thấy và sử dụng khi nào?
Học sinh vận dụng kiến thức môn lịch sử trả lời: Sắt được tìm thấy và sử dụng vào thế kỷ 12 TCN tại Trung Đông, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Giáo viên: Nhận xét và bổ xung:
 Sắt (Fe) là một trong 7 nguyên tố kim loại được biết đến từ thời cổ đại và là nguyên tố Trời cho. Nói là Trời cho bởi vì có rất nhiều sắt rơi từ trên trời xuống cùng các thiên thạch. Sau thời kỳ đồ đồng, sắt đã được sử dụng để thay thế. Sắt còn được nhắc tới trong Kinh Cựu ước. 
Hình ảnh các vật dụng bằng sắt từ thời cổ đại
	Một cột sắt có niên đại khoảng năm 400 sau Công nguyên hiện vẫn đang trụ vững ở Delhi, Ấn Độ mà xung quanh nó vẫn đang còn nhiều điều mà các nhà khoa học chưa lí giải được.
Cây cột sắt đáng tự hào của người dân Ấn Độ
	Theo tương truyền, cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên. Cây cột sắt cao 7 mét có đường kính 1,37 mét, trên đỉnh cột được trang trí hoa văn cổ. Theo những người dân địa phương, cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà vua Chamdaro.
VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Hoạt động 3: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử 
Giáo viên: Nguyên tố sắt có Z= 26. Xác định vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn?
Học sinh: Fe(Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2
hoặc: [Ar]3d64s2
 => Fe ở ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Giáo viên: Từ cấu hình electron nguyên tử sắt, hãy cho biết sắt có thể tạo ra những ion nào? Viết cấu hình các ion đó?
Học sinh: Sắt có thể tạo ra những ion:
 Fe2+: [Ar]3d6 và	Fe3+: [Ar]3d5
Giáo viên lưu ý học sinh về lỗi hay mắc phải khi viết cấu hình electron của Fe2+ thành [Ar]3d44s2 và Fe3+ thành [Ar]3d34s2
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất vật lý của sắt
Giáo viên: Giới thiệu hình ảnh về sắt, làm thí nghiệm đinh sắt bị nam châm hút, nêu câu hỏi: 
Quan sát hình ảnh, làm thí nghiệm đồng thời liên hệ với đời sống hàng ngày, hãy cho biết tính chất vật lý cơ bản của sắt?
Sắt và thông số vật lí cơ bản
Học sinh: - Sắt là kim loại màu trắng, hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy cao.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ.
Giáo viên: Giải thích tại sao sắt lại có khả năng nhiễm từ?
Học sinh dựa vào kiến thức môn Vật lí 11 để trả lời:
Nguyên nhân: Sắt có cấu tạo đặc biệt về phương diện từ. Mỗi một mẩu sắt được cấu tạo từ rất nhiều miền từ hóa tự nhiên và mỗi một miền này như một kim nam châm nhỏ sắp xếp hỗn độn.
- Khi không có từ trường ngoài, các kim nam châm sắp xếp hỗn độn nên thanh sắt không có từ tính (Hình a).
- Khi có từ trường ngoài, dưới tác dụng của từ trường ngoài các kim nam châm nhỏ có xu hướng sắp xếp theo từ trường ngoài nên thanh sắt có từ tính.
Giáo viên: Trình chiếu hình ảnh mô tả tính nhiễm từ của sắt
Các miền từ hoá tự nhiên trong sắt từ
a) Mẩu sắt từ không đặt trong từ trường
b) Mẩu sắt đặt trong từ trường ngoài
Giáo viên tổng hợp lại: Sắt có bốn dạng thù hình được phân loại là alpha, beta, gamma và omega. Dạng alpha của sắt có từ tính. Tuy nhiên, khi biến đổi sang dạng beta, nó mất từ tính.
Tính từ tính làm cho sắt dễ bị nam châm hoá nên được dùng làm lõi động cơ điện. (Giáo viên chiếu hình ảnh liên quan)
Giáo viên nêu câu hỏi: 
1) Trong gia đình thường có các loại tovit hút được ốc vít. Em sẽ làm thế nào nếu tovit mất khả năng hút ốc vít?
