SKKN Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT trên bàn huyện Nghi Lộc để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học

SKKN Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT trên bàn huyện Nghi Lộc để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học

Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong đó có quá trình chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới, trong nhiều lĩnh vực. Tốc độ số hóa và những công nghệ mới mở ra những triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra những giá trị mới. Mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đề phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Để quá trình chuyển đổi số thành công, có rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong những yếu tố then chốt, một trong những điều kiện tiên quyết là phải tạo lập một nguồn nhân lực có chất lượng được trang bị bởi những kĩ năng số, góp phần đáp ứng quá trình chuyển đổi số. Ngành giáo dục đóng vai trò tạo lập, tạo dựng môi trường phát triển năng lực số cho người học, thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dạy, cho các nhà quản lí.

Ở nước ta, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27- 9- 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.

Các dịch vụ số rất đa dạng, thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT vẫn còn tình trạng giáo viên, học sinh lúng túng, lệch chuẩn trong sử dụng và khai thác công nghệ. Việc giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; hiểu biết và tuân thủ pháp luật, có đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng; có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, học và tự học; tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp; có kỹ năng tự bảo vệ bản thân…trở nên cấp thiết.

docx 67 trang Thu Kiều 08/10/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT trên bàn huyện Nghi Lộc để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
 ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ 
THPT TRÊN BÀN HUYỆN NGHI LỘC ĐỂ ĐÁP ỨNG 
 YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ĐA DẠNG HÓA 
 HÌNH THỨC DẠY HỌC
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................2
3. Tính mới của đề tài................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu .....................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................3
1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................3
1.1. Một số vấn đề về năng lực số .............................................................................3
1.1.1. Năng lực số và khung năng lực số...................................................................3
1.1.2. Mục tiêu của khung năng lực số......................................................................4
1.2. Khung năng lực số đối với học sinh trung học...................................................5
1.2.1. Khung năng lực số đối với học sinh trung học................................................5
1.2.2. Các mức độ của năng lực ...............................................................................6
1.3. Khung năng lực số cho giáo viên .......................................................................6
1.4. Chuyển đổi số trong giáo dục...........................................................................10
1.5. Dạy học phát triển năng lực số trong bộ môn Địa lí ở trường THPT...............10
1.5.1. Yêu cầu đối với năng lực số của giáo viên nói chung, giáo viên Địa lí THPT 
nói riêng...................................................................................................................10
1.5.2. Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Địa lí để chuyển đổi số .........................11
1.5.2.1. Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Địa lí ...................................................11
2. Cỡ sở thực tiễn:....................................................................................................14
2.1. Thực trạng chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy ở các trường THPT 
trên địa bàn huyện Nghi Lộc ...................................................................................14
2.1.1. Kết quả điều tra từ giáo viên........................................................................14
2.1.2. Kết quả điều tra từ học sinh..........................................................................15
2.2. Đánh giá thực trạng. .........................................................................................16
3. Nâng cao năng lực số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức 
dạy học.....................................................................................................................17
3.1. Các dấu hiệu của bài học có nhiều cơ hội phát triển năng lực số của học sinh.
 ................................................................................................................................. 18
3.2. Ứng dụng chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học ............................20
3.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu dạy và học ........................................20
3.2.2. Sử dụng các phần mềm biên tập học liệu số.................................................21
3.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học .............24
3.2.4. Đa dạng hoá hình thức dạy học bằng việc sử dụng năng lực số...................25 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài:
 Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 
là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh trong đó có quá trình chuyển đổi số.
 Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn 
thế giới, trong nhiều lĩnh vực. Tốc độ số hóa và những công nghệ mới mở ra những 
triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra những giá trị mới. Mỗi quốc gia, tổ 
chức hay cá nhân đề phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức 
nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Để quá trình chuyển đổi số thành công, có rất 
nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong những yếu tố then chốt, một trong những 
điều kiện tiên quyết là phải tạo lập một nguồn nhân lực có chất lượng được trang bị 
bởi những kĩ năng số, góp phần đáp ứng quá trình chuyển đổi số. Ngành giáo dục 
đóng vai trò tạo lập, tạo dựng môi trường phát triển năng lực số cho người học, 
thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dạy, cho các nhà quản lí.
 Ở nước ta, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27- 9- 
2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình 
chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 
số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 
2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên 
chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo 
dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, 
không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
 Các dịch vụ số rất đa dạng, thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT vẫn 
còn tình trạng giáo viên, học sinh lúng túng, lệch chuẩn trong sử dụng và khai thác 
công nghệ. Việc giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng 
để phục vụ cuộc sống, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; hiểu biết và tuân thủ 
pháp luật, có đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và 
giao tiếp trên mạng; có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của 
xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, học và tự 
học; tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp; có kỹ năng tự bảo vệ bản 
thântrở nên cấp thiết.
 Địa lí phổ thông là môn sử dụng nhiều phương tiện trực quan, tranh, ảnh, biểu 
đồ, bản đồ là môn khoa học trải nghiệm, gắn liền với thực tiễn. Môn Địa lí có 
nhiều cơ hội phát triển năng lực số cho học sinh trong tư duy các vấn đề liên quan 
đến trải nghiệm, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Việc thu thập, xử 
lí số liệu, vẽ biểu đồ có thể được số hoá góp phần làm cho việc đánh giá kết quả 
được nhanh chóng, trực quan, khoa học hơn. Mặt khác việc ứng dụng công nghệ
 1 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Cơ sở lí luận
 1.1. Một số vấn đề về năng lực số.
 1.1.1. Năng lực số và khung năng lực số.
 1.1.1.1. Năng lực số.
 - Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở 
các quốc gia và tổ chức quốc tế, mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp 
với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến 
một mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được 
thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp 
mọi người có thể thành công trên môi trường số.
 - Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, 
kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế 
giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ 
vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như 
phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
 1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực số của học sinh.
 + Môi trường xã hội của học sinh: Cơ sở hạ tầng như điều kiện kết nối 
Internet; tỷ lệ có máy tính thấp; chi phí cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất 
lượng công nghệ; quá trình cải cách chương trình giáo dục.
 + Bối cảnh gia đình: Hiểu biết của gia đình về vai trò của CNTT-TT đối với 
tương lai của học sinh, sự giáo dục gia đình là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến 
năng lực số của các em.
 + Các nhà trường: Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc 
phát triển năng lực số cho học sinh. Các trường học cũng như các trung tâm học 
tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản 
biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ 
trợ trung gian của các gia đình.
 + Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho 
trẻ em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ 
giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số 
hiệu quả và các cơ chế an toàn (Kidron và Rudkin 2018) cũng như về khả năng hỗ 
trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến An toàn 
của Google.
 + Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho 
học sinh.
 3 1.2. Khung năng lực số đối với học sinh trung học.
 1.2.1. Khung năng lực số đối với học sinh trung học.
 Khung Năng lực số của học sinh trung học (dựa trên Khung năng lực UNESCO 
2018) gồm07 miền lĩnh vực năng lực, 26 năng lực thành phần:
 Miền năng lực Năng lực thành phần
 1. Vận hành các 1.1 Sử dụng thiết bị phần cứng
 thiếtbị kỹ thuật số 1.2 Sử dụng phần mềm trong thiết bị số
 2.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số
 2. Kĩ năng về 
 2.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số
 thong tin và dữ liệu.
 2.3 Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số
 3.1 Tương tác thông qua các thiết bị số
 3.2 Chia sẻ thông qua công nghệ số
 3. Giao tiếp và 3.3. Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số
 Hợptác trên môi
 3.4 Hợp tác thông qua công nghệ số
 trường số
 3.5 Chuẩn mực giao tiếp
 3.6 Quản lý định danh cá nhân
 4.1 Phát triển nội dung
 4. Tạo lập sản 4.2 Tích hợp và điều chỉnh nội dung số
 phẩmsố 4.3 Bản quyền
 4.4 Lập trình
 5.1 Bảo vệ thiết bị
 5. An toàn kĩ thuật 5.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư
 số 5.3 Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất
 5.4 Bảo vệ môi trường
 6.1 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật
 6.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ
 6.Giải quyết vấn đề 6.3 Sử dụng sáng tạo thiết bị số
 6.4 Xác định thiếu hụt về năng lực số
 6.5 Tư duy máy tính (Computational Thinking)
 7.1 Vận hành những công nghệ số trong một lĩnh vực đặc thù
 7. Sử dụng NLS 
 chonghề nghiệp 7.2 Thao tác với dữ liệu, nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh 
 vựcđặc thù
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_nang_luc_so_cua_giao_vien_dia_li_thpt_tren_ban.docx
  • pdfNGUYỄN THI THANH HÀ TRƯỜNG THPT NGHI LÔC 2 - LĨNH VỰC ĐỊA LÍ 1 (1).pdf