SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài toán con lắc đơn phần cơ học 10

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài toán con lắc đơn phần cơ học 10

Trong chương trình vật lý THPT, bài toán con lắc đơn là bài toán được đưa vào phần cuối của chương trình cơ học 10, dưới hình thức là bài tập vận dụng. Khi gặp bài toán này học sinh thường gặp phải những khó khăn như sau:

- Phương pháp giải bài toán này không được đưa ra cụ thể mà học sinh phải tự vận dụng các phương pháp đã học của phần cơ học để giải quyết. Tuy nhiên, với những học sinh mới bắt đầu chương trình học lớp 10 thì việc hiểu và vận dụng được các phương pháp đã học để giải quyết thành công bài toán này là rất khó khăn

- Bài toán con lắc đơn có rất nhiều khả năng xảy ra mà để khai thác được hết các khả năng đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiến thức đã học của chương trình cơ học 10. Với những học sinh có học lực trung bình thì việc tự mình hiểu và xâu chuỗi các kiến thức, các phương pháp vào một bài toán là rất khó khăn.

- Một số kiến thức toán học, học sinh mới bắt đầu làm quen trong chương trình lớp 10 như: khái niệm véc tơ, các phép toán véc tơ. nhưng lại phải vận dụng thành thạo nó cho môn vật lý cũng là một việc vô cùng khó khăn.

- Thời lượng dành cho phần này theo phân phối chương trình gần như không có mà chỉ được lồng vào một số tiết bài tập. Tuy vậy, đến chương trình cơ học 12, khi xét đến dao động của con lắc đơn lại đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thạo, nắm được các công thức liên quan.

 

docx 20 trang thuychi01 8083
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài toán con lắc đơn phần cơ học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình vật lý THPT, bài toán con lắc đơn là bài toán được đưa vào phần cuối của chương trình cơ học 10, dưới hình thức là bài tập vận dụng. Khi gặp bài toán này học sinh thường gặp phải những khó khăn như sau:
- Phương pháp giải bài toán này không được đưa ra cụ thể mà học sinh phải tự vận dụng các phương pháp đã học của phần cơ học để giải quyết. Tuy nhiên, với những học sinh mới bắt đầu chương trình học lớp 10 thì việc hiểu và vận dụng được các phương pháp đã học để giải quyết thành công bài toán này là rất khó khăn
- Bài toán con lắc đơn có rất nhiều khả năng xảy ra mà để khai thác được hết các khả năng đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiến thức đã học của chương trình cơ học 10. Với những học sinh có học lực trung bình thì việc tự mình hiểu và xâu chuỗi các kiến thức, các phương pháp vào một bài toán là rất khó khăn.
- Một số kiến thức toán học, học sinh mới bắt đầu làm quen trong chương trình lớp 10 như: khái niệm véc tơ, các phép toán véc tơ.... nhưng lại phải vận dụng thành thạo nó cho môn vật lý cũng là một việc vô cùng khó khăn. 
- Thời lượng dành cho phần này theo phân phối chương trình gần như không có mà chỉ được lồng vào một số tiết bài tập. Tuy vậy, đến chương trình cơ học 12, khi xét đến dao động của con lắc đơn lại đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thạo, nắm được các công thức liên quan. 
Mặc dù có rất nhiều những khó khăn , nhưng bài toán con lắc đơn vẫn được xem là bài toán điển hình của cơ học 10, nó là một chuyên đề không thể thiếu trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi và cũng là phần không thể bỏ qua trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia. Với học sinh lớp 10, thông qua bài toán này học sinh có thể phát huy được:
- Tính chủ động: Bài toán đưa ra trong tiết bài tập gần cuối phần cơ, đòi hỏi học sinh phải chủ động vận dụng các kiến thức, các phương pháp đã học để giải quyết.
- Tính tích cực: Để giải quyết bài toán buộc học sinh phải tích cực suy nghĩ, phân tích hiện tượng và biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, xâu chuỗi các kiến thức đã học. 