2) Em hãy nêu một vài ứng dụng từ tính chất bị nam châm hút của sắt?
Học sinh dựa vào kiến thức thực tế để trả lời
Giáo viên tổng hợp lại:
1) Do tovit làm từ hợp kim của sắt bị nhiễm từ và trở thành nam châm nên chỉ cần gắn đầu tovit vào nam châm, một thời gian tovit lại có thể hút ốc vít. (Giáo viên chiếu hình ảnh)
2) Các vật dụng bằng sắt trong gia đình có thể dùng nam châm để làm giá treo. (Giáo viên chiếu hình ảnh)
 – Phân loại sắt thép phế liệu có thể dùng nam châm điện để hút sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lao động. (Giáo viên chiếu hình ảnh)
Nam châm điện hút sắt thép phế liệu
 “
Người nhặt đinh” xuyên Việt Phạm Công Xuân Bảng xoá nam châm
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính chất hóa học của sắt
Giáo viên đặt câu hỏi: Tính chất hóa học của kim loại Fe là gì?
Học sinh trả lời: Fe là kim loại có tính khử trung bình 
	Fe g Fe2+ + 2e Fe g Fe3+ + 3e
Giáo viên chốt lại kiến thức: Fe là kim loại có tính khử trung bình tuy nhiên 
tùy vào chất oxi hóa mà có thể tạo nên Fe2+ hoặc Fe3+.
Hoạt động 6: Hoạt động nhóm
Giáo viên: phân công lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thí nghiệm
Viết phương trình phản ứng
Nhận xét
Nhóm 1
Sắt tác dụng với clo, lưu huỳnh, oxi.
Nhóm 2
Sắt tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng, HNO3 đặc nóng và đặc nguội
Nhóm 3
Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4, AgNO3dư, FeCl3
Nhóm 4
Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường và khi đun nóng
Tác dụng với phi kim
Giáo viên: Cho nhóm 1 báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình
Học sinh: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc
a) Tác dụng với lưu huỳnh:
b) Tác dụng với oxi :
c) Tác dụng với clo:
Giáo viên: Chốt kiến thức: Ở nhiệt độ cao Fe khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa lên +2, +3. 
Giáo viên: Nguyên nhân của hiện tượng đất bị nhiễm phèn? Tác hại và biện pháp khắc phục?
Học sinh: Nguyên nhân: Đất nhiễm phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Các xác sinh vật này phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh. Trong điều kiện yếm khí lưu huỳnh sẽ kết hợp với Fe trong phù sa để tạo nên chất pirit sắt. Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí bị oxi hoá thành H2SO4 là cho đất chua trầm trọng.
	Tác hại : Đất nhiễm phèn có thành phần cơ giới nặng. Tầng mặt khí khô trở nên cứng có nhiều vết nứt nẻ. Đất nhiễm phèn rất chua độ phì nhiêu thấp và hoạt động của vi sinh vật đất yếu. (Giáo viên chiếu hình ảnh đất nhiễm phèn).
Đất nhiễm phèn
Giáo viên: Nhận xét và chốt kiến thức
Giáo viên: Nêu cách nhận biết đất nhiễm phèn bằng cây cỏ năng
Giáo viên: Ở nước ta vùng đất nhiễm phèn tập trung ở đâu?
Học sinh: Các loại đất phèn tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2.025.216 ha (chiếm 94,6 % tổng diện tích đất phèn trong cả nước). Riêng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau) chiếm tới hơn 88 % diện tích đất phèn trong cả nước. 
Giáo viên: Trình chiếu bản đồ các vùng đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long để học sinh thấy diện tích đất nhiễm phèn ở đây.
Giáo viên: Em hãy nêu biện pháp khắc phục đất nhiễm phèn?
