SKKN Nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia

SKKN Nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia

Qua một số năm dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông, luyện thi cho học sinh trong các kì thi tuyển sinh vào đại học, tôi nhận thấy bài tập peptit rất hay và thường ở mức độ vận dụng cao, được nhiều thầy cô và học sinh chú ý. Những bài peptit đó thường có nhiều cách giải. Mỗi học sinh, khi giải xong một bài peptit thường có cảm giác thành tựu. Khi học sinh trao đổi với nhau, mỗi cách đặt ẩn có khía cạnh khó riêng và bộc lộ ưu - nhược điểm. Tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn hấp dẫn của từng bài peptit.

 Đây là loại bài tập cốt yếu trong các kì thi. Trong học tập hoá học, việc nhận ra những đặc điểm của các dạng bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, khả năng quan sát, bồi dưỡng hứng thú và nâng cao kỹ năng giải bài tập của từng dạng tương ứng. Đó chính là mục tiêu giáo dục.

 Trong thực tế hiện nay, khi tôi giảng dạy các dạng bài tập peptit, có nhiều học sinh còn lúng túng khi nhận dạng, đặc biệt là chưa sử dụng thành thạo các định luật bảo toàn. Vì vậy, khi luyện thi đại học, tôi mong muốn có được một tài liệu nói đầy đủ một cách hệ thống về dạng bài tập này.

 Qua quá trình giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một số đặc điểm về bài tập của peptit. Việc xác định các dạng bài, đặc điểm cụ thể của từng dạng đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Trong trường hợp này, học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian để có kết quả đúng.

 Chính vì vậy, tôi mạnh dạn sưu tầm, tham khảo các tài liệu từ đồng nghiệp và tự rút kinh nghiệm trong giảng dạy, để đưa phương pháp giải một số dạng bài tập peptit, dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia, làm tài liệu phục vụ cho việc dạy học của bản thân. Đồng thời góp một phần nhỏ cho đồng nghiệp và trên hết là giúp các em học sinh linh hoạt, tự tin khi giải loại bài tập này.

 Vì vậy, tôi chọn đề tài: ”Nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia”.

 

doc 23 trang thuychi01 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PEPTIT 
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 12
ÔN THI THPT QUỐC GIA
Người thực hiện: Lê Thị Lan Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA - NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN HÓA HỌC
"NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CỦA PHẢN ỨNG
OXI HÓA NHẸ ANCOL ĐƠN CHỨC BẬC I
TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG"
Người viết: Lê Thị Lan Hương
Tổ: Hoá – Sinh – Công nghệ
Tháng 5/2012
MỤC LỤC
Trang
1. Đặt vấn đề
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung 
5
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
5
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu..
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.....
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...
3
2.1.1. Phân tử amino axit ..
3
2.1.2. Phân tử peptit...
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN...
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..
3
2.3.1. Giải pháp.
3
2.3.2. Tổ chức thực hiện
3
2.3.3. Nội dung thực hiện..
4
2.4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận..
20
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Qua một số năm dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông, luyện thi cho học sinh trong các kì thi tuyển sinh vào đại học, tôi nhận thấy bài tập peptit rất hay và thường ở mức độ vận dụng cao, được nhiều thầy cô và học sinh chú ý. Những bài peptit đó thường có nhiều cách giải. Mỗi học sinh, khi giải xong một bài peptit thường có cảm giác thành tựu. Khi học sinh trao đổi với nhau, mỗi cách đặt ẩn có khía cạnh khó riêng và bộc lộ ưu - nhược điểm. Tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn hấp dẫn của từng bài peptit. 
	Đây là loại bài tập cốt yếu trong các kì thi. Trong học tập hoá học, việc nhận ra những đặc điểm của các dạng bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, khả năng quan sát, bồi dưỡng hứng thú và nâng cao kỹ năng giải bài tập của từng dạng tương ứng. Đó chính là mục tiêu giáo dục.
