SKKN Nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh thpt bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, qua giảng dạy bài: “Công nghệ chế tạo phôi”

SKKN Nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh thpt bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, qua giảng dạy bài: “Công nghệ chế tạo phôi”

Đất nước ta đã và đang trên con đường phát triển, từng bước đổi mới, hội nhập, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất đạo đức như lời dạy của Bác là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay.

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” dành cho học sinh trung học và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”.

Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 hiện nay ở trường THPT Vĩnh Lộc tôi đã lựa chọn đề tài: Nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp qua giảng dạy bài:“Công nghệ chế tạo phôi”.

 

doc 24 trang thuychi01 9832
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh thpt bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, qua giảng dạy bài: “Công nghệ chế tạo phôi”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC, TỰ THỰC HÀNH 
 CHO HỌC SINH THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP, QUA GIẢNG DẠY
 BÀI: “CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI”
Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ công nghiệp
 THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề 
3
2.3. Các giải pháp thực hiện
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục
19
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-GV: Giáo viên
-HS: Học sinh
-KHKT: Khoa học kỹ thuật
-SGK: Sách giáo khoa
-GDCD: Giáo dục công dân
-THPT: Trung học phổ thông
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đã và đang trên con đường phát triển, từng bước đổi mới, hội nhập, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất đạo đức như lời dạy của Bác là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” dành cho học sinh trung học và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”.
Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 hiện nay ở trường THPT Vĩnh Lộc tôi đã lựa chọn đề tài: Nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp qua giảng dạy bài:“Công nghệ chế tạo phôi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học;
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11 học theo chương trình chuẩn của trường THPT Vĩnh Lộc.
- Giáo viên dạy bộ môn Công nghệ trường THPT Vĩnh Lộc.
- Tìm hiểu những biện pháp nâng cao khả năng tự học, tự thực hành cho học sinh trường THPT qua giảng dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” môn công nghệ lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập thông tin nghiên cứu tài liệu và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở các lớp có dạy học theo chủ đề tích hợp vµ các lớp kh«ng dạy học theo chủ đề tích hợp ë bộ môn Công nghệ lớp 11 mà bản thân tôi được phân công giảng dạy trong năm học 2018-2019 để so sánh rồi từ đó rút ra kết luận thực tiễn.
- Trao đổi cùng với đồng nghiệp trong tổ bộ môn.
- Các phương pháp khác: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh, tổng hợp, phân loại...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong tiết dạy, tôi đã khơi dậy những hiểu biết thực tiễn của học sinh kết hợp kiến thức của một số môn học có liên quan bằng hình ảnh, video sưu tầm được... để dẫn dắt các em tìm hiểu kiến thức mới, cùng với các câu hỏi tìm ô chữ để học sinh vừa học vừa mang tính giải trí, kích thích sự tìm tòi, suy luận và tư duy, từ đó các em có thể tự học, tự thực hành ở nhà. 	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học theo chủ đề tích hợp ở các môn: Công nghệ, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Toán học và kiến thức thực tế để dạy bài Công nghệ chế tạo phôi (Công nghệ lớp 11). 
* Kiến thức:
1. Môn Toán học: Tính toán kích thước sản phẩm đúc, hàn, gia công áp lực
2. Môn Hóa học: Tác động hóa học, phản ứng hóa hóa học khi chế tạo phôi
3. Môn Vật lý: Sự tác động qua lại giữa kim loại với các dụng cụ khi chế tạo phôi.
4. Môn Lịch sử: Học sinh nắm được lịch sử của nghề đúc, gia công áp lực và hàn.
5. Môn Sinh học: Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường khi chế tạo phôi.
6. Môn Công nghệ: Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp: Đúc, Gia công áp lực và phương pháp Hàn.
7. Hiểu và phân biệt được các phương pháp chế tạo phôi trong cơ khí.
* Kĩ năng:
- Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc trong khuôn cát.