Học sinh dựa và kiến thức môn công nghệ để trả lời:
	Biện pháp khắc phục: Để sử dụng được đất nhiễm phèn nên dùng phối kết hợp các biện pháp sau: 
	- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
	- Trồng cây chịu phèn
 - Bón phân 
Giáo viên: Chốt kiến thức và chiếu các hình ảnh cải tạo đất nhiễm phèn
 Canh tác trên đất phèn Cây Chàm	Cây dứa
Tác dụng với axit 
Giáo viên: Cho học sinh nhóm 2 báo cáo kết quả làm việc của mình
Học sinh: Đại diện nhóm 2 báo cáo
a) Với axit có tính oxi hoá do ion H+ (HCl, H2SO4 loãng) 
 - Khi tác dụng với các axit HCl, H2SO4 loãng , Fe chỉ bị oxi hoá lên số oxi hoá +2, còn H+ bị Fe khử thành H2.
b) Với axit có tính oxi hoá do gốc axit (HNO3, H2SO4 đặc)
Lưu ý: - Khi tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, Fe bị oxi hoá lên số oxi hoá +3 còn và bị Fe khử xuống số oxi hoá thấp hơn.
 - Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
Giáo viên: Chốt kiến thức 
Giáo viên: Nêu câu hỏi: Hiện tượng mưa axit là gì? Có tác hại như thế nào với các vật dụng, thiết bị, công trình vật liệu làm từ sắt? 
Học sinh: Trả lời
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá , dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. 
 Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người. 
  Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại mà phần lớn làm bằng sắt, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng. 
Giáo viên: Chốt kiến thức và chiếu hình ảnh sự hình thành mưa axit và tác hại của nó:
Sự hình thành mưa axit
 Hủy hoại đời sống sinh vật Phá hủy công trình Bệnh tật
Giáo viên: Tuy nhiên mưa axit cũng mang lại những lợi ích
Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy (Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính) nhờ đó hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên.
Tác dụng với dung dịch muối
Giáo viên: Yêu cầu nhóm 3 lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm
Học sinh: Đại diện học sinh nhóm báo cáo
Giáo viên: Nhóm khác nhận xét và giáo viên chốt kiến thức
+ Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
+ Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo thành muối sắt (III), AgNO3 không dư thì chỉ tạo thành muối sắt (II)
+ Fe khử được Fe+3 về Fe+2
Giáo viên: Có phải axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng đều thu được muối sắt (III) không?
Học sinh: Chỉ khi dư axit mới thu được muối sắt(III), còn khi dư kim loại thì Fe lại khử Fe+3 về Fe+2
Giáo viên: Chốt kiến thức
Tác dụng với nước
Giáo viên: Cho nhóm 4 báo cáo
Học sinh: Đại diện nhóm 4 báo cáo
- Ở nhiệt độ thường sắt không tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ cao > 5700C 
- Ở nhiệt độ < 5700C 
Giáo viên: Giải thích tại sao các đồ dùng làm bằng sắt để trong không khí ẩm lại bị ăn mòn?
Học sinh: Giải thích 
Những đồ dùng làm bằng sắt thường là hợp kim của sắt với cac bon để trong không khí
Cực âm(Fe): 
Cực dương(C):
Giáo viên: Trong thực tế ăn mòn kim loại ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Trình chiếu hình ảnh ăn mòn kim loại hợp kim của sắt	
Cứ 1 giây qua đi khoảng trên 2 tấn thép trên phạm vi toàn cầu đã biến thành rỉ
Giáo viên: Có thể giữ gìn đồ dùng bằng sắt như thế nào? Lớp oxit sắt trên bề mắt có bảo vệ sắt khỏi bị oxi hóa không? Tại sao?
Học sinh: Sắt tinh khiết bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường. Nhưng sắt có lẫn tạp chất dễ bị an mòn dưới tác dụng đồng thời của hơi ẩm, khí CO2, O2 trong không khí. Gỉ sắt tạo ra trên bề mặt sắt là một lớp xốp, giòn không bảo vệ được sắt nên sắt bị ăn mòn đến cù

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_giao_duc_ki_na.doc
  • docBia SKKN 2018.doc
  • doctên SKKN đã đạt được Thu.doc