SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh lớp chủ nhiệm

Trong học kì một năm học 2015-2016 trường THPT Triệu Sơn 3 mất đi một học sinh chăm ngoan, học giỏi vì “tai nạn giao thông”. Tôi chuyển về trường năm 2009 tính đến nay trường đã có 3 học sinh tử vong vì tai nạn giao thông(TNGT). Các em mất đi để lại nỗi đau tột cùng cho bố mẹ, gia đình, thầy cô và bạn bè. Có thể nói TNGT là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội bởi vì TNGT để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về người và của mà đôi khi còn là “khoảng lặng” trong tâm hồn của nhiều người. Những người may mắn sống sót nhưng để lại di chứng tật nguyền thì trở thành “gánh nặng” cho người thân và “nỗi ám ảnh” suốt cuộc đời. Nhưng đau lòng và mất mát hơn cả nếu người bị nạn là trụ cột gia đình, khiến con cái của họ phải sống nheo nhóc trong cảnh mồ côi cha hoặc mẹ; những người vợ hoặc chồng thì “góa bụa” một mình “bươn trải ngược xuôi” nuôi con. TNGT để lại quá nhiều mất mát và nỗi đau không gì có thể kể xiết. Vậy, làm thế nào để giảm thiểu được những cái chết “thương tâm”, những cảnh đời “bất hạnh” vì TNGT?. Bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn đau đáu trong lòng “vấn nạn giao thông”. Bởi vì, hằng ngày, hằng giờ bất kì ở đâu cũng có nhiều phương tiện “ra rả” nhắc nhở, cảnh báo tình trạng giao thông nguy hiểm hiện nay. Những thống kê của đài báo về số người tử vong vì TNGT trong các dịp lễ, tết đến rùng mình ớn lạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do con người không làm chủ được phương tiện điều khiển nhưng dường như nhiều người vẫn mặc nhiên vì “chuyện đó không phải của mình”. Một giáo viên mà trong trường đã từng có học sinh tử vong vì TNGT nên tôi thấu hiểu những tổn thất và mất mát do TNGT gây ra.

doc 20 trang thuychi01 5901
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong học kì một năm học 2015-2016 trường THPT Triệu Sơn 3 mất đi một học sinh chăm ngoan, học giỏi vì “tai nạn giao thông”. Tôi chuyển về trường năm 2009 tính đến nay trường đã có 3 học sinh tử vong vì tai nạn giao thông(TNGT). Các em mất đi để lại nỗi đau tột cùng cho bố mẹ, gia đình, thầy cô và bạn bè. Có thể nói TNGT là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội bởi vì TNGT để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về người và của mà đôi khi còn là “khoảng lặng” trong tâm hồn của nhiều người. Những người may mắn sống sót nhưng để lại di chứng tật nguyền thì trở thành “gánh nặng” cho người thân và “nỗi ám ảnh” suốt cuộc đời. Nhưng đau lòng và mất mát hơn cả nếu người bị nạn là trụ cột gia đình, khiến con cái của họ phải sống nheo nhóc trong cảnh mồ côi cha hoặc mẹ; những người vợ hoặc chồng thì “góa bụa” một mình “bươn trải ngược xuôi” nuôi con. TNGT để lại quá nhiều mất mát và nỗi đau không gì có thể kể xiết. Vậy, làm thế nào để giảm thiểu được những cái chết “thương tâm”, những cảnh đời “bất hạnh” vì TNGT?. Bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn đau đáu trong lòng “vấn nạn giao thông”. Bởi vì, hằng ngày, hằng giờ bất kì ở đâu cũng có nhiều phương tiện “ra rả” nhắc nhở, cảnh báo tình trạng giao thông nguy hiểm hiện nay. Những thống kê của đài báo về số người tử vong vì TNGT trong các dịp lễ, tết đến rùng mình ớn lạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do con người không làm chủ được phương tiện điều khiển nhưng dường như nhiều người vẫn mặc nhiên vì “chuyện đó không phải của mình”. Một giáo viên mà trong trường đã từng có học sinh tử vong vì TNGT nên tôi thấu hiểu những tổn thất và mất mát do TNGT gây ra.
Xác định được tầm quan trọng của an toàn giao thông(ATGT) trong nhà trường thì Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị đảm bảo công tác ATGT như: Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; Chương trình phối hợp số 27/CTPH/UBATGTQG - BGDĐT - TWĐTN ngày 18/4/2012 của Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn 2012 - 2017”; với mục tiêu chung“Phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai; giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững.” Đối với ngành Giáo dục đã có một số sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhưng chủ yếu là ở bậc mầm non và bậc tiểu học như: Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học” của tác giả Thái Thị Bích Vân ở đơn vị trường Tiểu học Tân Định huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương hay sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mẫu giáo” của tác giả Triệu Ngọc Tâm ở đơn vị Trường Mẫu giáo quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nhưng sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông thì rất ít. Đã có sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDATGT trong trường phổ thông” của tác giả Lê Thị Thu Vân ở đơn vị trường THPT Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng sáng kiến này tác giả trình bày các kinh nghiệm với vai trò là người làm công tác Đoàn trường. Bản thân tôi thiết nghĩ giáo dục ATGT cho học sinh trung học phổ thông là việc làm cần thiết trong các nhà trường hiện nay và đặc biệt người làm tốt công tác này là giáo viên chủ nhiệm. Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của các em. 
Một lí do nữa khiến tôi luôn thôi thúc nghĩ đến việc thực hiện an toàn giao thông ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Vì đa số các em tự điều khiển phương tiện đến trường mà không cần đến sự trợ giúp của gia đình như khi các em còn nhỏ. Phương tiện hiện nay các em điều khiển chủ yếu là xe đạp, xe đạp điện và xuất hiện của xe máy điện. Ở lứa tuổi này tâm lí các em diễn ra phức tạp, là ngưỡng cửa bước từ tuổi vị thành niên sang tuổi thành niên nên có nhiều em muốn chứng tỏ “cái tôi cá nhân” khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm Bên cạnh đó nhiều em tâm lí muốn đông vui nên tham gia giao thông dàn thành hàng đôi, hàng ba tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, tôi ấp ủ viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh lớp chủ nhiệm” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2015-2016. Với đề tài này tôi chỉ mới áp dụng trong phạm vi nhỏ là học sinh lớp chủ nhiệm nhưng tôi mong rằng có thể chia sẻ với quý đồng nghiệp những biện pháp hay để không chỉ giáo dục cho học sinh lớp tôi nói riêng mà cho nhiều học sinh nói chung. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm tòi và phát hiện ra những biện pháp hay giáo dục an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời bản thân mỗi học sinh có thể là một tuyên truyền viên cho người thân và những người xung quanh có ý thức tốt với vấn đề giao thông. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng mà tôi nghiên cứu là các văn bản pháp luật quy định an toàn giao thông đường bộ; các văn bản pháp luật quy định đối với xe đạp điện, xe máy điện và xe máy; các biện pháp để giáo dục an toàn giao thông cho học sinh của lớp chủ nhiệm.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp giáo dục tích hợp
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Giáo dục ATGT trong các nhà trường đang được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Có nhiều văn bản được chỉ đạo sâu rộng trên phạm vi cả nước như:
- Ban hành Chỉ thị số 13/GD-ĐT ngày 28/7/1995 về thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ và Chỉ thị 317/TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Ký kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA- BGTVT -TWĐTN-ĐTHVN ngày 4/9/2007 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
- Phát động cuộc vận động: “Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” trong toàn ngành Giáo dục từ năm học 2007-2008.
Trên cơ sở đó bản thân tôi tìm hiểu một số tài liệu về Luật giao thông đường bộ, tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 
2.2.1. Thực trạng chung
Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập thì nền kinh tế có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của tăng trưởng kinh tế là vấn đề về tai nạn giao thông. An toàn giao thông đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm là vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Bởi vì số vụ TNGT đang diễn ra hàng ngày hàng giờ với tính chất ngày càng phức tạp và nghiêm trọng đặc biệt là số vụ của tai nạn giao thông đường bộ. 
Nhìn vào bảng thống kê số liệu của Cục cảnh sát giao thông từ năm 2010 đến năm 2015 cho chúng ta thấy rõ điều đó. 
Bảng thống kê số liệu tai nạn giao thông
(Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông)
Năm
Số vụ
Số người  chết
Số người bị thương
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
2010
47.397
196
11.029
146
46.194
17
2011
43.786
171
10.950
146
48.356
25
2012
35.820
118
9.540
108
38.170
12
2013
31.266
92
9.805
49
32.253
11
2014
25.579
90
9.025
66
24.853
10
2015
22.326
96
8.435
74
20.815
15
Và điều đáng nói hơn nữa độ tuổi của người bị tử vong vì TNGT đa số trong độ tuổi lao động. Cho nên có thể nói TNGT là một trong những nguyên nhân làm thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà như: Chi phí y tế thuốc men cho người bị thương, chi phí cho người tử vong, chi phí cho các vụ án xét xử, thiệt hại phương tiện, thiệt hại cơ sở hạ tầngBên cạnh đó là tác động tâm lí nặng nề cho người bị tai nạn, người thân và cả người gây ra tai nạn còn người dân xung quanh thì có tâm lí hoang mang lo lắng mỗi khi tham gia giao thông. Bởi vậy, để nâng cao tình hình ATGT thì Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều văn bản luật đưa ra nhằm chế tài cho người tham gia giao thông như: Văn bản Luật số 23/2008/QH12 quy định về Luật giao thông đường bộ.
Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát giao thông số vụ TNGT trong hai năm vừa qua có giảm nhưng số vụ TNGT của học sinh lại gia tăng đặc biệt với học sinh trung học phổ thông và phương tiện chủ yếu gây tai nạn là xe đạp điện, xe máy điện và xe máy. Vì vậy, Chính phủ có thông tư số 54/2015/TT-BCA bổ sung điều 25a vào thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe ban hành ngày 22/10/2015 kể từ ngày 06/12/2015 chủ các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện phải thực hiện đăng kí bắt buộc. 
Nhìn vào bảng số liệu của Cục cảnh sát giao thông về số vụ TNGT của đường bộ mà bản thân tôi là một giáo viên không khỏi suy nghĩ về ATGT đường bộ nói chung hiện nay và ATGT đường bộ nói riêng của ngôi trường nơi tôi công tác nhằm mục đích giáo dục cho các em ý thức được “an toàn giao thông” là trên hết mỗi khi tham gia giao thông.
2.2.2. Thực trạng riêng
 Thứ nhất: Thực tế hiện nay là quỹ thời gian để các em được tuyên truyền và học về Luật giao thông ở bậc trung học phổ thông quá ít. Chỉ một vài tiết của hoạt động ngoài giờ lên lớp và qua môn học Giáo dục công dân. Vì vậy, mà đa số học sinh tham gia giao thông nhưng chưa hiểu luật hoặc chưa hiểu các kĩ năng phòng tránh xảy ra TNGT. Tài liệu phổ biến ATGT thì quá ít ỏi, đa số học sinh tự tìm hiểu nên việc tuyên truyền ATGT giao thông cho các em chưa thực sự có hiệu quả.
Thứ hai: Trong những năm vừa qua bức tranh của kinh tế thị trường ở nước ta có nhiều khởi sắc, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã mua được xe đạp điện, xe máy điện cho con đến trường. Nếu như năm học 2012-2013 cả trường THPT Triệu Sơn 3 chỉ mới lác đác xuất hiện mấy chiếc xe đạp điện thì năm học 2015-2016, số xe đạp điện, xe máy điện đã tăng đến cấp số nhân. Nhưng rất nhiều học sinh trong số đó có tâm lí ngại đội mũ bảo hiểm vì nhiều lí do như: Đội mũ bảo hiểm rầy rà mất thời gian, không đội mũ bảo hiểm để chứng tỏ mình sành điệu, không đội mũ bảo hiểm vì chưa có thói quenmà bản thân các em đâu biết trên đường đi có nhiều mối hiểm nguy có thể xảy ra.
Cũng do kinh tế thị trường phát triển mà số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Đặc biệt với số lượng phát triển như vũ bão của xe máy, hầu hết mỗi gia đình ở nông thôn hiện nay đều có xe máy. Bởi vậy, có nhiều phụ huynh học sinh có thể vì nhiều lí do vẫn cho con em mình điều khiển xe máy khi chưa có giấy phép lái xe. 
Với tâm lí nhiều học sinh coi vị trí cổng trường là nơi gặp gỡ, trao đổi hoặc chờ đợi bạn cùng đi trên một tuyến đường nên nơi đây được các em xem là vị trí “lí tưởng” để gặp mặt. Hơn nữa thông thường ở mỗi cổng trường học lại có nhiều dịch vụ mua bán ăn theo, có nhiều hàng quán được mọc lên do đó tình hình giao thông trước cổng trường luôn là “điểm nóng” sau mỗi buổi tan trường.
Trường THPT Triệu Sơn 3 được đóng trên địa bàn xóm 4 xã Hợp Lí, huyện Triệu Sơn, trường rất gần với ngã ba của xã, nơi đây về buổi chiều có chợ cóc đang manh nha hình thành nên số lượng người đi lại mua bán vô cùng phức tạp. Mặt khác, đây cũng là vị trí trung tâm hành chính xã nên có bến xe buýt số 17 và nhà xe Hào Hương đón và trả khách mỗi ngày do đó tình hình đi lại trên tuyến đường này luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
2.2.3. Hệ quả của thực trạng
Đối với lớp tôi chủ nhiệm năm học 2013-2014 đã có 4 học sinh vi phạm giao thông, các em đã tự ý lấy xe máy của bố mẹ để đi giao lưu bóng đá với bạn bè. Vì vừa điều khiển phương tiện và vừa nói chuyện nên các em đã bị tai nạn giao thông gồm các học sinh như sau:
Hà Văn Lãm bị trầy mặt và thâm vùng mắt.
Lê Huy Sơn bị trầy tay và chân
Lê Hữu Đức bị bong gân chân và trầy tay
Hà Minh Hiếu bị trầy mặt và bong gân cánh tay phải.
Đối với trường chỉ tính từ năm học 2010-2011 đến năm học này trường THPT Triệu Sơn 3 đã có 3 học sinh bị tử vong vì tai nạn giao thông. Đó là các học sinh:
 Lê Thị Linh lớp G2 khóa học 2011-2014 nguyên nhân trên đường đi học về em bị xe ôtô tải tránh đường đâm vào xe đạp của em khiến em bị thương nặng và gây tử vong. 
 Lê Thị Thùy Linh lớp G8 khóa học 2011-2014 nguyên nhân trên đường đi học về em bị người lái xe ô tô tải do uống nhiều bia rượu không làm chủ được tốc độ nên đến khúc cua của xóm 9 xã Hợp Lí đã đụng vào xe đạp của em và gây tử vong cho em.
 Phan Thị Tân lớp 11B5 khóa học 2014-2017. Em là một học sinh chăm ngoan, học giỏi nhưng cũng chỉ vì người lái xe ô tô thiếu trách nhiệm, phóng nhanh, vượt ẩu trong lúc đi ngược chiều đã đụng vào xe đạp điện của em và gây tử vong.
Từ khi con đường nối liền khu kinh tế Nghi Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân được triển khai làm mới thì có rất nhiều xe ô tô chở nguyên vật liệu của tập đoàn Bắc Trung Nam hoạt động trên tuyến đường này. Đa số xe ô tô của tập đoàn là những xe có trọng tải lớn vì vậy làm ảnh hưởng nhiều đến sự lưu thông của tuyến đường. Tháng 12 năm 2015 cô giáo Lê Thị Lan –giáo viên dạy môn ngữ Văn của trường trên đường đi làm về vì tránh xe của tập đoàn Bắc Trung Nam mà cô bị tai nạn giao thông làm cô bị thương nặng ở vùng mặt và mắt phải điều trị một thời gian mới có thể hồi phục.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng hợp lí giờ sinh hoạt lớp để giáo dục ATGT đường bộ cho học sinh lớp chủ nhiệm theo chủ đề
Do quỹ thời gian các em học kiến thức văn hóa chiếm phổ biến nên tôi đã chọn giờ sinh hoạt lớp cuối mỗi tuần để giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh lớp mình với phương châm giáo dục ATGT là cả một quá trình nhằm mục đích các em có thể hiểu, ghi nhớ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống đồng thời mỗi học sinh có thể là một tuyên truyền viên đến người thân và những người xung quanh về ATGT. Việc sử dụng giờ sinh hoạt lớp để thực hiện thì yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải biết sắp xếp công việc của lớp một cách hợp lí có hiệu quả tạo tâm lí thoải mái cho các em hứng thú với chuyên đề mà giáo viên muốn lồng ghép. Với biện pháp này, tôi tiến hành chia nội dung theo chủ đề của từng tháng.
