SKKN Nâng cao nhận thức học sinh về ATGT, thông qua bài tập phần Cơ học môn Vật lý 10

SKKN Nâng cao nhận thức học sinh về ATGT, thông qua bài tập phần Cơ học môn Vật lý 10

Tai nạn giao thông dưới bất kì hình thức nào trong mọi trường hợp nào nó cũng để lại muôn vàn nỗi đau cho bản thân, cho gia đình và là gánh nặng của toàn xã hội.

Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập các vấn đề nóng, nhất là những vụ tại nạn giao thông (TNGT). Đặc biệt TNGT ngày càng trẻ hoá, đối tượng gây TNGT giao thông phần lớn là thanh thiếu niên, đặc biệt là các em học sinh tuổi mới lớn.

 Thanh niên là trụ cột của nước nhà, việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông (ATGT), ý thức tham gia giao thông cho thanh thiếu niên không chỉ việc làm của các cấp bộ nghành, mà trong đó vai trò của nhà trường có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giáo dục nhân cách sống cho các em. Việc lồng ghép tích hợp vấn đề giao thông thông qua mỗi môn học trong nhà trường ngày càng được đề cao hơn nữa.

 Vật lý với tư cách là môn học thực nghiệm, nghiên cứu những sự vật hiện tượng trong tự nhiên, việc học Vật lý trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng không nên chỉ dừng lại ở truyền thụ cho học sinh nắm vững công thức và giải xong bài toán, mà cần thiết thông qua bài học hướng dẫn cho các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giải thích những gì diễn ra trong thế giới quanh ta.

 Qua quá trình giảng dạy môn Vật lý 10 ở trường THPT Trần phú tôi thấy phần Cơ học có thể giúp tôi thông qua bộ môn truyền thụ đến các em học sinh, nhằm nâng cao nhận thức về ATGT, các em có những kiến thức căn bản về ATGT trong cuộc sống hiện tại và tương lai, từ đó các em có thể là những tuyên truyền viên tích cực nhằm giảm thiểu TNGT.

 Vì những lý do đó tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: “Nâng cao nhận thức học sinh về ATGT, thông qua bài tập phần Cơ học môn Vật lý 10”. Tôi xin giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 14 trang thuychi01 22159
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao nhận thức học sinh về ATGT, thông qua bài tập phần Cơ học môn Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1.
Lý do chọn đề tài 
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu 
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu 
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
 2.1.
Cơ sở lí luận
3
 2.2.
Thực trạng vấn đề
3
 2.2.1.
 Thực trạng chung
3
2.2.2
Thực trạng của giáo viên
4
 2.2.3
 Thực trạng của học sinh
4
 2.3.
Các giải pháp và tổ chức thực hiện
5
 2.3.1.
Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
5
2.3.2
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5
2.3.2.1.
Bài toán định tính
5
2.3.2.2.
Bài toán định lượng
8
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
 3. Kiến nghị và đề xuất 
12
1.MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tai nạn giao thông dưới bất kì hình thức nào trong mọi trường hợp nào nó cũng để lại muôn vàn nỗi đau cho bản thân, cho gia đình và là gánh nặng của toàn xã hội.
Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập các vấn đề nóng, nhất là những vụ tại nạn giao thông (TNGT). Đặc biệt TNGT ngày càng trẻ hoá, đối tượng gây TNGT giao thông phần lớn là thanh thiếu niên, đặc biệt là các em học sinh tuổi mới lớn. 
	Thanh niên là trụ cột của nước nhà, việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông (ATGT), ý thức tham gia giao thông cho thanh thiếu niên không chỉ việc làm của các cấp bộ nghành, mà trong đó vai trò của nhà trường có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giáo dục nhân cách sống cho các em. Việc lồng ghép tích hợp vấn đề giao thông thông qua mỗi môn học trong nhà trường ngày càng được đề cao hơn nữa.
	Vật lý với tư cách là môn học thực nghiệm, nghiên cứu những sự vật hiện tượng trong tự nhiên, việc học Vật lý trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng không nên chỉ dừng lại ở truyền thụ cho học sinh nắm vững công thức và giải xong bài toán, mà cần thiết thông qua bài học hướng dẫn cho các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giải thích những gì diễn ra trong thế giới quanh ta.