- Nhận dạng được sản phẩm của phương pháp Đúc, phương pháp Gia công áp lực, phương pháp Hàn và đánh giá được chất lượng của sản phẩm đó.
- Vận dụng các kiến thức hiểu biết về công nghệ chế tạo phôi để giải thích các tình huống có liên quan trong các môn học khác: Toán học, Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Sinh học, Tin học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
* Thái độ:
- Tích cực, chủ động tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp khác nhau.
- Có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường trong gia công cơ khí.
- Có ý thức tiết kiệm khi lựa chọn, sử dụng các sản phẩm cơ khí.
- Dạy học theo chủ đề tích hợp trong các nhà trường phổ thông trong đó có môn công nghệ lớp 11 để đạt được mục đích:
+ Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh;
+ Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành";
+ Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; 
Các nguyên tắc cần thực hiện khi dạy học theo chủ đề tích hợp vào dạy bộ môn công nghệ 11 
- Nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp phải đảm bảo tính chính xác, khoa
học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài giảng.
- Nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp phải phù hợp với chủ đề của bài giảng.
- Các ví dụ, nội dung có liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề: 
2.2.1. Thuận lợi: 
Thứ nhất: Ban giám hiệu trường THPT Vĩnh Lộc luôn quan tâm, chú trọng 
nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động dạy và học của thầy trò trong nhà trường.
Thứ hai: Bản thân tôi nhận thấy mình rất yêu nghề, tâm huyết, trăn trở với việc dạy học, luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp dạy và học.
2.2.2. Khó khăn: 
Thứ nhất: Các tài liệu về phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp rất ít.
Thứ hai: Dạy học môn Công nghệ ở trường THPT gặp nhiều khó khăn do môn học luôn bị xem nhẹ, là “môn phụ”, không thi Đại học-Cao đẳng cũng không thi tốt nghiệp, nên học sinh không có động lực gì cho môn học.
Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới phương pháp, không có sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ hoặc chuyên môn còn hạn chế. 
Thứ ba: Từ thực tế dạy học của bản thân và qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, tôi thấy: việc dạy và học môn Công nghệ còn hời hợt, không có sự đổi mới, giáo viên và học sinh còn mang nặng tính đối phó với môn học.
2.3. Các giải pháp thực hiện: 
2.3.1. Nghiên cứu kỹ bài học:
Trong bài Công nghệ chế tạo phôi, có 3 phương pháp chế tạo phôi khác nhau được giới thiệu cho học sinh. Mỗi phương pháp có bản chất khác nhau và có những ưu điểm nhược điểm riêng, vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ từng phương pháp để tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học.
 Có thể nói đây là giải pháp chung cho tất cả các bài dạy. Chỉ khi nào người giáo viên nghiên cứu kĩ bài giảng thì mới tìm ra được phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
2.3.2. Soạn giáo án thực nghiệm:
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin được trình bày giáo án thực nghiệm của mình.
Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi-Tiết 1(Bài 16 chia thành 2 tiết theo phân phối chương trình)
GIÁO ÁN
 (Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong học sinh cần:
a. Kiến thức:
Sau khi dạy xong bài học này, giáo viên cần giúp cho học sinh: 
- Hiểu được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
b. Kĩ năng:
- Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Nhận dạng được sản phẩm của phương pháp đúc và đánh giá được chất lượng sản phẩm của đúc.
- Phát triển kỹ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
- Vận dụng được các kiến thức trong các môn học: Hóa học, Vật lý, Lịch sử, GDCD, Sinh học, Tin học, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 
c. Thái độ:
- Tích cực, chủ động tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường trong gia công cơ khí.
- Có ý thức tiết kiệm khi lựa chọn, sử dụng các sản phẩm cơ khí.
- Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn lao động khi đúc.
- Học sinh có hứng thú và tích cực học tập.
- Hợp tác trong trao đổi, thảo luận nhóm.
- Học sinh khi thực hiện sản phẩm dự án học tập phát triển năng lực sáng tạo thể hiện ở các giải pháp để trình bày sản phẩm.
d. Định hướng năng lực hình thành: 
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
Năng lực sử dụng kiến thức liên môn
Môn học
Bài giảng liên quan đến 
chủ đề tích hợp
Năng lực ứng dụng tích hợp
Lịch sử 10
Bài 13 - Việt Nam thời nguyên thủy
Vận dụng kiến thức lịch sử về lịch sử của nghề Đúc ở Việt Nam.
 Vật lý 10
Bài 12 - Lực đàn hồi