	Trong thực tế hiện nay, khi tôi giảng dạy các dạng bài tập peptit, có nhiều học sinh còn lúng túng khi nhận dạng, đặc biệt là chưa sử dụng thành thạo các định luật bảo toàn. Vì vậy, khi luyện thi đại học, tôi mong muốn có được một tài liệu nói đầy đủ một cách hệ thống về dạng bài tập này.
	Qua quá trình giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một số đặc điểm về bài tập của peptit. Việc xác định các dạng bài, đặc điểm cụ thể của từng dạng đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Trong trường hợp này, học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian để có kết quả đúng. 
	Chính vì vậy, tôi mạnh dạn sưu tầm, tham khảo các tài liệu từ đồng nghiệp và tự rút kinh nghiệm trong giảng dạy, để đưa phương pháp giải một số dạng bài tập peptit, dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia, làm tài liệu phục vụ cho việc dạy học của bản thân. Đồng thời góp một phần nhỏ cho đồng nghiệp và trên hết là giúp các em học sinh linh hoạt, tự tin khi giải loại bài tập này.
	Vì vậy, tôi chọn đề tài: ”Nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm phân dạng bài tập peptit từ dễ đến khó, trên cơ sở đã học lí thuyết và làm hết bài tập trong sách giáo khoa. Giúp học sinh không chỉ nhận ra dạng bài mà còn rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này nghiên cứu các đặc điểm của bài tập peptit thường là đốt cháy hoặc thủy phân. Dựa trên các định luật bảo toàn: Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron và quan trọng hơn cả là bảo toàn khối lượng. 
	Từ đó, tôi phân ra 3 dạng; kèm theo một số cách giải ngắn gọn, dễ hiểu nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Qua việc thu thập tài liệu là các bài tập peptit, tôi phân ra 3 dạng. Kết hợp tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi đặt ra mục tiêu cần đạt được cho học sinh sau khi áp dụng đề tài. 
	Mặt khác, tôi dùng mẫu trắng lớp 12C7 không áp dụng đề tài để làm đối chứng. Trên cơ sơ kết quả nhận thức của học sinh thông qua bài kiểm tra, tôi thống kê, tổng hợp để xác định hiệu quả sử dụng của đề tài. Đánh giá nghiêm túc chất lượng đề tài, nhận rõ ưu điểm và nhược điểm, khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm. Sau đó, bổ sung cho lớp 12C7, để nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit.
	Với cơ sở lí thuyết sẵn có phần bài tập peptit, tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này để nâng cao kỹ năng giải bài tập peptit.
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Dựa vào các đặc điểm của đề bài, chỉ ra cách phân loại, giúp học sinh dễ nhận ra dạng bài và xác định cách giải phù hợp.
	Đưa ra các cách giải cho học sinh rèn luyện, hướng dẫn học sinh nhận ra ưu điểm, nhược điểm của từng cách giải. Giúp học sinh nhận thức được cách giải phù hợp cho từng kiểu đề và sở thích riêng của từng em. Từ đó, rút ngắn thời gian làm bài và đạt yêu cầu: làm được bài tập peptit ở mức độ vận dụng cao với thời gian ngắn nhất. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phân tử amino axit
a. Phân tử amino axit có 1 nhóm - NH2, 1 nhóm - COOH, no, mạch hở
	- Công thức phân tử: CnH2n +1NO2
	- Công thức cấu tạo: H2N - CH - COOH
	 CxH2x+1
	- Với n = 2 → glyxin (M = 75). 
	 n = 3 → alanin (M = 89).
	 n = 5 → valin (M = 117).
b. Phân tử amino axit có 2 nhóm - NH2 hoặc 2 nhóm - COOH
	- Lysin: H2N -[CH2]4 - CH - COOH (C6H14N2O2), M = 146.
