SKKN Những biện pháp cụ thể nhất trong công tác tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trông qua các hoạt động ngoại khóa
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em học tiếp hoặc bước vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục với nguyên lí: “Học đi đôi với hành”, “Nhà trường gắn liền với xã hội”. Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ ở trường Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, những tri thức, kĩ năng cơ bản có điều kiện được củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách, kĩ năng sống, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối giữa hoạt động dạy học trên lớp với giáo dục học sinh ngoài lớp. Đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hóa những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn sự chuyển hóa này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí và giao lưu với bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ và những người xung quanh.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm2 2. Mục đích nghiên cứu.3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.3 4. Đối tượng nghiên cứu3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của SKKN4 2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học6 3. Một số biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa...9 4. Kết quả.14 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận15 2. Đề xuất..15 I. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn sáng kiến kình nghhiệm: Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em học tiếp hoặc bước vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục với nguyên lí: “Học đi đôi với hành”, “Nhà trường gắn liền với xã hội”. Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ ở trường Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, những tri thức, kĩ năng cơ bản có điều kiện được củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách, kĩ năng sống, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối giữa hoạt động dạy học trên lớp với giáo dục học sinh ngoài lớp. Đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hóa những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn sự chuyển hóa này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí và giao lưu với bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ và những người xung quanh. Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi thơ ngây, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích lũy dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ. Và đây cũng là con đường để giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện nhân cách. Khi HĐGDNGLL được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của các em, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Ở bậc tiểu học, việc tổ chức HĐGDNGLL rất đa dạng như thông qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt theo chủ điểm, ngoại khóa – dã ngoại. Đặc biệt, thông qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được củng cố vững chắc hơn nữa các hành vi, chuẩn mực đạo đức mà các em đã được hình thành trước đó đồng thời hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng sinh tồn mà mục tiêu giáo dục đang hướng tới. Với ý nghĩa đó, trong năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động GDNGLL và đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và đi sâu về nội dung “Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoại khóa.” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, góp phần bổ sung những phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp, từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và góp phần rèn luyện đạo đức cho học sinh khi còn học ở bậc tiểu học 2. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể nhất trong công tác tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trông qua các hoạt động ngoại khóa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1.Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong trường Tiểu học. 3.2.Từ cơ sở lí luận của HĐGDNGLL nói chung và Hoạt động ngoại khóa nói riêng để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Công tác tổ chức các HĐGDNGLL và Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp quan sát 5.2. Phương pháp điều tra thực trạng. 5.