Ví dụ: Chủ đề 1: Chỉ ra hậu quả và nguyên nhân của TNGT được thực hiện vào tháng 9 và tháng 10. 
Chủ đề 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Luật giao thông đường bộ được thực hiện vào các tháng tiếp theo. Vì đây là đơn vị kiến thức cần nhiều thời gian hơn để các em có thể hiểu được một số kiến thức cần thiết về Luật giao thông đường bộ.
Với chủ đề 1: Tuần 1 và tuần 2 của tháng 9, tôi cho các em tìm hiểu hậu quả của TNGT gây ra. Tôi thực hiện như sau: Tác động vào tâm lí của các em bằng cách sử dụng hình ảnh trực quan với sự hỗ trợ của máy chiếu Projector để chỉ ra cho các em nhận thấy hậu quả của tai nạn giao thông gây ra cho cá nhân, gia đình và xã hội
Bước 1: Tôi trình chiếu một số hình ảnh và video của những vụ tai nạn khủng khiếp mà tôi sưu tầm được. Số đông có hiệu ứng tâm lí lan truyền nên khi chọn hình ảnh phải có sự chọn lọc nhằm làm nhấn mạnh hiệu quả của hình ảnh đó. Do đó tôi chọn hình ảnh của những vụ tai nạn thảm khốc mà nhiều người cùng biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng đã từng xảy ra trước đó. Nếu là những vụ tai nạn xảy ra gần với địa phương của số đông học sinh mà các em biết thì càng tăng yếu tố thực tiễn bởi TNGT có thể xảy ra với bất kì ai, bất kì địa phương nào. Tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt của máy chiếu mang lại trong quá trình giảng dạy quả thực không nhỏ, các em có thể nhìn thấy hình ảnh một cách trực quan. 
Ví dụ 1: Vụ gây TNGT vào ngày 11/07/2013 của tài xế Trần Văn Thìn (27 tuổi, trú ở xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) làm 4 người chết. Tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 47, đoạn qua xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn.
Ví dụ 2: Vụ TNGT thảm khốc ở Lào Cai vào ngày 01/09/2014 của xe khách Sao Việt làm 14 người chết.
Bước 2: Tuần 3 và tuần 4 của tháng 9, sau khi cho các em xem hình ảnh những vụ tai nạn thảm khốc, tôi tiến hành phân tích cho các em nhận thấy hậu quả của tai nạn giao thông gây ra: 
Thứ nhất: Hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho cá nhân người bị tai nạn
Đối với người bị tai nạn nếu bị nặng thì mất đi mạng sống của mình. Vừa mới đây thôi họ đang là những con người mạnh khỏe, căng đầy sức trẻ tràn ngập niềm tin và hy vọng nhưng chỉ trong một tích tắc đồng hồ họ đã vĩnh viễn ra đi. Còn nếu bị nhẹ hơn thì có thể người bị tai nạn sẽ bị tật nguyền. Bản thân họ từ những con người khỏe mạnh thì giờ đây hoàn toàn phụ thuộc vào người khác nhất là đối với những người còn trẻ tuổi, là gánh nặng đối với người thân. Cuộc sống của họ còn dài, cánh của tương lai đang rộng mở, có biết bao nhiêu ước mơ hoài bão còn dang dở. Mất mát về vật chất còn có thể bù đắp được nhưng tổn thương về tinh thần thì không gì có thể bù đắp được. Tôi cho các em đọc lời tâm sự của một chàng trai bị tật nguyền vì TNGT mà tôi sưu tầm trên mạng để thấy được nỗi đau mà họ đang trải qua trong cuộc sống. 