	 NH2
	- Axit glutamic: HOOC -[CH2]2 - CH - COOH (C5H9NO4), M = 147. [11]
	 NH2
2.1.2. Phân tử peptit
	- Peptit: (aa)n 
	- Phản ứng thủy phân: 
	(aa)n + (n -1) H2O + nHCl → n muối
	 	(aa)n + n NaOH → n muối + H2O
	- Nếu trong phân tử peptit có các amino axit như lysin hay axit glutamic thì hệ số phản ứng theo lysin hay axit glutamic.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Khi dạy phần bài tập peptit theo chuẩn kiến thức, sách giáo khoa cơ bản và sách giáo viên, kết hợp bài tập của sách giáo khoa và sách bài tập tôi thấy kết quả thu được chưa đạt mong muốn: Đa số học sinh không giải được các câu hỏi peptit mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia. 
	Trong thực tế tôi giảng dạy 4 lớp 12, các lớp không hoàn toàn đồng đều về chất lượng. Tôi đã khắc phục bằng cách tăng thời gian, kèm cặp các em sao cho đạt tương đối đồng đều về nhận thức lí thuyết và nền cơ bản của bài tập.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp
	Tôi dùng các tiết dạy bồi dưỡng để khai thác từng loại phản ứng theo thứ tự: phân dạng bài tập, nhấn mạnh đặc điểm từng loại bài tập, ví dụ tương ứng, bài tập tự giải và sau cùng là bài kiểm tra TNKQ tương ứng để đánh giá kết quả dạy và học.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
	- Đối tượng thực hiện: học sinh 4 lớp 12C4, 12C5, 12C6, 12C7 tôi đang trực tiếp giảng dạy.
	- Phương pháp thực hiện: tôi chọn 3 lớp 12C4, 12C5, 12C6 để dạy khai thác theo giải pháp trên; còn lớp 12C7 thì không.
	- Thời gian thực hiện: tiết 15 đến tiết 20, chương 3 của phân phối chương trình hóa học cơ bản lớp 12 và 6 tiết bồi dưỡng trong 3 tuần đó.
2.3.3. Nội dung thực hiện
Dạng 1: Tìm lượng chất (hay gặp nhất): với các peptit được tạo nên từ các aminoaxit no, mạch hở, 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 (glyxin, alanin, valin).
Phương pháp: 
	Nhận xét: Do trong peptit được tạo nên từ các aminoaxit no, mạch hở, 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 (glyxin, alanin, valin) nên nó là dạng bài tuy ở mức độ vận dụng cao nhưng vẫn là dễ giải quyết. 
	Dạng này có rất nhiều cách làm, như cách đặt theo gốc axyl, đồng đẳng hóa, quy đổi về đipeptit, quy đổi liên kết peptit. Tuy nhiên, tùy theo cảm nhận của học sinh mà mỗi em có cách giải phù hợp. Tạo nên vẻ đẹp của các bài peptit hay và khó.
a. Các ví dụ của dạng 1
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. 
Giá trị của m là
A. 16,78.	B. 25,08. 	C. 20,17. 	D. 22,64. [3]
Giải: Nhận dạng: “mạch hở,thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin.” Nên bài này thuộc dạng 1.
Cách 1: Theo cách đặt gốc axyl và H2O
Gọi x là tỉ lệ của hỗn hợp E đầu và sau.
Ta có: E là CnH2n - 1 NO : 0,55x mol; n = 32/11; 
 H2O : 0,2x mol ( nE = 0,1x + 0,05x + 0,05x = nH2O).
Do: nCO2 = 0,55nx = 1,6x
 nH2O = 0,2x + (32/11 - 0,5).0,55x = 1,525x
Nên: 39,14 = 44.1,6n + 18.1,525x → x = 0,4 mol.
Ta có: mE = 0,55.0,4.(14n + 29) + 0,2.0,4.18 = 16,78 gam.	 
	 Chọn: 16,78 gam.
Cách 2: Theo cách quy đổi liên kết peptit
Gọi: E là CO NH : 0,55x mol
	 CH2 : 1,05x mol (1,05x = 0,25x.2 + 0,2x.3 + 0,1x.5 - 0,55x)
 H2O : 0,2x mol ( nE = nH2O = 0,2x).
Sản phẩm cháy: nCO2 = 0,55x + 1,05x = 1,6x;
 nH2O = 0,275x + 1,05x + 0,2x = 1,525x.
Do: mCO2 + mH2O = 1,6x.44 + 1,525x.18 = 39,14 → x = 0,4.
Ta có: mE = 43.0,55.0,4 + 14.1,05.0,4 + 18.0,2.0,4 = 16,78. Chọn: 16,78 gam.
Cách 3: Theo cách quy đổi đipeptit
Gọi: E là CnH2nN2O3: 0,275x mol; n = 64/11.
 nH2O : 0,2x - 0,275x = - 0,075x mol. 
Ta có: nCO2 = 0,275x.64/11 = 1,6x mol.
 nH2O = 0,275x.64/11 - 0,075x = 1,525x mol.
Do: mCO2 + mH2O = 1,6x.44 + 1,525x.18 = 39,14 → x = 0,4.
Ta có: mE = (14.64/11 + 76).0,275.0,4 - 0,075.0,4.18 = 16,78. 
	 Chọn: 16,78 gam.
Cách 4: Theo cách đồng đẳng hóa
Gọi: E là C2H3NO: 0,55x mol
	 CH2 : 0,5x mol
 H2O : 0,2x mol ( nE = nH2O = x).
Ta có: nCO2 = 0,55x.2 + 0,5x = 1,6x mol.
 nH2O = 0,55x.1,5 + 0,5x + 0,2x = 1,525x mol.
Do: mCO2 + mH2O = 1,6x.44 + 1,525x.18 = 39,14 → x = 0,4.
Ta có: mE = 57.0,55.0,4 + 14.0,5.0,4 + 18.0,2.0,4 = 16,78. Chọn: 16,78 gam.
Ví dụ 2: Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2, CO2 và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 21,32.	B. 24,20. 	C. 24,92. 	D. 19,88. [3]
Giải: Nhận dạng: “Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin.” Nên bài này thuộc dạng 1.
Xét 1 phần: naa = 0,36 - 0,22 = 0,14 mol.
Cách 1: Theo cách đặt gốc axyl và H2O
Ta có: T/2 là CnH2n - 1 NO : 0,14 mol. 
 H2O : x mol.
Xét phần 1: nH2O = 0,39 = (n - 0,5). 0,14 + x → 0,46 = 0,14n + x (1).
Xét phần 2: 20,66 = (14n +29),0,14 + 0,1.40 + 0,12.56 → n = 3.
Từ (1): x = 0,04 → mT = 2.[0,14.(14.3 +29) + 18.0,04] = 21,32 gam.	 	 Chọn: 21,32 gam.
Cách 2: Theo cách quy đổi liên kết peptit
Gọi: T/2 là CO NH : 0,14 mol
	 CH2 : x mol 
 H2O : y mol 
Xét phần 1: nH2O = 0,39 = 0,07 + x + y → x + y = 0,32 (1).
Xét phần 2: 20,66 = 43.0,14 + 14x + 0,1.40 + 0,12.56 → x = 0,28.
Từ (1): y = 0,04 → mT = 2.(0,14.43 + 14.0,28 + 18.0,04) = 21,32 gam.	 	 Chọn: 21,32 gam.
Cách 3: Theo cách quy đổi đipeptit
Gọi: T/2 là CnH2nN2O3: 0,07 mol.
 nH2O : x mol. 
Xét phần 1: nH2O = 0,07.n + x = 0,39 (1).
