SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh Khối 10 trường THPT Phạm Công Bình

SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh Khối 10 trường THPT Phạm Công Bình

TDTT là tổng thể những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành tựu về vật chất, tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên về mặt này. Ngày nay,những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ TDTT của mỗi nước là: trình độ sức khỏe và thể chất của nhân dân, tính phổ cập của phong trào TDTT quần chúng, trình độ thể thao nói chung và kỷ lục thể thao nói riêng; các chủ trương chính sách, chế độ về TDTT và sự thực hiện; cơ sở trang thiết bị về TDTT. Thể thao nâng cao và thể thao quần chúng cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc nào cũng tương thích, cái này làm tốt thì tự nhiên cái kia sẽ tốt.

Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực có mục đích, tác dụng to lớn tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Có thể nói một cách khái quát nhất, mục đích đó là tăng cường thể chất cho nhân dân, nâng cao trình độ thể thao, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa và giáo dục con người để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, mục đích cao cả và bao trùm của các ngành công nhiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh, giáo dục, khoa học công nghệ, đối ngoại, văn hóa(trong đó có TDTT)….là góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc trong bước đi ban đầu theo mục đích và chức năng cụ thể của mình. Với TDTT, tác dụng và mục đích chính là tăng cường thể chất cho nhân dân. Xét về mục đích, đó là đặc trưng cơ bản nhất của TDTT so với các bộ phận khác trong nền văn hóa chung. Đồng thời, việc nâng cao trình độ thể thao để phát triển lòng yêu nước, tự hòa dân tộc, uy tín quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết và hữu nghị giữa các dân tộc cũng rất quan trọng. Là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, TDTT không chỉ có tác dụng đến sức khỏe, thể chất mà còn góp phân nâng cao “sức khỏe” về tinh thần, làm phong phú đời sống văn hóa, văn minh chung của toàn xã hội. Phát triển tốt TDTT tốt để đạt được mục đích cụ thể trên trong từng thời kì sẽ góp phần thúc đẩy các sự nghiệp khác phát triển và ngược lại.

