SKKN Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 11 về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) thông qua một số bài giảng về chương dòng điện trong các môi trường trong chương trình Vật lý 11 nâng cao

SKKN Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 11 về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) thông qua một số bài giảng về chương dòng điện trong các môi trường trong chương trình Vật lý 11 nâng cao

Trong những năm qua, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và các thiên tai ngày xảy ra càng nhiều. Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây cũng là cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và các thiên tai hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục phụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu và các thiên tai.

Vì vậy cần xây dựng ý thức cho học sinh ( những chủ nhân tương lai của đất nước ) và ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai chính là bảo vệ chính mình, bảo vệ cho người thân và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

 

doc 16 trang thuychi01 7175
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 11 về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) thông qua một số bài giảng về chương dòng điện trong các môi trường trong chương trình Vật lý 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“NÂNG CAO Ý THỨC CHO HỌC SINH LỚP 11 
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (SÉT) THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI GIẢNG
VỀ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI
TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 NÂNG CAO”
 Người thực hiện: Đinh Hữu Quang
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường THPT Hậu Lộc 3
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lí
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục lục ..................................................................................................Trang 1
1.Mở đầu...................................................................................................Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. ..........Trang 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................Trang 3
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. ........................................................Trang 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................Trang 4
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ........................................... ..........Trang 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ...................................Trang 5
2.4. Một số ví dụ minh họa ........................................................................Trang 7
2.5. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục này vào thực tiễn:...........................................................................................................Trang 11
3. Kết luận và kiến nghị ........................................................................Trang 13
- Tài liệu tham khảo ................................................................................Trang 14
- Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã có ...............................Trang 15
- Xác nhận của thủ trưởng đơn vị và lời cam đoan...................... ...........Trang 16
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Trong những năm qua, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và các thiên tai ngày xảy ra càng nhiều. Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây cũng là cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và các thiên tai hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục phụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu và các thiên tai.
Vì vậy cần xây dựng ý thức cho học sinh ( những chủ nhân tương lai của đất nước ) và ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai chính là bảo vệ chính mình, bảo vệ cho người thân và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Thực tế, Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai đang là đề tài nóng bỏng của toàn nhân loại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt là sức khỏe, đời sống của người dân. Tại nước ta, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và các thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khó lường. Thấy rõ ở vụ việc cá chết hàng loạt ở vùng biển các tỉnh miền Trung như Vũng Áng Hà Tĩnh , Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ,ở sông Bưởi Thanh Hóa ...;Lũ lụt khủng khiếp ở Quảng Ninh; hạn hán và nhiễm mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hạn hán ở Tây Nguyên; miền Bắc rét đến buốt người, miền Trung nắng nóng kéo dài và lũ lụt nhiều hơn trước; miền Nam đã bắt đầu có mùa đông và đặc biệt là hiện tượng sét đánh xảy ra ngày càng nhiều. Hiện tượng thời tiết cực đoạn gây ra lốc xoáy, mưa đá và sét ngày càng nhiều làm thiệt hại đến kinh tế, của cải và tính mạng người dân.