	Qua quá trình giảng dạy môn Vật lý 10 ở trường THPT Trần phú tôi thấy phần Cơ học có thể giúp tôi thông qua bộ môn truyền thụ đến các em học sinh, nhằm nâng cao nhận thức về ATGT, các em có những kiến thức căn bản về ATGT trong cuộc sống hiện tại và tương lai, từ đó các em có thể là những tuyên truyền viên tích cực nhằm giảm thiểu TNGT. 
	Vì những lý do đó tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: “Nâng cao nhận thức học sinh về ATGT, thông qua bài tập phần Cơ học môn Vật lý 10”. Tôi xin giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Nghiên cứu tầm quan trọng của việc vận dụng môn học vào giáo dục ý thức chấp hành giao thông, nâng cao nhận thức ý thức pháp luật về ATGT của học sinh.
Giáo dục để học sinh có thể là những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 10 tại trường THPT Trần phú
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này tôi đã chọn một số phương pháp sau:
Phương pháp điều tra khảo sát ( học sinh )
Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm dạy học
Tuyên truyền vận động các cuộc thi, trò chơi, kể chuyện, vẽ tranh .
	2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	2.1. Cơ sở lý luận. 
	Tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề được xã hội quan tâm, hàng năm nó đã cướp đi hàng chục ngàn người, đễ lại thương tích cho nhiều người khác và đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nỗi đau, sự mất mát về người và của từ TNGT, đang là một lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương và cả nước. 
	Từ những vấn đề cấp bách về giao thông của đất nước: Ngày 29 tháng 06 năm 2007 Chính phủ ra Nghị quyết 32 nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông, tuy nhiên tại nạn giao thông vẫn diễn biến rất phức tạp. Ngày 24 tháng 08 năm 2011 Thủ tướng chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 88 về: “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự ATGT ”. Trong đó yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo công tác giáo dục kiến thức ATGT trong trường học, triển khai chương trình giảng dạy về ATGT vào các Trường sư phạm để đào tạo đội ngũ Giáo viên có kiến thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về ATGT. Có phương án đưa giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT vào chương trình chính khoá trong các trường học; tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hoá giao thông trong từng cấp học từ năm học 2012. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; Hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy.
 Ngày 12/01/2012 Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh hoá ra chỉ thị về: “Tăng cường chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”. Trong đó yêu cầu Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các Trường Phổ thông, Đại học và Cao đẳng..... Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật về TTATGT trong các trường học.
	Bộ môn Vật lý được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông ngoài cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về Vật lý. Qua việc giải các bài toán Vật lý , các em có thể được nâng cao nhận thức pháp luật về TTATGT.
	2.2. Thực trạng của vấn đề. 
	2.2.1. Thực trạng chung:	
	Theo trang điện tử Xã hội trung bình mỗi năm nước ta có gần 12000 người chết, 9300 người bị thương, số người chết bằng 75% và số bị thương bằng 150% so với vụ động đất sóng thần tại Nhật bản. Năm 2011 đến hết tháng 11/2011 cả nước xảy ra 12123 vụ tai nạn giao thông làm chết 10129 người, bị thương 9287 người. Quý I năm 2012 trung bình mỗi ngày có khoảng 27 người chết vì TNGT, tương đương một trung đội. Tuy những năm gần đây có giảm nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Theo thông kê: 
	 Số người chết vì TNGT tính trên 1 triệu người dân năm 1996
Anh
Mỹ
Đức
Ý
Pháp
Việt Nam
Nhật Bản
92
183
126
119
198
80
92
	Số người chết vì TNGT trên 1 triệu người dân năm 2008
Anh
Mỹ
Đức
Ý
Pháp
Việt Nam
Nhật Bản
38
71
52
67
132
284
32
	Thông qua bảng thống kê ta thấy: Số người chết do TNGT ở nước ta có chiều hướng gia tăng, trong khi đó ở các nước phát triển số lượng người chết giảm, điều này cho thấy ý thức chấp hành về luật ATGT ở nước ta còn rất thấp so với các nước phát triển.
 Trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá: Năm 2011 có 206 vụ tai nạn gia thông làm chết 228 người và bị thương 112 người.
	Trên địa bàn Huyện Nga Sơn: Theo số liệu Công an Huyện: Năm 2011 có 1420 người vi phạm luật giao thông, đặc biệt có 18 vụ tai nạn giao thông làm chết 5 người và bị thương 18 người.
	Năm 2015 cả nước xảy ra 22827 vụ tai nạn giao thông làm chết hơn 8700 người và bị thương 21 nghìn người.
	2.2.2. Thực trạng của Giáo viên:
	Khi giảng dạy phần cơ học đa số Giáo viên suy nghĩ chỉ cần cung cấp đầy đủ các kiến thức trong bài học cho các em là mình đã hoàn thành nhiệm vụ, mà chưa biết cách thông qua bài tập để lồng ghép kiến thức của bài học với giao thông, từ đó nâng cao nhận thức cho các em học sinh khi tham giao thông. 
	Mặt khác bản thân tôi thấy sách giao khoa và sách bài tập phần cơ học còn bó hẹp, ít những bài toán, các câu hỏi đề cập đến trật tự ATGT, bên cạnh đó thời lượng dành cho mỗi bài không nhiều. 
	2.2.3. Thực trạng của Học sinh:
	Trong quá trình giảng dạy Vật lý tại lớp 10, tôi thấy nhiều học sinh rất thích học bộ môn Vật lý. Một số học sinh còn có kiến thức về an toàn giao thông, qua các phương tiện thông tin đại chúng và thực tiễn cuộc sống.
	Phần cơ học của vật lý 10 đã cung cấp cho các em những kiến thức căn bản như: các công thức, các hiện tượng, định luật Vật lý, về chuyển động của các vật thẳng đều, biến đổi đều, các bài toán có gia tốc , điều kiện cân bằng của vật rắn.... Điều này có thể giúp các em lồng ghép các vấn đề giao thông vào những bài tập cụ thể, làm cho bài toán có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao hơn.
	Tuy nhiên phần lớn kiến thức của các em còn trống rỗng rất nhiều, bên cạnh đó tuổi mới lớn muốn khẳng định cho mọi người.... tính ham vui, làm cho các em hiểu sai về luật giao thông. Đặc biệt chưa ý thức tốt khi tham gia giao thông, sự hiểu biết của các em về luật giao thông chưa cao, thể hiện khi tham gia giao thông, các em đi hàng 3 hàng 4 thậm chí hàng 5 trên đường, lạng lách đánh võng chở đông người trên xe. Còn tụ tập đông người trước cổng, khi tan trường gây cản trở giao thông .... Đặc biệt trong những năm gần đây số lượng xe máy xe đạp điện tăng lên khá nhiều làm cho giao thông trở nên rất phức tạp và khó lường  
	Vì những lý do trên, khi bắt đầu giảng dạy Vật lý lớp 10 D, I, K tại Trường THPT Trần phú năm học 2012 - 2013 và kiểm tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm sự hiểu biết về vấn đề giao thông tôi thu được kết quả sau:
Tổng số học sinh
Không biết
Biết
Hiểu
Vận dụng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
123
72
58,6%
39
31,7%
12
9,7%
0
0 %
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
	2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.
+ Vận dụng bài toán chuyển động theo quán tính.
+ Vận dụng kiến thức về chuyển động tròn đều và chuyển động ly tâm.
+ Vận dụng kiến thức trong chuyển động có gia tốc.
+ Vận dụng kiến thức về các dạng cân bằng: (bền, không bền)
+ Vận dụng kiến thức về động lượng.
	Trong đó có hai dạng toán định tính và định lượng.
	2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 2.3.2.1: Bài toán định tính: (Tôi đã lồng ghép trong mỗi tiết học)
	Bài toán 1: 
	a/ Giáo viên: Tại sao khi xe đang chạy và dừng lạ đột ngột thì người chuyển động về phía trước?
	Học sinh: Do tính chất bảo toàn vận tốc của vật nên khi xe dừng lại đột ngột thì người vẫn đang chuyển động theo quán tính và lao về phía trước.
	b/ Giáo viên: Giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ôtô?
	 Học sinh: Xe đang chạy dừng lại đột ngột, theo quán tính người lao về phía trước ra khỏi ghế, có thể bị chấn thương do va chạm vào các vật phía trước chỗ ngồi. Dây an toàn có tác dụng giữ cho người khỏi lao về phía trước khi xe dừng lại đột ngột.
	Giáo viên: Những hậu quả của xe chạy quá tốc độ ? Nếu không thắt dây an toàn thì có thể xảy ra hậu quả gì?
	Học sinh: Nếu cho xe chạy quá tốc độ thì có thể gây ra tai nạn giao thông. Khi ngồi trên xe không thắt dây an toàn thì có thể làm cho người bị chấn thương, gây hậu quả nghiêm trọng khi xe dừng lại đột ngột.
