SKKN Nghiên cứu về cách thức dạy và phương pháp học văn nghị luận xã hội

SKKN Nghiên cứu về cách thức dạy và phương pháp học văn nghị luận xã hội

Văn là người, văn học là nhân học, dạy văn thật lắm công phu; hay những người dạy văn được mệnh danh là “phu chữ”. Vất vả thế đấy, nhưng học trò thời nay có thấu cảm được cho thầy đâu. Hiện tượng ngại học văn, sợ học văn, lười học văn của học trò bây giờ là khá phổ biến; lý do thì nhiều nhưng có thể gom thành 2 ý chính: một là, do nhu cầu việc làm của xã hội ít chuộng văn chương chữ nghĩa; hai là, bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin nên học sinh thích xem hơn thích đọc, thích tư duy tính toán hơn là thích diễn đạt bằng ngôn từ dài dòng. Hai nhẽ đó mà thầy cô cho dù có tâm huyết đến đâu, có muốn truyền cảm hứng về lòng say mê văn chương cho học sinh đến đâu cũng thật là nan giải. Nhưng cũng thật mừng là trong những năm vừa qua trên các kênh thông tin đại chúng ta vẫn thấy có những học sinh đạt điểm mười tuyệt đối cho môn Ngữ văn và thông qua cuộc thi viết thư quốc tế UPU, những bài đạt giải ta vẫn thấy chất văn trong các em là vô tận. Từ đó mới thấy được ta chưa biết khai thác hết các tố chất vi diệu trong lòng các em mà thôi.

Cùng với dòng trăn trở trên, với đề tài sáng kiến nhỏ hẹp của mình là: Giúp học sinh lớp 9 (bậc THCS) làm tốt bài văn nghị luận xã hội. Nếu học sinh làm bài có chất lượng thì đó cũng là thành công nho nhỏ của mình góp phần lấy lại “chỗ đứng” cho môn Ngữ văn mà bấy lâu nay các thầy cô của bộ môn này đang bị phụ huynh và học sinh “ghẻ lạnh”.

 

doc 19 trang thuychi01 6490
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu về cách thức dạy và phương pháp học văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Văn là người, văn học là nhân học, dạy văn thật lắm công phu; hay những người dạy văn được mệnh danh là “phu chữ”. Vất vả thế đấy, nhưng học trò thời nay có thấu cảm được cho thầy đâu. Hiện tượng ngại học văn, sợ học văn, lười học văn của học trò bây giờ là khá phổ biến; lý do thì nhiều nhưng có thể gom thành 2 ý chính: một là, do nhu cầu việc làm của xã hội ít chuộng văn chương chữ nghĩa; hai là, bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin nên học sinh thích xem hơn thích đọc, thích tư duy tính toán hơn là thích diễn đạt bằng ngôn từ dài dòng. Hai nhẽ đó mà thầy cô cho dù có tâm huyết đến đâu, có muốn truyền cảm hứng về lòng say mê văn chương cho học sinh đến đâu cũng thật là nan giải. Nhưng cũng thật mừng là trong những năm vừa qua trên các kênh thông tin đại chúng ta vẫn thấy có những học sinh đạt điểm mười tuyệt đối cho môn Ngữ văn và thông qua cuộc thi viết thư quốc tế UPU, những bài đạt giải ta vẫn thấy chất văn trong các em là vô tận. Từ đó mới thấy được ta chưa biết khai thác hết các tố chất vi diệu trong lòng các em mà thôi.
Cùng với dòng trăn trở trên, với đề tài sáng kiến nhỏ hẹp của mình là: Giúp học sinh lớp 9 (bậc THCS) làm tốt bài văn nghị luận xã hội. Nếu học sinh làm bài có chất lượng thì đó cũng là thành công nho nhỏ của mình góp phần lấy lại “chỗ đứng” cho môn Ngữ văn mà bấy lâu nay các thầy cô của bộ môn này đang bị phụ huynh và học sinh “ghẻ lạnh”.
Kiểu bài văn nghị luận xã hội của bậc học THCS đang là vấn đề được quan tâm của giáo viên môn Ngữ văn nói chung, các thầy cô dạy môn Ngữ văn của trường THCS Cầu Lộc nói riêng. Một mặt vì nó là vấn đề rộng, bao hàm toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội; từ những cái nhỏ nhất, đến những cái có tính chất bao trùm thì người dạy cũng như người học không thể nào đoán định được hết cả. Từ những vấn đề có tính chất thời sự nóng hổi, đến những triết lý nhân sinh có tính chiêm nghiệm, đúc kết cũng có thể đưa vào đề văn. Qua theo dõi các bộ đề ra cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ trong những năm gần đây thì thấy các vấn đề đưa ra đều không có sự trùng lặp, mô típ gì cả. Mặt khác, nhiều thầy cô quan niệm, đề văn nghị luận thường theo hướng mở và hay có phần đề xuất, kiến nghị của bản thân. Chính vì vậy, cứ nhắc các em là nêu bật lên quan điểm của mình về vấn đề đang đặt ra đó là được. Cũng có thầy cô cho rằng “may hơn khôn”, cứ cung cấp kiến thức nhiều chiều cho các em; nếu trúng được vào kiểu dạng nào thì cứ thế các em viết và có điểm, còn nếu không thì mất đi vài ba điểm chẳng sao. Tất cả những cách thức trên tôi thấy đại đa số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả. Với mong muốn không nhiều, trong đề tài này tôi mạnh dạn đề xuất một vài cách thức cho người dạy để giúp học sinh làm bài văn nghị luận đạt hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chú tâm nghiên cứu đề tài này với mục đích giúp đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc lâu nay về cách dạy văn nghị luận xã hội để người học tiếp nhận một cách dễ dàng nhất. Đồng thời, giúp người học dễ vận dụng vào việc thực hành để viết và hoàn thiện một bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu về cách thức dạy và phương pháp học văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả tốt nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê và xử lý các tình huống.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: (đây là SKKN mới)
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận:
Với mục tiêu của môn học đã xác định rõ: Thông qua môn Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Thông qua môn Ngữ văn, học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh thấu hiểu con người, biết đồng cảm, chia sẻ, có cá tính và tâm hồn sống phong phú; có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với Tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Giúp học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống con người, có thói quen và nhu cầu đọc sách; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàn cầu.
Giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và thẩm mỹ thông qua các hoạt động: Viết, nói, nghe. Cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và Tiếng Việt, để góp phần phát triển vốn học vấn cơ bản của một người có văn hóa; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Ở chương trình Ngữ văn 9 (tập 2) vấn đề nghị luận xã hội được gọi với tên đầy đủ: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Với yêu cầu là: bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đồng thời, bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Như phần đặt vấn đề ở lý do chọn đề tài, đối với kiểu dạng văn nghị luận xã hội yêu cầu người dạy phải cung cấp được lượng kiến thức đa dạng, đa chiều của cuộc sống. Từ các sự kiện có tính thời sự nóng hổi đến những nhận định có tính chất tổng kết cô đọng, khái quát của các danh nhân, nhà khoa học, văn nghệ sỹ; hay là sự đúc kết, chiêm nghiệm của ca dao, tục ngữ Nhưng theo thống kê và theo dõi kết quả qua các kỳ kiểm tra, kỳ thi chọn học sinh giỏi; hay thi vào lớp 10- THPT của mấy năm gần đây thì thấy chất lượng làm bài thi môn Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài làm của các em lại thường rơi vào các câu văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt của các em còn chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghị luận này yêu cầu học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức thực tế thì các em lại chưa có nhiều. Bởi nó liên quan đến vốn sống được tích tụ thông qua tìm hiểu, đọc, nghiền ngẫm, đi thực tế và giao tiếp với người cao tuổi. Thông qua các bài làm chúng ta còn thấy: nhiều em còn mắc lỗi về dùng từ diễn đạt, có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nên dẫn đến việc nhầm thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sang nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Sở dĩ, chất lượng phần văn nghị luận xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên nhân:
Về phía người dạy: mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học kỳ, thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10- THPT. Trong đề bài một câu hỏi không thể thiếu là kiểu bài nghị luận xã hội. Thế nhưng một bộ phận giáo viên vẫn có suy nghĩ rằng, dạng câu hỏi này chỉ chiếm tỉ lệ trong bài làm của học sinh khoảng 20- 30% số điểm nên chưa tập trung nhiều để hướng dẫn học sinh cách thức học kiểu dạng văn này nhiều, nên xảy ra việc học sinh nắm kiến thức một cách chàng màng là điều dễ hiểu. Tư tưởng học sinh lại chủ yếu chăm chú đến phần nghị luận văn học (về một tác phẩm, đoạn trích) mà không nghĩ rằng chính dạng văn nghị luận xã hội các em mới dễ dàng đạt được điểm tối đa. Hơn nữa, lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn hay là câu chữ phải “bay bổng”, phải “lung linh, huyền diệu”, nghĩa là người viết phải dùng cho nhiều phép tu từ, nhiều từ “sang”, mới lạ; nhiều thuật ngữ mới được khám phá, chưa “bóc tem” để mong nhận được sự thuyết phục tuyệt đối với người chấm. Suy nghĩ ấy thật sai và tai hại. Nhiều thầy cô không nghĩ rằng: bài văn hay phải là một bài văn xuất phát từ sự chân thực, giản dị; nghĩa là một bài văn phải nói lên được suy nghĩ, được rung động từ chính bản thân mình; ngôn ngữ viết phải hết sức bình thường, tự nhiên chứ không cần thiết cứ phải cao giọng, phải lên gân, uốn éo thì bài văn mới hay. Cứ giản dị, chắp nối từ ngữ logic, đúng suy nghĩ của lứa tuổi, cách cảm thụ đúng yêu cầu của đề bài là tự thân nó đã có tính hiệu quả rồi.
Về phía học sinh: Trong những năm gần đây hầu như học sinh ít có hứng thú trong việc học văn, nhất là ngại làm những bài văn cảm thụ. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội đem lại thì một phần cũng do làm văn khó, lại chiếm mất nhiều thời gian suy nghĩ, viết lách. Phần nữa, việc làm văn không có “công thức” nào định sẵn để hình thành cụ thể cho các em cả. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính để mà sử dụng. Kỹ năng tạo lập văn bản của học sinh ở trường THCS Cầu Lộc còn kém nhiều và rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục; bởi cách lập luận chưa rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ. Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận; khi thì không sát, không đúng với yêu cầu về nội dung cần nghị luận của đề bài nêu ra. Ví dụ: khi đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý thì học sinh lại làm sang nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống. Mặt khác, đối với bài văn nghị luận xã hội thì dung lượng yêu cầu tối đa cho một bài viết là khoảng 1 trang tờ giấy thi, nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút viết, thậm chí hết nhiều thời gian mà bài viết vẫn chưa cô đọng, súc tích và nêu bật được lên trọng tâm của đề yêu cầu. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em đều quan niệm đó là một dạng văn khô khan nên khó có được sức hút, sự lay động tâm hồn người đọc. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì rằng, ở bất cứ thể loại tập làm văn nào nếu người viết biết chắt lọc từ vốn kiến thức có sẵn trong đầu của mình và viết lên bằng chính trái tim biết rung động thực sự của mình thì không có rào cản nào ngăn trở chúng ta dừng ở sự khô khan cả. Chất lượng của một bài văn phụ thuộc nhiều vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kỹ thuật như: cách lập luận, dùng từ, viết câu, lối diễn đạt và tầm tư tưởng, tình cảm của mình
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
Để giúp học sinh làm tốt một bài văn nghị luận xã hội, tôi đã định hướng cho các em theo các bước như sau:
2.3.1. Làm công tác tư tưởng cho các em:
Trước hết các thầy cô phải giúp các em dập tắt cái quan niệm cho rằng: văn nghị luận là loại văn khô khan, ít cảm xúc, khó lay động trái tim người đọc. Giáo viên phải khẳng định, những ai có quan niệm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Vì một bài văn muốn viết được thành công thì hoàn toàn phải dựa vào sự hiểu biết, xúc cảm từ sự rung động của con tim. Khô khan hay dạt dào cảm xúc vẫn ở cái đích cuối cùng cần xác định là chất lượng của một bài văn. Ví như một pho tiểu thuyết đồ sộ nếu như tác giả viết dở thì người đọc chỉ toàn gặp sự khô khan mà thôi. Còn nếu ta thấy nó có sức hút với người đọc thì đó là sự hấp dẫn bởi tài năng huy động các sự cố ly kỳ, kịch tính bằng chính tài năng của các nhà văn. Một lần nữa ta lại khẳng định: chất lượng của một bài văn nghị luận phụ thuộc vào cảm hứng, vốn hiểu biết, kiến thức huy động từ ngữ trong việc dùng từ, đặt câu, hành văn của người viết.
Trước tiên muốn viết tốt một bài tập làm văn nói chung, bài văn nghị luận xã hội nói riêng thì người viết phải thực sự có cảm hứng với vấn đề mà đề bài đưa ra. Nghĩa là phải thấy nó đang là vấn đề hết sức tâm đắc với mình, bao lâu nay mình đang ấp ủ về nó, giờ có cơ hội nó như chỉ chực vỡ òa ra mà thôi. Kế tiếp là đến vốn kiến thức, sự hiểu biết phong phú, đa dạng các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Muốn có được điều đó thì nó phải được tích lũy từ lòng đam mê đọc sách báo hàng ngày của mình. Thông qua đó mới giúp mình đưa ra được những luận điểm, luận cứ, luận chứng và những lập luận mới thực sự thuyết phục và hấp dẫn người đọc được. Nếu kiến thức hiểu biết nghèo nàn thì dẫn đến việc diễn đạt cũng luẩn quẩn, tẻ nhạt, nhàm chán, không thoát ý và điều dĩ nhiên là nó lại chạm đến sự khô khan. Từ những việc trao đổi trên, giáo viên cần kết luận một điểm có tính chất nhấn mạnh rằng: muốn viết thành công một bài văn nghị luận xã hội là phải giúp người đọc “tâm phục khẩu phục” ở cách lập luận, dẫn chứng của mình chứ không được gượng ép, hay áp đặt suy nghĩ, quan niệm sống của mình lên người khác. Muốn có được điều đó thì kiến thức của người viết phải phong phú. Khi đã có một lượng hiểu biết đủ tầm thì các kỹ thuật viết văn mới bộc lộ tối đa được. Có một triết gia từng nói: cái gì được quan niệm rõ ràng thì diễn đạt sẽ mạch lạc. Từ vốn kiến thức tương đối đảm bảo thì đến việc sắp xếp từ ngữ, chọn lựa các ý để hoàn chỉnh một bài văn đạt chất lượng tốt sẽ không còn là vấn đề khó khăn gì nữa.
2.3.2. Củng cố và khắc sâu kiến thức cho cách làm một bài văn nghị luận xã hội:
Về kiểu bài văn nghị luận xã hội đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định trong cấu trúc của một đề thi: đối với học sinh bậc THCS thì viết bài với dung lượng khoảng 300 từ, đối với học sinh THPT thì bài viết có dung lượng tối đa là 600 từ (gấp đôi bậc THCS). Như vậy, để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trước hết các thầy cô phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết thì mới vận dụng tốt vào việc thực hành để viết hoàn chỉnh một bài văn có chất lượng được. Kiểu nghị luận xã hội ở lớp 9 bậc THCS có 2 kiểu dạng cụ thể:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Học sinh cần phân biệt và xác định rõ đề bài yêu cầu về kiểu dạng nào để làm bài cho sát đúng và đạt hiệu quả.
* Đối với bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Khái niệm: là nêu ý kiến của mình, bàn luận, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc, hiện tượng đó; trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó.
+ Về hình thức: sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn: phải hấp dẫn và có sức thuyết phục.
- Bố cục: để hoàn chỉnh một bài văn yêu cầu bố cục phải đảm bảo chặt chẽ, mạch lạc và phải đảm bảo đầy đủ 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề cần được bàn luận.
+ Thân bài: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng; trình bày ý kiến, sự đánh giá của mình.
+ Kết bài: Người viết khẳng định, phủ định; khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
* Đối với bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
- Khái niệm: là bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: cần làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, so sánh, chứng minh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn: phải hấp dẫn và có sức thuyết phục.
- Bố cục: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần được bàn luận.
+ Thân bài: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lý. Đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình
+ Kết bài: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.
Thông qua phần lý thuyết giáo viên cần khắc sâu kiến thức của từng kiểu bài để các em vận dụng tốt trong quá trình viết một bài văn cụ thể. Tuy nhiên khi làm bài văn nghị luận xã hội giáo viên cần cho học sinh lưu ý một số vấn đề sau:
- Chú ý đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của dạng đề: Trong thực tế một phần đông học sinh vẫn hay nhầm lẫn giữa đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Cách để học sinh dễ phân biệt nhất là đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng thì thường mang tính thời sự và yêu cầu học sinh bàn luận trực tiếp về những sự việc, sự kiện đã được đề cập.
Ví dụ:
Đề 1: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần làm giảm tai nạn giao thông hiện nay.
Đề 2: Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước thảm họa gia tăng dân số hiện nay.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
Đề 4: Hãy viết bài văn nghị luận phát biểu ý kiến của anh (chị) về vấn đề sau: “hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay”.
Đề 5: Anh (chị) hãy trình bày nhận thức và trách nhiệm của bản thân về hiện tượng ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay.
Với đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý thì thường yêu cầu học sinh bàn luận về ý kiến, cách đánh giá nào đó (cũng có thể với ngay sự việc, sự kiện mang tính thời sự cao).
Ví dụ:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Lòng can đảm đưa người ta đến vinh quang, tính hèn nhát đưa người ta đến cái chết” (Seneque).
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.
Đề 3: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” (Trích “Đường đến ngày vinh quang” của Trần Lập). Trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên.
Đề 4: Trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Keller: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.
Đề 5: Trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên sau đây: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.
Nhiều học sinh băn khoăn, lúng túng khi xử lý đề bài cùng một lúc bàn về hai hiện tượng đời sống. Học sinh cần xác định, nếu là hai hiện tượng bàn về vấn đề trái chiều, đối lập thì ta cần tách riêng ra từng hiện tượng, từ đó rút ra bài học về nhận thức, hành động. Còn nếu ở cả hai hiện tượng có tính chất tương đồng thì ta cùng nhập lại để cùng bàn luận về nguyên nhân, tác dụng, hậu quả.
Ví dụ:
Đề bài: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân người?
- Tăng cường quan sát, cập nhật thông tin. Một điều không thể phủ nhận được là: một bài văn nghị luận xã hội muốn đạt được điểm cao thì bao giờ trong bài văn cũng có được những dẫn chứng thực tế, sát đúng với đề bài yêu cầu. Muốn có được điều đó các em cần cập nhật thông tin từ đài báo, sách tham khảo để tích lũy được một vốn sống phong phú. Tránh tình trạng bị lạc hậu với cuộc sống xung quanh khi mà thế giới đang từng ngày, từng giờ thay đổi đến chóng mặt.
2.3.3. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội:
2.3.3.1. GV hướng dẫn cho HS lập dàn bài chi tiết cho mỗi kiểu dạng văn nghị luận xã hội.
* Lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề bài: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng hay “nói tục, chửi thề” của học sinh ngày nay.
Dàn bài:
- Mở bài:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người; đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó.
+ “Nói tục chửi thề” là một hiện tượng khá phổ biến trong trường học hiện nay; đó là một thói hư tật xấu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh.
- Thân bài:
+ Giải thích: nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_ve_cach_thuc_day_va_phuong_phap_hoc_van_nghi.doc