SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5

SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5

Hiện nay, đa số học sinh chỉ quan tâm đến học khối A với các môn: toán, lý, hóa để thi vào các khối trường Ngoại thương, Kinh tế, Quân đội Bách khoa, Kiến trúc, Ngân hàng . Chỉ một bộ phận nhỏ học sinh có năng lực xuất sắc mới thực sự quan tâm đến môn sinh học để thi vào các trường thuộc khối Y, Dược, vì các trường này có mức điểm tuyển sinh rất cao. Còn phần lớn học sinh không có hứng thú với môn sinh học do nhiều nguyên nhân như nhiều kiến thức lý thuyết trừu tượng, có ít trường chọn vào nhóm tuyển sinh

Về thực trạng học tập nói chung của học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 hiện nay, do tính chất lịch sử khách quan nên tuyển sinh đầu vào không cao nên bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do lực học còn yếu dẫn đến mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biết đối với lứa tuổi THPT – lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học thì việc mất hứng thú học tập làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.

Trong những năm gần đây, tại trường THPT Triệu Sơn 5 thực trạng bộ môn sinh học cũng không nằm ngoài xu thế chung đó vì thực tế mỗi năm học chỉ có trung bình trên 10 học sinh đăng kí thi xét tốt nghiệp và tuyển sinh môn sinh học.

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em.

Với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5”.

 

doc 16 trang thuychi01 6260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Phụ lục
1
2
A. Phần mở đầu
2
3
I. Lí do chọn đề tài
2
4
II. Mục đích nghiên cứu
2
5
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3
6
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
7
B. Nội dung
4
8
I. Cơ sở lí luận
4
9
II. Thực trạng học tập môn sinh của học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 hiện nay.
4
10
III. Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn sinh học.
6
11
IV. Hiệu quả của đề tài.
12
12
C. Kết luận
15
13
Tài liệu tham khảo
16
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, đa số học sinh chỉ quan tâm đến học khối A với các môn: toán, lý, hóa để thi vào các khối trường Ngoại thương, Kinh tế, Quân đội Bách khoa, Kiến trúc, Ngân hàng ... Chỉ một bộ phận nhỏ học sinh có năng lực xuất sắc mới thực sự quan tâm đến môn sinh học để thi vào các trường thuộc khối Y, Dược, vì các trường này có mức điểm tuyển sinh rất cao. Còn phần lớn học sinh không có hứng thú với môn sinh học do nhiều nguyên nhân như nhiều kiến thức lý thuyết trừu tượng, có ít trường chọn vào nhóm tuyển sinh
Về thực trạng học tập nói chung của học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 hiện nay, do tính chất lịch sử khách quan nên tuyển sinh đầu vào không cao nên bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do lực học còn yếu dẫn đến mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biết đối với lứa tuổi THPT – lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học thì việc mất hứng thú học tập làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.
Trong những năm gần đây, tại trường THPT Triệu Sơn 5 thực trạng bộ môn sinh học cũng không nằm ngoài xu thế chung đó vì thực tế mỗi năm học chỉ có trung bình trên 10 học sinh đăng kí thi xét tốt nghiệp và tuyển sinh môn sinh học.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. 
Với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn  đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh THPT đối với môn sinh học. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh THPT; góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với môn sinh học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập, cụ thể như sau:
- Khảo sát, thăm dò mức độ quan tâm và hứng thú học tập đối với môn sinh học của học sinh trường THPT Triệu Sơn 5.
- Dựa vào kết quả thăm dò và lí luận dạy học sinh học để đưa ra một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn sinh học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các lớp 10C1, 10C3, 10C4 và 10C7 trường THPT Triệu Sơn 5 - Huyện Triệu Sơn -Tỉnh Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi phối hợp sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn sinh học.
- Phương pháp điều tra sư phạm: Điều tra bằng phiếu thăm dò, quan sát, trò chuyện
- Thực nghiệm sư phạm.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
 Môn Sinh là bộ môn khoa học thực nghiệm. Đặc trưng của bộ môn là những kiến thức xuất phát từ thực tế tự nhiên, từ cuộc sống đời thường. Để học tốt môn Sinh học thì điều cần nhất là học sinh phải yêu thích và có hứng thú với nó. 
	Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
II. Thực trạng học tập môn sinh của học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 hiện nay.
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 5, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có hứng thú học tập, trong đó có môn Sinh học, do nhiều nguyên nhân như môn học có nhiều lí thuyết, khối B có ít trường tuyển sinh, các trường tuyển sinh lại có điểm quá cao hoặc khó có cơ hội việc làm tốt, giáo viên dạy chưa hấp dẫn, lôi cuốnnên kết quả cuối năm của học sinh còn chưa cao. 
Trước đây giảng bài tôi thường chú ý tới việc phải làm sao để truyền thụ hết số lượng, nội dung kiến thức của bài mà chưa chú trọng tới việc khai thác nội dung, kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà đa số học sinh của trường có học lực các môn tự nhiên ở mức trung bình yếu, vì vậy mỗi tiết Sinh học đến với các em đều bị động, trầm và tẻ nhạt. Do đó, công việc của người giáo viên lúc này là phải tìm ra phương pháp, cách thức phù hợp để học sinh yếu kém gần gũi và có hứng thú yêu thích môn học, tích cực học tập để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học.
1. Thực trạng chung. 
Trước khi điều tra về thực trạng học tập môn sinh học của học sinh thì tôi tiến hành điều tra một số vấn đề chung như sau:
- Điều tra về thái độ học tập của học sinh bằng cách đưa ra câu hỏi “Bạn có thích học không?” đã thu được kết quả trong số học sinh được điều tra số học sinh “ thích học” chiếm tỉ lệ trên 80%, còn lại là “ không thích học”.
- Tìm hiểu về nguyên nhân và mục đích học tập của học sinh bằng câu hỏi: “Mục đích học tập của bạn là gì?”, kết quả trong số học sinh được điều tra có 54% mục đích học tập để thi đại học. Số còn lại mục đích của việc học tập là để có được tấm bằng tốt nghiệp THPT, trong đó cá biệt còn một bộ phận học để làm vui lòng gia đình, để bằng bạn bằng bè.
Qua đó chứng tỏ thấy đa số các em nhận thức được mục đích học tập chủ yếu của học sinh THPT hiện nay là để chuẩn bị cho tương lai của chính các em học để thi đỗ ĐH, có việc làm tốt, để giúp đỡ gia đình 
2. Thực trạng đối với môn sinh học.
- Kết quả khảo sát:
+ Mức độ yêu thích bộ môn:
Mức độ
Yêu thích
Bình thường
Không thích
Kết quả
13%
56%
31%
+ Đối với nhóm học sinh không yêu thích môn sinh thì nguyên nhân khiến học sinh không yêu thích dẫn đến chán, lười học:
Do ham chơi không để ý đến việc học tập nói chung
 31,3%
Do ý thức học chưa cao, kết quả học lực yếu
29,77%
Do cảm thấy môn học quá khó, không có năng lực đối với môn sinh
 16,03%
Do gia đình tác động
 6,87%
Do ít trường xét tuyển, trường điểm quá cao hoặc không hấp dẫn
 10,69%
Ý kiến khác: Thầy cô dạy chưa nhiệt tình, lôi cuốn
 5,34%
+ Đối với nhóm học sinh yêu thích môn sinh với câu hỏi “Những nguyên nhân thúc đẩy bạn học tốt hơn”, thì thu được kết quả sau: Ngoài những nguyên nhân gắn liền với mục đích học tập để thi vào trường đại học, còn có một số nguyên nhân khác như: Giáo viên tạo không khí học tập vui vẻ; Do có niềm đam mê với môn học; Do ý thức bản thân thấy được tầm quan trọng của việc học
+ Học bài cũ và chuẩn bị bài mới:
Mức độ
Có
Không
Tỉ lệ
41,76%
58,24%
+ Tinh thần phát biểu xây dựng bài trong giờ học:
Mức độ
Thường xuyên
Có phát biểu nhưng không nhiều
Không phát biểu
Tỉ lệ
7,61%
36,96%
55,43%
+ Kết quả tổng kết học kì I:
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tỉ lệ
5/171
(2,9%)
38/171
(22%)
77/171
(45,4%)
43/171
(25,1%)
8/171
(4,6%)
 	 Qua các kết quả điều tra trên, tôi nhận thấy đa số học sinh có thái độ mục đích học tập tốt tuy nhiên số học sinh yêu thích môn Sinh học lại không nhiều, điều đó chứng tỏ môn Sinh học chưa thực sự cuốn hút các em, không gây đựơc hứng thú học tập của các em do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do ý thức học tập chưa cao ham chơi, học lực yếu, điều đó chứng tỏ hiện tượng chán học, lười học nhìn chung xuất phát từ chính bản thân các em nhưng bên cạnh đó một phần cũng là do giáo viên chưa thực sự sâu sát và có phương pháp giảng dạy hợp lý để lôi cuốn học sinh.
Do đa số học sinh không có hứng thú học tập đối với môn sinh nên việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới của học sinh không tốt, nhiều em không thực hiện mà nếu có thực hiện cũng chủ yếu là mang tính chất đối phó với giáo viên dẫn đến trong các giờ học môn sinh thường không khí rất trầm, ít học sinh chịu khó hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, học một cách thụ động do đó kết quả học tập còn hạn chế, tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm trên 30%.
 	Tóm lại, dựa vào kết quả điều tra những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng chán, lười học và mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của các nguyên do thúc đẩy việc học tập mà chúng ta có thể đề ra được những biện pháp phù hợp hơn nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn.
III. Một số giải pháp tạo hứng thú học tập đối với môn sinh học.
1. Những đề xuất nhằm tạo động lực cho học sinh THPT tích cực học tập.
Để học sinh có hứng thú học tập môn sinh học nói riêng thì trước hết học sinh phải có được ý thức học tập tốt, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc và mục đích học tập rõ ràng. Muốn có được điều đó cần phải tạo động lực cho học sinh tích cực học tập. Xuất phát từ những ý kiến và nguyện vọng của học sinh tôi xin đưa ra một số đề suất như sau:
1.1. Đối với nhà trường.
- Tạo điều kiện học tập tốt nhất, nâng cao trang thiết bị, dụng cụ học tập.
- Tăng cường các loại học bổng khuyến khích.
- Tổ chức các diến đàn giao lưu giữa học sinh các khóa, các anh chị thành đạt.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
1.2. Đối với giáo viên. 
- Giáo viên phải thực sự tam huyết với nghề, có chuyên môn giỏi, phương pháp giảng dạy tích cực, lôi cuốn (đưa vào bài giảng những ví dụ thực tế, dễ hiểu; tạo tâm lý học thoải mái, không gây áp lực cho học sinh; gây không khí học tập; kết hợp học và chơi.
- Dạy sát chương trình học và phân hóa đối tượng, dạy những điều cơ bản, cần thiết).
- Giáo viên cần quan tâm đến học sinh; định hướng tương lại cho học sinh
- Câu hỏi, bài tập, kỳ thi cần được giảm tải, đưa ra một cách phù hợp 
1.3. Đối với gia đình, xã hội. 
Khuyến khích, khơi dậy nhu cầu nhận thức, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức của trẻ. Ngoài ra, có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời.
1.4. Về bản thân học sinh.
- Chăm chỉ, tự giác, có lòng quyết tâm cao, có lòng tin vào bản thân.
- Phân bố thời gian học tập, vui chơi, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
- Tham gia tích cực các phong trào ngoại khóa.
- Tích cực chuẩn bị bài, phát biểu xây dựng bài
2. Một số giải pháp giúp học sinh có hứng thú học tập môn sinh học.
 	Từ việc nghiên cứu, điều tra về lý luận và thực tiễn trên, tôi xin đề xuất một số phương pháp giúp học sinh THPT có hứng thú học tập đối với môn sinh học, tạo tiền đề cho việc đạt kết quả học tập tốt:
2.1. Các giải pháp nhằm thay đổi thái độ, hành vi của học sinh đối với môn sinh học:
 	- Do nguyên nhân chủ yếu của việc chán học, lười học là do học sinh không có mục đích học tập rõ ràng, ý thức học tập chưa cao, học lực yếu và ham chơi nên muốn nâng cao hứng thú học tập môn sinh học thì giáo viên phải làm cho học sinh thấy được nhu cầu cần thiết học tập đối với môn sinh học để tạo động cơ học tập. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập. Trong vấn đề này ngoài việc giáo viên cho học sinh biết theo luật giáo dục thì môn sinh học cũng như mọi môn học khác đều tham gia vào kết quả đánh giá xếp loại học lực chung thì ở tiết học đầu tiên giáo viên nên giới thiệu thêm cho học sinh thấy được triển vọng của môn sinh học. Tiếp đến khi vào giảng dạy ở mỗi phần, chương và bài học giáo viên căn cứ vào nội dung cụ thể để vào vấn đề một cách hấp dẫn nhằm khơi dậy trí tò mò, cuốn hút học sinh.
Ví dụ 1: Ở tiết học đầu tiên trước hết giáo viên giới thiệu sơ lược chương trình môn học bậc THPT sau đó là một số đặc trưng bộ môn cũng như ý nghĩa, triển vọng của sinh học trong tương lai: Môn Sinh là bộ môn khoa học thực nghiệm. Đặc trưng của bộ môn là những kiến thức xuất phát từ thực tế tự nhiên, từ cuộc sống đời thường. Kiến thức sinh học được ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn, thế kỉ 21 là kỉ nguyên của công nghệ sinh học hay học tốt môn sinh học thì học sinh sẽ có nhiều cơ hội thi vào trường Y và trở thành Bác sĩ vốn là mơ ước của nhiều người Vậy nên muốn học tốt môn Sinh dễ lắm các bạn ạ! điều trước hết bạn cần có là sự đam mê với sinh học, vì như Anhxtanh từng nói: “Tôi không có sự thông minh một cách đặc biệt mà chỉ có sự tò mò một cách đam mê”.
	Ví dụ 2: Khi dạy phần giới thiệu chung về thế giới sống giáo viên có thể giới thiệu: Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, hiện nay các nhà khoa học đã biết và đặt tên cho gần 2 triệu loài sinh vật nhưng theo dự đoán đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi. Thế giới sống rất đa dạng là vậy nhưng lại mang nhiều đặc điểm chung giống nhau thể hiện tính thống nhất của sinh giới. Căn cứ vào những đặc điểm giống giữa các sinh vật người ta sắp xếp chúng vào các nhóm tương ứng. Tính đa dạng và thống nhất của sinh giới được thể hiện như thế nào? Cây nấm có phải là thực vật hay không? Kiến thức phần này sẽ giúp ta có câu trả lời cho những vấn đề đó
Ví dụ 3: Khi dạy chương virus và bệnh truyền nhiễm ta có thể đặt vấn đề: Trong lịch sử loài người, số người chết trong các dịch bệnh do virus còn nhiều hơn tất cả trong các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Tuy nhiên nhiều loại virus cũng được khai thác để phục vụ cho những mục đích có lợi cho con người. Một số virus dược sử dụng để sản xuất chế phẩm diệt sâu hại mùa màng, một số khác được dùng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Sự hiểu biết về virus cho phép con người có thể khống chế những tác hại do chúng gây ra cũng như lợi dụng chúng để phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích của con người.
Ví dụ 4: Khi dạy bài Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất để vào bài giáo viên có thể đưa ra một số tình huống: Tại sao trâu, bò chỉ ăn cỏ mà vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong khi nếu người chỉ ăn mình rau sẽ dẫn đến bị suy dinh dưỡng? Tại sao phân tử glucozo ngoài tự nhiên để bị oxi hóa thì cần phải có điều kiện nhiệt độ cao nhưng trong cơ thể sống nó lại có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những câu hỏi đó.	
 - Tiếp theo để học sinh thấy được môn sinh học không phải là một môn học khó nằm ngoài khả năng của học sinh thì giáo viên cần phải chú ý nội dung dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng và giảm tải, cô đọng thật ngắn gọn đủ ý và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 	 Ví dụ 1: Khi dạy bài Các nguyên tố hóa học và nước đối với chương trình chuẩn giáo viên chỉ cần dạy làm sao để về kiến thức học sinh có thể nêu được các thành phần hóa học của tế bào; Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, đồng thời phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng; Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. Còn đối với chương trình nâng cao giáo viên chỉ bổ sung thêm các nội dung: vai trò các nguyên tố Ca, Mg ở thực vật hạt kín và động vật có vú; đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước; tăng độ vững chắc của màng TB.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Axitnucleic do học sinh đã được nghiên cứu về axit nuclêic ở chương trình THCS. Tuy nhiên ở lớp 9, học sinh được học về axit nuclêic là cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử thuộc phần Di truyền học. Đến lớp 10, kiến thức về axit nuclêic được nghiên cứu ở góc độ là thành phần cấu tạo nên tế bào. Do đó giáo viên cần làm rõ sự khác biệt này tránh hiện tượng dạy lại kiến thức gây nhàm chán cho học sinh, cụ thể giáo viên dạy cho học sinh biết được Axit nuclêic gồm 2 loại là ADN và ARN, phân biệt sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về chức năng của 2 loại đó. Còn đối với học sinh khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau giữa ADN và ARN, các khái niệm bộ ba mã hoá, mã hoá bộ ba, bộ ba đối mã sao.
	Ví dụ 3: Khi dạy bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ở chương trình chuẩn giáo viên chỉ cần dạy để học sinh về kiến thức nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào. Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch (ưu trương, nhược trương và đẳng trương). Còn đối với chương trình nâng cao chỉ bổ sung thêm các nội dung : Vận chuyển thụ động có thể đạt cân bằng nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào.Vận chuyển chủ động tạo ra sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng. Người ta chia nhập bào thành 2 loại: Ẩm bào và thực bào.
 - Cần tích hợp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục giới tính và kĩ năng sống thông qua bài học cho học sinh.
 	 Ví dụ 1: Khi dạy bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất giáo viên có thể liên hệ kiến thức thực tiễn bảo vệ môi trường: Bón phân cho cây trồng đúng cách không dư thừa gây ành hưởng xấu cho cây xanh, cho môi trường, đất và không khí; Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và các sinh vật trong đó; Cần có ý thức tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong đất họat động mạnh, phân hủy nhanh chóng xác thực vật, cải tạo môi trường đất.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở vi sinh vật giáo viên có thể lồng ghép liên hệ các kiến thức bảo vệ môi trường: Vi sinh vật phân giải xác động vật, thực vật chuyển hóa thành chất dinh dưỡng trong đất nuôi cây góp phần làm sạch môi trường, là cơ sở chế biến rác hữu cơ thành phân bón. Có ý thức phân lọai rác thải giữ sạch môi trường (gia đình, trường học, các nơi công cộng), lên án hành động xả rác bừa bãi, ủng hộ tái chế rác thải, sử dụng
phân bón chế biến từ rác.
Ví dụ 3: Khi dạy giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các bài: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ; Virut gây bệnh – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch với nội dung cung cấp kiến thức về một số bệnh phổ biến lây lan qua quan hệ tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai, viêm gan Bhậu quả nghiêm trọng của những bệnh này từ đó rút ra cách phòng tránh. Đặc biệt là HIV/AIDS các con đường lây truyền, các giai đoạn phát triển của bệnh, cách phòng tránh, cách ứng xử với người nhiễm HIV.
 	 - Nội dung dạy học cần liên hệ thực tiễn địa phương để gây hứng thú, gần gũi và dễ tiếp thu đối với học sinh.
 	Ví dụ: Khi dạy bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh:
Câu hỏi 1: Tại sao để cây trồng phát triển tốt cẩn phải bón phân cho cây? 
 	Câu hỏi 2: Một bạn muốn cây nhanh tốt nên bón một lượng lớn phân đạm vào gốc cho cây. Theo em việc làm của bạn đó có hợp lý hay không? Giải thích.
 	Câu hỏi 3: Vì sao khi truyền nước bổ sung vào cơ thể người, ta không nên truyền nước cất mà phải 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_doi_voi_mon_sinh.doc