SKKN Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9
Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở.
Trong những năm gần đây, Huyện Hoằng Hóa rất chú trọng tới giáo dục, đào tạo .Đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo và bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm .
Thực tế hiện nay ở các trường THCS công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử chưa đạt được như mong muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học “ phụ”, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên dạy lịch sử đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi các cấp, mặc dù hiện nay với cương vị mới là phó hiệu trưởng trường THCS Hoằng Đồng, nhưng vẫn được phòng giáo dục tin tưởng giao cho cộng tác dạy đội tuyển Tỉnh .Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử , gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài“ Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9” hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một ít kinh nghiệm ,nhằm nâng cao hiệu quả ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử dự thi cấp huyện và tỉnh đạt kết quả tốt nhất, đồng thời cũng là dịp để trau dồi thêm chuyên môn , nghiệp vụ của một giáo viên dạy lịch sử.
MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang I MỞ ĐẦU 2 1 Lí do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Những vấn đề mới của sáng kiến 3 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 4 3 Các giải pháp thực hiện 6 3.1 Phát hiện và tuyển chọn 6 3.2 Một số kinh nghiệm bồi dưỡng HSG 7 3.2.1 Xây dựng nội dung chương trình 7 3.2.2 Xây dựng phương pháp ôn luyện 9 3.2.3 Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tài liệu 9 3.2.4 Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá 10 3.2.5 Kinh nghiệm làm bài 10 3.2.6 Chấm sửa bài 11 4 Hiệu quả của sáng kiến 11 III KẾT LUẬN 12 IV NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 12 I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Trong những năm gần đây, Huyện Hoằng Hóa rất chú trọng tới giáo dục, đào tạo .Đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo và bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm . Thực tế hiện nay ở các trường THCS công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử chưa đạt được như mong muốn. Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học “ phụ”, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên dạy lịch sử đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi các cấp, mặc dù hiện nay với cương vị mới là phó hiệu trưởng trường THCS Hoằng Đồng, nhưng vẫn được phòng giáo dục tin tưởng giao cho cộng tác dạy đội tuyển Tỉnh .Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử , gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài“ Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9” hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một ít kinh nghiệm ,nhằm nâng cao hiệu quả ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử dự thi cấp huyện và tỉnh đạt kết quả tốt nhất, đồng thời cũng là dịp để trau dồi thêm chuyên môn , nghiệp vụ của một giáo viên dạy lịch sử. 2. Mục đích nghiên cứu: Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Mặt khác công việc bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục huyện nhà, vị thế, uy tín của giáo viên, nhà trường cũng được khẳng định . Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng tài năng tương lai cho quê hương, đất nước. Qua thực tế áp dụng đề tài này trong những năm qua, tôi thấy có tác dụng thiết thực để nâng cao kết quả quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử dự thi các cấp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử (cách chọn đối tượng học sinh,cách tổ chức và phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được). 4. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết -Phương pháp điều tra khảo sát thực tế -Phương pháp tổng kết trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp -Phương pháp làm việc nhóm -Kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh 5. Những điểm mới của sáng kiến: Đề tài này đã được tôi nghiên cứu , ứng dụng vào thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua và đã được hội đồng khoa học cấp huyện xếp loại A và cấp tỉnh xếp loại C trong năm học 2010-2011.Trong quá trình áp dụng đề tài tôi thấy cần thiết phải bổ sung thêm một số kinh nghiệm sau: + Các hình thức tổ chức tuyển chọn học sinh giỏi môn Lịch sử . + Rèn luyện thêm một số kỹ năng làm bài . + Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh . II. NỘI DUNG Cơ sở lý luận Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười) “cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường THCS và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh tham thích học Lịch sử và học giỏi Lịch sử. Việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử còn đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh không chỉ biết, hiểu ,ghi nhớ, tái hiện được các sự kiện Lịch sử mà còn phải biết vận dụng kiến thức , kĩ năng của mình để giải quyết những câu hỏi khó được đặt ra một cách hiệu quả nhất . Lịch sử vốn tồn tại khách quan , là những vấn đề đã xẩy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy , bồi dưỡng học sinh giỏi , để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. 2. Cơ sở thực tiễn *Thuận lợi: - Trong hệ thống các môn học ở trường THCS trong đó có môn lịch sử cũng có vai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dưỡng học sinh, lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc là hành trang quan trọng, trước khi học sinh rời mái Trường trung học cơ sở, bước vào trường trung học phổ thông. - Được sự quan tâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân ,Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hoằng Hóa, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phát huy tốt nhất khả năng của bản thân để đạt kết quả cao nhất . - Thầy, cô giáo cùng bộ môn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phương pháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao giảng, sử dụng công nghệ thông tingóp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. - Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn lịch sử để thi vào đội tuyển học sinh môn sử giỏi cấp huyện , cấp tỉnh, thi vào chuyên sử Lam Sơn. * Khó khăn: - Quan niệm xã hội về vị trí môn lịch sử đường đi hẹp, lợi ích kinh tế thấp. - Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh, học sinh và cả giáo viên cho rằng môn Sử là môn “ phụ”, giành ít thời gian cho việc học môn Lịch sử , học chỉ mang tính đối phó - Khối lượng kiến thức môn lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một số giáo viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chưa mạnh dạn để học sinh tự tìm hiểu một phần kiến nào đó trong bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đề và đáp án môn lịch sử cấp Tỉnh trong một số năm qua vẫn còn chưa bám sát chương trình THCS , nhiều câu trong đề thi học sinh giỏi lớp 9 lại thuộc phần kiến thức trọng tâm của lớp 12, còn đối với chương trình lớp 9 lại không phải là nội dung kiến thức trọng tâm không có trong quy định của chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử cấp THCS, gây sự hoang mang cho học sinh. - Thông thường học sinh ít chịu đọc sách giáo khoa và câu hỏi sách giáo khoa trước, để có chủ định xây dựng và tiếp thu bài mới –dẫn đến tính hợp tác của học sinh không cao. Kỹ năng thảo luận nhóm ở một số học sinh chưa cao - nhất là tính hợp tác. - Mặt bằng tuyển chọn, bồi dưỡng thi học sinh giỏi không cao. Các em trong đội tuyển không đựơc học chuyên sử, cũng không phải là học sinh giỏi ở môn học khác. Khi tham gia đội tuyển, giáo viên vất vả là một lẽ nhưng các em phải cố gắng, chịu áp lực rất lớn. Khả năng thành công xét theo các yếu tố đầu vào là thấp. - Dù khó khăn như vậy, hơn 20 năm qua tôi cũng đã liên tục thành công trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử cho các cuộc thi học sinh gỉỏi môn lịch sử cấp huyện, cấp tỉnh. -Vì vậy,tôi chọn đề tài “Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9” nhằm giới thiệu, chia sẻ với các đồng nghiệp những sáng kiến, kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử. * Điều tra cụ thể: - Trước đòi hỏi của môn học và thực tế của việc tổ chức ,bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS , tôi luôn trăn trở làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Vì vậy tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát , đánh giá chất lượng đầu năm ở khối lớp 9 và thăm đò học sinh có nguyện vọng tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử. - Kết quả khảo sát đầu năm học 2016-2017 như sau: Tổng số học sinh khối 9 Kết quả Điểm 8-10 Điểm 5-7 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % 134 40 30 70 52 24 18 - Kết quả thăm dò nguyện vọng tham gia đội tuyển học sinh giỏi như sau:Trong số 40em có điểm khảo sát đầu năm đạt từ 8-10 điểm, khi được hỏi em nào có nguyện vọng tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử thì có 4 em đăng ký , chiếm 10%. Đây quả là vấn đề hết sức khó khăn và nan giải không những với riêng tôi mà đối với tất cả giáo viên dạy Lịch sử. 3. Các giải pháp thực hiện : 3.1. Phát hiện và tuyển chọn Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được tuyển chọn. Đối với bộ môn lịch sử tôi thấy việc tuyển chọn rất khó khăn, do học sinh cứ xem thường môn lịch sử cho đó là môn học phụ. Nên giáo viên dạy môn lịch sử phải lựa chọn đối tượng sau cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các môn học tự nhiên. Vì có kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các công thức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài. Còn các môn học ít tiết như lịch sử, địa lí lượng kiến thức ghi nhớ trong từng bài học quá nhiều, nên phần đông các em rất ngại học. Kết hợp với kết quả của các đợt thi học sinh giỏi, khi dạy trên lớp tôi thường ra đề kiểm tra theo hướng mở hoặc đưa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyến khích học sinh có sự đầu tư, sáng tạo khi trả lời trước tập thể lớp hay viết trong làm bài và thưởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo yêu cầu và có sáng tạo. Tôi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử. Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý những bài học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luận logic, kết hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt. Trong những năm gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào đội tuyển, tôi không chờ đợi đến kết quả của các kì thi cấp huyện vào đầu năm học lớp 9, mà ngay khi dạy ở đầu năm lớp 6, hoặc qua các bài kiểm tra trong năm lớp 6,7,8, phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp huyện ,cấp tỉnh, thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau. Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thông minh và siêng năng. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn Toán, Tiếng anh , vì môn lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng ghi nhớ, phân tích, tổng hợp ,tư duy logic . Trong tiến trình lựa chọn học sinh giỏi, có nhiều lúc tôi cảm thấy tiếc và buồn vì có những học sinh có năng lực, có sự đam mê nhưng vì phụ huynh ngăn cản nên đành từ chối . Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Lịch sử từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng như thế nào ? Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp tỉnh mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôi việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm – đầu mỗi năm học mới; tổ chức bồi dưỡng phải thường xuyên, không nhất thiết phải để vào các buổi bồi dưỡng mới làm mà làm ngay ở các tiết học chính khóa , các em rất cần sự quan tâm, động viên ,khích lệ ngay chính trong các tiết học. Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trongCốt lõi trong vấn đề này là “ đãi cát tim vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan. Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học. 3.2. Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9 3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình dạy Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để đưa các em đi thi. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Đây là công việc quan trọng đầu tiên sau khi thành lập đội tuyển. Để xây dựng chương trình sát với đề thi thì tôi phải bám sát vào cấu trúc ra đề của Phòng giáo dục Hoằng Hóa và Sở giáo dục Thanh Hóa.Từ đó tôi xây dựng chương trình – kế hoạch ,nội dung bồi dưỡng gồm 3 phần như sau: PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Lịch sử thế giới hiện đại 1945 đến 2000.Với phần này ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản để trình bày một sự kiện lịch sử, thì yêu cầu học sinh thể hiện quan điểm, thái độ về sự kiện lịch sử đó; Liên hệ với tình hình Việt Nam hiện nay. [2] Ví dụ 1 : Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên?[1] Ví dụ 2 : Nêu nhiệm vụ, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Thời gian gần đây Liên hợp quốc đã có những cố gắng gì trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam?[1] Ví dụ 3 : Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển nào? Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, Việt Nam có thể học tập được những gì từ sự thành công của Nhật Bản? [1] PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000. * Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930). Yêu cầu thí sinh biết trình bày khái quát nội dung một sự kiện lịch sử tiêu biểu. Ví dụ 1: Về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), em hãy cho biết: a. Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn? b. Những thay đổi trong xã hội ở nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp? c. Tại sao nói chỉ có giai cấp công nhân mới đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi? [1] Ví dụ 2: Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh? [3] * Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945). Yêu cầu thí sinh biết phân tích, nhận xét, đánh giá một sự kiện lịch sử tiêu biểu; Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. [2] Ví dụ1 : Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trong điều kiện nào? Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay. [1] Ví dụ 2: Từ năm 1919-1945, sự kiện lịch sử nào là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Nêu ý nghĩa lịch sử và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự kiện lịch sử ấy. [1] * Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954). Yêu cầu thí sinh biết phân tích, nhận xét, đánh giá một sự kiện lịch sử tiêu biểu, thể hiện quan điểm, thái độ về sự kiện lịch sử đó. [2] Ví dụ 1:Tại sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương? [1] Ví dụ 2:Trong giai đoạn 1946 - 1954, thắng lợi quân sự nào đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của dân tộc ta? Nêu hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó. [1] * Giai đoạn Việt Nam từ (1954-1975) Với phần này ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản để trình bày một sự kiện lịch sử, thì yêu cầu học sinh phải biết khái quát , phân tích ,đánh giá. [2] Ví dụ :Trong lịch sử dân tộc ta, sự kiện nào đã đánh dấu căn bản hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước? Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. [3] PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Yêu cầu học sinh nêu đơực nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Thanh hóa.[2] Ví dụ: a.Kể tên những người lãnh đạo tiêu biểu của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX diễn ra ở Thanh Hóa. b. Bác Hồ về thăm và nói
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nhung_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9.doc