SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Hóa học trường THPT Hoằng Hóa – Thanh Hóa

SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Hóa học trường THPT Hoằng Hóa – Thanh Hóa

 Hoá học là bộ môn được đưa vào chương trình học sau cùng ( lớp 8 -THCS ) vì nó đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh .để hiểu rõ những khái niệm khá trừu tượng, những hiện tượng hoá học khá thú vị. Đặc điểm của bộ môn hoá là mang tính thực nghiệm cả về định tính và định lượng. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em khi học môn này cần phải học thuộc lòng hoá trị, các kí hiệu hoá học, tên gọi, công thức tính, cách cân bằng phương trình Các em còn lúng túng trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng.

 - Tùy theo từng đối tượng học sinh mà đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp phù hợp giúp học sinh nâng cao kiến thức cũng như nắm bắt kiến thức và vận dụng được kiến thức. Thường người học sinh học yếu, kém là những học sinh ngồi trong lớp rất nghịch, không chịu khó học bài, ghi bài, nói chuyện làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.

- Giải pháp nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh yếu, kém bộ môn có mục đích nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lý do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh khi phải tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học, từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, nghiên cứu có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ. Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng nghiệm cho học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 9521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Hóa học trường THPT Hoằng Hóa – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA – THANH HÓA
 Người thực hiện: Lê Đình Sỹ
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa Học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 
I . Lí do chọn đề tài 2
II. Nhiệm vụ 2
III. Đối tượng nghiên cứu 3
IV. Thùc tr¹ng cña vÊn ®Ò nghiªn cøu. 3 
1, ThuËn lîi.
2, Khã kh¨n.
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP . 5
I. C¬ së lý luËn. 5
II. C¸c gi¶i ph¸p thùc hiÖn. 6
II.1, Giíi thiÖu gi¶i ph¸p. 6
II.2, KÕt qu¶ thùc hiÖn. 6
 III.Hiệu quả thực hiện 10
 IV. Thực nghiệm sư phạm 10
 V. Phân tích xử lý......... 11
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13
I. Kết luận 13
II.Kiến nghị và đề xuất 14
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hoá học là bộ môn được đưa vào chương trình học sau cùng ( lớp 8 -THCS ) vì nó đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh.để hiểu rõ những khái niệm khá trừu tượng, những hiện tượng hoá học khá thú vị. Đặc điểm của bộ môn hoá là mang tính thực nghiệm cả về định tính và định lượng. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em khi học môn này cần phải học thuộc lòng hoá trị, các kí hiệu hoá học, tên gọi, công thức tính, cách cân bằng phương trình Các em còn lúng túng trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng.
 - Tùy theo từng đối tượng học sinh mà đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp phù hợp giúp học sinh nâng cao kiến thức cũng như nắm bắt kiến thức và vận dụng được kiến thức. Thường người học sinh học yếu, kém là những học sinh ngồi trong lớp rất nghịch, không chịu khó học bài, ghi bài, nói chuyện làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học. 
- Giải pháp nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh yếu, kém bộ môn có mục đích nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lý do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh khi phải tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học, từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, nghiên cứu có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ. Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng nghiệm cho học sinh. 
II. NHIỆM VỤ
 Mặc dù bề dầy kinh nghiệm của tôi chưa nhiều. Nhưng với cương vị là tổ trưởng chuyên môn và là người luôn trực tiếp tiếp cận với các em hơn nữa lại là các em ở mức độ yếu kém nên tôi cũng tìm tòi nghiên cứu để hiểu thêm các em. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên, chỉ dẫn, kèm cặp các em trong quá trình thực hiện. Tránh sự nóng vội, buông trôi, phó mặc, đồng thời tìm ra những giải pháp giúp các em, hướng cho các em con đường sự nghiệp. 
 Vì vậy tôi chọn đề tài : “Những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Hóa học ở trường THPT Hoằng Hoá”
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh yếu, kém môn Hóa học Trường THPT Hoằng Hóa - Thanh Hóa
IV.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thuận lợi.
 Là giáo viên về giảng dạy tại trường và là một tổ trưởng chuyên môn đã gắn bó nhiều năm với nhà trường nên nhà trường và đồng nghiệp luôn tạo điều kiện mọi mặt cho bản thân tôi và caùc giáo viên trong trường, trong tổ luôn trau dồi kiến thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn (như thảo luận theo nhóm, dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, dự các lớp tập huấn chuyên đề Hóa Học ). 
 Không chỉ có thế mà tôi cũng như các giáo viên trong trường còn trao đổi học hỏi thêm những đồng nghiệp ở các trường khác.
2.Khó khăn 
a. Từ học sinh:
- Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh rỗng kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Đối tượng học sinh ở trường tôi đầu vào rất thấp, kiến thức lớp dưới hổng nghiêm trọng, ý thức và phương pháp học tập yếu kém . Học sinh học yếu môn toán, lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích học Hóa. 
 - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học.
- Một số em thiếu  tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
b. Từ giáo viên:
- Trong một bài dạy giáo viên phải thiết kế giáo án áp dụng cho các đối tượng học sinh (Yếu, TB, Khá, Giỏi) nên thường hay bị động về thời gian.GiáoViên không thể chỉ chú trọng vào các em yếu kém trên lớp mà còn phải mở rộng kiến thức nâng cao cho những học sinh khá giỏi trong lớp.
.- Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh. Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí nghiệm trên lớp, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu.
- Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia.
c. Từ phụ huynh học sinh và xã hội:
- Học sinh chủ yếu là con em nhân dân lao động, ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.
- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.
 Mặt khác, học sinh do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập trung, không chịu ghi bài, không hoc bài và làm bài trước khi đến lớp.làm kiến thức bị thiếu hụt mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về kiến thức. 
B.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIAI PHÁP THỰC HIỆN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 	Những giải pháp nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh yếu,kém đòi hỏi người giáo viên phải bổ xung được những “ lỗ hổng” kiến thức cho học sinh ( chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa hoá học) để giải quyết, giành lại kiến thức mà các em chưa được lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hoà nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp.
	Theo tôi học sinh muốn là tốt hoạt động này thì bản thân người giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá dược mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiếy dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thiết kế nội dung tiết dạy phù hợp với nội dung phụ đạo sao cho tiết dạy có hiệu quả nhất, muốn như vậy thì cần phải biét rõ căn cứ, hiẻu và két hợp giải quyết đươc các vấn đề sau:
 + Tìm hiểu tại sao học sinh thường nói : “ Sợ” ; “ Chán”, học yếu, kém môn Hoá Học. Đồng thời tìm cách giải toả tâm lí ở một số em.
 + Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập.
 + Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất.
 	Vì vậy người học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghỉ và hành động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghỉ, cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin nhận được để “ vá lại lỗ hổng kiến thức” và phản hồi lại kiến thức một cách chính xác, khoa học nhất. Muốn vậy người giáo viên có va tò rấ quan trọng cần phải có hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
II.1. Giới thiệu giải pháp:
 Để giúp học sinh “ vá lại lỗ hổng kiến thức” bắt kịp kiến thức trên lớp và có hứng thú học tâp bộ môn hoá học, đặc biệt là giáo dục học sinh trở thành con người hiện đại toàn diện theo yêu cầu xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác cao trong nghiên cứu, tìm toài, sáng tạo hoc hỏi để tiếp thu kịp kiến thức của bài mới nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả. 
	Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng giải cho đối tượng học sinh yếu kém bộ môn trong tiết học, có nhiều điều kiện để mở rộng nâng cao kiến thức liên hệ với thực tiễn và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời lai tạo được sự say mê, sáng tạo trong công việc dạyhọc của mình.
	Qua thực tế trong các năm gần đây thực hiện chưng trình thay đổi sách giáo khao và thực hiện phương pháp giảng dạy mới cũng như hình thức thi hoàn toàn mới thì học sinh có phần nào là chán và không muốn học môn hoá vì vậy tôi thấy rằng phụ đạo học sinh yếu kém là rất quan trọng và không thể thiếu trong môn học, giúp học sinh tìm lại cảm giác và niềm say mê với môn học cũng như giúp hoc sinh chuẩn bị tốt kiến thức bắt kịp các bạn trong lớp tích cực xây dựng bài mới, tiết học trở lên sôi nổi, rất nhẹ nhàng cho giáo viên và đem lại chất lượng dạy và học cao.
II.2. Giải pháp để chuẩn bị cho hoạt động nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém là:
Giải pháp1: Phân loại học sinh, Tạo động cơ, giúp đỡ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho học sinh.
Giáo viên trang bị cho học sinh yếu, kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quen hoặc chưa biết. Cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớgiúp các em biết cách học có phương pháp phù hợp với bộ môn. Tùy theo từng học sinh và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém.
Hóa học là môn học tự nhiên liên quan mật thiết với môn toán, lý, nếu các em hổng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thì các em dễ chán môn hóa học. Vì vậy giúp các em lấy lại tự tin đòi hỏi giáo viên phải ôn lại kiến thức cơ bản về hóa học.
Ví dụ: Tìm hóa trị của 1 nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn số x( là hóa trị của nguyên tố cần tìm) sau đó áp dụng quy tắc hóa trị để tìm x. Chẳng hạn ta được : 2x=6 nên x=3.
 Hay cứ 1 mol Sắt ( Fe) tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0.05 mol Fe tác dụng thì cần bao nhiêu HCl phản ứng mà các em còn lúng túng.
 Vì vậy thường xuyên kiểm tra những bài tập đơn giản động viên khích lệ tinh thần các em.
 Để hổ trợ các em trong học tập cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho 1 phản ứng vô cơ thông thường như phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi, phản ứng phân hủy, phản ứng tách, phản ứng thế, phản ứng OXH- Khử:
+ Đầu tiên phải kiểm tra và giúp các em học thuộc kí hiệu và hóa trị( bài ca hóa trị ) của 1 số nguyên tố thường gặp 1 cách thành thạo.
+ Hướng dẫn lại cách viết đúng Công thức hóa học(CTHH)
Ví dụ: Viết CTHH của Kali oxit ( Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia). Để viết được các em phải nhớ hóa trị: Kali ( K) có hóa trị I, Oxi (O) có hóa trị II. Vậy CTHH viết như sau: K2O..
+ Cho các em học thuộc 1 số gốc hóa trị thường gặp, cách tính và cách nhớ hóa trị của chúng.
Ví dụ: Cách nhớ hóa trị I của 1 số nguyên tố và gốc axit:
Khi ( K) nào ( Na) đồng ( Cu) bạc ( Ag) có (Cl) hẹn ( H) hò ( - OH) nhau ( - NO3) anh ( AlO2) nhé ( NH4).
Cách nhớ hóa trị II của 1 số nguyên tố và gốc axit:
Ba ( Ba) Thủy ( Hg) cần ( Ca) mua ( Mg) sắt (Fe) kẽm(Zn) đồng ( Cu ) cùng ( = CO3 ) cùng Oanh( O) sống ( = S) sung ( = SO3) sướng (= SO4 )
+ Cho các em viết các phản ứng hóa học từ dễ đến khó như sau:
. Viết công thức các chất tham gia phản ứng.
. Dự đoán phản ứng xảy ra ( dự đoán sản phẩm tạo thành) chẳng hạn của oxit bazo với axit: Để viết đúng sản phẩm tạo thành của phản ứng ta có cách nhớ như sau: “ Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, còn hidro kết hợp với oxi trong oxit tạo thành nước’’ hay cách dễ nhớ nhất là “ gần với gần, xa với xa”
Ví dụ: PTPU sau: 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3H2O
Quan trọng hơn là các em phải thuộc hóa trị để viết đúng CTHH và cân bằng đúng PTPU. Hoặc là để nhận dạng 1 bài toán chẳng hạn như dạng toán dư các em cần phải chú ý dữ kiện bài toán phải có số mol 2 chất tham gia phản ứng.
Giải pháp2: Gây hứng thú từ những ứng dụng hóa học vào thực tế.
Giải thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú và cho các em hiểu rằng các sự kiện hiện tượng xảy ra xung quanh ta như ăn uống, hay đồ vật kim loại bị hư  đều có phản ứng xảy ra.
Ví dụ: Học đến bài Phốt pho, hãy giải thích hiện tượng ma chơi trong tự nhiên.
Tại các nghĩa địa khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng P được giải phóng dưới dạng PH3( phốt phin) và P2H4( đi phốt phin ). Điphốt phin là chất lỏng dễ bay hơi và tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P4H10 và nước khi cháy tỏa ra lượng nhiệt lớn, tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy, hỗn hợp có hình ngọn lửa vàng sáng bay là là di động trên mặt đất lúc ẩn, lúc hiện mà người ta gọi là ma chơi. Hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa, gió nhẹ..Hay tại sao các khí CO, H2S lại độc hại với cơ thể; hay tại sao lại phát hiện được dấu vân tay
Khi các em cảm thấy hứng thú, giải thích được các hiện tượng, hiếu được hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống như thế nào thì các em sẽ yêu và thích học hóa hơn.
Giải pháp 3 : Rèn kĩ năng giải bài tập
Để rèn luyện học sinh yếu kém thì giáo viên cần rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Giải bài tập hóa học có tác dụng: Phát huy tính tích cực; giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức; rèn luyện 1 số kĩ năng, kĩ xảo( sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập CTHH, cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình); hệ thống hóa các kiến thức đã học; rèn luyện học sinh tính kiên trì, chịu khó. 
Vì vậy giáo viên cần: 
Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình, sắp xếp từng dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó.
Cho các em nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản: sữa mẫu bài tập thật kĩ sau đó cho thêm các bài tương tự để các em làm.
Thường xuyên kiểm tra bài để giúp các em thuộc bài đã học.
 Dạng Bài tập về nhận biết các chất, cho các em học thuộc các phản ứng hóa học đặc trưng của từng loại nhóm, từ đó dựa vào phản úng tạo kết tủa, có màu đặc trưng hoặc có sủi bọt khí để giúp các em phân biệt. Để làm tốt dạng này giáo viên hệ thống lại cách nhận biết cho các em dễ nhớ chẳng hạn như: 
+ Các muối đồng thường có màu xanh
+ Dùng quì tím nhận ra axit và bazo: Axit quì hóa đỏ, bazo quì hóa xanh
+ Hay các muối có gốc- Cl dùng dung dịch AgNO3 thấy tạo kết tủa trắng 
( AgCl)
Ví dụ : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn sau: 
a, HCl, NaOH, NaNO3
b, NaCl, HCl, NaNO3
Câu a: Dùng quì tím nhận ra HCl ( quì hóa đỏ) , NaOH ( quì hóa xanh) Còn NaNO3 ( quì không đổi màu)
Câu b: Dùng quì nhận ra HCl ( quì hóa đỏ), dùng dung dịch AgNO3 nhận ra NaCl
( có kết tủa trắng xuất hiện ), không có hiện tượng gì là NaNO3
III. Hiệu quả thực hiện 
 Qua thời gian giảng dạy và vận dụng những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn hoá học nhận thấy tiết dạy sinh động hơn, không còn cảm giác nặng nề như trước đây nhất là các em học sinh yếu kém tỏ ra có hứng thú học tập bộ môn hơn trước và có ý thức tự học.
Cụ thể
 + Các em đã biết cách viết phương trình hoá học, viết được và gọi tên được các công thức hoá học, cân bằng được phương trình hoá học, hiểu được các hiện tượng xảy ra xung quanh.
 + Các em đã dự đoán được các sản phẩm tạo thành trong một phản ứng hoá học. Bên Cạnh đó các em đã biết cách giải được các bài tập cơ bản theo từng chủ đề và hăng hái giơ tay phá biểu xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi hơn hẳn, nhiều em có ý thức cao trong tư duy vạ dụng kiến thức, yêu thích bộ môn.
 + Trong các giờ kiểm tra các em đã tự làm được bài các câu trắc nghiệm cũng như các dạng bài tập vận dụng tính toán và kết quả đạt từ điểm trung bình trở lên. 
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
IV.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực ngiệm sư phạm. 
 Xác định tính thực tiễn của sáng kiến, mức độ đúng đắn và sự phù hợp của việc áp dụng.
IV.2. Kế hoạch và phạm vi thực nghiệm.
- Phạm vi thực nghiệm: Học sinh cơ sở 2 trường THPT Hoằng Hoá.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp10, 11 năm học 2014 – 2015.
- Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
+ Nhóm lớp thực nghiệm: 68 học sinh của 2 lớp có sự đầu tư của giáo viên trong việc xác định nguyên nhân, phân loại đối tượng, áp dụng thử nghiệm các chủ đề bài tập hoá học đã phân loại.
+ Nhóm lớp đối chứng: 70 học sinh của 2 lớp dạy bình thường.
IV.3. Hình thức và nội dung thực nghiệm.
1. Tiến hành điều tra: Điều tra kết quả học tâp bộ môn, tỉ lệ học sinh yếu kém ở cơ sở 2 trường THPT Hoằng Hoá.
2. Tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân học sinh yếu kém môn hoá học.
- Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh.
- Số lượng điều tra: 2 giáo viên và 137 học sinh các lớp 10, 11
3. Khảo sát học sinh:
- Khảo sát học sinh để phân loại đối tượng dạy học: 67 học sinh của 2 lớp thực nghiệm và 70 học sinh của 2 lớp đối chứng. Riêng lớp thực nghiệm, để đánh giá sát học sinh, ngoài kiểm tra trên giấy còn thực hiện vấn đáp.
- Khảo sát học sinh để so sánh, đánh giá tính sát thực, khả thi của sáng kiến. Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 67 học sinh của 2 lớp thực nghiệm và 70 học sinh của 2 lớp đối chứng.
- Hình thức khảo sát: Trắc nghiệm khách quan.
4. Lên lớp giờ chính khoá
- Trực tiếp lên lớp 5 giờ chính khoá (2 giờ lớp 10, 3 giờ lớp 11). 
- Trao đổi, góp ý giáo viên làm với sự theo rõ, kiểm tra của người nghiên cứu.
5. Trao đổi với giáo viên bộ môn
- Trao đổi với cán bộ quản lý khoa về việc thực hiện dạy và học bộ môn, những việc đã làm được, những việc chưa làm được, nguyên nhân trong dạy và học bộ môn Hoá học.
- Trao đổi với giáo viên về thực trạng dạy và học môn hoá học ở tổ, trường. Những kiến nghị, đề xuất của giáo viên.
	Kết hợp giữa trao đổi cá nhân với việc tổ chức thảo luận chủ đề trong sinh hoạt chuyên môn tại tổ, sinh hoạt chuyên môn tập trung.
V. Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm.
1. Kết quả điều tra lấy ý kiến thăm dò:
- Học sinh: Tất cả các ý kiến của giáo viên và học sinh đều cho thấy học sinh chưa viết được phương trình phản ứng, chưa cân bằng được phương trình, chưa biết cách gọi tên các chất, chưa biết cách giải các dạng bài tập cơ bản..
- Về nguyên nhân của sự yếu kém: Các ý kiến của học sinh đều xác định các nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của các em như đã nêu. Tuy nhiên tỉ lệ ở mỗi lớp có khác nhau. 
2. Kết quả áp dụng.
 Bảng 1: Số lượng học sinh đạt từng loại điểm
Khối lớp 11(Lớp Thực nghiệm (TN) là 11A3, lớp đối chứng (ĐC) là 11A4).
 Bảng 1: Số học sinh đạt từng loại điểm
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt từng loại điểm 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 TN
31
0
1
3
7
9
4
3
3
1
ĐC
34
0
2
4
8
12
5
2
1
 Bảng 2: Tần suất(%) học sinh đạt điểm từng loại: 
Lớp
Sĩ số
% học sinh đạt từng loại điểm 
 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
31
0
3,2
9,68
22,58
29,0
12,9
9,68
9,68
3,2
ĐC
34
0
6,67
13,3
26,7
40.0
16,7
6,67
3,3
Khối lớp 10 (Lớp Thực nghiệm (TN) là 10A5, lớp đối chứng (ĐC) là 10A4).
Bảng 1: Số học sinh đạt từng loại điểm
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt từng loại điểm 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 TN
36
0
1
3
7
9
6
7
3
1
ĐC
36
0
3
6
8
12
3
3
1
Bảng 2: Tần suất(%) học sinh đạt điểm từng loại
2.2. Khối lớp 10 (Lớp Thực nghiệm (TN) là 10A5, lớp đối chứng (ĐC) là 10A4).
Lớp
Sĩ số
% học sinh đạt từng loại điểm 
 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
36
0
2,7
8,1
18,9
24,3
16,2
18,9
8,1
2,7
ĐC
36
0
8,3
16,7
22,2
33,3
8,3
8,3
2,8
 	Qua bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ học sinh yếu kém giảm, đồng thời tỉ lệ học sinh trung bình, khá có tăng. Điều này chứng tỏ khi vận dụng các giải pháp trên giúp các em tự tin hơn trong học tập. 
C. K ẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết học đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thoái quen học tập tốt. Các em đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và đang có thái độ học tập rất tốt.
 	Tuy nhieân beân caïnh ñoù coøn coù moät soá raát hoïc sinh (do yeáu toá khaùch quan ) coøn l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh_yeu_kem_mo.doc