SKKN Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tườngtrong việc dạy học Địa lí Lớp 11 cơ bản

Bản đồ giáo khoa treo tường là cuốn sách giáo khoa trực quan chính của lớp học, phục vụ cho việc dạy và học địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ treo trên tường, trực diện với học sinh làm phương tiện truyền thụ kiến thức, học sinh dùng làm phương tiện để nhận thức. Như vậy, bản đồ giáo khoa treo tường khác với các loại bản đồ giáo khoa khác vì chức năng của nó là dùng để dạy học ở trên lớp, phục vụ cho mục đích giảng dạy và học tập ở không gian học tập nhất định. Mục đích đó chi phối những đặc điểm dưới đây của bản đồ giáo khoa treo tường:
- Bản đồ giáo khoa treo tường thể hiện được nội dung địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc không gian, đảm bảo được tính lôgic khoa học của vấn đề mà giáo viên trình bày: Trên bản đồ, lượng thông tin khoa học phải tương xứng với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ được khái quát hoá cao. Nhiều kí hiệu tượng trưng tượng hình, nhiều màu sắc đẹp, gần gũi đối tượng đã được sử dụng làm cho bản đồ có tính trực quan cao, gây hứng thú cho việc học tập địa lí. Bản đồ treo tường có hệ thống kí hiệu lớn, chữ viết to, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh. Bản đồ treo tường được thầy trò cùng sử dụng ở trên lớp để dạy và học bài mới, ôn tập và kiểm tra những kiến thức cũ. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trong sách giáo khoa, atlas và bản đồ bài tập.
- Bản đồ giáo khoa treo tường bao giờ cũng có kích thước lớn. Vì bản đồ được treo trên lớp để học sinh quan sát nên kích thước phải lớn để học sinh ngồi phía cuối lớp cách bản đồ từ 5 – 7m có thể quan sát được những nội dung thể hiện trên bản đồ. Kích thước chung của loại bản đồ này thường 79 x 109cm (Ao) đến 150 – 200cm. Phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ thường lớn như: toàn thế giới, một bán cầu, một nước hoặc ít nhất là một khu vực lớn trong một nước. Phần lớn các bản đồ giáo khoa treo tường đều có tỉ lệ nhỏ.
- Hình thức thể hiện trên các bản đồ giáo khoa treo tường thường mang tính trực quan và tính mĩ thuật cao. Trên bản đồ thường dùng các kí hiệu đủ lớn để học sinh ở xa cuối lớp cũng có thể đọc được. Vì thế chữ trên bản đồ phải viết to, lực nét đậm, các kí hiệu lớn, trực quan, màu sắc mạnh, rõ ràng như hài hoà, một số đối tượng cần được cường điệu hoá thể hiện ở dạng phi tỉ lệ. Cấu trúc hình vẽ kí hiệu đơn giản, dùng nhiều kí hiệu tượng hình nhất là dùng cho các cấp dưới. Tính trực quan đòi hỏi trước hết phải có nội dung rõ ràng đầy đủ phản ánh đúng đặc điểm địa phương.
- Về nội dung bản đồ giáo khoa treo tường có mức độ khái quát hoá rất cao. Vì có như vậy mới cho học sinh thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu của lãnh thổ. Nội dung của bản đồ phải phù hợp với chương trình từng lớp và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bảng chú giải của bản đồ giáo khoa treo tường phải được sắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ, rõ ràng. Bản đồ giáo khoa BĐGK treo tường cũng có các bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ… để hỗ trợ cho nội dung chính của bản đồ.
Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ của giáo viên.
Bản đồ giáo khóa treo tường đảm bảo các yêu cầu :
+ Học sinh dễ nhận biết và đọc các đối tượng biểu hiện trên bản đồ.
+ Được dùng suốt trong quá trình dạy học.
Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ ............................................................................................................3 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN.........................................................................3 1. Lời giới thiệu.......................................................................................................................3 2. Tên sáng kiến: “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tườngtrong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản”. .........................................................................................4 3. Tác giả sáng kiến: ...............................................................................................................4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:.............................................................................................4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .............................................................................................4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:. ...........................................................................4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:...........................................................................................4 7.1. Nội dung sáng kiến ..........................................................................................................4 7.1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................................5 7.1.1.1. Bản đồ giáo khoa treo tường.............................................................................................................5 7.1.1.2. Ý nghĩa ...............................................................................................................................................6 7.1.1.3. Thực trạng sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường ...........................................................................6 7.1.2. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy địa lí............6 7.1.2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong khi soạn bài giảng..............................6 * Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những màu sắc, kí hiệu trên bản đồ.................8 * Trong quá trình sử dụng bản đồ để khai thác và truyền đạt kiến thức của bài giảng, giáo viên phải luôn có ý thức “làm mẫu”..........................................................................................................................8 * Chú ý sử dụng bản đồ để nêu câu hỏi trong quá trình giảng dạy: .....................................................10 7.1.2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong việc thực hiện các bước lên lớp........................................12 * Trong bước kiểm tra đầu giờ ................................................................................................................12 * Trong bước giảng nội dung bài mới.....................................................................................................12 * Trong bước củng cố...............................................................................................................................12 * Trong bước hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. .................................................................................12 7.1.3. Mốt số bản đồ giáo khoa treo tường được sử dụng trong chương trình địa lí lớp 11 – Ban cơ bản.....................................................................................................................13 7.1.4. Khai thác nội dung một số bản đồ địa lí treo tường Địa lí 11 (Chương trình cơ bản) ........................................................................................................................................14 7.1.4.1. Bản đồ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU PHI .....................................................................................14 * Cấu trúc bản đồ:.....................................................................................................................................14 1 Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong những năm qua chúng ta đã và đang từng bước thay đổi cách dạy - học mới, hướng vào học sinh hơn; đó là phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” với phương pháp dạy - học này đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em tự tìm ra kiến thức trên sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các đồ dùng trực quan khác. Đặc biệt với bộ môn Địa lí sử dụng bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy học địa lí. Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cũng không chỉ là một phương tiện để minh họa kiến thức mà chính là nội dung sách giáo khoa được ghi lại bằng kí hiệu thông qua các phương pháp thể hiện. Là giáo viên giảng dạy địa lí, các giáo viên đều phải luôn luôn ý thức và có thói quen giảng dạy bằng bản đồ. Vì từ quan sát, phân tích hoặc khai thác những màu sắc và ước hiệu trên bản đồ sẽ tìm ra những kiến thức địa lí, sẽ tìm thấy được các mối liên lệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ và từ đó, thấy được quy luật Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế xã hội. Do đó, là giáo viên phải dựa vào bản đồ để khai thác nội dung kiến thức. Thực tế hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa, cũng như việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Các phương tiện dạy - học ở các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng ngày một nhiều. Đối với bộ môn Địa lí được trang bị thêm nhiều bản đồ giáo khoa treo tường mới với nhiều nội dung, nhiều nguồn thông tin, kiến thứcđược thể hiện trên đó, song việc đưa vào giảng dạy thì chưa được hiệu quả. Qua trao đổi, dự giờ với nhiều giáo viên trong trường và đồng nghiệp ở các trường bạn thì việc đưa các bản đồ giáo khoa treo tường vào giảng dạy còn nhiều khó khăn, bởi nhiều lí do: - Số lượng bản đồ lớn trong khi phòng giành cho bộ môn chưa có nên chưa được đưa vào sử dụng. - Có nơi đã được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn phần lớn là do: + Học sinh chưa thực sự hiểu được bản đồ. + Giáo viên chưa xác định phương pháp phù hợp để truyền thụ thích hợp với từng loại bản đồ. + Bản đồ được treo ở phòng thiết bị đến tiết dạy thì mang lên lớp dạy nên mất thời gian và giáo viên lúng túng trong khi dạy - học. + Nhiều bản đồ có nội dung, thiết kế hoàn toàn khác so với bản đồ của chương trình cũ (đặc biệt là bản đồ về kinh tế - xã hội) khi mới tiếp xúc giáo viên chưa khai thác những nội dung cần truyền đạt của bản đồ. + Việc rèn luyện các kỉ năng Địa lí trong các bản đồ cũng chưa đạt hiệu quả, đôi khi còn lơ mơ, việc sử dụng bản đồ chỉ là hình thức. 3 Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) - Bản đồ giáo khoa treo tường bao giờ cũng có kích thước lớn. Vì bản đồ được treo trên lớp để học sinh quan sát nên kích thước phải lớn để học sinh ngồi phía cuối lớp cách bản đồ từ 5 – 7m có thể quan sát được những nội dung thể hiện trên bản đồ. Kích thước chung của loại bản đồ này thường 79 x 109cm (Ao) đến 150 – 200cm. Phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ thường lớn như: toàn thế giới, một bán cầu, một nước hoặc ít nhất là một khu vực lớn trong một nước. Phần lớn các bản đồ giáo khoa treo tường đều có tỉ lệ nhỏ. - Hình thức thể hiện trên các bản đồ giáo khoa treo tường thường mang tính trực quan và tính mĩ thuật cao. Trên bản đồ thường dùng các kí hiệu đủ lớn để học sinh ở xa cuối lớp cũng có thể đọc được. Vì thế chữ trên bản đồ phải viết to, lực nét đậm, các kí hiệu lớn, trực quan, màu sắc mạnh, rõ ràng như hài hoà, một số đối tượng cần được cường điệu hoá thể hiện ở dạng phi tỉ lệ. Cấu trúc hình vẽ kí hiệu đơn giản, dùng nhiều kí hiệu tượng hình nhất là dùng cho các cấp dưới. Tính trực quan đòi hỏi trước hết phải có nội dung rõ ràng đầy đủ phản ánh đúng đặc điểm địa phương. - Về nội dung bản đồ giáo khoa treo tường có mức độ khái quát hoá rất cao. Vì có như vậy mới cho học sinh thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu của lãnh thổ. Nội dung của bản đồ phải phù hợp với chương trình từng lớp và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bảng chú giải của bản đồ giáo khoa treo tường phải được sắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ, rõ ràng. Bản đồ giáo khoa BĐGK treo tường cũng có các bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ để hỗ trợ cho nội dung chính của bản đồ. Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ của giáo viên. Bản đồ giáo khóa treo tường đảm bảo các yêu cầu : + Học sinh dễ nhận biết và đọc các đối tượng biểu hiện trên bản đồ. + Được dùng suốt trong quá trình dạy học. 7.1.1.2. Ý nghĩa Bản đồ giáo khóa nói chung, bản đồ giáo khóa treo tường nói riêng là công cụ để giáo viên khai thác và truyền đạt kiến thức. - Là phương tiện để giáo viên dẫn dắt học sinh tìm ra những nôi dung chủ yếu của của bài học. - Bản đồ giáo khóa treo tường là cuốn sách giáo khoa thứ hai cả về phía giáo viên và học sinh (là nội dung sách giáo khoa được viết bằng ước hiệu) 7.1.1.3. Thực trạng sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường Hiện nay khối trung học phổ thông đã qua qua hai năm thực hiện thay đổi sách giáo khoa, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hướng tới học sinh tức “ lấy học sinh làm trung tâm”, các phương tiện, đồ dùng dạy học được nhà nước quan tâm đầu tư. Đối với bộ 5 Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 (Cơ Bản ) - Chọn lọc nội dung cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài giảng. - Xác định phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, đáp ứng mục tiêu bài giảng. Ví dụ: Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi) Chúng ta không cần phải đưa thông tin có tất cả ở bản đồ tự nhiên của châu Phi mà chọn lọc những kiến thức quan trọng liên quan đến nội dung của bài học như: - Khái quát lãnh thổ của châu Phi. - Khí hậu của Châu Phi. - Các hoang mạc . - Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng của châu Phi. (Hình 1: Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi) Đó là kiến thức trọng tâm mà ta cần khai thác ở bản đồ này. Còn các kiến thức khác như địa hình, sông ngòi ở bài này ta không cần nhắc lại vì đây là kiến thức các em đã có dịp học ở lớp dưới. 7.1.2.2. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ trong việc thực hiện các bước lên lớp. Trong giờ giảng bài ở trên lớp, ngoài việc khai thác kiến thức địa lí trong sách giáo khoa, giáo viên còn hướng dẫn học sinh khai thác những kiến thức, kĩ năng từ bản đồ thông qua tư duy, phục hồi lại môi trường địa lí trên thực địa đã được thu nhỏ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết, hiểu được những hiện tượng địa lí và khả năng phân tích các hiện tượng ấy trên bản đồ, đồng thời cũng hướng dẫn các em tiếp nhận các kiến thức địa lí bằng bản đồ. Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến và ghi chép. Như vậy mới phát huy được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia bài giảng một cách hứng thú. Giáo viên vừa trang bị kiến thức khoa học địa lí cho học sinh, vừa rèn luyện cho các em những kĩ năng địa lí, kĩ năng bản đồ, vừa hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ. Để làm tốt như vậy giáo viên cần phải: * Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những màu sắc, kí hiệu trên bản đồ. Mặc dù ngay từ đầu năm học cấp II (lớp 6) và đầu năm học của cấp III (lớp 10) các em được trang bị một số kiến thức cơ bản về bản đồ: các kí hiệu về bản đồ, một số phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ tuy nhiên với số lượng 1 tiết cho mỗi cấp học thì quá ít, không thể giới thiệu hết tất cả các loại bản đồ, các loại kí hiệu của bản đồ. Trong khi đó hiện nay các loại bản đồ giáo khoa treo tường hiện nay được trang bị nhiều loại, với 7
Tài liệu đính kèm:
skkn_noi_dung_va_phuong_phap_su_dung_ban_do_giao_khoa_treo_t.doc
BÌA SKKN.docx
Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so1.doc