Nguyên nhân là do ý thức của người dân, ý thức của các chủ doanh nghiệp chỉ biết lợi ích trước mắt mà bỏ qua ý thức phải bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Nên đã xả, thải: rác thải, khí thải, chất thải chưa qua xử lí ra môi trường dẫn đến làm ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khó lường nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, thiệt hại đến kinh tế, của cải vật chất và an sinh xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với thế hệ học sinh, là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải hiểu rõ những tác hại do ô nhiễm môi trường, các thiên tai đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt là sức khỏe, đời sống của người dân chúng ta. Những tác hại đó phần lớn là do ý thức của người dân, có một số bộ phận cá nhân, doanh nghiệp do lòng tham chỉ biết đem lợi ích cho riêng mình mà xem thường việc xả thải ra môi trường gây lên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống, sức khỏe của người dân .
 Vì vậy trong quá trinh giảng day môn vật lí tại trường THPT hậu lộc 3 là một trường nằm trên địa bàn gần Sông Mã, đường quốc lộ 1 A và đường sắt có mật độ xe và người tham gia giao thông rất đông và các nhà máy lân cân như nhà máy thuốc lá Hà Trung, các trang trai gần trường, nên việc xả thải khí thải, rác thải, nước thải chưa qua xử lí ra môi trường rất nhiều, gây ô nhiễm đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đăc biệt trong vung này những năm gần đay dẫ xảy ra hiện tượng người dân chết trẻ do bị bênh ung thư và bị sét đánh rất nhiều, trong một thôn có tháng tới 4-5 người chết vì bệnh ung thư trong một năm. Do vậy tôi thấy việc dạy cho học sinh hiểu rõ, hiểu đúng nội dung kiến thức bài học nói chung, tôi còn liên hệ đến những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, thời tiết cực đoan như dó lốc, mưa đá, sấm sét xảy ra nhày một nhiều. Từ đó yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức mỗi bài học cụ thể để phân tích nguyên nhân tại sao lại xảy ra ô nhiễm môi trường, các vụ cá chết hàng loạt, sét đánh, người dân bị bệnh ung thư càng nhiều, thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra nhiều. Từ đó xây dựng cho học sinh những hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường như việc xả rác thải, nước thải, khí thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường và cách phòng chống thiên tai (sét). Do điều kiện về thời gian nên tôi chỉ trình bầy một sáng kiến được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tôi:“Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 11 về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) thông qua một số bài giảng về chương dòng điện trong các môi trường trong chương trình vật lí 11 nâng cao"
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế càng mạnh thì hiện tượng đô thị hóa, công nghiệp hóa, các nhà máy, phương tiện tham gia giao thông và các trang trại ngày càng nhiều. Nên việc xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, thời tiết cực đoan ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, an sinh xã hội, sức khỏe của người dân ngày càng nhiều. Nhưng sự phát triển này chưa đảm bảo cân bằng với nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và những thiên tai ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy việc nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai(sét) cho học sinh đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết. Từ đó học sinh có thái độ đúng đắn về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) để xây dưng một hành tinh nói chung, một đất nước Việt Nam, một địa phương, một thôn xóm nói riêng xanh sạch đẹp, không ô nhiếm môi trường, có sức khỏe tốt để phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc.
Vì thế, việc lựa bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức, ý thức đầy đủ về bảo vệ môi trường và ứng phó và phòng chống thiên tai (sét) phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường, ứng phó và phòng chống thiên tai hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với bảo vệ môi trường, ứng phó phòng chống thiên tai . Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó và phòng chống thiên tai, trước hết là ngay gia đình và trường học, thôn xóm, địa bàn các em đang sinh sống và học tập.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai . Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục về bảo vệ môi trường và phòng chống sét, liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể, lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai(sét) để từng bước nâng cao sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai(sét) ngay trên địa bàn của mình học tập và sinh sống và sau này trưởng thành các em ý thức được việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) chính là bảo vệ chính mình, bảo vệ người thân, bảo vệ xã hôi và bảo vệ tổ quốc.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xây dựng nội dung giao dục về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) phù hợp với nội dung bài học.
 Để học sinh nhận thức đúng và rõ về vai trò của bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai(sét) thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học.
	Ví dụ: Trong bài 19 “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN. ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY”. Sau khi dạy xong phần khái niệm về chất điện phân là những dung dịch muối, axit, bazơ và bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường. Giáo viên chọn chủ đề khai thác: trong cuộc sống hiện đại ngày nay ta thường sử dụng các nguồn điện một chiều như ắc quy, pin là những thiết bị chứa các dung dịch chất điện phân như axit vì vậy trong quá trình bào dưỡng hoặc tái chế người ta phải thay các dung dịch điện phân này. Nếu dung dịch điện phân thay ra mà không qua xử lí mà thải ra môi trường thì sẽ làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước gây có hại đến sức khỏe của người dân quanh khu vực này.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp ta cần có hình ảnh minh họa , dẫn chứng cụ thể để học sinh hiểu rõ, đúng và từ đó có ý thức phòng chống ônhiễm môi 