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường Tiểu học. Đó là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. Hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. Ngoài ra Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là con đường hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần hình thành tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ trách nhiệm với công việc chung. Giúp học sinh nắm được cách cư xử giữa người với người, thái độ thật thà, biết yêu mến và tôn trọng những người xung quanh. Trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò to lớn trong việc củng cố các kĩ năng và chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động ngoại khóa là một trong những nội dung không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của cấp học. Tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn là cơ hội để trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa giúp giảm áp lực, tạo niềm vui hứng thú trong học tập cho các em. Với lịch học 9 – 10 buổi/tuần và rất nhiều môn học khác nhau cần phải hoàn thành nhiều khi dễ làm cho trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi và ngại đi học. Nếu tình trạng này thường xuyên kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của trẻ. Để giúp trẻ cân bằng cuộc sống, nhà trường và phụ huynh cùng kết hợp tổ chức và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, dã ngoại, biểu diễn văn nghệ.giúp học sinh giải tỏa được tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập. Một tác dụng to lớn hơn của hoạt động ngoại khóa đó là bồi dưỡng thêm tình cảm, đạo đức, sự gắn kết giữa thầy cô – học trò và giữa học trò với nhau. Hoạt động ngoại khóa giúp củng cố vững chắc hơn các hành vi, chuẩn mực đạo đức mà các em đã được học qua các môn học và ứng dụng những hành vi, chuẩn mực đạo đức ấy vào thực tiễn từ đó giúp các em có những tư tưởng, tình cảm trong sáng thêm yêu gia đình, nhà trường, đất nước. Ở bậc Tiểu học, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa có khả năng cùng lúc hướng tới các mục đích là: - Giải tỏa stress: “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, thế nhưng trong cuộc sống hiện tại phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm đến việc chọn trường, chọn lớp sao cho trẻ học càng nhiều càng tốt. Với lịch học dày đặc và một núi bài tập trẻ dần cảm thấy việc học ngày càng căng thẳng, mệt mỏi. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của trẻ. Để giúp trẻ cân bằng cuộc sống các phụ huynh cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, nghe nhạc, như vậy mới giải tỏa được tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập. - Gia tăng sức khỏe Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi bóng rổ, bóng đá, cắm trại, đuổi bắt, trẻ sẽ vận động cơ thể một cách toàn diện, từ đó giúp phát triển thể chất và cao sức đề kháng cao. Sự vận động giúp trẻ kiếm soát tốt trọng lượng cơ thể, có lợi cho tim và giúp trẻ linh hoạt hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ hình thành nên thói quen giải trí tốt, không quá phụ thuộc vào các trò chơi điện tử dẫn đến nghiện game, nghiện xem tivi. Điều này rất có lợi cho thị lực của trẻ. - Mở rộng mối quan hệ bạn bè Tác dụng lớn nhất và dễ dàng nhận thấy khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa đó là mang đến một cuộc sống vui tươi cho trẻ. Các hoạt động tập thể giúp trẻ giao lưu kết bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa, điều này giúp trẻ hiểu thế nào về tình đồng đội, sự sẻ chia và gắn kết. - Tăng khả năng sáng tạo Không chỉ đơn giản là một môn học, các hoạt động ngoại khóa là sự tổng hòa các hoạt động thể chất, giao tiếp và kỹ năng sống. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức trẻ sẽ rèn luyện được ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện bản thân về cả Văn-Trí-Thể-Mỹ. - Bồi dưỡng tình cảm, giáo dục đạo đức cho học sinh: Đạo đức, tình cảm của học sinh không bỗng dưng mà có mà phải được bồi đắp dần dần qua ngày, qua tháng. Ở nhà, các em được cha mẹ - những người thày đầu tiên chỉ bảo, uốn nắn. Đến tuổi đi học, các em được các thầy cô giáo tiếp tục vun đắp bồi dưỡng dần dần trong quá trình học tập thông qua tấm gương của thầy cô, qua những bài học đạo đức, Tiếng Việt, Lịch sử - Địa lý và các môn học khácđể hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức, xây dựng những tình cảm trong sáng tốt đẹp trong mỗi con người các em qua những bài học giàu chất nhân văn. Nhưng bên cạnh đó, Hoạt động ngoại khóa lại giúp các em được áp dụng những chuẩn mực, hành vi đạo đức vào các hoạt động tập thể để từ đó củng cố vững chắc hơn nữa những tình cảm trong sáng mà các em đã được hình thành. Cũng từ đặc điểm hiếu động, hồn nhiên, thích hoạt động của học sinh Tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự tự tin trong quá trình tham gia các hoạt động để từ đó giáo dục đạo đức cho các em một cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, các nhà trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Hàm Rồng nói riêng đều quan tâm đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu thời đại CNH – HĐH, hội nhập quốc tế 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM RỒNG: 2.1. Tình hình địa phương: Hàm Rồng là một phường nằm ở phía Bắc của Thành phố Thanh Hóa. Nhắc đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” là nhớ đến địa danh: Hàm Rồng – Sông Mã. Ai đã từng vào Nam ra Bắc, qua miền “đất lửa” năm xưa, nơi sơn thủy hữu tình, khí thiêng hội tụ, phát tích nền văn hóa Đông Sơn hẳn còn lưu giữ hình ảnh cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng. Vùng đất uốn lượn theo dòng sông Mã trong xanh với 99 ngọn núi đá, núi đất nhấp nhô tạo dáng hình con rồng. Hàm Rồng đã đi vào lịch sử với những trang chói lọi nhất của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Hàm Rồng cũng là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp, là một địa chỉ đến của nhiều du khách khi về thăm Thanh Hóa. Có thể nói, vùng đất Hàm Rồng từ rất xa xưa đã nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và hàm chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và những truyền thuyết còn sống mãi với thời gian. Nói đến Hàm Rồng không thể không nói đến làng cổ Đông Sơn – ngôi làng có tuổi thọ hàng ngàn năm, trong làng còn tồn tại hàng chục ngôi nhà cổ xưa. Đình làng, cổng làng vẫn được lưu giữ, những con đường lát gạch hoặc đá ngoằn ngoèo theo sườn núi, những bức tường đá rêu phong làm cho du khách như được trở lại với thời gian. Nơi đây, năm 1924, một nhà khảo cổ người Pháp đã phát hiện ra dấu vết đầu tiên của người Việt cổ cách đây khoảng 3000 năm như công cụ sản xuất, vũ khí, trống đồng.Tên của ngôi làng đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại đồ đồng cách đây 2000 – 3000 năm: Nền văn hóa Đông Sơn. Động Tiên Sơn nằm trong khu vực làng cổ Đông Sơn là một thắng cảnh đẹp với những hang động nhũ đá còn nguyên sơ muôn hình vạn dạng vẽ ra trước mắt du khách những bức tranh sống động như được lạc vào thiên đường với những hình thù ngọc hoàng thượng đế, tiên ông, tiên cô, rồng bay phượng múa.. Cầu Hàm Rồng bất tử gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng – nối đôi bờ sông Mã là huyết mạch giao thông nối hai miền Nam Bắc. Nơi đây từng là trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ trong những năm chiến tranh nhằm cắt đứt con đường chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Thế nhưng bom đạn kẻ thù không khuất phục được cầu Hàm Rồng cũng như không khuất phục được tinh thần chiến đấu của bà con Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc. Hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống, đặc biệt là trong 2 ngày 3,4/4/1965 quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ làm nên một Hàm Rồng chiến thắng góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Hàm Rồng đã trở thành khu du lịch, là điểm đến của nhiều du khách với quần thể thắng cảnh, di tích như cầu Hàm Rồng, làng cổ Đông Sơn, Thiền viện Trúc Lâm, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồi C4. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giáo dục cho các em về lịch sử, truyền thống anh dũng của quê hương, đất nước, qua đó để tăng cường bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.2 Tình hình nhà trường: Trường Tiểu học Hàm Rồng nằm trên mảnh đất anh hùng một “thời hoa lửa”, trên con đường huyết mạch năm xưa, nơi mà 50 năm trước là những hố bom sâu hoắm cùng những trận địa pháo bắn tan tác “giặc trời”. Nối tiếp truyền thống anh hùng, Đảng bộ và Chính quyền phường đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục củả địa phương. Năm học 2017 – 2018, nhà trường đang tiến hành xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên các hoạt động ngoại khóa ngày một được chú trọng với sự ủng hộ to lớn của chính quyền và phụ huynh học sinh.. Với những đặc thù như vậy, đây là một thế mạnh cho nhà trường trong việc triển khai các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống lịch sử của quê hương và khơi gợi ở các em niềm tự hào về một vùng đất anh hùng dưới mái trường mà các em đang theo học. Năm học 2017-2018, tổng số cán bộ giáo viên trong nhà trường là 30, trong đó: Ban Giám hiệu: 3; văn phòng 3, giáo viên văn hóa 16, giáo viên đặc thù 8. Chất lượng đội ngũ trên chuẩn đảm bảo 100%. Giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi khó khăn, ý thức tổ chức kỉ luật tốt. Tuổi đời và tuổi nghề của giáo viên đang trong độ “chín”, nhiều đồng chí có năng khiếu về nghệ thuật. GV kiêm TPT là người năng động, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động giáo dục NGLL. Học sinh của nhà trường đều chăm ngoan, chuyên cần. Số lượng đầu vào của HS trong các năm gần đây đều tăng so với các năm học trước. Đây cũng là một thuận lợi cho nhà trường khi tổ chức triển khai các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. 2.3. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua Hoạt động ngoại khóa ở nhà trường: HĐNGLL nói chung hay hoạt động ngoại khóa nói riêng là một hoạt động mang tính thường xuyên, gắn liền và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi trường học. Tuy nhiên việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường đôi khi còn mang tính hình thức, chiếu lệ hoặc chỉ tổ chức cho có mà chưa chú trọng đến hiệu quả mà hoạt động mang lại.. Nhiều giáo viên quan niệm Hoạt động dạy học mới là quan trọng còn Hoạt động ngoại khóa chỉ là phụ nên phó mặc các hoạt động này cho Tổng Phụ trách. Những năm học trước, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn , thiếu giáo viên trầm trọng, giáo viên hợp đồng tư tưởng không ổn định, GV thuộc biên chế nhà trường thì tuổi đời đều đã cao lại hạn chế về năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa nên dẫn đến chất lượng các hoạt động còn chưa đảm bảo, các hoạt động diễn ra nhiều khi chỉ là hình thức. Bên cạnh đó, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giải trí như điện thoại thông minh, các gema show truyền hình .....nên phụ huynh nhiều khi bỏ mặc con với chiếc điện thoại, tivi mà quên đi rằng trong độ tuổi học sinh, trẻ cần được hoạt động nhiều để phát triển thể chất, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, các kĩ năng sống, sự phối hợp tương tác khi hoạt động nhóm để từ đó phát triển người một cách toàn diện mà mục tiêu giáo dục nước nhà đã đề ra. Một số học sinh nhớ tên các nhân vật hoạt hình hay kiếm hiệp Trung Quốc còn hơn nhớ tên các nhân vật lịch sử nước nhà. Một số học sinh ở cấp THCS và THPT còn có những cách hành xử không đúng mực đối với thầy cô giáo và những người xung quanh mà nguyên nhân thường được đổ cho giaó dục của nhà trường. Chính vì vậy việc tăng cường bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua Hoạt động ngoại khóa là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường để định hướng sự phát triển lành mạnh cho học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học. Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nhiều nhà trường chỉ quan niệm là thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động và để học sinh thư giãn mà chưa chú trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa. Từ cơ sở lí luận về HĐGDNGLL, HĐNK và thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, là một cán bộ quản lý trực tiếp phụ trách công tác HĐGDNGLL, tôi xin đề ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA: 3.1. Người quản lí phải xác định được mục tiêu của hoạt động ngoại khóa mà mình định tổ chức Muốn xác định được mục tiêu hoạt động, người cán bộ quản lý phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, các hướng dẫn về công tác GDNGLL của cấp trên cho năm học, nội dung chương trình HĐGDNGLL đã quy định, đặc điểm tình hình thực tế của địa phương và nhà trường để từ đó đề ra các mục tiêu cụ thể mà hoạt động ngoại khóa cần phải mang lại. *VD1: Để tổ chức hoạt động ngoại khóa “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11”, người cán bộ quản lý phải xác định được mục tiêu của hoạt động này là: + Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11. + Giáo dục cho các em lòng biết ơn và yêu quý các thầy cô giáo. + Tổ chức các hoạt động mà ở đó học sinh được tự mình thể hiện các tiết mục chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. + Tổ chức cho các em một sân chơi thể hiện được năng lực của bản thân mỗi học sinh. Trong đó mục tiêu Giáo dục cho các em lòng biết ơn và yêu quý các thầy cô giáo sẽ đặc biệt được chú trọng. *VD2:
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nhung_bien_phap_cu_the_nhat_trong_cong_tac_tang_cuong_g.doc