(địa chỉ: www. Vietbao.vn/tamsunguoibitainangiaothong)
Tôi không bao giờ quên được cảm giác tỉnh lại sau khi tôi bị tai nạn giao thông. Tôi không thể tin nổi từ một chàng trai khỏe mạnh giờ đây tôi không còn cảm giác gì của đôi chân. Ngay cả trong mơ tôi vẫn bị nỗi buồn ấy ám ảnh. Đôi nạng đã thay cho đôi chân của tôi. Một cảm giác chán trường đang xâm chiếm lý trí của tôi. Với sự động viên của cha mẹ dần dần tôi đã lấy lại niềm tin trong cuộc sống nhưng khi khỏe trở lại lúc tôi đi qua một đám đông “bằng đôi chân giả” có người đã cười rộ lên và bình phẩm bằng những lời thật bất nhã, có thể nói là độc ác nữa. Đối với người bình thường thì họ tưởng đó chỉ là những câu trêu chọc người tàn tật để giải trí nhưng với tôi chẳng khác nào những mũi kim đâm vào trái tim mình. Không những vậy, sau khi cất lên những lời bình phẩm khiếm nhã ấy, họ còn cười hể hả vì đã có dịp đưa một người tật nguyền ra làm trò cười! Những người không cười thì nhìn tôi với vẻ thương hại. Nhiều lúc tôi nghĩ số phận minh khổ sở thế. .Tôi cảm thấy tủi nhục vô cùng và có lần đã nghĩ đến cái chết để kết thúc những ngày sống đen tối. Trong công việc, tôi cùng không được đối xử bình đẳng. Tôi buồn. Rất buồn. Và cô độc! Còn bố mẹ tôi đã bán hết tài sản những gì có thể bán được để chạy chữa cho tôi. Nhìn nếp nhăn khắc khổ của mẹ, tôi vô cùng ân hận, giá như hôm đó tôi không đi nhanh thì giờ đây tôi không làm khổ biết bao người thân của mình.
Thứ hai: Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra cho người thân và gia đình người bị tai nạn
Tôi cho các em đọc và xem hình ảnh những bài báo người thật việc thật về sự ra đi của người thân bị tai nạn giao thông mà tôi sưu tầm được. 
Ví dụ 1: (Địa chỉ: WWW.atgt.vn/quanlonggiacanh3tremocoisautainangiaothong)
Chúng tôi tìm về thăm gia đình anh Nguyễn Ngọc Phú (SN 1985) và chị Đặng Thị Lợi (SN 1987) xóm Dinh, thôn Hộ Vệ, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong không khí tang thương. Tại đây, người thân, họ hàng, cùng người dân trong xóm đang có mặt để chia buồn với gia đình sau cái chết vì tai nạn giao thông của anh Phú và chị Lợi.
Ba đứa con thơ dại của hai vợ chồng anh Phú, chị Lợi.
Trong căn nhà lạnh lẽo, hương khói nghi ngút là tiếng gào thét nghẹn lòng của bà Nguyễn Thị Minh, mẹ anh Phú: “Phú ơi là Phú, sao con ra đi sớm thế. Mới sáng sớm mẹ con mình còn gặp nhau, vậy mà chỉ vài tiếng con ra đi vĩnh viễn rồi, 3 đứa trẻ giờ phải làm sao, cái Dung cả đêm cứ khóc ngặt đòi sữa mẹ”. Khóc đến đây, bà ngã quỵ xuống nền nhà như không còn trụ vững được nữa. Đứng gần đó ông bà ngoại cũng đã kiệt quệ, không còn nước mắt để khóc thương cho các con và các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Sau khi cho các em tìm hiểu ví dụ 1, tôi chỉ ra cho các em nhận thấy đằng sau mỗi TNGT là những nỗi đau dai dẳng cho người thân. B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_giao_duc_an_toan_giao_thong_d.doc
  • docBia.doc
  • docMucluc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc