SKKN Những biện pháp Quản lý công tác giáo dục Đạo đức cho học sinh

SKKN Những biện pháp Quản lý công tác giáo dục Đạo đức cho học sinh

 Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII đã thành công rực rỡ. Cả nước đang hào hứng chuẩn bị cho ngày hội quyền công dân 22.5.2016, ngày bầu cử Đại biểu HĐND các cấp. Vấn đề Giáo dục và làm thế nào để Giáo dục phát triển thật sự, hội nhập thật sự đang là vấn đề được Đảng – Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Điều đáng nói là xưa nay nếu chúng ta tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng Giáo dục Văn hóa thì nay ngoài việc làm sao để chất lượng học sinh học giỏi các môn học được ngày một nâng lên người ta còn đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục Đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.

 Tại sao vậy? Việc đánh nhau hội đồng, việc học sinh nữ đánh bạn cho đến mức phải nhập viện đã không còn là hiếm, không còn lạ nữa. Nó trở thành nỗi sợ hãi và ám ảnh của các bậc phụ huynh, của mọi tầng lớp người quan tâm đến giáo dục. Hình ảnh học sinh cãi lại thầy cô giáo, cãi lại bố, mẹ, anh chị. Bạn bè mâu thuẫn xích mích, thù hận nhau không phải là không có. Lừa thầy, dối bạn, lợi dụng lòng tốt sự yêu thương đùm bọc của bố, mẹ, gia đình để đưa mọi người vào vòng lao lý không phải không có Tất cả điều đó biểu hiện ở khắp nơi, trên mọi cấp học từ Tiểu học đến Đại học. Điều muốn nói là chúng ta những người trực tiếp giáo dục, những người làm công tác Quản lý giáo dục, những nhà giáo dục đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đã phân tích đánh giá nguyên nhân và xác định được trách nhiệm của mình như thế nào. Để có thể góp phần đắc lực vào việc làm cho giáo dục thật sự bền vững, thật sự yên tâm về cả hai mặt Trí và Đức.

 Quay trở lại vấn đề cụ thể là ở bậc Tiểu học việc giáo dục đạo đức học sinh quan trọng đến như thế nào? Chúng ta đã làm gì để đặt những viên gạch nền tảng cho một nền giáo dục hiện đại phát triển? Có lẽ cũng là điều đáng trăn trở. Làm thế nào để đát nước thật sự văn minh, quê hương thật sự yên bình, nhà nhà thật sự hạnh phúc, mọi người không phải nơm nớp lo âu trước mọi tệ nạn rình rập và sẵn sàng thâm nhập mọi ngõ ngách của cuộc sống. Nếu chúng ta thật sự đề cao trách nhiệm giáo dục của mình tôi chắc chắn sẽ góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn thật nhiều.

 

doc 17 trang thuychi01 10054
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những biện pháp Quản lý công tác giáo dục Đạo đức cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài.
 Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII đã thành công rực rỡ. Cả nước đang hào hứng chuẩn bị cho ngày hội quyền công dân 22.5.2016, ngày bầu cử Đại biểu HĐND các cấp. Vấn đề Giáo dục và làm thế nào để Giáo dục phát triển thật sự, hội nhập thật sự đang là vấn đề được Đảng – Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Điều đáng nói là xưa nay nếu chúng ta tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng Giáo dục Văn hóa thì nay ngoài việc làm sao để chất lượng học sinh học giỏi các môn học được ngày một nâng lên người ta còn đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục Đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
 Tại sao vậy? Việc đánh nhau hội đồng, việc học sinh nữ đánh bạn cho đến mức phải nhập viện đã không còn là hiếm, không còn lạ nữa. Nó trở thành nỗi sợ hãi và ám ảnh của các bậc phụ huynh, của mọi tầng lớp người quan tâm đến giáo dục. Hình ảnh học sinh cãi lại thầy cô giáo, cãi lại bố, mẹ, anh chị. Bạn bè mâu thuẫn xích mích, thù hận nhau không phải là không có. Lừa thầy, dối bạn, lợi dụng lòng tốt sự yêu thương đùm bọc của bố, mẹ, gia đình để đưa mọi người vào vòng lao lý không phải không cóTất cả điều đó biểu hiện ở khắp nơi, trên mọi cấp học từ Tiểu học đến Đại học. Điều muốn nói là chúng ta những người trực tiếp giáo dục, những người làm công tác Quản lý giáo dục, những nhà giáo dục đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đã phân tích đánh giá nguyên nhân và xác định được trách nhiệm của mình như thế nào. Để có thể góp phần đắc lực vào việc làm cho giáo dục thật sự bền vững, thật sự yên tâm về cả hai mặt Trí và Đức.
 Quay trở lại vấn đề cụ thể là ở bậc Tiểu học việc giáo dục đạo đức học sinh quan trọng đến như thế nào? Chúng ta đã làm gì để đặt những viên gạch nền tảng cho một nền giáo dục hiện đại phát triển? Có lẽ cũng là điều đáng trăn trở. Làm thế nào để đát nước thật sự văn minh, quê hương thật sự yên bình, nhà nhà thật sự hạnh phúc, mọi người không phải nơm nớp lo âu trước mọi tệ nạn rình rập và sẵn sàng thâm nhập mọi ngõ ngách của cuộc sống. Nếu chúng ta thật sự đề cao trách nhiệm giáo dục của mình tôi chắc chắn sẽ góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn thật nhiều.
 Trường Tiểu học Minh Sơn 1 nhiều năm qua đã thực sự quan tâm đến vấn đề Giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường được nhân dân tin tưởng và hài lòng về kết quả giáo dục chung. Nhưng công tác quản lí hoạt động giáo dục Đạo đức nhất thiết phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cấp bách của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. Bởi những điều đã nêu ở trên tôi đã chọn: “ Những biện pháp Quản lý công tác giáo dục Đạo đức cho học sinh”, ở trường tiểu học Minh Sơn 1 là nội dung nghiên cứu trong sáng kiến này. Rất mong sẽ góp phần nhỏ cho công tác quản lí các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nhà trường Tiểu học được tốt hơn.
* Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn “ Những biện pháp Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” ở trường Tiểu học Minh Sơn 1 nhằm mục đích:
- Giúp cho cán bộ, giáo viên thấy được vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức
- Phổ biến nhiều kinh nghiệm đã có trong việc Giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả trong nhà trường và các đơn vị ở Bậc tiểu học.
- Muốn trải nghiệm những sáng kiến và kinh nghiệm có được trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Áp dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Minh Sơn 1 có kết quả tốt hơn. 
Từ đó giúp học sinh có một nền tảng tương đối bền vững về suy nghĩ và cách sống. Để qua 5 năm học các em thật sự hình thành cho mình hình hài nhân cách của một công dân tích cực có những thói quen, hành vi tiến bộ hướng tới việc trở thành những công dân sống có trách nhiệm giàu tình yêu và khát vọng sống có chân lí, vì chân lí và tiến bộ.
* Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp để quản lý tốt nhất công tác giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học, từ đó áp dụng giáo dục đạo đứccho học sinh ở đơn vị của mình và ở Bậc Tiểu học trên phạm vi rộng hơn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây:
Xây dựng được các cơ khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Khảo sát thực tế để đánh giá được thực trạng
Thu thập thông tin, dự đoán tình hình.
Thống kê và xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
 - Ta thấy con người lúc mới sinh ra đã biết giao lưu và bầy tỏ. Khi đói biết khóc đòi bú, khi no biết mỉm cười, biết cảm nhận sự thân thương dù chỉ là bản năng. Thói quen của cuộc sống được hình thành thông qua giao tiếp của người lớn. Thói quen vừa ăn vừa nghe nhạc, thói quen được ru khi ngủ, thói quen tắm nước nóng hằng ngàyThói quen đó chẳng phải hành vi hay sao? Hành vi này bản thân trẻ có được từ người lớn tác động. Điều này chứng tỏ đạo đức vốn dĩ đã có từ rất sớm trong mỗi chúng ta. Vấn đề theo thời gian, theo sự trưởng thành đạo đức phát triển như thế nào thì lại phụ thuộc cơ bản vào Giáo dục: Khi còn bé Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng, đến tuổi đi học giáo dục nhà trường chiếm ưu thế hơn. Khi trưởng thành, đạo đức phát triển toàn diện là kết quả của sự phối hợp giáo dục Gia đinh – nhà trường – xã hội.
 - Ta cũng cần quan tâm: Đạo đức của con người có giá trị như thế nào trong cuộc sống của họ. Chúng ta ai cũng biết Bác đã dạy “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng.” Như vậy Bác muốn khẳng định và nhắc nhở chúng ta cần thấy được vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Bác từng nói: “Bậc Tiểu học phải giữ làm sao cho được sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng trong tâm hồn mỗi học sinh” đúng như Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học “Bước đầu hình thành nhân cách cho học sinh”. Chỉ là bước đầu mà thôi.
 - Ta cũng cần nói đến khái niệm Đạo đức là gi? Đạo đức là một hệ thống các quy tắc các chuẩn mực mà qua đó con người có thể tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng. Với Tiểu học cần giúp cho học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, rèn luyện kĩ năng, hành vi, hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức. Khái niệm về đạo đức được cụ thể hóa qua các bài dạy trong phân môn Đạo đức và rõ nhất trong 5 Điều Bác Hồ dạy. Thực hiện được những điều dạy của Bác một cách hiệu quả cũng thật tốt rồi. Ngày nay cả đất nước đang tự rèn luyện, tự phấn đấu, tự trau dồi đạo đức có sự quản lí của Đảng Nhà nước thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Điều đó thể hiện rõ giá trị cao quý của đạo đức: Là thứ không thể thiếu, là điều phải rèn luyện, phải giữ gìn phải trân trọng và phấn đấu suốt đời.
 - Các nhà trường cũng cần quản lí tốt các hoạt động Giáo dục đạo đức. Nhằm định hướng, tổ chức sử dụng các nguồn lực phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
2.Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
* Tình hình chung ở Địa phương
 Những thuận lợi:
Được các cấp ủy Đảng quan tâm đến giáo dục
Được Phòng Giáo dục chỉ đạo sát sao.
Tình hình kinh tế và chính trị ở địa phương tương đối ổn định. 
Cơ bản nhân dân có truyền thống hiếu học
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên cơ bản đoàn kết nhiệt tình giàu lòng tâm huyết
 Những khó khăn:
 - Vẫn còn một bộ phận phụ huynh nghèo và chưa quan tâm đến con cái.
 - Vẫn còn có những gia đình chưa mẫu mực trong sinh hoạt, người lớn ở gia đình ăn nói, ứng xử chưa mẫu mực, xưng hô với con cháu và với nhau chưa tế nhị.
 - Có nhiều gia đình Bố, Mẹ đi làm ăn xa gửi con cho Ông Bà – Chú Bác – Thậm chí là chị em chăm nhau.
 - Quan điểm của giáo viên không phải là hoàn toàn đúng đắn về việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số giáo viên vẫn chưa nhiệt tình, vẫn chưa hết lòng.
 - Chính những khó khăn ở trên đã tác động trực tiếp kết quả giáo dục đạo đức trong nhiều năm ở nhà trường.
* Tình hình nhà trường
Nhà trường có tổng cán bộ Giáo viên : 29 người
 Trong đó: 
 Cán bộ quản lí: 2 người Giáo viên văn hóa : 19 người
 Nhân viên : 2 người Giáo viên Đặc thù: 6 người
 Trình độ Đại học 22 người Cao Đẳng : 1 ngươi
 Trung cấp: 6 người Đảng viên 19 người
 Trường tiểu học Minh Sơn 1 nằm ở gần trung tâm huyện Ngọc Lặc có 2 khu Tổng số lớp 15. Khu chính có 10 lớp: 266 học sinh, khu Liên minh có 5 lớp: 140 học sinh. Trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Trường có quy mô rộng lớn có cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên đẹp và sạch sẽ. nhà trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. là một trong những trường có chất lượng Giáo dục cao trong huyện. Các hoạt động của nhà trường luôn phong phú , mạnh mẽ và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhà trường luôn lấy chất lượng làm danh dự, tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương nhau. Thầy cô luôn mẫu mực, hết lòng vì học sinh và được nhân dân và phụ huynh tin yêu. 
* Thực trạng về công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức.
 - Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường cơ bản là đầy đủ và kịp thời. Nhà trường đã xác định được mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh. Và kế hoạch đã được cụ thể hóa hàng kì hàng thàng đến từng tổ và từng học sinh.
 - Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cơ bản là triển khai đúng thời gian và lịch. Việc thực hiện đối với các Giáo viên cũng như các gia đình chưa triệt để. Việc tổ chức các hoạt động ngoài các tiết học Đạo đức như các hoạt động ngoại khóa, các buổi nghe kể chuyện về các gương tiêu biểu cũng ít, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng chưa thật hiệu quả, nội dung giáo dục đạo đức trong buổi chào cờ chưa bài bản và theo chuyên đề. Việc tổ chức các trò chơi, các hoạt động văn hóa văn nghệ vui chơi giải trí, thể dục thể thao hình thức cũng chưa phong phú, đa dạng, thường xuyên, liên tục. Vì vậy tính hiệu quả cũng chưa cao, các nội dung giáo dục đến với học sinh chưa kĩ, chưa thiết thực.
 - Phương pháp giáo dục và cách kiểm tra đánh giá cơ bản là thực hiện nghiêm túc nhưng vẫn chưa thật sự sáng tạo và tối ưu đến mọi đối tượng học sinh trong nhà trường.
* Thực trạng về việc giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 Hầu hết các giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên do tác động từ nhận thức của gia đình vẫn coi trọng chất lượng văn hóa hơn dẫn đến các giáo viên phần cơ bản vẫn dành thời gian để dạy văn hóa. Ngoài ra vẫn còn có những giáo viên cũng chưa thật quan tâm hoặc nhận thức cũng chưa thật sự đủ đầy về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức trong nhà trương. Công tác phối hợp với phụ huynh cũng chưa thật sự được tốt. thông tin liên lạc về các thói quen, hành vi của học sinh chưa được kịp thời. việc đề nghị gia đình hợp tác cũng chưa gay gắt, việc xử lí tình huống thực tế vi phạm cũng qua loa. Khi học sinh mắc lỗi chỉ dừng lại ở việc quát và ngăn chặn chứ chưa phân tích và giảng giải cho học sinh để học sinh biết được vì sao không nên làm.
* Thực trạng về chất lượng đạo đức học sinh.
 Qua khảo sát chung cho thấy cơ bản học sinh ngoan, nhưng giáo dục để 100% học sinh hiểu được các chuẩn mực đạo đức một cách thấu đáo thì vẫn chưa đạt. Vẫn còn có học sinh nói tục, nói dối, ăn quà vặt, nhảy vào bồn hoa, cãi nhau, lấy đồ dùng của bạn, nói trống không không lễ phép, chưa biết chào hỏi, vứt rác bừa bãi, chưa thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Tình trạng này lớp nào cũng có và có tới trên ¼ số học sinh của nhà trường mắc lỗi. 
* Thực trạng về nhận thức của Phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Phụ huynh đồng tình với quan điểm giáo dục của nhà trường, phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhưng còn đến 50% số phụ huynh chưa thật sự cộng tác, phối hợp với nhà trường để cùng giáo dục, chỉ là để mặc và giao phó cho nhà trường, hoặc là nuông chiều con. Vì vậy cũng làm cho chất lượng giáo dục đạo đức chưa được thật sự cao.
 Tóm lại bên cạnh những ưu điểm công tác quản lí các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường vẫn còn những tồn tại như: 
 Việc xây dựng kế hoạch có lúc vẫn chưa cụ thể, vẫn chưa thật sự phù hợp với tình hình mà mới chỉ xây dựng chung chung.
 Nội dung giáo dục đạo đức còn đơn điệu, chưa sâu sắc.
 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cũng chưa thật sự linh hoạt 
 Kết quả giáo dục đạo đức vẫn chưa thật sự hiệu quả cao.
 Hiệu quả phối hợp giữa giáo dục Gia đình nhà trường chưa thật sự nhịp nhàng.
* Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và quan điểm của phụ huynh, giáo viên.
Đối tượng
Nhận thức đúng đắn đầy đủ
Nhận thức chưa thật sự đúng đắn
Thờ ơ
Giáo viên
19/25 = 76,0%
6/25 = 24,0%
0
Phụ huynh
203/406 = 50%
126/406 = 31,0%
80 = 19%
* Kết quả khảo sát thực trạng các chuẩn mực hành vi của học sinh.
Đối tượng
Đạt 100 hệ thống các chuẩn mực
Vẫn còn có biểu hiện vi phạm
Vi phạm nhiều
Học sinh
268/406 = 66,0%
102/406 = 25,1
36/406 = 8.9%
* Nguyên nhân của thực trạng.
 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành quả.(Ưu điểm)
 Gia đình các em hầu hết là nông nghiệp nên chưa chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Học sinh ít bị lôi kéo và nhiễm tệ nạn xã hội lớn như ăn trộm, nghiện hút, đánh nhau, chơi điện tử..
 Việc đánh giá và xếp loại đạo đức học sinh luôn luôn có hướng dẫn bằng văn bản của Bộ GD, Hướng dẫn cụ thể của ngành.
 Tập thể ban giám hiệu đã quan tâm và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lí tốt các hoạt động giáo dục đạo đức. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết gương mẫu và số đông là có tinh thần trách nhiệm cao.
 Được nhân dân cơ bản đồng tình ủng hộ, phụ huynh tin yêu và số đông các gia đình phụ huynh quan tâm đến con em mình.
 Điều kiện kinh tế, chính trị ở địa phương cơ bản ổn định và phát triển.
 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại hạn chế.
 Từ các cấp lãnh đao và xã hội vẫn còn có nhận thức lệch lạc, coi chất lượng văn hóa quan trọng hơn đạo đức, vẫn còn bị ảnh hưởng không nhỏ từ thói quen sinh hoạt ở gia đình và do tác động xã hôi. Còn nhiều gia đình nhận thức còn thấp, điều kiện gia đình hoạn nạn éo le. 
 Giáo viên chủ nhiệm những người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức vẫn còn có một bộ phận thiếu kinh nghiệm, một bộ phận chưa nhiệt tình, thiếu thiện cảm hoặc nhiệt tình thì thiếu biện pháp.
 Các nhà quản lí còn xem nhẹ từ việc xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch. 
 Công tác tuyên truyền giáo dục đến mọi người, tranh thủ sự phối hợp từ các lực lượng giáo dục chưa thật sự chặt chẽ và toàn diện. Nhà trường chưa thật sự đầu tư sức người, sức của, đầu tư thời gian cho công tác giáo dục đạo đức.
 Chưa thật sự giao trách nhiệm cho từng cán bộ giáo viên và kiểm soát kết quả thực hiện lấy kết quả đó để đánh giá xếp loại thi đua ngang như kết quả giáo dục văn hóa.
3. Các biện pháp đã sử dụng để quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 1. Tăng cường quán triệt chỉ đạo đường lối giáo dục của Đảng , nhà nước sâu rộng đến tận cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh.quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch.
	- Triển khai các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Đảng về giáo dục đạo đức một cách sâu rộng trong hội nghị Chi bộ, làm thấm nhuần tư tưởng cho các cán bộ Đảng viên trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho từng cá nhân và tổ chức. Giao trách nhiệm lớn lao cho từng cán bộ Đảng viên, Đảng viên phải là người gương mẫu nêu cao tinh thần trách nhiệm.
	- Tổ chức xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức học tập Điều lệ trường Tiểu học thật sự sâu sắc qua đó để giáo viên xác định được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc Giáo dục đạo đức cho học sinh.
	- Trong phiên họp hội đồng Giáo dục Hiệu trưởng thường xuyên tuyên truyền đến toàn thể giáo viên vai trò và trách nhiệm của từng người trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
	- Chi bộ và nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết đến từng tháng theo từng chuyên đề. Dành một nguồn kinh phí nhất định để đầu tư tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức.
	- Thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh do Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng làm trưởng ban. Trưởng ban là người trực tiếp tuyên truyền các văn bản đến các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân trong địa phương. 
	- Căn cứ vào kế hoạch của Chi bộ - Nhà trường, các cá nhân và các tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho minh. Tổ chức Công đoàn xây dựng kế hoạch phối hợp để giáo dục Đạo đức cho học sinh nhằm huy động tổng hợp sức mạnh của các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường. 
	- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh.” Yêu cầu các tổ chức đoàn thể và từng giáo viên trong nhà trường xây dựng kế hoạch đăng kí nội dung học tập và làm theo lời Bác. Mỗi đợt có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng cho những thành viên tích cực.
	- Xây dựng tiêu chí thi đua trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh của các tổ chức và cá nhân.
 	- Nhà trường tổ chức tuyên truyền và giáo dục học sinh các chuẩn mực và hành vi đạo đức bằng cách ghi chép lại những bài học đạo đức, những câu ca dao tục ngữ hay mà ông bà cha mẹ khuyên răn con cái phải sống cho ngoan ngoãn, lễ phép treo ở các gốc cây vừa tầm mắt học sinh. Nhắc nhở các em đọc thuộc, hàng tuàn chào cờ đều mời học sinh lên đọc thuộc trước cờ, tuyên dương và thưởng cho những học sinh đọc thuộc nhiều câu nhất. 
	- Mời phụ huynh tham dự tất cả các hoạt động và sự kiện trọng đại của nhà trường qua đó tranh thủ sự phối hợp và tinh thần trách nhiệm của phụ huynh với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung. Luôn luôn giữ liên lạc với phụ huynh, phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2. Quản lí tốt chất lượng dạy phân môn Đạo đức.
	- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn và thời khóa biểu của nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch dạy học thật khoa học và hiệu quả. Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra kết quả việc lên lớp của giáo viên và khả năng tiếp thu các kiến thức cơ bản về các chuẩn mực đạo đức bằng các câu hỏi chắc nghiệm.
	- Lập kế hoạch để tổ chức cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi hiểu biết về tự nhiên xã hội, bảo vệ môi trường, cho học sinh cơ hội ứng xử các tình huống cuộc sống, từ đó giúp các em chuyển hóa bước đầu các tri thức và hệ thống các chuẩn mực thành hành vi và thói quen tốt.
	- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn thảo luận về phương pháp dạy tốt môn học đạo đức, tổ chức những giờ dạy mẫu phân môn đạo đức ở các khối lớp.
Biện pháp 3. Tổ chức thật hiệu quả, đa dạng hóa kế hoạch giáo dục Đạo đức bằng các hoạt động đôi, hoạt động giao lưu văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa theo chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
	- Nhà trường yêu cầu và giao cho Đội thiếu niên tiền phong tổ chức tốt các hoạt động đội, các ngày kỉ niệm, các hoạt động thường kì của đội. Hoạt động của đội cờ đỏ là một hoạt động giúp nhà trường quản lí tốt các nền nếp và rèn cho các em một thói quen có ý thức và trách nhiệm thực hiện nội quy và quy định của lớp, của nhà trương.
	- Nhà trường, các tổ khối tổ chức các buổi giao lưu, văn nghệ, giao lưu kể chuyện về Gia đình, về Bác Hồ, thi đọc thơ hay, thi vẽ tranh, cuộc thi em yêu làn điệu dân ca.thông qua cuộc thi và giao lưu các em như được bổ sung cho nhau những hiểu biết cuộc sống, có thêm kinh nghiệm để sống chung và hòa nhập, các em được giao lưu trao đổi với nhau những mơ ước, các em được thể hiện mình để tự tin hơn, các em phải phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ chung. Vì vậy các em trưởng thành và tốt lên rất nhiều, hơn thế còn hình thành ở các em lòng kính yêu Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, yêu và tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bước đầu rèn cho các em những kĩ năng sống cơ bản.
	- Nhà trường tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn nhằm giáo dục các em ý thức hướng về cội nguồn, lòng biết ơn Đảng - Bác Hồ kính yêu các anh bộ độ cụ Hồ, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc và quyết tâm học hành vươn lên tạo cho các em biết vượt qua khó khăn để đạt được điều mình muốn.
	- N

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_bien_phap_quan_ly_cong_tac_giao_duc_dao_duc_cho_h.doc