Xét phần 2: 20,66 = (14n + 76 - 18).0,07 + 0,1.40 + 0,12.56 → n = 6
Từ (1) : x = - 0,03 → mT = 2.(0,07.160 - 0,03.18) = 21,32 gam.	 	 Chọn: 21,32 gam.
Cách 4: Theo cách đồng đẳng hóa
Gọi: T/2 là C2H3NO: 0,14 mol.
	 CH2 : x mol.
 H2O : y mol.
Xét phần 1: nH2O = 1,5.0,14 + x + y = 0,39 → x + y = 0,18 (1).
Xét phần 2: 20,66 = 57.0,14 + 14x + 0,1.40 + 0,12.56 → x = 0,14
Từ (1) : y = 0,04 → mT = 2.(57.0,14 + 14.0,14 + 18.0,04) = 21,32 gam.	 	 Chọn: 21,32 gam.
Ví dụ 3: Cho đipeptxit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Khi đốt hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần a mol O2 (sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của a là
A. 1,25.	B. 1,35. 	C. 0,975. 	D. 2,25. [6]
Giải: Nhận dạng: “đipeptxit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH.” Nên bài này thuộc dạng 1.
Cách 1: Theo cách đặt gốc axyl và H2O
Gọi: X là CnH2n - 1 NO : 2x mol
 H2O : x mol ( nX = nH2O = x).
Do: nH2Opư = x mol; nHClpư = 2x mol 
Nên: 18x + 73x = 22,3 - 13,2 → x = 0,1 mol.
Mặt khác: mX = 13,2 = (14n + 29).0,2 + 18.0,1 → n = 2 (mắt xích là glyxin).
	Y là: C2H3NO : 0,6 mol → 1,2 mol CO2; 0,9 mol H2O.
 H2O : 0,1 mol 
Bảo toàn O: nO2 = 1,2 + 0,9/2 - 0,3 = 1,35 mol. Chọn: 1,35 mol.
Cách 2: Theo cách quy đổi liên kết peptit
Gọi: X là CO NH : 2x mol
	 CH2 : y mol
 H2O : x mol ( nX = nH2O = x).
Do: nH2Opư = x mol; nHClpư = 2x mol 
Nên: 13,2 = 86x + 14y + 18x → x = 0,1
 22,3 = 13,2 + 18x + 73x y = 0,2 = 2x → mắt xích là glyxin.
Y là CO NH : 0,6 mol
	 CH2 : 0,6 mol → 1,2 mol CO2; 0,9 mol H2O.
 H2O : 0,1 mol 
Bảo toàn O: nO2 = 1,2 + 0,9/2 - 0,3 = 1,35 mol. Chọn: 1,35 mol.
Cách 3: Theo cách quy đổi đipeptit
Gọi: X là CnH2nN2O3: x mol; nH2Opư = x mol; nHClpư = 2x mol 
Ta có: 13,2 = 14nx + 76x → x = 0,1
 22,3 = 13,2 + 18x + 73x nx = 0,4 → n = 4 → mắt xích là glyxin.
	Y là: C4H6N2O3 : 0,3 mol → 1,2 mol CO2; 0,9 mol H2O.
 H2O : - 0,2 mol 
Bảo toàn O: nO2 = 1,2 + 0,9/2 - 0,3 = 1,35 mol. Chọn: 1,35 mol.
Cách 4: Theo cách đồng đẳng hóa
Gọi: X là C2H3NO: 2x mol
	 CH2 : y mol
 H2O : x mol ( nX = nH2O = x).
Do: nH2Opư = x mol; nHClpư = 2x mol 
Nên: 13,2 = 57.2x + 14y + 18x → x = 0,1
 22,3 = 13,2 + 18x + 73x y = 0 → mắt xích là glyxin.
 Y là C2H3NO: 0,6 mol → 1,2 mol CO2; 0,9 mol H2O.
	 H2O : 0,1 mol 
Bảo toàn O: nO2 = 1,2 + 0,9/2 - 0,3 = 1,35 mol. Chọn: 1,35 mol.
b. Bài tập rèn luyện của dạng 1
Bài 1: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa một số peptit mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 151,2 gam muối natri của các amino axit là Gly, Ala và Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thấy hết 107,52 lít oxi (đktc), thu được 64,8 gam H2O. Giá trị m là
A. 51,2.	B. 50,4.	C. 102,4.	D. 100,05. [7] 
Bài 2: Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là
A. 5,12.	B. 4,74.	C. 4,84.	D. 4,52. [10]
Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm một tetrapeptit và một tripeptit. Để thủy phân hoàn toàn 50,36 gam X cần dung dịch chứa 0,76 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 76,8 gam hỗn hợp muối chỉ gồm a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X bằng O2 dư thu được m gam CO2. Giá trị của m là
A. 76,56.	B. 16,72.	C. 38,28.	D. 19,14. [9]
Dạng 2: Tìm thành phần hợp chất (khó và dài hơn dạng 1): với các peptit được tạo nên từ các aminoaxit no, mạch hở, 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 (glyxin, alanin, valin).
Phương pháp: 
	Nhận xét: Do trong peptit được tạo nên từ các aminoaxit no, mạch hở, 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 (glyxin, alanin, valin) nên nó là dạng bài ở mức độ vận dụng cao với 2 bước giải cụ thể:
	Bước 1: Tìm các mắt xích amino axit.
	Bước 2: Tìm số lượng từng loại mắt xích trong mỗi peptit.
	Do peptit được tạo nên từ các aminoaxit no, mạch hở, 1 nhóm - COOH, 1 nhóm -NH2 (glyxin, alanin, valin) nên dạng này có rất nhiều cách làm, như cách đặt theo gốc axyl, đặt theo đồng đẳng hóa, quy đổi về đipeptit, quy đổi liên kết peptit 
a. Các ví dụ của dạng 2
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.	
B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.
C. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.	
D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%. [1]
Giải: Nhận dạng: “hỗn hợp muối natri của glyxin và alaninKết luận nào sau đây đúng ?” Nên bài này thuộc dạng 2.
Cách 1: Theo cách đặt gốc axyl và H2O
nHCl = 0,72 mol → naa = 0,36 mol.
Ta có: Z là CnH2n - 1 NO : 0,36 mol ( → CnH2n +2 NO2Cl)
 H2O : x mol ( nZ = nX + nY = x = nH2O; nX = nY ).
Do: ∆m = 12,24 = 0,36.40 - 18x → x = 0,12 → nX = nY = 0,06 mol. 
 63,72 = 0,36.58,5 + (14n + 83,5).0,36 → n = 2,5 → ngly = nala = 0,18 mol. Với nX = 0,06 mol thì naa(Y) = 0,30 mol; nY = 0,06 mol. 
→ Số mắt xích của X = 0,30/0,06 = 5 (Số liên kết peptit trong phân tử X là 4).
- TH1: - Nếu Y là alanin thì trong 0,06 mol X có 0,12 mol alanin và 0,18 mol glyxin hay X: (gly)3(ala)2; Mx = 331 < 4.89 → loại.
- TH2: - Nếu Y là glyxin thì trong 0,06 mol X có 0,18 mol alanin và 0,12 mol glyxin hay X: (gly)2(ala)3; Mx = 345 > 4.75 → thỏa mãn; %mN(X) = 20,29 %.
	Chọn: %mN(X) = 20,29 %.
Cách 2: Theo cách quy đổi liên kết peptit
Gọi: Z là CO NH : 0,36 mol (→ H2N - COONa → ClH3N - COOH + NaCl) 
	 CH2 : x mol 
 H2O : y mol ( nZ = nH2O = y).
Ta có: ∆m = 12,24 = 0,36.40 - 18y → y = 0,12 → nX = nY = 0,06 mol. 
