SKKN Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua bài học lịch sử

SKKN Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua bài học lịch sử

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa -chính trị và địa - kinh tế rất quan trọng mà không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Hiện nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.

Xuất phát từ thực tế hiện nay khi vấn đề chủ quyền biển đảo đã và đang được xã hội quan tâm thì bài học lịch sử lại “thờ ơ” với vấn đề này trên mọi khía cạnh. Vì sao tôi lại khẳng định như vậy? Có thể nói qua hơn 10 năm giảng dạy lịch sử, điều mà tôi thắc mắc là: bài học lịch sử cho học sinh biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội của nước ta qua các thời kỳ nhưng không có bài học nào đề cập đến lịch sử biển, đảo của Nhà nước hay quân và dân ta đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào?. Nếu có thì đó chỉ là một vài sự kiện nhỏ trong xâu chuỗi những sự kiện lớn, ví dụ: ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược nước ta hay ngày 29/4/1975 quân ta tấn công giải phóng các đảo và quần đảo Vì thế để hình dung lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào học sinh không hề có một chút kiến thức cơ bản nào. Hơn nữa khi vấn đề chủ quyền biển đảo trở thành vấn đề nóng cần phải giáo dục cho mọi người thông qua nhiều hình thức thì đối với học sinh việc tuyên truyền cũng chỉ được xem nhẹ.

Với cương vị là một giáo viên dạy lịch sử tôi thấy để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo tôi đã lồng ghép vào bài học lịch sử để học sinh chủ động hơn, tích cực hơn và hứng thú hơn với những hoạt động của chính bản thân. Phần nào giúp các em có những nhận thức đúng đắn về vấn đề biển đảo, hiểu rõ hơn các khái niệm có liên quan đến quyền và chủ quyền của nước ta trên biển từ đó hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 10001
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua bài học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Trang 2 
2. Mục đích nghiên cứu Trang 3 
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
4. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trang 3 - 4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 -5 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trang 5 - 6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Trang7-13
	IV. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Kết luận Trang14-15
2. Những ý kiến đề xuất. Trang 16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa -chính trị và địa - kinh tế rất quan trọng mà không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Hiện nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. 
Xuất phát từ thực tế hiện nay khi vấn đề chủ quyền biển đảo đã và đang được xã hội quan tâm thì bài học lịch sử lại “thờ ơ” với vấn đề này trên mọi khía cạnh. Vì sao tôi lại khẳng định như vậy? Có thể nói qua hơn 10 năm giảng dạy lịch sử, điều mà tôi thắc mắc là: bài học lịch sử cho học sinh biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội của nước ta qua các thời kỳ nhưng không có bài học nào đề cập đến lịch sử biển, đảo của Nhà nước hay quân và dân ta đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào?. Nếu có thì đó chỉ là một vài sự kiện nhỏ trong xâu chuỗi những sự kiện lớn, ví dụ: ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược nước ta hay ngày 29/4/1975 quân ta tấn công giải phóng các đảo và quần đảoVì thế để hình dung lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào học sinh không hề có một chút kiến thức cơ bản nào. Hơn nữa khi vấn đề chủ quyền biển đảo trở thành vấn đề nóng cần phải giáo dục cho mọi người thông qua nhiều hình thức thì đối với học sinh việc tuyên truyền cũng chỉ được xem nhẹ.
Với cương vị là một giáo viên dạy lịch sử tôi thấy để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo tôi đã lồng ghép vào bài học lịch sử để học sinh chủ động hơn, tích cực hơn và hứng thú hơn với những hoạt động của chính bản thân. Phần nào giúp các em có những nhận thức đúng đắn về vấn đề biển đảo, hiểu rõ hơn các khái niệm có liên quan đến quyền và chủ quyền của nước ta trên biển từ đó hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.
Mặt khác, tôi tự nhận thấy tìm hiểu về chủ quyền biển đảo bằng cách lồng ghép trong các bài giảng lịch sử Việt Nam là cách hữu hiệu bổ sung cho lịch sử dân tộc, khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”.
Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập tìm hiểu về biển đảo giúp các em củng cố, hiểu sâu hơn kiến thức ở trên lớp đồng thời có cái nhìn toàn diện về lịch sử dân tộc nói chung, giữ gìn chủ quyền biển đảo nói riêng. Từ đó tạo cho các em lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo – một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc của cha ông để lại và càng thêm gắn bó yêu quê hương đất nước mình hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi mong muốn nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh. Hơn nữa giúp các em có sự hiểu biết toàn diện, rõ ràng về lãnh thổ nước ta.
Thông qua việc thực hiện đề tài, nhằm giúp các em hiểu một cách đầy đủ những khái niệm như: đảo chìm, đảo nổi, đường cơ sở, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 
Rèn luyện kỹ năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, thuyết trình các vấn đề lịch sử. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, khơi dậy tình cảm của các em để các em có thể chia sẻ những khó khăn với cuộc sống nơi đảo xa.
3 . Đối tượng nghiên cứu 
Lớp 12A3, 12A4, 12A15 Trường THPT Thạch Thành 3 - Thạch Thành – Thanh Hóa . Trong đó lớp 12A3, 12A4 là lớp thực nghiệm, lớp 12A5 là lớp đối chứng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp cho học sinh hoạt động ngoại khóa thông qua hình ảnh, tư liệu . Qua học tập, tìm hiểu sưu tầm được tài liệu nghe kể, quan sát để tổng hợp lại và thuyết trình trên lớp để phát huy tính tự học, tự nghiên cứu tài liệu của các em.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1. Cơ sở lý luận
 Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.
Hiện nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định. Phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam là cực kỳ quan trọng. Nhà trường phổ thông với chức năng vừa giảng dạy vừa giáo dục đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu này, nhất là giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh thông qua bài học lịch sử.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Về phía giáo viên
Để hiểu được thực trạng tôi đã tiến hành trao đổi, dự giờ của một số đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Qua đó tôi nhận thấy: có rất ít nội dung được các thầy cô giáo nói chung, giáo viên lịch sử nói riêng nói về vấn đề chủ quyền biển đảo nhất là đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hoặc nếu có thì bộ môn địa lý chỉ cho học sinh thấy vai trò tiềm năng của biển nhưng cũng chỉ qua loa. Còn môn lịch sử thì chỉ là những sự kiện nhỏ không mang tính quá trình cũng không có nội dung về vấn đề đấu tranh và bảo vệ biển đảo như thế nào.
Hiện nay việc giảng dạy lịch sử đã được đổi mới, các nhà trường tự điều chỉnh phân phối chương trình trên cơ sở phân phối của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phần nào giúp giáo viên làm tốt hơn công tác dạy học lịch sử nói chung, giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng. Hơn nữa, hiện nay các tài liệu và hình thức tuyên truyền về biển đảo vô cùng phong phú, đa dạng qua nhiều kênh thông tin khác nhau giúp giáo viên có thể thuận lợi trong việc tiếp nhận các nội dung nêu trên. Song thực tế vẫn còn không ít thầy, cô coi nhẹ việc giáo dục nhận thức chủ quyền biển đảo thông qua bài giảng lịch sử nên chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Về phía học sinh
Tình trạng thiếu hiểu biết, thờ ơ với lịch sử dân tộc nói chung, về vấn đề chủ quyền biển đảo nói riêng là một thực tế đáng lo ngại ở các trường phổ thông. Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát ở sự hiểu biết của học sinh về các nội dung liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo, trọng tâm là vấn đề chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bài khảo sát này được thực hiện đối với cả 3 lớp 12A3, 12A4, 12A5. Với cách thức các em học sinh viết bài ở nhà và chọn một trong 3 chủ đề sau:
1. Tìm hiểu và sưu tầm tư liệu về di tích lịch sử Thành Nhà Hồ
	2. Từ 1954-1975 nhân dân Thanh Hóa kháng chiến chống Mĩ như thế nào
	3. Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam nói chung, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng đối với sự phát triển của đất nước.
Sau khi thu bài viết của học sinh, tôi đọc và nhận thấy:
	- Có 93,7% số học sinh chọn vấn đề 1,2. Còn lại 6,3% số học sinh chọn vấn đề 3.
	- Bài viết về các vấn đề 1,2 là các vấn đề học sinh đã được học vì vậy phần nào giúp các em trình bày có nội dung và kiến thức cụ thể. Hơn nữa, tư liệu cho các em sẵn có. Trong bài viết các em có ảnh và tư liệu minh họa, góp phần làm cho bài viết phong phú và khi được hỏi tại sao các em chọn vấn đề 1,2 nhiều em hào hứng trả lời vì em được thể hiện tình cảm của mình với địa phương, được làm “hướng dẫn viên du lịch”. Ngược lại với các học sinh chọn vấn đề 3, mặc dù hiện nay công nghệ thông tin phát triển các em có thể tìm hiểu nội dung qua mạng nhưng đa phần các bài viết đều sơ sài không rõ ý, chỉ dựa trên cơ sở bài học địa lý. Các em học được gì thì viết đấy, khi được hỏi vì sao chọn vấn đề 3 đa phần các em đều trả lời là vấn đề cần biết nhưng không được học và không biết phải bắt đầu từ đâu. Thậm chí khi viết về vai trò và tầm quan trọng của biển đảo các em đều viết chung chung, không rõ ràng đặc biệt có những bài không nói gì về đến vai trò quân sự chỉ nói đến vấn đề kinh tế. 	
Để có thêm cơ sở khẳng định tôi tiến hành khảo sát đối chứng ở lớp 12A3, 12A4, 12A5. 
Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy: học sinh theo học khối tự nhiên chỉ coi trọng các môn học tự nhiên. Các môn xã hội không được chú ý, thậm chí các em không thích học, không có hứng thú và niềm say mê. Tuy nhiên nếu bài học có đề cập đến các vấn đề xã hội mang tính thời sự thì cũng nhận được sự hưởng ứng tương đối nhiệt tình. Từ thực tế đó, tôi thiết nghĩ vấn đề chủ quyền biển đảo được lồng ghép vào bài học lịch sử sẽ là vấn đề thú vị đối với học sinh.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 a . Công tác chuẩn bị:
* Về phía giáo viên: 
- Xác định rõ mục tiêu kiến thức để giảng dạy có trọng tâm, trọng điểm, cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh về chủ quyền biển đảo, đặc biệt đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- Nắm vững một số kiến thức cơ bản về chủ quyền biển đảo nhất là Trường Sa và Hoàng Sa để giới thiệu cho học sinh để học sinh thấy đựơc ý nghĩa thiêng liêng, to lớn về chủ quyền biển đảo, từ đó nâng cao nhận thức và góp phần thiết thực trong việc bảo vệ, giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
- Tra cứu thông tin, chuẩn bị các tư liệu tranh ảnh để bài học thêm sinh động.
 * Về phía học sinh:
- Căn dặn các em tìm đọc các cuốn sách: 
+ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân biên soạn năm 2011.
+ Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2013.
+ Lẽ phải - luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà xuất bản Trẻ, 2012
+ Theo dõi thông tin qua báo đài, truyền hình về vấn đề chủ quyền biển đáo
b. Quá trình thực hiện
Để việc giáo dục, học tập và tuyên truyền về vấn đề chủ quyền biển đảo có hiệu quả cao tôi thực hiện các giải pháp sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh tìm hiểu
+ Các khái niệm có liên quan đến vấn đề biển đảo như: Đường cơ sở, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế....
+ Khái quát lịch sử 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong các thế kỷ từ XVI đến nay.
Nhằm nâng cao ý thức tự học, khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu các vấn đề mang tính thời sự. Tôi đã yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà và cung cấp các thông tin về tài liệu để các em có thể tìm đọc như đã trình bày ở phần trên.
Bước 2: Yêu cầu học sinh trình bày các nội dung đã được yêu cầu tìm hiểu bằng phương pháp thuyết trình để học sinh có cái nhìn tổng quan và bao quát về hai quần đảo cũng như vấn đề chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo.
Bước 3: Tôi tiến hành lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo qua các tiết học. Cụ thể:
Phần 1: Khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa trong các thế kỷ XVI - XVIII. 
Phần này được giới thiệu sau khi học sinh học hết bài 20: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Vì theo tôi ở bài này các em được học nội dung của Hiệp định Giơnevơ mà vấn đề đầu tiên Hiệp định đề cập tới là vấn đề quyền dân tộc cơ bản hay còn gọi là quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ [ 1]. Qua đó có thể liên hệ với vấn đề toàn vẹn lãnh thổ đối với biển đảo.
Phần 2: Vấn đề chủ quyền biển đảo trong các thế kỷ XIX - XX
Tôi tiến hành lồng ghép vào bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Khi học sinh tìm hiểu Hiệp định Pari 1973 với nội dung Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam [1]. Như vậy một lần nữa vấn đề chủ quyền lại tiếp tục được khẳng định.
Phần 3: Giới thiệu về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Tôi giới thiệu cho học sinh sau khi các em học song bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975. Vì sau bài này học sinh đã thấy được nước ta hoàn thành nhiệm vụ thống nhất cả về lãnh thổ và nhà nước. Từ đó học sinh dễ dàng nhận thấy việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là có đầy đủ bằng chứng pháp lý phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Phần 4: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển của ta.
Trước khi thực hiện phần lồng ghép nội dung này tôi tiến hành thăm dò ý kiến của học sinh bằng câu hỏi “ để giải quyết vấn đề xâm chiếm trái phép chủ quyền biển, đảo nước ta của Trung quốc Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào?”. Sau khi nhận được các thông tin từ phía học sinh tôi tiến hành giảng dạy ở bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Đây là bài giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục. Vì vậy tôi có thể giành hết thời gian để cho học sinh thảo luận và rút ra sự đúng đắn, khôn khéo, trong đường lối giải quyết các tranh chấp trên biển của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó định hướng cho hành động của các em trong việc thể hiện tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau đây là những bằng chứng cụ thể về các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua bài học lịch sử mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua.
Phần thực hiện trên lớp của học sinh
Học sinh trình bày những nội dung đã tìm hiểu theo hướng dẫn. Hầu hết các em đều hiểu được những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề biển đảo và chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Cụ thể các vùng biển của Việt Nam như sau: 
* Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam [3]
Đường cơ sở: là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. [3]
*Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các đểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. [3],[6]
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình, cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. 
* Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. [3]. [6]
* Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng tiếp liền lãnh hải của Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền toàn vẹn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò, khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. [3],[6]
* Chủ quyền: chủ quyền của một quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi từng vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thủy và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển các vùng nước đó. [3]
* Thềm lục địa: Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãng hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở. (Cũng theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 thì nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra tới không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở).
Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. [3], [6]
Ở phần này tôi nhận thấy được sự tích cực và hăng say của các em khi các em tìm được rất nhiều hình ảnh minh họa để giải thích khái niệm, hình ảnh nói về cuộc sống của những người lính đảo với vai trò canh giữ biển, trời của Tổ quốc . Như vậy các em không chỉ thuyết trình “suông“ mà còn minh họa để người nghe dễ dàng hiểu khái niệm, thông cảm, chia sẻ và khâm phục những người lính “Cụ Hồ” hơn.
 Hình ảnh thuyết trình của học sinh trong buổi học
Phần lồng ghép các nội dung về chủ quyền biển, đảo 
*. Khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa trong các thế kỷ XVI - XVIII.
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa, ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng. [2]
- Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra Quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng một nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như: “Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686), “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1844-1848), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844-1848), “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1910), Dư địa chí “Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ”, “Quốc Triều chính biên toát yếu” (1910). Đồng thời hai quần đảo và các hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như: “Hải ngoại ký sự” (1696), “An Nam đại quốc họa đồ” (1838), “Nhật ký Batavia” (1936)[4]
Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên đảo  liên tục trong các năm 1834,1835, 1836. Thông qua việc tổ ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_y_thuc_bao_ve_chu_quyen_bien_dao_cho_hoc_sinh.doc