	Bài toán 2: 
	Giáo viên: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy sau một xe tải, nếu xe tải dừng lại đột ngột?
	Học sinh: Xe máy có thể sẽ đâm vào ôtô. 
	Giáo viên: Liệu lái xe có hãm phanh tức thời khi xe tải dừng đột ngột không? Sau khi hãm xe có dừng lại lập tức không?
	Học sinh: Do phản xạ của người lái xe máy không tức thời, mà cần có thời gian dù rất ngắn để nhận ra xe tải dừng lại và ấn chân vào phanh.
	Do quán tính, nên dù đã chịu lực hãm xe cũng không dừng lại ngay mà cần có thời gian mới dừng hẳn.
	Trong hai khoảng thời gian nói trên, xe máy đã đi hết khoảng cách giữa hai xe và có thể đâm vào ôtô tải gây ra tai nạn giao thông.
	 Giáo viên: Những bài học rút ra của bản thân các em?
	Học sinh: Không nên đi sau các xe ôtô quá gần, nếu có đi sau thì cần giữ khoảng cách an toàn, chú ý quan sát các vật trên đường để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
	Bài toán 3:
	 Giáo viên: Tại sao đi thuyền nan không nên đứng? 
	Học sinh: Thuyền nan là thuyền nhẹ, trạng thái cân bằng của nó rất kém bền vững. Nếu ta đứng trên thuyền thì trọng tâm của thuyền sẽ bị nâng lên cao, trạng thái cân bằng càng kém bền vững hơn do đó thuyền dễ bị lật úp.
	Giáo viên: Tại sao chở hàng càng cao, càng dễ bị lật đổ? Các xe khách xe tải chở hàng chất cao có thể gây ra những hậu quả gì?
	Học sinh: Trọng tâm càng thấp thì cân bằng càng bền. Khi chở hàng càng cao trọng tâm được nâng lên, cân bằng của xe trở nên càng kém bền vững, xe có thể bị lật đổ.
Các xe chở hàng cao trọng tâm được nâng lên, thực tế mặt đường thường không bằng phẳng, khi xe đi qua các đoạn đường gồ ghề ổ gà... xe có thể bị lật đổ gây ra tai nạn giao thông.
	Giáo viên: Bài học cần rút ra là gì?
	Học sinh: Khi tham gia giao thông không nên chở hàng cao, chở quá số người, cần xếp hàng hoá có độ cao vừa phải, khi chở hàng cao nên đi chậm để xe không bị lật đổ khi qua các đoạn đường không bằng phẳng.
	Bài toán 4: 
	Giáo viên: Tại sao khi bị rẽ đột ngột sang trái, thì người có xu hướng bị ngã sang phải? Nêu hiện tượng xe đi qua đoạn vòng? 
	Học sinh: Khi đi trên đoạn đường thẳng nếu rẽ đột ngột, theo quán tính người tiếp tục chuyển động thẳng, xe rẽ sang trái người có cảm giác bị ngã ngưòi sang phải.
	 Vì vậy khi đi qua đoạn đường vòng người có xu hướng văng ra khỏi quỹ đạo (ra khỏi xe).
	Giáo viên: Các đoạn đường vòng thường làm nghiêng nhằm mục đích gì? 
	Học sinh: Các đoạn đường cong thường làm nghiêng mục đích để tránh cho xe khỏi bị trượt khi vào khúc quanh.
Để khỏi trượt vào khúc quanh vận tốc của xe có giá trị. 
Với ( hệ số ma sát mặt đường và xe, R bán kính cong cố định) nên vận tốc khi qua đoạn đường này thường nhỏ hơn v0. Hợp của trọng lực và phản lực đóng vai trò tăng giá trị lực hướng tâm cho xe khỏi trượt.
	Giáo viên: Tại sao khi chạy quá tốc độ qua các đường vòng thì xe có thể văng ra ngoài quỹ đạo? 
	Học sinh: Khi qua các đường vòng nếu vận tốc lớn, vật có thể văng ra ngoài là do lực ma sát nghỉ cực đại không đủ để đóng vai trò lực hướng tâm cho vật chuyển động tròn.
	Giáo viên: Hậu quả của xe chạy quá tốc độ khi qua đường vòng? Bài học rút ra?
	Học sinh: Hậu quả của xe chạy quá tốc độ khi qua đoạn cong có thể làm cho người và xe văng ra khỏi quỹ đạo, gây ra thiệt hại về vật chất và có thể chết người. Vì những lý do trên cần giảm tốc độ khi qua các đoạn đường cong.
	Bài toán 5: 
	Giáo viên: Tại sao khi đi qua đoạn đường cong, người đi xe đạp, xe máy... thường phải nghiêng người?
Đ
G
	Học sinh: Xe nghiêng (ĐG) một góc so với phương thẳng đứng:
Phản lực của mặt đường gồm 2 thành phần: 
Thành phần vuông góc với mặt đường cân bằng 
với trọng lực, thành phần song song với mặt 
đường hướng vào tâm giữ cho bánh xe khỏi trượt 
là lực ma sát nghỉ. 
(đóng vai trò là lực hướng tâm cho xe chuyển động tròn)
	 ()
	Giáo viên: Nếu không nghiêng người, xe chuyển động có hiện tượng gì khi qua đoạn cong?
	Học sinh: Nếu không nghiêng người, lực ma sát nghỉ không đủ để đóng vai trò là lực hướng tâm xe có xu hướng trượt ra khỏi quỹ đạo, khi đó vận tốc của xe phải nhỏ, nếu vận tốc lớn xe có xu hướng văng khỏi quỹ đạo gây ra tai nạn giao thông.
	Bài toán 6: 
	Giáo viên: Hai ôtô có cùng động lượng chuyển động trên đường, khối lượng hai xe khác nhau. Xe có khối lượng nhỏ chạy sau xe khối lượng lớn. Hỏi ôtô nhỏ có đâm vào ôtô trước không? Biết hai ôtô cùng đột ngột hãm phanh do gặp chướng ngại vật? (hệ số ma sát như nhau)
	Học sinh: Ôtô khối lượng nhỏ có thể bị đâm vào xe đi trước vì:
Hai ôtô cùng động lượng, nên xe có khối lượng nhỏ thì vận tốc lớn, phản lực nhỏ suy ra lực ma sát nhỏ vì vậy thời gian dừng lại lâu hơn so với ôtô có khối lượng lớn.
	Giáo viên: Những bài học kinh nghiệm là gì?
	Học sinh: Cần làm chủ tốc độ trong mọi trường hợp, không để tình huống bất ngờ xảy ra, cần tuân thủ quy định khi lái xe.(khoảng cách giữa hai xe phải đảm bảo an toàn)
	Bài toán 7: 
	Giáo viên: Một xe máy và xe đạp đang đi cùng chiều, điều gì xảy ra nếu bất ngờ người điều khiển xe đạp rẽ trái (người đi bộ chạy qua đường)?
	Học sinh: Xe máy có thể đâm vào xe đạp vì:
Người điều khiển xe máy phải mất thời gian để hãm phanh, xe chưa dừng lại ngay sau khi hãm, hai khoảng thời gian nói trên làm cho xe máy đâm vào xe đạp gây ra tai nạn.
	Giáo viên: Những bài học rút ra là gì?
	Học sinh: Mỗi người tham gia giao thông cần tuân thủ quy định khi tham gia giao thông, chú ý quan sát khi sang đường để tránh những tai nạn thương tâm.
	2.3.2.2 Bài toán định lượng.
	Dạng 1: Bài toán chuyển động có gia tốc trong chuyển động thẳng.
	Giáo viên: Một ôtô chạy trên đường với vận tốc 54 km/h. Cách xe một khoảng 24 m, trong một hẻm nhỏ một người đi xe máy phóng ngang đường (do khất tầm nhìn), người lái xe ôtô phanh vội. Sau thời gian 2 s ôtô đâm vào xe máy. Tìm vận tốc của ôtô khi đâm vào xe máy? Để không đâm vào xe máy thì vận tốc ôtô khi lúc bắt đầu hãm phanh tối đa là bao nhiêu?
	Học sinh:
	Chọn gốc toạ độ là vị trí bắt đầu hãm phanh, chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động của ôtô. Gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Từ công thức tính quãng đường: 
Gia tốc ôtô là: 
Vận tốc ôtô khi đâm vào xe máy là:
 v = v0 + a.t =15 - 3.2 = 9 (m/s) = 32,4 (km/h).
Để ôtô không húc vào xe máy thì vận tốc ôtô lớn nhất khi hãm phanh là:
0 = v0 + a.t suy ra v0 = -a.t = - (-3.2) = 6 (m/s) = 21,6 (km/h) 
Giáo viên: thông qua bài toán hãy rút ra bài học cho bản thân?