 63,72 = 0,36.58,5 + 97,5.0,36 + 14x → x = 0,54 mol.
 → nC = 0,36 + 0,54 = 0,9 mol; CX, Y = 2,5 → ngly = nala = 0,18. mol. 
Với nX = 0,06 mol thì naa(Y) = 0,30 mol; nY = 0,06 mol. 
→ Số mắt xích của X = 0,30/0,06 = 5 (Số liên kết peptit trong phân tử X là 4).
- TH1: - Nếu Y là alanin thì trong 0,06 mol X có 0,12 mol alanin và 0,18 mol glyxin hay X: (gly)3(ala)2; Mx = 331 < 4.89 → loại.
- TH2: - Nếu Y là glyxin thì trong 0,06 mol X có 0,18 mol alanin và 0,12 mol glyxin hay X: (gly)2(ala)3; Mx = 345 > 4.75 → thỏa mãn; %mN(X) = 20,29 %.
	Chọn: %mN(X) = 20,29 %.
Cách 3: Theo cách quy đổi đipeptit
Gọi: Z là CnH2nN2O3: 0,18 mol. (CnH2nN2O3 +H2O +2HCl → CnH2n + 4 N2O4Cl2)
 nH2O : x - 0,18. (nZ = x = nH2O(Z))
Ta có: ∆m = 12,24 = 0,36.40 - 18x → x = 0,12 → nX = nY = 0,06 mol. 
 63,72 = 0,36.58,5 + (14n + 167).0,18 → n = 5
 → CX, Y = n/2 = 2,5 → ngly = nala = 0,18. mol. 
Với nX = 0,06 mol thì naa(Y) = 0,30 mol; nY = 0,06 mol. 
→ Số mắt xích của X = 0,30/0,06 = 5 (Số liên kết peptit trong phân tử X là 4).
- TH1: - Nếu Y là alanin thì trong 0,06 mol X có 0,12 mol alanin và 0,18 mol glyxin hay X: (gly)3(ala)2; Mx = 331 < 4.89 → loại.
- TH2: - Nếu Y là glyxin thì trong 0,06 mol X có 0,18 mol alanin và 0,12 mol glyxin hay X: (gly)2(ala)3; Mx = 345 > 4.75 → thỏa mãn; %mN(X) = 20,29 %.
	Chọn: %mN(X) = 20,29 %.
Cách 4: Theo cách đồng đẳng hóa
Gọi: Z là C2H3NO: 0,36 mol (C2H3NO + H2O + HCl → C2H6NO2Cl)
	 CH2 : x mol
 H2O : y mol ( nZ = nH2O = y).
Ta có: ∆m = 12,24 = 0,36.40 - 18y → y = 0,12 → nX = nY = 0,06 mol. 
 63,72 = 0,36.58,5 + 14x + 111,5.0,36 → x = 0,18 mol 
 → nC = 0,36.2 + 0,18 = 0,9 → CX, Y = 0,9/0,36 = 2,5 → ngly = nala = 0,18. mol. 
Với nX = 0,06 mol thì naa(Y) = 0,30 mol; nY = 0,06 mol. 
→ Số mắt xích của X = 0,30/0,06 = 5 (Số liên kết peptit trong phân tử X là 4).
- TH1: - Nếu Y là alanin thì trong 0,06 mol X có 0,12 mol alanin và 0,18 mol glyxin hay X: (gly)3(ala)2; Mx = 331 < 4.89 → loại.
- TH2: - Nếu Y là glyxin thì trong 0,06 mol X có 0,18 mol alanin và 0,12 mol glyxin hay X: (gly)2(ala)3; Mx = 345 > 4.75 → thỏa mãn; %mN(X) = 20,29 %.
	Chọn: %mN(X) = 20,29 %.
Ví dụ 2: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều có mạch hở, chứa đồng thời các gốc Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt chá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_giai_bai_tap_peptit_danh_cho_hoc_sinh.doc