SKKN Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN - GDTX Cẩm Thủy nhằm giảm thiểu việc nghỉ học, bỏ họ

SKKN Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN - GDTX Cẩm Thủy nhằm giảm thiểu việc nghỉ học, bỏ họ

Thế kỷ XXI với sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0 đang tác động không nhỏ đối với xã hội, đặc biệt là đối với các nhà trường và gia đình, khiến ngành giáo dục phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ ảnh hưởng của mạng Internets, của các trang mạng khiến học sinh rối nhiễu hành vi( bạo lực học đường, thành lập các băng nhóm) hay rối nhiễu cảm xúc như: trầm cảm, lo âu, dẫn đến những hành vi lệch lạc như nghiện game, đánh nhau, bỏ học, bỏ nhà.thậm chí dẫn đến những ý định tự tử, yêu sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Đang là một bài toán khó ở các trường THPT nói chung và Trung tâm GDNN-GDTX nói riêng. Hiện nay công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT, Trung tâm GDNN- GDTX đang bị xem nhẹ, chưa được áp dụng trong các chương trình giáo dục. Thực tế cho thấy công tác tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nói trên, góp phần hoàn thiện nhân cách, giáo dục đạo đức, giảm thiểu việc trốn học, bỏ học của học sinh.

 Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy có 183 đoàn viên, thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, tập trung nhiều ở các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn như Cẩm Châu, Cẩm Yên, Cẩm Quý, Cẩm Bình.Ở độ tuổi này một số gọi đó là một hiện tượng xã hội, rất khó phân định rạch ròi về cả tuổi đời, hoàn cảnh xã hội và về phát triển tâm lý, là giai đoạn các em chuyển từ "trẻ con" sang "người lớn, cũng là giai đoạn tuổi dậy thì với những biến đổi về tâm sinh lý, thể chất. Đến mức nhiều người gọi đây là giai đoạn "khủng hoảng" đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh từ sự tác động của xã hội, gia đình, việc học hành thi cử cũng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn.

 Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giúp đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm có tâm lý ổn định, vượt qua những "rào cản"từ xã hội, gia đình để yên tâm học tập, định hướng đúng đắn, giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn, việc bỏ học, chán học, trốn học, phấn đấu rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội, đặc biệt là giúp Trung tâm "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2015-2020.

 Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy nhằm giảm thiểu việc nghỉ học, bỏ học".

 

doc 15 trang thuychi01 4381
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN - GDTX Cẩm Thủy nhằm giảm thiểu việc nghỉ học, bỏ họ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu: 
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Thế kỷ XXI với sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0 đang tác động không nhỏ đối với xã hội, đặc biệt là đối với các nhà trường và gia đình, khiến ngành giáo dục phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ ảnh hưởng của mạng Internets, của các trang mạng khiến học sinh rối nhiễu hành vi( bạo lực học đường, thành lập các băng nhóm) hay rối nhiễu cảm xúc như: trầm cảm, lo âu, dẫn đến những hành vi lệch lạc như nghiện game, đánh nhau, bỏ học, bỏ nhà...thậm chí dẫn đến những ý định tự tử, yêu sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Đang là một bài toán khó ở các trường THPT nói chung và Trung tâm GDNN-GDTX nói riêng. Hiện nay công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT, Trung tâm GDNN- GDTX đang bị xem nhẹ, chưa được áp dụng trong các chương trình giáo dục. Thực tế cho thấy công tác tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nói trên, góp phần hoàn thiện nhân cách, giáo dục đạo đức, giảm thiểu việc trốn học, bỏ học của học sinh.
	 Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy có 183 đoàn viên, thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, tập trung nhiều ở các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn như Cẩm Châu, Cẩm Yên, Cẩm Quý, Cẩm Bình...Ở độ tuổi này một số gọi đó là một hiện tượng xã hội, rất khó phân định rạch ròi về cả tuổi đời, hoàn cảnh xã hội và về phát triển tâm lý, là giai đoạn các em chuyển từ "trẻ con" sang "người lớn, cũng là giai đoạn tuổi dậy thì với những biến đổi về tâm sinh lý, thể chất. Đến mức nhiều người gọi đây là giai đoạn "khủng hoảng" đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh từ sự tác động của xã hội, gia đình, việc học hành thi cử cũng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn.
	Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giúp đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm có tâm lý ổn định, vượt qua những "rào cản"từ xã hội, gia đình để yên tâm học tập, định hướng đúng đắn, giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn, việc bỏ học, chán học, trốn học, phấn đấu rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội, đặc biệt là giúp Trung tâm "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2015-2020.
	Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy nhằm giảm thiểu việc nghỉ học, bỏ học".
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Nói lên thực trạng tư vấn học đường của Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy nói chung và các Trung tâm GDNN-GDTX nói riêng.
	Khẳng định vai trò của tư vấn tâm lý học đường trong đời sống tâm lý của học sinh GDNN-GDTX và vai trò của tư vấn học đường trong nền giáo dục.
	Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao ý thức tự giác, tự giáo dục của đoàn viên, thanh niên.
	Giúp đoàn viên, thanh niên vượt qua những rào cản về mặt tâm lý.
	Trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản để tự xử lý tốt các tình huống phát sinh trong cuộc sống. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 	Nhu cầu cần được hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường cho đoàn viên, thanh niên ở Trung tâm GDNN- GDTX Cẩm Thủy năm học 2017- 2018; 2018-2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
	- Nghiên cứu tài liệu về mặt lý luận để hiểu và chọn lọc ra những nội dung tư vấn học đường phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đoàn viên, thanh niên.
	- Tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng trạng của vấn đề đang nghiên cứu.
	- Vận dụng những nội dung đã nghiên cứu về mặt lý luận vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.
	- Quan sát, so sánh, đối chiếu đánh giá kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm.
2. Nội dung 
2.1 Cơ sở lý luận .
a.Khái niệm Tư vấn tâm lý học đường.
	Tư vấn tâm lý học đường hay còn gọi là tham vấn tâm lý là quá trình dành cho học sinh và tất cả những người tham gia giáo dục". Tác giả Ed.NeKrug cho rằng" tham vấn học đường là quá trình cộng tác liên quan đến một nhà tham vấn làm việc với một giáo viên, nhà quản lý, bậc phụ huynh hay với các chuyên gia khác để chia sẻ những quan tâm về đứa trẻ , trong nỗ lực phát hiện ra cách thức làm việc mới với những đứa trẻ để có thể đạt đến trình độ thực của mình . Công tác tư vấn giúp các nhà tham vấn học đường có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để tập trung vào các vấn đề của học sinh và điều đó trợ giúp họ trong việc trở nên khách quan hơn khi tiếp xúc với những mối quan tâm của trẻ".
	Theo tác giả Trần Thị Minh Đức(2009) và một số tác gải khác thì tham vấn học đường là "tất cả các hoạt động can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh phát triển tốt nhất, bao gồm cả hoạt động tham vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh"
	 Nhà tư vấn là từ chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc chỉ một nghề nghiệp chuyên giúp người khác có thể ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực sống cá nhân bằng những phương pháp nghiệp vụ chuyên môn"
b. Vai trò của tư vấn học đường.
	Năm 2005, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho các trường thực hiện nhiệm vụ tư vấn học đường. Điều đó chứng tỏ, tư vấn học đường có vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường.
	Tư vấn học đường tạo ra những tác động mang tính định hướng giáo dục tới học sinh, nhắm giúp học sinh biết cách định hướng và giải quyết vấn đề của bản thân, tạo ra sự phát triển phù hợp với yêu cầu, mong muốn cưa xã hội. Như vậy, tư vấn học đường tác động vào nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó giúp các em tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân.
	Tư vấn học đường tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của học sinh theo đúng định hướng, mục tiêu mà xã hội mong muốn, góp phần giúp các em vượt qua những rào cản về mặt tâm lý, ổn định đời sông tâm hồn, yên tâm học tập, rèn luyện.
c . Các nội dung của tư vấn:
- Hướng nghiệp, chọn nghề.
-Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới 
- Những khúc mắc trong gia đình.
- Phương pháp học tập.
- Quan hệ giao tiếp, ứng xử bạn bè, thầy cô giáo, bố mẹ, ông bà.
d. Một số yêu cầu trong cống tác tham vấn, tư vấn học đường.
