SKKN Nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử lớp 9

SKKN Nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử lớp 9

Xã hội ngày nay song song cùng với những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, tự tử, tham gia vào các tệ nạn xã hội. xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là các em thiếu kỹ năng sống.

Kỹ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt là học sinh lớp 9. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên tâm sinh lý cũng biến đổi thất thường. Các nhà nghiên cứu coi là lứa tuổi khó bảo, lứa tuổi bất trị. Vì mọi suy nghĩ và hành động đều rất khó đoán biết, thích tìm tòi khám phá cái mới lạ, thích thể hiện mình. nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị dụ dỗ mua chuộc, kích động. Là năm cuối cấp THCS ngoài thay đổi tâm sinh lý các em còn chịu áp lực của thi cử vượt cấp. Vì vậy nếu thiếu những kỹ năng sống cơ bản thì các em sẽ vướng vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, điện tử. Và đây cũng là lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, nên việc giáo dục kỹ năng sống là cấp thiết hơn bao giờ hết.

Môn lịch sử có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bởi nội dung của bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý báu để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân.

Vì những lý do trên, với tư cách là một giáo viên dạy lịch sử tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 9 THCS qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy lịch sử, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kỹ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh nhất là học sinh cuối cấp THCS.

 

doc 19 trang thuychi01 16537
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. 
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học Lịch sử.
 3.1. Môn lịch sử với việc giáo dục kỹ năng sống.
 3.2. Một số kỹ năng sống được sử dụng trong môn lịch sử.
 3.3. Các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống.
 3.4. Kỹ năng sống được tích hợp qua:
 - Phần “Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc(1953-1954).
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Xã hội ngày nay song song cùng với những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, tự tử, tham gia vào các tệ nạn xã hội... xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là các em thiếu kỹ năng sống.
Kỹ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt là học sinh lớp 9. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên tâm sinh lý cũng biến đổi thất thường. Các nhà nghiên cứu coi là lứa tuổi khó bảo, lứa tuổi bất trị. Vì mọi suy nghĩ và hành động đều rất khó đoán biết, thích tìm tòi khám phá cái mới lạ, thích thể hiện mình... nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị dụ dỗ mua chuộc, kích động... Là năm cuối cấp THCS ngoài thay đổi tâm sinh lý các em còn chịu áp lực của thi cử vượt cấp. Vì vậy nếu thiếu những kỹ năng sống cơ bản thì các em sẽ vướng vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, điện tử... Và đây cũng là lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, nên việc giáo dục kỹ năng sống là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Môn lịch sử có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bởi nội dung của bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý báu để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân. 
Vì những lý do trên, với tư cách là một giáo viên dạy lịch sử tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 9 THCS qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy lịch sử, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kỹ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh nhất là học sinh cuối cấp THCS. 
2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài để xây dựng mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện một số kỹ năng sống thông qua các bài học lịch sử, từ đó thu hút học sinh ham học, khám phá, tìm tòi, tích cực chủ động để nâng cao chất lượng học tập bộ môn, có thái độ học tập tự giác, tích cực, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Giúp học sinh ý thức bảo vệ và rèn luyện thân thể, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Giúp các em có khẳ năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử lớp 9 và áp dụng vào một bài học cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu. 	
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại, thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống. Kỹ năng sống đơn giản là các điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khẳ năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Kỹ năng sống thúc đấy phát triển cá nhân và xã hội, kỹ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. 
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Hiện nay việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ xung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động.
Ở học sinh THCS đây là lứa tuổi các em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, chưa phân biệt được cái gì tốt cái gì xấu, điều gì nên làm điều gì không nên làm mà chủ yếu suy nghĩ và hành động theo sở thích. Do đó người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh.
Môn lịch sử có nhiệm vụ hình thành kỹ năng phân tích đánh giá, tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm để học sinh tự giác học tập và có ý thức tự chủ trong cuộc sống, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì ngày nay đang bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng.
Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của nhiều gia đình. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Nhiều phụ huynh cho rằng giáo dục con em chủ yếu là ở nhà trường mà thiếu quan tâm sát sao theo dõi diễn biến tâm lý của các em để có biện pháp kịp thời uốn nắn.
Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực với người học. Hơn nữa một bộ phận giáo viên còn cho rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là ở môn giáo dục công dân, là công việc của người khác, giáo viên chỉ lo trang bị kiến thức cho học sinh nên việc hướng dẫn kỹ năng sống còn qua loa, chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.
Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài. Đó là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Ba Đình, tôi nhận thấy giáo dục kỹ năng sống được quan tâm nhiều hơn và cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống cũng rất nhiều và rất đa dạng như: Dạy học qua các môn học, qua chủ đề tự chọn, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động trải nghiệm Nhất là đã có sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên
Mặc dù giáo dục kỹ năng sống trong những năm qua có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh trong nhà trường còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng xử hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ của công, bạo lực học đường và nhiều tệ nạn xã hội khác.
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống trong trường học là một việc làm cần thiết không thể thiếu và phải thực hiện thường xuyên liên tục ở mọi cấp học, mọi môn học để từ đó giúp các em hình dung về kỹ năng sống và thật sự hiểu hoặc cảm thấy có ích đối với bản thân mình.
Với cương vị là một giáo viên dạy lịch sử tôi đã áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào bộ môn của mình một mặt nhằm nâng cao chất lượng dạy học, mặt khác trang bị cho các em những kỹ năng sống cơ bản để các em tự tin giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
3. Các giải pháp để giáo dục kỹ năng sống trong dạy học Lịch sử.
3.1. Môn lịch sử với việc giáo dục kỹ năng sống
	Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử được tiếp cận qua hai phương diện
Nội dung các bài học: Nhiều bài học giúp học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành lối sống và xác định được nhiệm vụ của bản thân mình đối với gia đình, xã hội.
Phương pháp triển khai những nội dung bài học: 6 phương pháp dạy học tích cực và 20 kỹ thuật dạy kỹ năng sống(Trong tài liêu BDTX Modun THCS 35)
3.2. Một số kỹ năng sống thường được sử dụng trong môn lịch sử.
- Kỹ năng xác định giá trị: Là khẳ năng các em hiểu rõ những giá trị của bản thân mình.
	- Kỹ năng tự nhận thức: Là khẳ năng hiểu về chính bản thân mình: Khẳ năng, sở thích, sở trường, điểm yếuÝ thức được mình đang làm gì.
	- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Hiểu được cảm xúc của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác, biết điều chỉnh và thực hiện một cách phù hợp.
	- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.
	- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết với thái độ tích cực không sử dụng bạo lực, thỏa mãn nhu cầu và quyền lợi các bên một cách hòa bình.
	- Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân, thấy mình là người có ích, có đủ khẳ năng để hoàn thành nhiệm vụ
- Kỹ năng giao tiếp: Bày tỏ ý kiến bản thân, biết lắng nghe ý kiến người khác cả khi bất đồng quan điểm.
	- Kỹ năng lắng nghe tích cực: Thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến của người khác, có đối đáp hợp lý trong giao tiếp.
	- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Khả năng hình dung và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, hiểu và chấp nhận, cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
	- Kỹ năng thương lượng: Là kỹ năng trình bày suy nghĩ, thảo luận để thống nhất một vấn đề nào đó.
	- Kỹ năng hợp tác: Là kỹ năng biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên trong nhóm.
	- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo ý tưởng mới, ứng phó linh hoạt với các tình huống bất ngờ xảy ra.
	- Kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra một cách hợp lý và tối ưu nhất.
Để giúp học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kỹ năng cần có tôi có một số giải pháp sau đây:
	1. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học.
2. Phải nghiên cứu kỹ năng sống cần rèn luyện qua từng bài dạy cho học sinh. Chúng ta phải xác định dạy học môn lịch sử giúp các em rèn khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có khẳ năng ứng xử, lý luận vững vàng trong cuộc sống.
	3. Nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, chú trọng cung cấp những kỹ năng phù hợp với từng nội dung bài dạy. Cụ thể là : 
- Chọn những kỹ năng cần thiết phù hợp với địa phương.
- Chọn những kỹ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khẳ năng trực tiếp thực hành kỹ năng sau khi tiếp cận.
- Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kỹ năng sống cần đạt.
- Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án có lồng ghép cẩn thận( có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; thực hành nhiều kỹ năng sống cơ bản, cần thiết).
4. Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống vừa tìm được.
3.3. Các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống.
Tùy theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình huống tương tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kỹ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
Nếu không thể tổ chức thực hành được thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở trong cuộc sống thường ngày, ghi chép và nêu cách giải quyết của bản thân để hôm sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn học chính khóa cho học sinh là không khó thực hiện, nhưng cần có cái nhìn mới với vai trò của giáo viên và phương pháp giảng dạy. Phương pháp này không làm tăng thêm nội dung của môn học mà làm cho tiết học sinh động hơn, dễ hiểu dễ tiếp thu kiến thức, bảo đảm sự liên tục và bền vững cho việc hình thành kỹ năng của học sinh.
Một bài giáo dục kỹ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước sau:
Các bước
Mục đích