docx 40 trang Mai Loan 04/04/2025 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh Khối 10 trường THPT Phạm Công Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 TÊN SÁNG KIẾN:
 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP 
 PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 10 
 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
 Tác giả sáng kiến: HOÀNG THỊ KIM OANH
 Mã sáng kiến: 29.60.01
 Năm học 2019 – 2020 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Biểu diễn đối tượng phỏng vấn 28
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn mức độ sử dụng các bài tập phát triển thể lực 29
Bảng 2: Nội dung bài tập phát triển thể lực 29
Bảng 3: Tiến trình giảng dạy và lồng ghép các bài tập thể lực 30
Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn test chạy 100m XPT(giây) 31
Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn test bật xa tại chỗ(cm) 32
Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn test chạy 800m ( phút) 32
 2 C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. KẾT LUẬN 33
2. KIẾN NGHỊ. 34
 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến.
8 35
 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng 
 9 35
 kiến theo ý kiến của tác giả
 Danh sách các lớp/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến kinh 
10
 nghiệm
PHIẾU PHỎNG VẤN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 38
 4 Như chúng ta biết, Thể dục là môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác 
GDTC, một mặt của giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh 
những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp 
học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.
 Việc dạy và học Thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khỏe, 
phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người 
lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước.
 Hiện nay, xét về trình độ thể lực của người Việt Nam vẫn vẫn còn thấp so với 
các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn 
coi trọng công tác giáo dục thể chất với mục đích tăng cường sức khỏe nâng cao 
phát triển hình thái, thể lực, đổi mới nội dung giảng dạy thông qua chiến lược thể 
chất trong trường học. Các tố chất thể lực chính là chìa khóa dẫn đến thành công 
trong việc đạt thành tích cao trong tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, đối với học sinh 
THPT đặc biệt là đối với các em học sinh khối 10 thì ngoài việc các em phải hòa 
nhập với môi trường học tập văn hóa mới thì các em cũng cần phải có đủ sức khỏe, 
thể lực để có thể đáp ứng và thực hiện được những yêu cầu bài học của môn thể 
dục trong chương trình. Đồng thời đây cũng chính bước xây dựng nền tảng thể lực 
cho HS giúp các em có thể hoàn thiện và nâng cao thành tích thể thao trong 3 năm 
học THPT. Do đó, việc nâng cao các tố chất thể lực cho học sinh khối 10 là vô 
cùng quan trọng và cần thiết .
 Bản thân là một giáo viên dạy môn thể dục và thường xuyên được phân công 
huấn luyện các đội tuyển đi thi đấu tôi luôn nỗ lực tìm tòi, học hỏi để tìm ra những 
phương pháp tập luyện hay, hiệu quả để giúp học sinh của mình có thể nắm được 
chính xác kỹ thuật cũng như có đủ các tố chất thể lực để thực hiện được các bài tập 
trên lớp cũng như mang lại thành tích tốt nhất khi đi thi đấu góp một phần nhỏ bé 
vào bảng thành tích chung của nhà trường. Đồng thời qua đó giúp học sinh thấy 
được tầm quan trọng của môn học thể dục.
 Do đó việc nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho 
học sinh là việc làm rất quan trọng , cần thiết và phù hợp với sự phát triển tâm sinh 
lý của học sinh THPT. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
‘‘Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 10 
trường THPT Phạm Công Bình.’’ 
2. Tên sáng kiến: ‘‘Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho 
học sinh khối 10 trường THPT Phạm Công Bình.’’ 
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và Tên: HOÀNG THỊ KIM OANH
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ Sử -Địa –GDCD-Thể dục.
 Trường THPT Phạm Công Bình, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
 6 GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh THPT góp phần phát 
triển hài hòa về thể chất,sức khỏe rèn luyện hình thành nhân cách giúp học sinh 
hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông.
 Hiện nay, thực trạng thể lực của người Việt Nam vẫn vẫn còn thấp so với các 
nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi 
trọng công tác giáo dục thể chất với mục đích tăng cường sức khỏe nâng cao phát 
triển hình thái, thể lực, đổi mới nội dung giảng dạy thông qua chiến lược thể chất 
trong trường học. Các tố chất thể lực chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong 
việc đạt thành tích cao trong tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, đối với học sinh 
THPT đặc biệt là đối với các em học sinh khối 10 thì ngoài việc các em phải hòa 
nhập với môi trường học tập văn hóa mới thì các em cũng cần phải có đủ sức khỏe, 
thể lực để có thể đáp ứng và thực hiện được những yêu cầu bài học của môn thể 
dục trong chương trình. Đồng thời đây cũng chính bước xây dựng nền tảng thể lực 
cho HS giúp các em có thể hoàn thiện và nâng cao thành tích thể thao trong 3 năm 
học THPT. Do đó, việc nâng cao các tố chất thể lực cho học sinh khối 10 là vô 
cùng quan trọng và cần thiết .
 Kỹ thuật và các tố chất thể lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc phát 
triển các tố chất thể lực không đủ mức sẽ không tạo điều kiện cho các em có đủ 
điều kiện nắm được kỹ thuật một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình các em học tập 
kỹ thuật những tố chất thể lực sẽ phát triển, nhưng như vậy chưa đủ, cần phải chọn 
 8 chúng cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc 
nào cũng tương thích, cái này làm tốt thì tự nhiên cái kia sẽ tốt.
 Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực có mục đích, tác dụng to lớn tác động 
trực tiếp đến đời sống của con người. Có thể nói một cách khái quát nhất, mục đích 
đó là tăng cường thể chất cho nhân dân, nâng cao trình độ thể thao, góp phần làm 
phong phú đời sống văn hóa và giáo dục con người để phục vụ cho sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Hiện nay, mục đích cao cả và bao trùm của các ngành công nhiệp, nông nghiệp, 
quốc phòng an ninh, giáo dục, khoa học công nghệ, đối ngoại, văn hóa(trong đó có 
TDTT).là góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ 
quốc trong bước đi ban đầu theo mục đích và chức năng cụ thể của mình. Với 
TDTT, tác dụng và mục đích chính là tăng cường thể chất cho nhân dân. Xét về 
mục đích, đó là đặc trưng cơ bản nhất của TDTT so với các bộ phận khác trong 
nền văn hóa chung. Đồng thời, việc nâng cao trình độ thể thao để phát triển lòng 
yêu nước, tự hòa dân tộc, uy tín quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết và hữu 
nghị giữa các dân tộc cũng rất quan trọng. Là một bộ phận của nền văn hóa dân 
tộc, TDTT không chỉ có tác dụng đến sức khỏe, thể chất mà còn góp phân nâng 
cao “sức khỏe” về tinh thần, làm phong phú đời sống văn hóa, văn minh chung của 
toàn xã hội. Phát triển tốt TDTT tốt để đạt được mục đích cụ thể trên trong từng 
thời kì sẽ góp phần thúc đẩy các sự nghiệp khác phát triển và ngược lại.
 Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ tránh được các vấn đề về tim mạch. Người 
tập thường xuyên thì tim sẽ khỏe hơn và to hơn người bình thường. Theo những tài 
liệu của tổ chức y tế thế giới trong 65 năm trở lại đây, số người bị bệnh tâm thần 
tăng 24 lần, nhồi máu cơ tim tăng 60 lần ở tuổi 35-44. Đó là hai bệnh có liên quan 
nhiều đến tình trạng thiếu vận động và ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại. Khoa 
học kỹ thuật càng hiện đại (cơ giới hóa,tự động hóa sản xuất)thì hiện tượng đói 
vận động càng phát triển, TDTT góp phần giúp con người khắc phục sự mất cân 
bằng đó, làm cho tinh thần thêm tinh nhạy, chính xác trong suy nghĩ và điều chỉnh 
máy móc.
 Ngay từ ngày đầu cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã nêu rõ tầm quan 
trọng của TDTT đối với việc “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống 
mới’’, coi đó là một trong những công tác cách mạng.Bản thân Người đã nêu 
gương “ tự tôi ngày nào cũng tập’’, tập đa dạng, thích hợp với điều kiện sống và 
công tác trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình.
 10 TDTT đúng sẽ góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện( trong sáng về 
đạo đức, phong phú về tinh thần, cường tráng về thể chất). Đó là một hoạt động 
hấp dẫn, rộng rãi giúp con người và các dân tộc trên thế giới đoàn kết,gắn bó và 
hiểu biết lẫn nhau.
2. Nội dung huấn luyện thể lực
 Nội dung giảng dạy và huấn luyện thể thao cho HS là quá trình giảng dạy và 
huấn luyện trên các mặt: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, đạo đức, ý chí, tâm lý và lý 
luận. Tất cả các mặt chuẩn bị này có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành 
một quá trình thống nhất của việc hoàn thiện thể thao cho HS nói chung. Bên cạnh 
các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một nhân tố 
quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người, trong đó có TDTT. 
Hơn nữa, rèn luyện( phát triển) thể lực lại là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật 
của quá trình GDTC. Bởi vây, các nhà sư phạm TDTT rất cần có những hiểu biết 
về bản chất, sự phân loại, các quy luật và phương pháp rèn luyện của chúng.
 Trong lý luận và phương pháp TDTT tố chất thể lực( hay tố chất vận động) là 
những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và 
thường được chia thành năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng 
phối hợp động tác , độ dẻo, khéo léo.... Phần lớn các môn thể thao đều đòi hỏi phát 
triển toàn diện các tố chất thể lực cùng với những tố chất thể lực chuyên môn ưu 
thế. Tuy nhiên, với đề tài lần này để phù hợp với thực trạng, cơ sở vật chất và quỹ 
thời gian học tập của HS tôi tập trung vào nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập 
nhằm nâng cao thể lực cho học sinh khối 10. Nhiệm vụ cụ thể của các giờ TDTT ở 
 12

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_lua_chon_mot_so_bai_tap_phat_trien_the_luc_c.docx