- Luôn đảm bảo tính khách quan trong tư vấn.
- Giữ bí mật thông tin trong tư vấn.
- Luôn tôn trọng người được tư vấn.
- Người tư vấn tránh các quan hệ nhiêu tuyến với học sinh khi tư vấn .
e. Vai trò, chức năng của Đoàn thanh niên trong trường học.
	Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội;
	Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành;
	Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp  pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
2.2 Thực trạng công tác tư vấn học đường cho đoàn viên, thanh niên tại TTGDNN-GDTX Cẩm Thủy
	Trung tâm TGDNN-GDTX Cẩm Thủy nằm trên địa bàn thi trấn Cẩm Thủy, năm học 2018- 2019 Trung tâm được chuyển về cơ sở mới với những điều kiện vật chất đầy đủ khang trang phục vụ cho việc dạy và học. Là đơn vị có đội ngũ đoàn viên thanh niên khá ít, với khoảng 183 ĐVTN ( Năm học 2018-2019). Chủ yếu là con em các dân tộc Mường, Dao, Kinh. Sinh sống chủ yếu là quanh khu vực sông Mã hoặc dưới các triền núi, triền đồi. Đa số các ĐVTN đều xuất thân trong những gia đình nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, có rất nhiều học sinh đi học xa nhà, phải ở nhà trọ. Hoặc không có xe đi học phải đi nhờ với bạn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyên cần của các em.
	 Một thực tế cho thấy thanh niên ở các Trung tâm TGDNN-GDTX nói chung và Trung tâm GDTX Cẩm Thủy nói riêng đầu vào thấp, nhận thức về việc học là rất kém. Nhiều học sinh bị bố mẹ bỏ rơi hoặc đi làm ăn xa, có những học sinh là con mồ côi phải sống với anh em họ hàng điều này ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ của đoàn viên, thanh niên
Nguyên nhân:
	- Nguyên nhân khách quan.
	Trong xu thế toàn cầu hóa, nên kinh tế nước ta đang dần từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đang dần từng bước len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức ngày càng bị sói mòn . Những mặt trái của cơ chế thị trường đang làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội. Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm cho rất nhiều ĐVTN xa ngã. Ngoài ra sự buông lỏng của các cấp, các nghành về các hoạt động văn hóa, du lịch đã làm xuất hiện nhiều tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần trường học, như các quán Chát, Game. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều ĐVTN trốn học, nghỉ học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
	Một số gia đình kinh tế khó khăn, chỉ lo kiếm sống , hay phải đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà đã già hoặc người thân nuôi dưỡng. Hay một số ít gia đình có "Con trai một" nên nuông chiều con đáp ứng đủ vật chất nhưng lại không để ý đến đời sống tinh thần của con. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn, cha rượu chè, bê tha. Và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức trong việc giáo dục,chăm sóc con cái.
	-Nguyên nhân chủ quan.
*Về phía ĐVTN :
	ĐVTN ở Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy đa số là không đủ điều kiện vào học ở các trường THPT, hầu hết những đối tượng này yếu về kiến thức văn hóa, đồng thời cũng có nhiều mặt hạn chế về việc rèn luyện và trau dồi đạo đức, hình thành nhân cách. Các em chưa thực sự coi trường học là “Nhà” của mình, chưa gắn bó, đoàn kết với các bạn trong lớp, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Những em hạnh kiểm trung bình, yếu là những em còn tham gia đánh nhau, bỏ tiết, vi phạm nội quy của trường, lớp. Các em dành nhiều thời gian cho việc chơi bời (game, facebook) nhiều hơn là học tập và rèn luyện.
	Qua thực tế cho thấy, các em còn chưa tự giác,chưa có ý thức đúng đắn trong các hành vi hàng ngày của mình về phạm trù đạo đức. Sống chưa lành mạnh, chưa mạnh dạn bày tỏ, trao đổi với thầy cô về những khúc mắc trong cuộc sống, trong học tập hay quan hệ tình bạn, tình yêu, kĩ năng giải quyết những vấn đề còn rất yếu. Thời gian trôi qua những sai lầm, suy nghĩ tiêu cực ngày càng nhiều, không được ai tư vấn giúp đỡ sẽ dẫn tới chán nản, sống buông thả, trở thành học sinh cá biệt và cuối cùng là trốn học, bỏ học.