Quá trình thực hiện
Vai trò của GV và HS
1. Khám phá
- Tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức sẽ được học
- Giúp GV đánh giá thực trạng (kiến thức, kỹ năng) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới.
- GV (cùng với HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm)
- GV (cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.
- GV giúp HS phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của học sinh, tổ chức và phân loại chúng
- GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép.
- HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin, ghi chép
- Một số kỹ thuật dạy học chính: Động não, thảo luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi
2. Kết nối
Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1.
- GV giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới .
- Kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa.
- Nêu ví dụ khi cần thiết.
- GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn ; HS là người phản hồi, trình bày ý kiến
- Một số kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, thảo luận, trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng (chiếu phim, băng, đài, đĩa)
3. Thực hành
-Tạo cơ hội cho 
người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một hoàn cảnh điều kiện có ý nghĩa.
- Định hướng để học sinh thực hành đúng cách.
- Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.
- GV chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kỹ năng mới.
- HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
- GV khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được 
- GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn, người hỗ trợ.
- Học sinh đóng vai trò người thực hiện, người khám phá.
- Một số kỹ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng, hỏi - đáp, trò chơi, thảo luận
4.Vận dụng
- Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống mới.
- GV (cùng với HS) lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kỹ năng mới. 
- HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.
- GV có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá.
- HS đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.
- Một số kỹ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân
3.4. Kỹ năng sống được tích hợp qua phần “Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay”
Trong chương trình SGK lịch sử 9 được bố cục 2 phần: Phần một là phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay; Phần hai là lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Do thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ tổng kết rút ra những nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua những bài học thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Cụ thể là:
Tiết
Tên bài
Kỹ năng sống được tích hợp
16
Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng quan sát, trình bày vấn đề.
- Kỹ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử.
17
Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1926)
- Kỹ năng tư duy độc lập.
- Kỹ năng phát hiện vấn đề.
- Kỹ năng phân tích so sánh.
- Kỹ năng khẳng định để rút ra kết luận.
19
Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925.
- Kỹ năng quan sát, trình bày.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá.
- Kỹ năng so sánh.
20
Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời.
- Kỹ năng tư duy độc lập.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng xâu chuỗi các sự kiện.
- Kỹ năng rút ra ý nghĩa, liên hệ với bản thân. 
21
Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng lập niên biểu. 
- Kỹ năng sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử.
- Kỹ năng đánh giá.
22
Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935.
- Kỹ năng tư duy độc lập.
- Kỹ năng liên hệ thực tế.
- Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
23
Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939.
Học sinh tập trình bày báo cáo của mình trước tập thể.
24
Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Nhận xét đánh giá sự kiện
- Liên hệ thực tế bản thân
25-26
Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng tư duy độc lập
- Kỹ năng phân tích, nhận định
27
Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Hiểu biết thực tế.
- Nâng cao trách nhiệm.
28-29
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân(1945-1946)
- Kỹ năng phân tích, nhận định.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
30-31
Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1954)
- Xác định nguyên nhân.
- Khẳng định đường lối.
- Nâng cao ý chí đấu tranh .
32-33
Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1950-1953).
- Kỹ năng tư duy độc lập.
- Phát hiện vấn đề.
34-35
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc(1953-1954).
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng tự duy sáng tạo.
37
Ôn tập
- Kỹ năng ghi nhớ.
- Thống kê, xâu chuỗi tổng hợp. 
39-40-41
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Kỹ năng tư duy phân tích đánh giá tình hình.
- Xác định nhiệm vụ.
- Xây dựng và phát biểu ý kiến.
42-43-44
Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước(1965-1973)
- Xác định nhiệm vụ.
- Tinh thần thái độ, hành động cụ thể.
45-46
Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(1973-1975)
- Xác định nhiệm vụ.
- Đánh giá thành quả.
48
Bài 31: Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.
- Kỹ năng phân tích, nhận định.
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
49
Bài 33: Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Kỹ năng phân tích, nhận xét.
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện.
50
Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
- Kỹ năng ghi nhớ .
- Thống kê, xâu chuỗi các sự kiện.
- Tổng kết và rút ra bài học c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_dac_diem_cac_bai_day_co_noi_dung_long_ghep_g.doc