	Học sinh: Khi qua đường ngang tài xế cần chú ý biển báo, các đường giao cắt, quan sát các vật cản, người đi và phương tiện đặc biệt phải làm chủ tốc độ để xử lý tình huống bất ngờ có thể xảy ra. 
	Dạng 2: Bài toán chuyển động có gia tốc trong chuyển động tròn.
	Giáo viên: Một xe chạy qua khúc quanh trên một đường nằm ngang. Bán kính khúc quanh là 50 m. Lấy g = 10 (m/s2).
1/ Tính vận tốc tối đa của xe để xe không bị trượt trên mặt đường? Hệ số ma sát nghỉ giữa bánh xe với mặt đường là 0,2.
2/ Để xe không bị trượt trên đường khi đi qua khúc quanh, mặt đường được làm nghiêng một góc so với phương nằm ngang (hình vẽ). Hỏi vận tốc tối đa của xe khi qua khúc quanh đó? (Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường).
	Học sinh:	
 1/ Các lực tác dụng lên xe gồm: Trọng lực, phản lực của mặt đường, lực ma sát nghỉ.
 Trọng lực và phản lực cân bằng nhau, nên lực tác dụng lên xe chỉ còn lực ma sát nghỉ, lực này đóng vai trò là lực hướng tâm cho xe chuyển động tròn quanh khúc cua.
R
R
 Theo định luật 2 Niutơn:	
	Hay: = 36(km/h)
 Bài học: Lực ma sát nghỉ không đổi , nếu xe chuyển động với vận tốc lớn hơn 36 (km/h) thì lực ma sát nghỉ không thể giữ cho xe chuyển động tròn, xe có xu hướng trượt văng ra ngoài quỹ đạo, vì lý do này mà đối tượng điều khiển phương tiện giao thông cần chú ý khi qua đường cong giảm tốc độ để đảm bảo an toàn, vận tốc an toàn lớn nhất mà xe đạt được thường ghi trên biển báo ở đầu đoạn đường cong.
 2/ Trong trường hợp trên đường nghiêng xe chịu tác dụng của: 
Trọng lực và phản lực (hv). 
Hợp lực của hai lực này là lực hướng tâm của xe.
Theo hình vẽ: 
Mặt khác theo định luật 2 Niutơn:
 Bài học: Vận tốc tối đa an toàn khi xe đi qua đoạn đuờng nghiêng là 48,5(km/h). Nếu vận tốc lớn hơn giá trị này xe bị trượt lên dốc, vận tốc nhỏ hơn xe bị trượt xuống. Hợp lực của trọng lực và phản lực của mặt đường đóng vai trò lực hướng tâm để xe chuyển động được an toàn.
	So sánh (1) và (2) ta thấy hợp lực của trọng lực, phản lực và lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm để xe chuyển động tròn (nếu bài toán có ma sát) do vậy xe qua đường nghiêng có vận tốc lớn hơn trên mặt đường bằng phẳng, nhưng giá trị đó không thể lớn hơn giá trị ghi trên biển báo giao thông. 
	Dạng 3: Bài toán về các dạng cân bằng (bền, không bền)
C
A
D
B
G
P
H
	Giáo viên: Một xe chở hàng đi qua một đoạn đường nghiêng một góc 200 so với mặt phẳng ngang, bề rộng của thùng xe là a = 2,5 m. Tìm chiều cao tối đa của hàng khi xếp vào thùng xe để xe không bị lật. 
	Học sinh:
	Giả sử thùng hàng được xếp theo
hình khối ABCD (hình vẽ). BC là chiều
cao tối đa của thùng hàng, khi đó trọng 
tâm của thùng hàng G là giao của BD và AC (Giả sử hàng khối lượng phân bố đều).
Vậy khối hàng bị lật đổ khi giá của trọng lực ngoài mặt chân đế.(đáy AB = a)
Khi đó trọng lực sẽ tạo một mô men lực làm khối quay quanh A. 
Nếu trọng lực có giá đi qua A, cân bằng của thùng hàng là cân bằng không bền, chỉ cần có một tác động nhỏ thì thùng hàng sẽ lật đổ ngay.
Vậy góc .
Độ cao lớn nhất của trọng tâm G 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nhan_thuc_hoc_sinh_ve_atgt_thong_qua_bai_tap_p.doc