*Về phía giáo viên:
	Giáo viên chủ nhiệm: Một số giáo viên chủ nhiệm không có kiến thức về lĩnh vực tư vấn tâm lý cũng như kỹ năng quan sát những thay đổi trong đời sống tâm lý của học sinh. Cũng do một phần công việc nhiều, lên sinh hoạt lớp cũng chỉ tập trung vào vấn đề thu góp, hay sử lý học sinh vi phạm mà ít để ý đến tâm lý, tâm trạng của học sinh.
	Về phía giáo viên bộ môn: Một số giáo viên bộ môn chưa nhiệt tình, chưa thể hiện trách nhiệm của mình trong việc “Thông qua dạy chữ để dạy người. Không ít giáo viên day bộ môn còn tư tưởng “giáo dục ý thức đạo đức học sinh” là việc của giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí một số giáo viên bộ môn còn sử dụng những nguyên tắc cứng nhắc khi giáo dục học sinh, đôi lúc giáo viên bộ môn còn áp đặt một cách máy móc quan điểm, cách nhìn nhận, xử lí của mình đối với học sinh. Thậm chí vì nóng giận mà giáo viên bộ môn còn sử dụng những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng của các em gây ra sự bướng bĩnh, chống đối, vô lễ
	Trước thực trạng ấy, các hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lý của Đoàn thanh niên là vô cùng cần thiết để giúp đoàn viên, thanh niên vượt qua "những rào cản" về mặt tâm lý như những thắc mắc về sức khỏe sinh sản vị thành niên, quan hệ tình dục không an toàn, những khó khăn trong học tập. Để đoàn viên, thanh niên thấy được Đoàn không chỉ là một tổ chức chính trị, xã hội mà còn là "chỗ dựa" cho các em. Ở đó đoàn viên, thanh niên sẽ không tránh né, sợ sệt, tự nguyện tìm đến để được tham vấn, tư vấn. Đó sẽ điểm kết nối giữa cán bộ Đoàn với thanh niên, giữa học sinh và thầy cô giáo một cách tự nhiên. 
	Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn nhất định:
	 Thuận lợi:
	+ Bản thân là một cán bộ Đoàn, phụ trách các hoạt động ngoại khóa của Trung tâm, nhiều năm làm công tác Đoàn nên cũng có một số kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động Đoàn, đặc biệt là có thời gian, điều kiện để tiếp xúc, làm việc với đoàn viên, thanh niên.
	+ Trong năm học đã được tham gia học một số chuyên đề về lĩnh vực tham vấn, tư vấn tâm lý học đường.
	+ Sự đồng thuận nhất trí cao của Ban giám đốc, giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh.
	+ Cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang, sạch đẹp đó là điều kiện tốt cho quá trình tham vấn, tư vấn tâm lý cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Đoàn thanh niên.
-Khó khăn:
	ĐVTN ở Trung tâm TGDNN-GDTX Cẩm Thủy khá ít, lại ở xa điều kiện đi lại khó khăn nên rất khó nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, cũng như quan hệ bạn bè trong và ngoài nhà trường, lại không có thời gian vì phải phụ giúp bố mẹ kiếm tiền hoặc làm các công việc nhà. Hay bản thân một buổi đi học, một buổi phải đi làm thuê để nuôi thân. Bố mẹ hầu như ít quan tâm đến đời sống tâm lý của con em mình. 
	Vì vậy khi thực hiện chuyên đề tôi phải xây dựng kế hoạch chi tiết ngay từ đầu năm học, tham mưu xin ý kiến của BGĐ, phối hợp với GVCN và các đoàn thể trong trường để triển khai kế hoạch. Là chuyên đề mới, phải thực hiện kiên trì,có bài bản, phương pháp, kỹ năng phù hợp, chuyên sâu mới có những tác dụng nhất định.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a. Thành lập các tổ tư vấn: 
	BCH đoàn trường thành lập 2 nhóm tư vấn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BGĐ Trung Tâm, gồm các cán bộ Đoàn là tổ trưởng, các thành viên là các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ trưởng sẽ thu thập thông tin từ các phiếu yêu cầu, hoặc từ giáo viên chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch cho các tổ, thành viên các tổ sẽ bàn bạc phương án thống nhất về cách thức tư vấn, thời gian tư vấn. 
 	Có thể tư vấn tại phòng tư vấn hoặc tư vấn qua điện thoại, Zalo. Phòng tư vấn sẽ dùng chung với phòng họp của Trung tâm, hoặc văn phòng Đoàn. 
	 Bí thư Đoàn là tổ trưởng, là người trực tiếp tư vấn, tham vấn, cũng như đưa ra những kết luận cuối cùng, thư ký của các tổ sẽ, ghi chép và lưu vào hô sơ, trường hợp vào khó sẽ xin ý kiến Hội đồng trước khi đưa ra quyết định. 
- Những trường hợp đã tư vấn trong năm học 2017-2018; 2018-2019 như sau: 
STT
Họ và tên
Lớp
Tình huống và cách giải quyết.
1
Bùi Thị Hà Thanh
( Nữ)
10D
- Bố mẹ đi làm về muộn, hay cãi nhau, đánh nhau, dẫn đến ly thân nhưng ở chung một nhà. Hậu quả: em chán nản không muốn về nhà.
- Cách tư vấn: Tư vấn ở phòng kín ,dùng kỹ năng nhận diện sớm để phát hiện vẫn đề, kỹ năng đánh giá tâm lý để trò chuyện, trao đổi đánh giá nét mặt, cử chỉ, thái độ tâm trạng, kỹ năng thiết lập để tạo mối quan hệ cởi mở, thân thiện, sẵn sàng lắng nghe.
- Cách hỗ trợ và giải quyết vấn đề: xuống nhà để tìm hiểu gia đình, gặp cán bộ thôn để lấy thông tin cần thiết, sau cùng là đưa ra lời khuyên. 
2
Cao Mạnh Cường
( Nam)
12A
- Tâm là một học sinh ngoan, gần đây có biểu hiện sa sút về lực học, hay bỏ giờ, bỏ học -Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ đi làm ăn xa , ở với ông bà ngoại hay bị bà la mắng , chửi bới.
- Cách tư vấn: + Tư vấn tại phòng riêng
Dùng các kỹ năng tư vấn để tư vấn tại chỗ, sau đó xuống nhà gặp gia đình để trao đổi , khuyên bảo, giáo dục.
 + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giúp đỡ em về phương pháp học tập.
3
Lê QuốcLong 
( Nam)
12A
- Long ở với bố, bố Long hay uống rượu, mỗi lần say rượu đều mang em ra đánh, có những trận em không dậy được, hàng xóm thương tình phải mang em về nhà để xoa bóp,nhà nghèo, không có xe đi học, phải đi nhờ xe của bạn, hôm nào bạn không cho đi nhờ, hay xe hỏng là phải nghỉ học, hoàn cảnh hết sức đáng thương.
4
Hà Thị Thu, Quách Thị Diệp (Nữ)
11A
 Hai bạn chơi thân, học cùng bàn , người cùng làng.
- Có biểu hiện của chơi bời ăn mặc hở hang, lòe loẹt, đi chơi qua đêm không về nhà, gia đình cũng không liên lạc được, có ý định bỏ học để đi làm.
- Cách tư vấn: + Gọi từng em một lên phòng kín, dùng các kỹ năng tư vấn như : kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe để tìm hiểu động cơ, thái độ, suy nghĩ. Được biết hai em bị lôi kéo bởi một nhóm bạn đã thôi học, lêu lổng, có quan hệ yêu đương với hai thanh niên trong nhóm đó.
 + Dùng các câu hỏi trực tiếp, tế nhị, khéo léo,cởi mở để tạo ra sự tin tưởng sau đó đi sâu vào đời sống riêng tư của các em để tư vấn về sức khỏe sinh sản, hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, cha mẹ lo lắng.
 + Tư vấn cho bố mẹ về những thay đổi trong tâm lý, và việc quan tâm để ý đến con cái trong giai đoạn này ( có thể tư vấn qua điện thoại) 
.
5
Hà Thị Diệu Thúy (Nữ)
10C
- Em không tự tin vì vóc dáng giống con trai, lại bị loạn thị. 
- Cách tư vấn : + Tư vấn tại phòng kín và tư vấn trên lớp học.
	 + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ em trong các buổi học và giúp em hòa nhập nhiều hơn trong các buổi ngoại khóa, các hoạt động của lớp, trong các tiết học
6
Vìn Duy Đức
 (Nam)
10A.
- Em bị bệnh, hay ốm đau, lúc nào cũng thấy mệt hay bồn chồn lo lắng về việc học, em không muốn học và cũng không muốn đi học nữa.
- Cách tư vấn: + Dùng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi để giúp em có thái độ tích cực khi trò chuyện.
 + Tư vấn cho bố mẹ về việc quan tâm hơn nữa đến sức khỏe cũng như việc học tập của em( tư vấn qua điện thoại)
b.Tổ chức các câu lạc bộ theo chủ đề.
	Ngay từ đầu năm học Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng kế hoạch, tổ chức các câu lạc bộ theo chủ đề: Câu lạc bộ về "sức khỏe sinh sản vị thành niên" hoạt động 01 tháng / lần do ban chấp hành Đoàn trường đảm nhiệm; giải đáp những thắc mắc, tâm sự, những chia sẻ về tình bạn, tình yêu, những thầm kín của tuổi mới lớn. 
	Không chỉ hoạt động dưới hình thức tư vấn trực tiếp mà còn hoạt động tư vấn gián tiếp qua Zalo, Facebook của nhóm.
	Câu lạc bộ "Tôi thích học" cũng hoạt động tương tự như câu lạc bộ"sức khỏe sinh sản vị thành niên" mục đích hỗ trợ các đoàn viên, thanh niên học lực yếu, chậm tiến có nhu cầu học hoặc muốn hỗ trợ về phương pháp học. Đặc biệt là khối 11,12. Câu lạc bộ sẽ do các thầy cô có tâm huyết, vững chuyên môn phụ trách, đảm nhiệm.
c. Tổ chức diễn đàn "Hãy lắng nghe con nói ".
	Để tổ chức diễn đàn này, tôi nhóm các thanh niên có hoàn cảnh gia đình" đặc biệt" và có những vướng mắc về tâm lý đối với gia đình như: đoàn viên, thanh niên cá biệt bất mãn với gia đình, hay gia đình có bố mẹ bận rộn ít quan tâm đến con cái, ly hôn, ly thân. Những đoàn viên, thanh niên đang lo lắng về học tập, những mong muốn, đề xuất từ gia đình không được đáp ứng. Tham gia diễn đàn sẽ có những phụ huynh có con đang cần được hỗ trợ, tư vấn tâm lý. 
 	Đoàn viên, thanh niên sẽ được chuẩn bị các vấn đề để trao đổi dưới sự hướng dẫn của BCH Đoàn, như những mong muốn của bản thân trong việc tham gia những vấn đề của gia đình, con mong muốn ở bố mẹ điều gì? ..Ban giám đốc, đại diện thầy cô giáo cũng tham dự và trao đổi với phụ huynh về những kỹ năng cơ bản trong việc giáo dục con cái và kết hợp tổ chức các trò chơi cho cả mẹ và con, bố và con để tạo không khí vui vẻ, gần gũi giữa con cái với bố mẹ. Sau cùng là dùng các phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu nhu cầu sở thích của con. 
	Để tổ chức hình thức tư vấn này, Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, công đoàn dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thực hiện 01 lần / năm học và vào giữa năm học.
d. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ;
	- Chương trình " Nói không với bạo lực học đường"; chương trình "sức khỏe sinh sản vị thành niên"
	- Hình thức : "sân khấu hóa" mỗi chi đoàn một tiểu phẩm với chủ đề trên 
 Thời gian tổ chức: Lồng ghép vào giờ chào cờ đầu tuần hoặc vào dịp 26/3.
	- Đối tượng tham gia: Đoàn viên, thanh niê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ho_tro_tam_ly_hoc_duong_cho_doan_vien.doc
  • docbìa skkn.doc
  • docMỤC LỤC SÁNG KIẾN.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc