SKKN Phát huy tính hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 từ Câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - Dặn dò cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Quan Sơn 2

SKKN Phát huy tính hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 từ Câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - Dặn dò cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Quan Sơn 2

Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ thể của học sinh”, “Dạy học là dạy học sinh cách học”, “Quá trình học là quá trình kiến tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động sáng tạo”, trong đó vai trò định hướng của người thầy quyết định đến việc tiếp thu, nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ của từng học sinh. Vì vậy người thầy cần có phương pháp đúng đắn, phù hợp với từng phân môn, từng bài dạy, từng đối tượng cụ thể để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, tư duy và thái độ.

Trong hoạt động dạy học nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng, để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò bằng nhiều phương pháp dạy học tích cực. Thực tiễn dạy học đã sản sinh nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó giáo viên đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nắm bắt ý nghĩa và tầm quan trọng của Câu hỏi và nhất là câu hỏi gợi mở trong dạy học, những giáo viên tâm huyết, coi các câu hỏi hiệu quả cao là linh hồn của tiết học; chịu khó đọc, suy nghĩ, chịu khó ghi chép để có thể tạo ra những câu hỏi hay, những câu hỏi thú vị, những câu hỏi làm các trụ cột chắc chắn cho bài dạy. Tuy nhiên vẫn có giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy của mình nhất là chưa chú trọng đến câu hỏi mở ở phần việc Củng cố - dặn dò. Có thì cũng mang tính ngẫu hứng chứ chưa thật sự đầu tư. Như vậy, việc xây dựng và sử dụng câu hỏi ở hoạt động Củng cố - dặn dò như thế nào trong giờ đọc - hiểu để đem lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều giáo viên dạy văn phải trăn trở và suy nghĩ.

 

doc 21 trang thuychi01 6910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 từ Câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - Dặn dò cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ thể của học sinh”, “Dạy học là dạy học sinh cách học”, “Quá trình học là quá trình kiến tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động sáng tạo”, trong đó vai trò định hướng của người thầy quyết định đến việc tiếp thu, nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ của từng học sinh. Vì vậy người thầy cần có phương pháp đúng đắn, phù hợp với từng phân môn, từng bài dạy, từng đối tượng cụ thể để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, tư duy và thái độ.
Trong hoạt động dạy học nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng, để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò bằng nhiều phương pháp dạy học tích cực. Thực tiễn dạy học đã sản sinh nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó giáo viên đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nắm bắt ý nghĩa và tầm quan trọng của Câu hỏi và nhất là câu hỏi gợi mở trong dạy học, những giáo viên tâm huyết, coi các câu hỏi hiệu quả cao là linh hồn của tiết học; chịu khó đọc, suy nghĩ, chịu khó ghi chép để có thể tạo ra những câu hỏi hay, những câu hỏi thú vị, những câu hỏi làm các trụ cột chắc chắn cho bài dạy. Tuy nhiên vẫn có giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy của mình nhất là chưa chú trọng đến câu hỏi mở ở phần việc Củng cố - dặn dò. Có thì cũng mang tính ngẫu hứng chứ chưa thật sự đầu tư. Như vậy, việc xây dựng và sử dụng câu hỏi ở hoạt động Củng cố - dặn dò như thế nào trong giờ đọc - hiểu để đem lại hiệu quả cao nhất là điều mà nhiều giáo viên dạy văn phải trăn trở và suy nghĩ.
Thực tiễn dạy Ngữ văn ở nhiều trường THPT, trong đó có trường THPT Quan Sơn 2 cho thấy số đông học sinh không còn dành nhiều tình cảm cho môn học này là có thực. Bởi tâm lí chung của học sinh, phụ huynh và cả xã hội trước tác động của nền kinh tế thị trường. Hơn nữa hầu hết học sinh trường THPT Quan Sơn 2 khá chậm trong quá trình tư duy và tiếp thu bài dẫn đến tâm lí ngại học, nhất là môn Ngữ văn. Đã thế, với mỗi tiết dạy có nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động có nhiều bước, nhiều mục, nhiều yêu cầu mà giáo viên phải tiến hành. Cho nên phần Củng cố- dặn dò, một hoạt động chiếm thời gian rất nhỏ trong cả tiết dạy 45 phút; thường bị xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua, bị “cắt” nếu như bài quá dài hoặc là “cháy giáo án”. Cho nên, hiệu quả bài dạy không cao, chưa thực sự phát huy hết năng lực sáng tạo cũng như chưa rèn luyện tư duy, kĩ năng, thái độ ở học sinh một cách triệt để nhất. 
Đặc biệt, việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh được tiến hành chủ yếu thông qua dạng đề mở từ các bài kiểm tra trên lớp, bài thi học kì, bài thi tốt nghiệp THPT đến thi chọn đội tuyển học sinh giỏi các cấp. Như vậy việc đưa ra những câu hỏi mở ở hoạt động cuối cùng của tiết học không chỉ giúp học sinh hiểu sâu văn bản, hình thành một số kĩ năng thiết yếu như: kĩ năng giao tiếp, tranh biện, xử lí tình huống, mà còn đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay. Bởi lẽ, rèn luyện được kĩ năng giải quyết các câu hỏi mở thì chắc chắn sẽ giải quyết một cách thành thục các đề văn theo hướng mở.
Vì những lí do trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm trong quá trình giảng dạy và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 từ Câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - dặn dò cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Quan Sơn 2.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Với sáng kiến này, tôi mong muốn nêu ra những câu hỏi theo hướng mở ở hoạt động cuối cùng của tiến trình dạy học; đồng thời cũng trình bày những tác động tích cực từ kết quả của hoạt động ấy nhằm:
- Thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động cuối cùng của giờ dạy: Củng cố- dặn dò.
- Đề xuất một số hình thức của câu hỏi mở để hoạt động Củng cố - dặn dò trở nên có hiệu quả và có sức hấp dẫn hơn, giúp học sinh nắm chắc và hệ thống hoá lại được kiến thức đã tìm hiểu trong giờ học. 
- Sau khi học xong một văn bản, học sinh hình thành và được rèn luyện kỹ năng từ đó có thể đạt kết quả cao trong các cuộc thi hiện nay, nhất là có kĩ năng sống tốt, tự tin và bản lĩnh hơn trong cuộc sống. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là câu hỏi mở mà giáo viên cần chú trọng trong hoạt động Củng cố - dặn dò, cụ thể:
- Hướng đến câu hỏi gợi mở vừa mang tính tổng kết vừa mang tính kiểm tra đánh giá năng lực nhận thức của học sinh, đồng thời phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh, từ đó giúp các em hình thành và có thêm thời gian, cơ hội rèn luyện kĩ năng mềm cần thiết. 
- Do điều kiện thời gian có hạn nên tôi dừng lại nghiên cứu và thực hành những văn bản trong chương trình Ngữ văn 11, và chủ yếu là các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học 1930-1945.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu về lý luận:  Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu sách giáo khoa, hướng dẫn giảng dạy các loại sách tham khảo có liên quan đến đề tài. Tìm hiểu tài liệu phương pháp về lý thuyết đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn chương.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong giờ văn đôi khi còn trầm chưa tạo được không khí sôi nổi say sưa. Hệ thống câu hỏi của thầy chưa thực sự phù hợp, khiến nhiều học sinh không thích bộ môn nghệ thuật này. Quá trình nghiên cứu lý thuyết về câu hỏi của thầy đôi khi chưa sâu sắc, việc nắm bắt các loại hình câu hỏi để vận dụng vào việc dạy văn theo còn mơ hồ, nên việc đặt câu hỏi cho phù hợp đôi khi còn khó khăn. Trong khi đó, học sinh thụ động, lười đọc, lười viết, không chú tâm nên kết quả học tập môn học khá thấp..
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Về phía người dạy: hệ thống câu hỏi chưa thực sự đa dạng, linh hoạt, câu hỏi gợi mở có sử dụng nhưng chưa chú trọng nhiều, nhất là phần cuối bài. Về phía người học: tỉ lệ điểm khá giỏi rất thấp. Điểm yếu kém còn nhiều. 
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Với đề tài này tôi đã thực nghiệm ở lớp 11A3 và đối chứng với lớp 11A2 trong năm học 2017 - 2018. 
Phần 2: Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài dạy chia thành nhiều bước. Phần việc “củng cố- dặn dò” là hoạt động cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ giá trị của tác phẩm, trước khi kết thúc giờ học. Mỗi một hoạt động đều có phương pháp riêng thích hợp. Tuy là phần việc cuối cùng chiếm khối lượng thời gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần tạo nên sự hoàn thiện của một giờ lên lớp. Cho nên nếu biết vận dụng linh hoạt sáng tạo phương pháp gợi mở qua các câu hỏi thì sẽ phát huy được tính hiệu quả và sức hấp dẫn cho hoạt động dạy và học của thầy trò. 
Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ lôgic, ông cho rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”. Hỏi mở là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý kiến của bạn về vấn đề đó”. Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời. Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định hướng điều gì có giá trị và điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận. Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, người ta phân biệt các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp gợi mở, tìm tòi. Trong đó vấn đáp gợi mở, tìm tòi còn được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại ơrixtic. Là loại vấn đáp mà giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó, học sinh nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một số vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trật tự logic của các câu hỏi kích thích sự tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên đóng vai trò người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh thì tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá. Cuối giai đoạn đàm thoại, giáo viên khéo léo vận dụng các ý kiến của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra, có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết.
Câu hỏi gợi mở trong phần Củng cố - dặn dò giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào những phút cuối cùng của tiết học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của các em, rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác.
Với câu hỏi mở thì cùng một câu hỏi học sinh có thể trả lời theo mức độ hiểu biết của mình, nghĩa là câu trả lời có thể từ dễ đến khó. Chính vì thế học sinh nào cũng có thể tham gia trả lời câu hỏi, không bị bỏ rơi trong quá trình dạy học và đánh giá được năng lực học sinh ở tất cả các mức độ.
Cùng một câu hỏi gợi mở có thể huy động kiến thức của nhiều môn học khác nhau, đáp ứng yêu cầu tích hợp trong dạy học hiện nay. Câu hỏi mở kích thích hứng thú và sự sáng tạo của các em. Ngoài ra nó còn tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. Câu hỏi gợi mở có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh, tránh được sự mệt mỏi, nhàm chán trong những phút cuối cùng của bài đọc - hiểu.
Câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng chắc chắn, không mang tính áp đặt để giúp các em hiểu những tác phẩm được học chính thức trong sách giáo khoa mà cả những tác phẩm ngoài sách giáo khoa nhưng cùng một chủ đề.
Giáo viên có thể thông qua hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Và qua chính hệ thống câu hỏi đã được chắt lọc, chọn lựa đó cũng là một định hướng giúp học sinh nhận biết được nội dung trung tâm của bài học. Câu hỏi kiểm tra cần phong phú, linh hoạt, ở nhiều cấp độ để học sinh vừa thể hiện hiểu biết của mình vừa cảm thấy hấp dẫn và hứng thú. Từ đó, mới tạo được hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ học. 
Vậy thế nào là câu hỏi gợi mở có chất lượng? 
Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học
sinh. 
 Câu hỏi ngoài tính chất rõ ràng phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh.
Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên
lớp, vừa có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh.
Câu hỏi không tuỳ tiện, được xây dựng thành trên cơ sở tính toán, dự liệu những câu trả lời của học sinh, trên cơ sở định hướng giúp học sinh hiểu sâu tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật.
Như vậy, việc dùng hệ thống câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - dặn dò với nhiều cấp độ khác nhau để kiểm tra năng lực nhận thức và sáng tạo của học sinh. Nhưng bằng cách nào để thoả mãn được những yêu cầu đó là vấn đề mà bản thân tôi luôn tìm tòi đổi mới để tìm ra phương án tối ưu nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề.	
	Rõ ràng vai trò của hoạt động Củng cố - dặn dò đối với mỗi tiết học là rất quan trọng. Sau mỗi tiết học, học sinh được củng cố và gợi mở kiến thức bài học một cách có hệ thống, khoa học, sinh động....Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều giáo viên đã bỏ qua hoặc làm chưa tốt hoạt động này với các lí do như: phân phối thời gian không hợp lí nên cháy giáo án, không còn thời gian cho củng cố dặn dò; không đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động củng cố dặn dò nên thực hiện qua loa, sơ sài, chiếu lệ, thiếu đầu tư, chỉ khoảng 1,2 phút cuối giờ, có dành thời gian 4, 5 phút cho củng cố dặn dò nhưng làm rập khuôn máy móc, chưa sáng tạo, chưa hấp dẫn, chỉ là thầy thao thao bất tuyệt nhắc lại kiến thức chính cần nhớ hoặc hỏi học sinh rất nhiều câu hỏi về bài học vừa qua; hoặc đưa ra yêu cầu soạn bài đối với đối học sinh. Thật đơn giản khi nghĩ cứ yêu cầu học sinh về học thuộc phần ghi nhớ, soạn bài mới theo câu hỏi sách giáo khoa là xong, là hết bài. Trong khi đó, học sinh trường THPT Quan Sơn 2 - trường vùng cao biên giới, giáp Lào - đa phần là người Thái, Mường, nhất là người H’Mông lại rất yếu về kĩ năng xác định nội dung câu hỏi, không biết hướng trả lời, ‘‘thầy hỏi một đằng, trò trả lời một nẻo”, không chịu động não, không ham học, hay làm đối phó cho xong. Mặt khác, nhiều câu hỏi trong sách giáo khoa còn chung chung, hoặc đưa ra yêu cầu vượt sức với học sinh mà đa phần đều là con em các dân tộc thiểu số. 
Tôi đã đi dự rất nhiều giờ của các đồng nghiệp trong tổ Xã hội tại trường THPT Quan Sơn 2, nhận thấy rằng bên cạnh những giáo viên chú trọng thực hiện đầy đủ nghiêm túc và hiệu quả hoạt động củng cố dặn dò, cũng có những giáo viên thực hiện rất qua loa, sơ sài, cá biệt có cả những tiết dạy chưa chú ý coi trọng phần này. Dường như đâu đó vẫn có tâm lí coi nhẹ, nếu có thì thiên về “dặn dò” nhiều hơn là “củng cố”. Nhiều giáo viên chỉ nhắc chung chung: bài học của chúng ta đến đây là hết, các em về nhà soạn bài cho bài sau chứ chưa có sự đầu tư thích đáng. Thực ra, điều này tôi cũng nghĩ bởi những nguyên nhân khách quan. Như đã nói ở trên, mỗi tiết đọc văn có rất nhiều nội dung cần tìm hiểu, mà thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài thì có hạn, nên môn Ngữ văn hay rơi vào tình trạng thiếu giờ, “cháy giáo án”. Vì vậy, giáo viên khi đứng lớp “chạy” cho hết bài đã “bở hơi tai” rồi, ít khi giành được thời gian cho hoạt động “củng cố” bài.
Từ thực tế như vậy, tôi đã nghiên cứu và sử dụng câu hỏi mở với những hình thức khác nhau nhằm góp phần đổi mới hoạt động củng cố dặn dò để tiết đọc hiểu văn bản hấp dẫn hơn, kích thích hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo ở các em, giờ dạy - học đạt kết quả cao hơn.
2.3. Một số biện pháp giải quyết thực trạng.
Trong học văn kiến thức chỉ thực sự trở thành tài sản của một học sinh khi kiến thức đó được tiếp nhận thông qua sự vận động của bản thân chủ thể học sinh. Tác phẩm văn chương chỉ thực sự phát huy được sức mạnh của nó khi khơi dậy được từ bên trong người tiếp nhận những cảm xúc rung động và hoạt động nhận thức, sáng tạo. 
Do yêu cầu của phần việc chủ yếu là của người giáo viên là định hướng học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm và phát huy khả năng sáng tạo của người học, nên trong đề tài “Phát huy tính hiệu quả và sức hấp dẫn của giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 từ câu hỏi mở ở hoạt động Củng cố - dặn dò cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Quan Sơn 2”, tôi chủ yếu đề cập đến hoạt động của giáo viên và chú trọng đến cách sử dụng câu hỏi mở với các hình thức khác nhau để học sinh thảo luận, trao đổi, trình bày những hiểu biết và kiến giải của mình về bài học. 
2.3.1. Sử dụng Câu hỏi mở hướng dẫn học sinh thảo luận.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và tranh luận về tên tác phẩm, tên đoạn trích: Tên tác phẩm, tên đoạn trích (có thể do người biên soạn đặt) đều bao hàm chứa đựng nội dung của tác phẩm, được biểu đạt ở dạng khái quát nhất. Do đó, thảo luận về tiêu đề tác phẩm là một phương thức khá lý thú, hấp dẫn lại có hiệu quả trực tiếp.
Ví dụ: 
 + Nếu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không có sự xuất hiện của nhân vật thị Nở thì
	+ Tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là “Hai đứa trẻ”? Nếu được đặt tên lại em sẽ đặt là gì?
	+ Tại sao đoạn trích lại có tiêu đề rất vô lí “Hạnh phúc của một tang gia”?
	+ Thế nào là “chữ” trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
	+ Sau khi học xong bài thơ, theo em có thể thay nhan đề “Vội vàng” bằng nhan đề nào khác hay không?
	Rõ ràng khi trả lời được câu hỏi này học sinh phải nắm chắc nội dung bài học. Đồng thời với việc đưa ra câu hỏi tình huống (nếu...), học sinh sẽ hết sức phấn khởi khi được tham gia vào việc tạo dựng tác phẩm (dù chỉ dừng lại tên gọi của nó). Với những câu hỏi này giáo viên nên hết sức chú trọng đến ý kiến cá nhân học sinh để có thể bổ sung hoặc điều chỉnh hợp lí.
Giáo viên đưa ra những nhận định của những nhà phê bình, nghiên cứu để từ đó yêu cầu học sinh thảo luận:
Ví dụ: + Tại sao Xuân Diệu lại cho rằng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là “dọn đường cho lòng yêu giang san tổ quốc”?
	 + Về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh nhận định: “Bài thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. Dựa vào đâu Hoài Thanh đã nhận định như vậy?
	 + Huy Cận đã dành những lời trân trọng cho Thạch Lam- tác giả của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: Thạch Lam đã giúp chúng ta “một cách cảm nhận cuộc đời, một lối rung cảm trước cảnh đời. Thạch Lam cho ta thêm kích thước để hiểu và để sống cuộc sống vốn giàu đẹp tình người”. Vì lẽ gì Huy Cận khẳng định như vậy?
	Những câu hỏi thuộc kiểu loại trên đòi hỏi học sinh phải tư duy thấu đáo. Đây là câu hỏi đòi hỏi tư duy của học sinh. Học sinh cần phải hiểu nội dung bài học và nhận định của nhà nghiên cứu, từ đó phải huy động kiến thức để lí giải, chứng minh. Những câu hỏi này giúp học sinh phát triển tư duy và cách lập luận. 
	Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn văn học: vừa là bộ môn nghệ thuật ngôn từ, vừa là bộ môn khoa học cho nên có nhiều cách khám phá giá trị tác phẩm là điều bình thường. Điều cần lưu ý là giáo viên có thể định hướng những cách hiểu khác nhau nhưng không khiên cưỡng học sinh phải hiểu theo một ý kiến chủ quan, quan trọng là xem xét đến sự lí giải của các em. Từ đó các em được biết nhiều “kênh” khác nhau, đồng thời giúp các em rèn luyện “bản lĩnh” nghiên cứu...
2.3.2. Sử dụng Câu hỏi mở hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ.
Giáo viên cung cấp cho học sinh những cách tiếp cận khác nhau về tác phẩm, sau đó cho học sinh cảm nhận và lí giải cách hiểu phù hợp với năng lực của mình:
Ví dụ 1: Sau khi đọc hiểu, em cảm nhận gì về nhan đề “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam? 
Câu trả lời của học sinh như sau: 
Em Hà Thị Xuyến: Xuất phát từ nhan đề Hai đứa trẻ nên chúng em cảm nhận được nguyên sơ, hồn nhiên, chân thật nhất về con người, cuộc sống phố huyện, nhờ đó bức tranh phố huyện hiện lên cụ thể, chân thực, sinh động.
Em Lò Thị Hiền: Từ nhan đề Hai đứa trẻ, tức là nhân vật Liên và An: hai mầm sống non tơ được đặt trên bối cảnh phố huyện nghèo - mảnh đất cằn cỗi không có sinh khí đã tạo nên sự trái ngược chứa đựng mâu thuẫn nhân sinh làm day dứt lòng người, làm toát lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Ví dụ 2: Về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (SGK Ngữ văn 11, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục), có những nhận xét sau:
Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước.
Bài thơ thể hiện nỗi đau xót, tuyệt vọng của một tâm hồn cô đơn
Bài thơ là tiếng lòng của một con người thiết tha yêu đời, yêu người.
ý kiến của các bạn như thế nào?
Câu trả lời của em Ngân Thị Lan làm tôi bất ngờ và rất mừng vì suy nghĩ hết sức thấu đáo của em. Em phát biểu: có thể thấy, ba nhận xét nêu trên thực ra là ba nội dung ý nghĩa được kết hợp hài hoà trong bài thơ. Nhưng cần nhấn mạnh và làm nổi bật nhất ý thứ ba: thể hiện khát vọng, tình yêu đối với cuộc đời và con người của nhà thơ. Qua đó giá trị, vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm, của con người nhà thơ càng khiến tác phẩm có sức sống lâu bền và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc.
Ví dụ 3: Kết thúc phần đọc hiểu văn bản Chí Phèo - Nam Cao, em có ấn tượng như thế nào về chi tiết “bát cháo hành?
Câu trả lời ấn tượng từ em Hà Thanh Phong: Thị Nở và bát cháo hành xuất hiện như một đối nghịch với những người đàn bà trong kí ức của Chí khiến Chí phải đi tù. Để rồi Chí nhận ra tình cảm thực sự trong hương vị tình người từ bát cháo hành. Chí rung rung xúc động, “mắt hình như ươn ướt” hắn ngạc nhiên vì trước giờ không ai tự nhiên cho không hắn cái gì? Nếu hơi rượu tượng trưng cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_hieu_qua_va_suc_hap_dan_cua_gio_doc_hieu.doc