trường, phòng chống thiên tai(sét)
Hình ảnh một doanh nghiệp tái tao sản xuất ắc quy và thải dung dịch chất điện phân ( axit) và kim loại năng( chì) ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và đất của khu dân cư xung quanh .
*Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: 
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ra ô nhiễm môi trường và các thiên tai(sét)
- Học sinh tự đưa ra biện pháp để ngăn chặn nhưng ô nhiễm môi trường và các thiên tai(sét) xảy ra hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp về thời tiết cực đoan, sấm sét, nằng nóng , hạn hán , lũ lụt , người dân bị bệnh ung thư ngày càng nhiều ... trong cuộc sống hàng ngày ở trường lớp, thôn xóm của các em. 
b. Thu thập tài liệu bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) sinh động và có sức thuyết phục.
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet củng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) nói riêng cho học sinh. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn) 	
c.Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nôi dung giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) .
	Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung học tập của phần đó.
d. Sử dụng máy chiếu để dạy nội dung tích hợp giáo dục về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét).
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét) đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng . Mà quan trọng là hình thành ở học sinh, thái độ tích cực trước các vấn đề về phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (sét). Điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của việc chưa hiểu biết, chưa có ý thức về về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai(sét).
2.4 Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1 Bài 19: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN VÀ ĐỊNH LUẬT FA – RA - ĐÂY (Vật lí lớp 11 NC)
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã học xong phần hiện tượng dương cực tan, định luật Fa-ra-đây về điện phân và ứng dụng của hiện tượng điện phân :
- Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại đó .
- định luật Fa-ra-đây về điện phân m = =.
- Ứng dụng của hiên tượng điện phân: Điều chế hóa chất, luyện kim. Mạ điện.
*Tình huống tích hợp: Khi điều chế hóa chất, luyện kim, mạ điện bằng phương pháp điện phân không được xả khí, nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nếu xả ra môi trường sẽ gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nươc, ô nhiễm đất. Làm hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại về kinh tế, xã hội và đặc biệt là sức khỏe, đời sống của người dân.
Hình ảnh xả nước thải chưa qua Môi trường bị ô nhiễm do nước xử lí ra môi trường	. thải chưa qua xử li
Hiện tượng cá chết hàn loạt do bị ô nhiễm bởi nước thải chưa qua xử lí.
*Biện pháp khắc phục: Xây dựng cho học sinh, người dân, chủ các doanh nghiệp một ý thức bảo vệ môi trường, kể cả những hành động nhỏ như không được xả rác ra lớp học ra môi trường cho đến các doanh nghiệp phải xử li nước thải, chất thải rồi mới xả ra môi trường.
Ví dụ 2 Bài 21: DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được kiến thức về bản chất dòng điện trong chân không và các tính chât của tia catốt và ứng dụng của tia catốt.
-Bản chất dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron bất ra từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.
-Tia catôt: là dòng các êlectron do catôt phát ra và bay trong chân không.
- Tính chất của tia catôt: + Tia catôt truyền thẳng.
+Tia catôt phát ra vuông góc với mặt ca tốt.
+Tia catôt mang năng lượng.
+Tia catôt có thể đâm xuyên, tác dụng lên kính ảnh và ion hóa không khí , làm phát quang một số chất.
+Tia catôt bị lệch trong điện từ trường.
- Ứng dụng của tia catôt: Ống phóng điên tử.
*Tình huống tích hợp:
GV: Ống phóng điện tử được dùng để chế tạo màn hình ti vi , máy tính trong mỗi gia đình. Nhưng khi những thiết bị này bị hỏng thì người dân chúng ta lại thải ra môi trường. Vì chúng là những rác thải rắn nên gây mất thẩm mĩ với môi trường và trong các rác thải điện tử đều chứa rác thải điện tử chứa rất nhiều chất kim loại nặng độc hại và hóa chất độc hại như thủy ngân, catmi, chì, crom, bari ...là những chất độc hại gây nên ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh.
Hình ảnh mãi rác thải điện tử của những người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
*Biện pháp khắng phục: GV giải thích cho học sinh y thức được việc bảo vệ môi trường của mình và khuyên bảo những người xung quanh không nên thải rác nói chung, rác điện tử nói riêng ra môi trường . Mặt khác nên xây dựng cho học sinh ý thức gom các rác thải điện tử lại và chuyển cho các nhà máy tái chế lại rác thải này. Các nhà máy tái chế chất thải điện tử phải có dây truyền khép kín đảm bảo xử lí hết các chất độc và không thải ra môi trường. Còn các xưởng thủ công tái chế rác thải điện tử không có quần áo bảo hộ, không xử lí được các chất độc hại trong rác thải điện tử làm các công nhân làm việc ở xưởng dễ bị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_y_thuc_cho_hoc_sinh_lop_11_ve_bao_ve_moi_truon.doc