- Tính sáng tạo: Từ một bài toán cơ bản, có thể phát triển thành rất nhiều bài toán khác mà việc giải quyết mỗi phát triển đó lại liên quan đến một đơn vị kiến thức khác.Tuy nhiên nếu không có bài toán cơ bản, học sinh sẽ rất lúng túng khi giải quyết tất cả các phát triển trên.
 Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất, hiện tượng vật lý của bài toán con lắc đơn, gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời qua đó phát huy được tính độc lập, tính tích cực, tính sáng tạo và phát triển năng lực tư duy của học sinh. 
II. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Sử dụng các phương pháp đã học để giải quyết bài toán về con lắc đơn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Phần cơ học chương trình vật lý 10 theo sách giáo khoa nâng cao
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận: 
- Cơ sở của các phương pháp đã học: phương pháp động lực học, phương pháp tọa độ, phương pháp dùng định luật bảo toàn.
Nghiên cứu thực tiễn: 
- Vận dụng các phương pháp đã học vào bài toán con lắc đơn
V. Phạm vi áp dụng
Đề tài này áp dụng được cho những học sinh học môn vật lý 10 THPT theo sách giáo khoa nâng cao, những học sinh học chuyên lý, những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi vật lý và những học sinh thi môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT Quốc gia. Đồng thời có thể là tài liệu tham khảo cho những giáo viên đang giảng dạy môn vật lý THPT.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
A
O
1. Con lắc đơn:
- Về cấu tạo: Con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ, không giãn, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nặng có kích thước nhỏ.
- Về chuyển động của con lắc đơn:
Khi chưa bị kích thích con lắc ở trạng thái cân bằng, vật nặng ở vị trí thấp nhất, sợi dây có phương thẳng đứng
Khi được kích thích, con lắc chuyển động qua lại xung quanh vị trí cân bằng, quỹ đạo có dạng là một cung tròn
- Về lực tác dụng: 
Xét trong trọng trường và bỏ qua sức cản của không khí thì trong quá trình chuyển động qua lại, vật nặng chịu tác dụng của hai lực là lực căng của sợi dây và trọng lực . Hợp của hai lực này thay đổi theo vị trí của vật.
2. Bài toán cơ bản của con lắc đơn:
Bài toán: Con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nặng khối lượng m, có kích thước nhỏ. Kéo vật nặng cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α0 rồi thả nhẹ.
Yêu cầu: Xác định vận tốc của vật nặng và lực căng của sợi dây tại một vị trí mà sợi dây lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α.
3. Các phương pháp sử dụng để giải quyết bài toán:
3.1. Phương pháp dùng định luật bảo toàn cơ năng
Bước 1: Đọc kỹ đề, phân tích hiện tượng cơ học xảy ra trong bài toán. 
 Xác định các dữ kiện đã biết và dữ kiện cần tìm (Tóm tắt đề bài).
Bước 2: Chọn mốc thế năng.
 Viết biểu thức cơ năng của vật tại hai vị trí: W1, W2 
 Trong đó: Một vị trí có liên quan đến các dữ kiện đã cho và một vị trí liên quan đến các đại lượng cần tìm.
Bước 3: Chỉ ra cơ năng của vật (của hệ) được bảo toàn.
 	 Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai vị trí đó W1 = W2 , kết hợp với các dữ kiện của đề bài để giải bài toán.
Bước 4: Kết luận, đáp số.
3.2. Phương pháp động lực học
Bước 1: Đọc kỹ đề, phân tích hiện tượng cơ học xảy ra trong bài toán. 
 Xác định các dữ kiện đã biết và dữ kiện cần tìm (Tóm tắt đề bài).
	 Xác định và biểu diễn đầy đủ các lực tác dụng lên vật ( Hình vẽ).
Bước 2: Viết phương trình động lực học cho vật 
Bước 3: Chuyển phương trình (1) về dạng đại số bằng cách chiếu nó lên các phương thích hợp
Bước 4: Từ phương trình các phương trình đại số, kết hợp với các dữ kiện của đề bài để giải bài toán.
Bước 5: Kết luận, đáp sô.
II. Thực trạng của học sinh khi gặp bài toán con lắc đơn.
Khi gặp bài toán này, học sinh thường lúng túng và thường rất khó khăn để hoàn thành nó:
Khó khăn đầu tiên khi gặp phải là học sinh không biết khi nào nên dùng phương pháp động lực học, khi nào nên dùng định luật bảo toàn cơ năng. 
Khó khăn tiếp theo là việc phân tích chuyển động của vật đó là chuyển động tròn không đều, một dạng chuyển động mà học sinh chưa học, từ đó xuất hiện các khái niệm mới như gia tốc hướng tâm, gia tốc tiếp tuyến... nên nếu không nắm được thì việc chiếu phương trình cũng sẽ rất lúng túng, khó khăn.
Một khó khăn nữa là các kiến thức về hình học, về chuyển động tròn, về lượng giác... học sinh buộc phải sử dụng thành thạo.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo phương pháp giải bài toán con lắc đơn.
Biện pháp thực hiện:
- Phân tích cho học sinh hiểu rõ bản chất của hiện tượng xảy ra.
- Đưa ra phương pháp, yêu cầu học sinh nắm được các bước và tiến hành tuần tự theo từng bước cho mỗi bài toán cụ thể.
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức toán học cần thiết: Kiến thức về đường tròn, về véc tơ và các phép toán véc tơ, về phép chiếu và hình chiếu, về các phép biến đổi lượng giác.
- Cho hoc sinh được luyện tập nhiều thông của các bài tập.
Bài toán cơ bản: Con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nặng khối lượng m, có kích thước nhỏ. Kéo vật nặng cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α0 rồi thả nhẹ.
Yêu cầu: Xác định vận tốc của vật nặng và lực căng của sợi dây tại một vị trí mà sợi dây lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α. Bỏ qua sức cản của không khí.
Phân tích bài toán và tìm phương pháp giải
A
O
M
Sau khi thả, vật nặng sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng O với quỹ đạo là một cung tròn tâm I (điểm treo, vận tốc của vật tại mọi điểm luôn vuông góc với sợi dây.
Bỏ qua sức cản của không khí.
Vật chịu tại mỗi vị trí, vật chịu tác dụng của hai lực là lực căng của sợi dây và trọng lực . Hợp của hai lực này thay đổi theo vị trí của vật.
Do đó gia tốc của vật thay đổi trong quá trình chuyển động, chuyển động của vật là chuyển động tròn không đều
Tại mỗi vị trí, gia tốc của vật bao gồm hai thành phần: 
Thành phần đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vận tốc gọi là gia tốc hướng tâm (giống như gia tốc trong chuyển động tròn đều, từ đó có thể sử dụng các công thức của chuyển động tròn đều liên quan đến gia tốc này)
Thành phần đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vận tốc, gọi là gia tốc tiếp tuyến, trong một phạm vi nhỏ xung quanh vị trí xét, nó giống như gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi.
Như vậy, có thể thấy không thể sử dụng phương trình động lực học cho cả quá trình chuyển động của vật được, mà chỉ xét tại mỗi vị trí
Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong quá trình vật chuyển động qua lại quanh vị cân bằng thì vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn, do đó có thể dùng định luật bảo toàn cơ năng để tính toán với các đại lượng liên quan đế vận tốc và độ cao.
Từ đó rút ra nhận xét là dùng định luật bảo toàn cơ năng để tính vận tốc của vật tại các vị trí, còn dùng phương trình động lực học tại mỗi vị trí để xác định lực.
Bài giải cụ thể:
Chọn mốc thế năng là mặt phẳng nằm ngang đi qua vị trí cân bằng của vật
Cơ năng của vật tại vị trí thả: 
trong đó: 
Cơ năng của vật tại vị trí M mà dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α bất kỳ
trong đó: 
Trong quá trình chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
A
O
M
Vận tốc của vật tại M: 
Tại M: Vật chịu tác dụng của hai lực: , 
Theo định luật II Niu Tơn : 
Chiếu lên phương bán kính, chiều hướng vào tâm là dương, ta được:
Mặt khác: 
Lực căng của sợi dây: 
Nhận xét: Từ hai công thức tổng quát trên, có thể áp dụng tính được cho các vị trí bất kỳ trong quá trình vật chuyển động
Đặc biệt: Tại VTCB thì vận tốc của vật và lực căng sợi dây có giá trị lớn nhất
Một số bài toán khác hoặc yêu cầu khác xoay quanh bài toán cơ bản:
A
Bài toán 1: Một vật nặng khối lượng m được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l, đầu kia của dây cố định. Khi vật ở vị trí cân bằng người ta truyển cho vật một vận tốc đầu v0 theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí.Tính góc lệch lớn nhất mà sợi dây đạt được so với phương thẳng đứng. 
Nhận xét: Khi đã thành thạo bài toán cơ bản, học sinh sẽ dễ dàng áp dụng định luật bảo toàn cơ năng và tính được α0
O
Bài giải cụ thể:
Chọn mốc thế năng là mặt phẳng nằm ngang đi qua vị trí cân bằng của vật
Cơ năng của vật tại vị trí cân bằng: 
Cơ năng của vật tại vị trí góc lệch cực đại: 
Trong quá trình chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
Chú ý: Với bài toán này giáo viên phải tính toán số liệu sao cho khi tính ra 
A
O
Bài toán 2: Con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nặng khối lượng m, có kích thước nhỏ. Kéo vật nặng cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α rồi truyền cho vật một vận tốc v theo phương vuông góc với sợi dây trong mặt phẳng thẳng đứng. Bỏ qua sức cản không khí.Tính góc lệch lớn nhất mà sợi dây đạt được so với phương thẳng đứng và vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng. 
Nhận xét: Học sinh sẽ thấy được, những bài toán như thế này, hoàn toàn giống như bài toán cơ bản, nó chỉ khác là cách kích thích chuyển động của con lắc. Do đó, nếu thành thạo bài toán cơ bản thì việc giải nó rất dễ dàng 
Bài giải cụ thể:
A
O
M
Chọn mốc thế năng là mặt phẳng nằm ngang đi qua vị trí cân bằng của vật
Cơ năng của vật tại vị trí cân bằng: 
Cơ năng của vật tại vị trí góc lệch cực đại: 
Cơ năng của vật tại vị trí truyền vận tốc cho vật: 
Trong quá trình chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
Chú ý: Với bài toán này giáo viên phải tính toán số liệu sao cho khi tính ra và đúng bằng 
Bài toán 3: Một vật nặng khối lượng m =100g được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l =1m, đầu kia của dây cố định. Khi vật ở vị trí cân bằng người ta truyển cho vật một vận tốc đầu v0 theo phương ngang. Khi dây treo nghiêng góc α =30o so với phương thẳng đứng thì gia tốc của quả cầu có phương ngang. Lấy g =10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tìm vận tốc v0. 
Nhận xét: Bài này cũng gần giống với bài toán cơ bản nhưng ở mức độ khó hơn một chút là học sinh phải phân biệt được gia tốc toàn phần và gia tốc hướng tâm, từ đó mà áp dụng các công thức phù hợp
Bài giải cụ thể:
Khi dây treo nghiêng góc α = 300 so với phương thẳng đứng, vật chịu tác dụng của hai lực: , 
Theo định luật II Niu Tơn : 
M
O
Do gia tốc có phương ngang nên chiếu lên phương ngang ta được: 
Mặt khác, chiếu lên phương bán kính, chiều hướng vào tâm là dương, ta có: 
Từ (1) và (2) suy ra: 
Chọn mốc thế năng là mặt phẳng nằm ngang qua vị trí cân bằng
Cơ năng của vật tại vị trí cân bằng: 
Cơ năng của vật tại vị trí dây treo lệch góc α : 
Trong quá trình chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật được bảo toàn
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
Bài toán 4: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100g treo vào một sợi dây nhẹ, không giãn dài l = 1m. Kéo vật cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc rồi truyền cho vật một vận tốc theo phương vuông góc với sợi dây để vật đi về vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động thì lực căng dây cực đại bằng hai lần trọng lực của nó. Tìm . Bỏ qua sức cản của không khí
Nhận xét: Khi học sinh đã thành thạo bài toán cơ bản, sẽ thấy được lực căng cực đại của sợi dây đạt được là khi vật qua vị trí cân bằng , vận tốc của vật tại đó là 
O
Bài giải cụ thể:
Ta có: Tại vị trí cân bằng
Theo định luật II Niu Tơn : 
Chiếu theo phương sợi dây ( phương thẳng đứng)
Chọn mốc thế năng là mặt phẳng nằm ngang qua vị trí cân bằng
Cơ năng của vật tại vị trí cân bằng: 
Cơ năng của vật tại vị trí dây treo lệch góc α : 
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
Bài tập tự luyện
Bài 1: Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 500 g được treo vào điểm cố định I bằng dây treo mảnh, nhẹ, không giãn có chiều dài l = 1,0 m. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo tạo với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.
a. Hãy xác định lực căng dây, vận tốc và gia tốc của quả cầu khi nó đi qua vị trí mà dây treo tạo với phương thẳng đứng góc 
b. Tính giá trị lớn nhất của vận tốc của vật và lực căng sợi dây.
Bài 2: Một vật nặng khối lượng m =100g được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l =50cm, đầu kia của dây cố định. Khi vật ở vị trí cân bằng người ta truyển cho vật một vận tốc đầu theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2
a. Tính góc lệch cực đại mà dây treo đạt được và độ cao cực đại mà vật đạt được.
b. Tính vận tốc của vật và lực căng của dây treo ở vị trí có góc lệch 
Bài 3: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m = 200g treo vào một sợi dây nhẹ, không giãn dài l = 60cm. Kéo vật cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc rồi truyền cho vật một vận tốc theo phương vuông góc với sợi dây trong mặt phẳng thẳng. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí
a. Tính góc lệch cực đại mà dây treo đạt được và độ cao cực đại mà vật đạt được.
b. Tính vận tốc của vật và lực căng của dây treo ở vị trí có góc lệch 
c. Tính lực hướng tâm tác dụng lên vật khi vật ở vị trí có góc lệch và khi vật qua vị trí cân bằng
2. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh thông qua bài toán con lắc đơn
Biện pháp thực hiện:
_ Phân tích hiện tượng xảy ra
_ Yêu cầu học sinh tìm ra các phương pháp để hoàn thành yêu cầu của bài toán
Để làm được điều này, học sinh phải nắm vững các kiến thức và phương pháp đã học, đồng thời có kỹ năng tư duy, suy luận tốt và đặc biệt phải có kiến thức toán học tốt, biết vận dụng
2.1. Bài toán con lắc đơn vướng đinh
 Bài toán: Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 100g được treo tại I bởi một dây chiều dài . Trên đường thẳng đứng đi qua I, thấp hơn I khoảng có một chiếc đinh. Kéo quả cầu đến vị trí dây treo nằm ngang rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí
a. Tính lực căng của dây ngay trước và sau khi vướng đinh.
b. Hỏi ở điểm nào trên quỹ đạo, lực căng của dây treo bằng không? Sau đó qủa cầu chuyển động như thế nào, lên tới độ cao lớn nhất là bao nhiêu?
Nhận xét: 
I
O
C
D
B
Với bài toán này, học sinh phải thấy được, sau khi vướng đinh thì chiều dài của con lắc giảm đồng thời điểm cố định là tại vị trí chiếc đinh. Tùy vào điều kiện kích thích mà góc lệch của dây treo có thể lớn hơn 900. Do đó, nếu trong quá trình chuyển động mà lực căng của dây treo khác không thì vật sẽ chuyển động tròn quanh chiếc đinh, còn tại điểm lực căng bằng 0, vật sẽ chuyển động giống chuyển động của vật bị ném. Như vậy, ngoài phương pháp động lực học, ngoài định luật bảo toàn cơ năng, học sinh còn phải nắm được các công thức của chuyển động ném xiên
Bài giải cụ thể như sau
a. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng
+Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai vị trí B, O ta được:
+ Lực căng dây ngay trước khi vướng định: 
+ Lực căng dây treo ngay sau khi vướng đinh.
A
O
C
H
h0
 hD
D
b. Sau khi vướng đinh, vật chuyển động như con lắc đơn có chiều dài quanh điểm treo O. 
Chuyển động này có hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Chuyển động tròn từ vị trí cân bằng O đến vị trí D mà tại đó lực căng dây treo bằng 0.
- Giai đoạn II: Vật chuyển động như một vật bị ném xiên từ vị trí D trở về sau.
+Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai vị trí B, D ta được:
+ Lực căng dây treo tại D
+ Thay (4) vào (5), ta được:
+ Độ cao của D tính từ vị trí cân bằng O là:
Vậy vị trí D mà lực căng dây treo bằng 0 cách vị trí cân bằng O một đoạn: (hay cách điểm treo I theo phương thẳng đứng một đoạn 
+ Vận tốc của vật tại D. Thay vào (4), ta được:
+ Kể từ D, vật chuyển như bị ném xiên góc với vận tốc đầu là 
Suy ra quỹ đạo của vật là đường parabol quay bề lõm xuống dưới.
+ Theo kết quả bài toán vật bị ném xiên thì độ cao cực đại vật lên được tính từ điểm ném D là:
 với
+Độ cao cực đại vật lên được so với vị trí cân bằng là:
2.2. Bài toán con lắc chuyển động tròn quanh điểm treo
Bài toán : Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,1 kg được treo vào một đầu sợi dây nhẹ, không giãn, chiều dài l = 0,5m, đầu còn lại của sợi dây được buộc chặt vào điểm cố định O. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Ban đầu vật nằm yên tại vị trí dây treo có phương thẳng đứng. Hỏi phải truyền cho vật một vận tốc ban đầu v0 bằng bao nhiêu để vật chuyển động trên một quỹ đạo tròn tâm O.
Nhận xét: Với bài toán này, học sinh phải nắm được khi nào thì vật sẽ chuyển động tròn quanh tâm O trong mặt phẳng thẳng đứng
Bài giải cụ thể như sau:
Chọn gốc thế năng tại vị trí thấp nhất của vật 
C
Ta thấy vật sẽ chuyển động trên quỹ đạo tròn nếu còn tồn tại lực căng dây tại điểm cao nhất của quỹ đạo:
Tại điểm cao nhất C ta có:
Chiếu lên phương thẳng đứng, chiều dương hướng vào O
Theo định luật bảo toàn cơ năng cho vị trí thấp nhất và cao nhất, ta được:
2.3. Bài toán con lắc va chạm với một vật khác
Bài toán : Quả cầu 1 có khối lượng m1 = 0,3 kg được treo vào đầu một sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l = 1m. Kéo căng dây treo quả cầu theo phương nằm ngang rồi thả nhẹ. Khi quả cầu xuống đến điểm thấp nhất, nó va chạm đàn hồi xuyên tâm với một quả cầu 2 có khối lượng m2 = 0,2kg đặt ở mặt sàn nằm ngang . Biết hệ số ma sát giữa quả cầu 2 và mặt sàn nằm ngang là 0,02 và trong sự tương tác giữa m và m thì lực ma sát giữa hai quả cầu là không đáng. Lấy g = 10(m/s). Tính góc lệch lớn nhất của dây treo so với phương thẳng đứng và quãng đường mà quả cầu 2 đi được trên mặt phẳng ngang.
Nhận xét: Với bài toán này, học sinh phải thấy được, sau khi va chạm, quả cầu 1 có thể tiếp tục chuyển động lên cao theo hướng cũ hay bật ngược trở lại, tùy vào điều kiện va chạm, còn quả cầu 2 thì chuyển động chậm dần đều t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_q.docx
  • docBìa SKKN.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docMỤC LỤC.doc