SKKN Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11

Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên Thế Giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể tồn tại nếu môi trường không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy vấn đề suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.

Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT). GDMT được xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được đề cập ở trên. Tôi chọn nghiên cứu " Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11 "nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường.

 

docx 19 trang thuychi01 7661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung 	Số trang
I. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài................................................................................................2 1.2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................2 - 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......3 - 6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...6 - 7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...................................................................................................................7 - 16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...16
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.16
3.2. Kiến nghị...17
Tài liệu tham khảo18
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên Thế Giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể tồn tại nếu môi trường không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy vấn đề suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. 
Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT). GDMT được xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được đề cập ở trên. Tôi chọn nghiên cứu " Tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11 "nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp, an toàn” và một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội...
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường . Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng, bẻ cành cây tại sân trường, chặt phá rừng.
Hướng dẫn học sinh nhận biết: Loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học và được tích hợp vào kiến thức địa lí
Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn trong việc BVMT.
Phân loại và xác định các loại bài tích hợp và lồng ghép kiến thức về môi trường qua môn địa lí 11
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy và học tập môn Địa lí 11. Liên hệ thực tế việc bảo vệ môi trường ở địa phương tỉnh nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 11.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS&THPT Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo dục môi trường trong môn Địa lí.
b. Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp. Trong quá trình giảng dạy phải tổ chức được lồng ghép giáo dục môi trường.
c. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lý luận của đề tài , vân dụng đề tài và rút ra những kết luận cần thiết.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a- Khái niệm về môi trường:
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên. Trước hết, con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người lấy bề mặt Trái Đất làm nơi sinh sống, tồn tại và phát triển - đó chính là môi trường. Có nhiều khái niệm về môi trường, nhưng tôi thấy khái niệm của Allaby năm 1994 là đầy đủ hơn cả: “Môi trường bao gồm tất cả những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người bao gồm cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học”.
Tóm lại: Môi trường là thể thống nhất bao gồm các thành phần tự nhiên như: Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật và các công trình văn hoá kĩ thuật do con người tạo ra. Vì môi trường là một thể thống nhất nên bất cứ một thay đổi nào của một thành phần trong môi trường đều làm thay đổi các thành phần khác và có thể làm thay đổi sâu sắc toàn bộ môi trường.
b- Khái niệm về bảo vệ môi trường và tình hình môi trường của nước ta và thế giới:
* Khái niệm:
Bảo vệ môi trường (theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo của con người (Gerasimov).
Bảo vệ môi trường (theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường.
* Tình hình môi trường nước ta và thế giới:
 Hiện nay, các thành phần của môi trường ngày càng xấu đi và đe doạ trực tiếp đến sự sống của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt: Dầu mỏ: Năm 1990 trữ lượng toàn cầu là 137.249 tỉ tấn, nay đã khai thác hơn 60% trữ lượng. Khí đốt đã khai thác hơn 60% trữ lượng. ở Việt Nam, nguồn khoáng sản phong phú có 5.000 mỏ quặng. Tuy nhiên, khai thác khoáng sản bừa bãi, chưa hợp lí, còn để sót lại trong lòng đất rất
nhiều như mỏ thiếc mất 21- 27%, mỏ sắt mất 16- 34%.
Nguồn tài nguyên đất bị giảm chất lượng: Trên thế giới có khoảng 1,43 tỉ ha đất trồng lương thực và thực phẩm. Bình quân đầu người thấp chưa được 0,3ha đất trồng. Trong khi đó, đất chuyên dùng tăng (xây dựng thêm các thành phố, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở). ở Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân dưới 0,1ha/ người. Chất lượng đất bị giảm, bị xói mòn, bạc mầu, rửa trôi.
Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do việc sử dụng nước không hợp lý, không có các biện pháp bảo vệ và do các chất thải của công nghiệp, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hoá học), nước thải sinh hoạt, sự cố tàu chở dầu Nguồn nước bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia thiếu nước dùng, nhất là Đức, Hoa Kì ở Việt Nam, hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm.
Ví dụ: ở khu gang thép Thái nguyên, nước sông cầu bị nhiễm bẩn khá nặng. ở khu công nghiệp hoá chất Việt Trì, nước sông Hồng bị nhiễm bẩn nặng do nước thải của hoá chất. ở Hà Nội nước sông Tô Lịch bị nhiễm bẩn nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp của nội thành Hà Nội.
Không khí và tài nguyên rừng bị ô nhiễm
Tóm lại: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiện và ô nhiễm môi trường sống lan rộng trên khắp thế giới. Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của cả loài người.
c. Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông trung học:
* Mục đích, nội dung của việc giáo dục môi trường :
Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh:
+ Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội.
+ Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống của nước mình.
+ Hiểu và nắm vững những chủ trương và luật lệ cơ bản của Nhà nước về vấn đề môi trường.
Về thái độ, hành vi: Từng bước xây dựng cho học sinh tình cảm yêu mến thiên nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc. Phải làm cho việc BVMT trở thành phong cách sống của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi trường.
Về kĩ năng và biện pháp: Trang bị cho học sinh những kiến thức và khái niệm về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên. Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường.
* Nhiệm vụ của việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông
Mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và chuẩn bị tốt các phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung giáo dục môi trường. Đồng thời giáo viên phải luôn là tấm gương về hoạt động môi trường để học sinh noi theo, biết tổ chức, lãnh đạo học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vậy nhiệm vụ chính của giáo dục mụi trường trong nhà trường phổ thông là: Giáo dục cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường và bảo vệ môi trường.
* Nguyên tắc giáo dục môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường
Phải tôn trọng tính đặc thù của môn học. Nội dung giáo dục môi trường phải lồng ghép vào bộ môn một cách tự nhiên, không gượng ép.
Những kiến thức mụi trường đưa vào nội dung bài giảng Địa lí phải tránh trùng lặp, vừa sức học sinh.
Kiến thức môi trường đưa vào môn học phải phản ánh được thực tiễn về môi trường của địa phương cũng như đất nước.
Tóm lại: Đó là 3 nguyên tắc cần thiết và quan trọng khi đưa nội dung giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11 trong nhà trường
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không gây hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây.Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
a. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu).
 Trường THCS&THPT Quan Hóa – Huyện Quan Hóa – Tỉnh Thanh Hóa.
 Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình gốc nông dân theo học, phần đông có gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế còn rất nhiều khó khăn, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. 
b. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy các em chưa ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 60% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.
c. Nguyên nhân của thực trạng
Phần đông học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Giáo dục môi trường qua môn địa lí 11 ở cả 2 hình thức:
- Hình thức ngoài lớp (Ngoại khóa)
- Hình thức trên lớp.
a. Hình thức ngoài lớp (Ngoại khóa)
Đây không phải là hình thức phổ biến trong giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 11. Thông qua bài thực hành, giáo viên có thể giao bài tập cho các em về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài viết về những phong cảnh đẹp của đất nước, các tranh ảnh ô nhiễm môi trường nước, không khí 
Tổ chức cho các em tham gia lao động: vệ sinh trường lớp, chăm sóc, tưới cây ở bồn hoa.. Qua đó giáo dục cho các em có ý thức, hành vi xây dựng môi trường xanh – sạch - đẹp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Qua các buổi lao động này giúp các em có ý thức không vứt rác bừa bãi ra đường, ra trường học, ra ao hồ, biết bảo vệ môi trường.
b. Hình thức giáo dục môi trường ở trên lớp
Đây là hình thức chủ yếu trong quá trình giảng dạy và học tập. Để giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11giáo viên cần xác định được:
* Loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học.
Trong chương trình Địa lí 11 không có loại bài kiến thức địa lí đồng thời là kiến thức môi trường như trong chương trình địa lí 10. Và loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học cũng không nhiều. Nên việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức môi trường, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức về môi trường, chuẩn bị những nội dung, phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, để học sinh hiểu và có hành vi, thái độ về những vấn đề môi trường mà những mục đích đó, những ý đó cần thể hiện.
Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, ngay trong mục tiêu bài giảng cũng nên đề cập đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có hiệu quả để thực hiện mục tiêu đề ra. Ta có thể làm sáng tỏ vấn đề trên bằng việc soạn giáo án bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11 - Cơ bản)
Bài 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học , HS cần:
1.Kiến thức
- Biết và giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển và hậu quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện ,nguyên nhân của ô nhiễm môi trường;phân tích được ô nhiễm và hậu quả của ô nhiêm từng loại môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh
2. Kĩ năng
Phân tích được các bảng số liệu , liên hệ thực tế, so sánh và nhận xét.
3. Thái độ.
Nhận thức được: Tác động của con người tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước, suy giảm đa dạng sinh vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan.
- Giảng giải.
2. Phương tiện:
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.
- Bảng số liệu phóng to theo SGK
- Máy tính, máy chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mớ :
Mở bài: GV kể một số sự kiện mới nhất về sự già hoá dân số và sự bùng nổ dân số của mộ vài quốc gia trên thế giới, một số sự cố về môi trường (chất thải, sự cố tràn dầu trên biển ... ), một số tin mới nhất về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới. Sau đó khái quát lại thành các vấn đề. GV hỏi : Đó là những vấn đề riêng của một quốc gia hay của toàn nhân loại?
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề dân số(Nhóm)
Chia lớp làm 6 nhóm, đánh số TT từ 1-> 6
Bước 1:
- Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ : Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng.
- Các nhóm 3, 4, 5 thực hiện nhiệm vụ:
Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, trao đổi, chất vấn, bổ sung.
Bước 3: GV kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số và hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam.
Chuyển ý : Sự bùng nố dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai. Chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
HĐ2 : Tìm hiểu môi trường(Cá nhân/ Cả lớp)
- Yêu cầu HS ghi vào mảnh giấy tên các vấn đề môi trường toàn cầu mà các em biết. Sau đó một số em đọc cho cả lớp nghe, đồng thời GV ghi lên bảng.Khi thấy danh mục vừa phù hợp với các vấn đề môi trường trong SGK, Gv dừng lại và yêu cầu HS sắp xếp các vấn đề theo nhóm.
HĐ 3: Cặp
Bước 1 : Từng cặp HS nghiên cứu SGK, kết hộ với hiểu biết bản thân, hoàn thành phiấu học tập số 1.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trả lời.
Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường trên phạm vi thế giới.
? Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường?
GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 ( cuối bài)
Liên hệ thực trạng môi trường ở địa phương.
HĐ 4: Tìm hiểu một số vấn đề khác(Cả lớp)
? Em hãy kể 1 vài thông tin mới nhất về nạn khủng bố và hoạt động kinh tế ngầm của một vài nước trên thế giới.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV thuyết trình về chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm.
- GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố, các hoạt động kt ngầm.
I. Dân số:
1. Bùng nổ dân số
- Dân số trên thế giới tăng nhanh, 7,47 tỉ người năm 2017.
- Sự bùng nổ dân số trên thế giới hiện nay chủ yếu ở những nước đang phát triển.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.
- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn.
- Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hoá dân số
Dân số thế giới ngày càng già đi.
a. Biểu hiện :
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già.
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
b. Hậu quả :
- Thiếu lao động.
- Chi phí phúc lợi cho người già lớn.
II. Môi trường :
( Thông tin phản hồi phiếu học tập )
1. Biến đổi khí

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_qua_mon_dia_li_lop_11.docx