Vận dụng kiến thức vật lý về tính lún, tính bền nhiệt của khuôn đúc trong quá trình đúc.
Bài 35 - Biến dạng cơ của vật rắn
Vận dụng kiến thức vật lý về tính dẻo, tính thông hơi của khuôn đúc trong quá trình đúc.
Bài 36 - Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Vận dụng kiến thức vật lý về độ co, ngót của kim loại trong quá trình đúc.
Bài 42 - Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí
Vận dụng kiến thức vật lý về tác động cơ học của lực thủy tĩnh do dòng kim loại lòng, tác động nhiệt của kim loại trong quá trình đúc.
Hóa học 12
Bài 45 - Hóa học và vấn đề môi trường
Vận dụng kiến thức hóa học về các chất thải vào không khi gây độc hại.
Hóa học 11
Bài 17 – Silic và hợp chất của Silic
Vận dụng kiến thức hóa học về hỗn hợp làm khuôn cát.
Sinh học 12
Bài TH - Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Vận dụng kiến thức sinh học về ô nhiễm nguồn nước của đúc và cát làm khuôn sau khi đúc.
GDCD 10
Bài 15 - Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Vận dụng kiến thức GDCD về vấn đề ô nhiễm môi trường trong các xưởng đúc. 
GDCD 11
Bài 12 - Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Vận dụng kiến thức GDCD về bảo vệ tài nguyên môi trường do các hợp chất gây độc hại, ô nhiễm môi trường không khí do khói, bụi từ các lò nấu kim loại khi đúc thải ra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sử dụng giáo án trình chiếu qua phần mềm Microsoft Power Point.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp: nêu vấn đề, nhóm học tập kết hợp dạy học dự án. 
- Thiết bị dạy học là sử dụng máy chiếu kết hợp với đồ dùng dạy học.
- Học liệu sử dụng trong quá trình dạy học:	
- Nghiên cứu nội dung và dạy theo đúng chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng bài 16 tiết 1 SGK Công nghệ 11, nghiên cứu SGK giáo viên Công nghệ 11 Bài 16 tiết 1. Đọc thêm chương VI – Đúc của SGK, SGV Kĩ thuật lớp 10 (chương trình cũ). 
- Tài liệu tham khảo: SGK (Lịch sử 10, Vật lý 10 ban cơ bản, Vật lý 10 nâng cao, Hóa học 11, 12 ban cơ bản, Sinh học 12 ban cơ bản, Giáo dục công dân 10,11).
- Sưu tầm trên Internet thông tin liên quan đến các phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, sưu tầm một số phôi đúc, sưu tầm một số đồ dùng được chế tạo bằng công nghệ đúc: Nồi gang, chảo gang, lưỡi cày, quả tạ
- Sưu tầm Internet một số tranh, ảnh minh họa về các ưu, nhược điểm trong phương pháp đúc.
- Cho học sinh tìm hiểu thực tế về công nghệ đúc, nhất là ở các địa phương
có làng nghề đúc truyền thống, từ đó hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế và có thể tạo ra một số sản phẩm đúc đơn giản dựa vào quy trình đúc đã được học.
- Các loại phiếu học tập cho học sinh hoạt động theo nhóm để đánh giá dự án của nhóm học sinh.
Chuẩn bị tranh “Quy trình công nghệ chế tạo phôi” trong bộ thiết bị giáo dục do Bộ giáo dục cung cấp; tranh về lò nấu thép hoặc xưởng đúc. 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của dự án: 
- Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint, máy tính xách tay, máy chiếu Projector, video, một số phần mềm hỗ trợ khác
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước bài 16 SGK Công nghệ 11.
- Sưu tầm một số vật được chế tạo bằng phương pháp đúc.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm theo nhóm của dự án.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu có liên quan đến dự án.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (01phút) 
 Kiểm tra sĩ số: 
Lớp
Sĩ số
Vắng
Có phép
Không phép
2. Kiểm tra bài cũ: (03 phút) 
- C©u hái 1: Em hãy kể tên các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí? 
- Câu hỏi 2: Vì sao phải tìm hiểu các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
3. Bài mới: (32 phút) 
a. Đặt vấn đề vào bài mới (02 phút) 
Trong cơ khí để giảm thời gian gia công các chi tiết nâng cao năng suất lao động phải có phôi. (Phôi là hình dạng ban đầu của chi tiết khi chưa gia công).
GV: Đưa các phôi đã chuẩn bị cho HS quan sát và đặt câu hỏi.
 Hỏi: Phôi được tạo ra do đâu?
HS trả lời: Nhiều phương pháp gia công cơ khí như rèn, đúc....
Hỏi: Bằng những kiến thức lịch sử em hãy cho biết ở Việt Nam con người đã biết đúc từ khi nào? Kể tên các vật đúc cổ ở Việt Nam? Các làng nghề đúc nổi tiếng ở Việt Nam?
HS trả lời: 
GV bổ sung: Người Việt Nam đã biết đúc cách đây khoảng hơn 4000 năm các nhà khảo cổ học đã tìm được các vật dụng của người xưa như: Lưỡi rìu, mũi tên, trống đồng Đông Sơn...
Làng nghề đúc nổi tiếng như: Làng Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh; Phường Đúc - Huế; Làng Phước Kiều - Quảng Nam...
GV: Mỗi chi tiết máy đều có yêu cầu về độ bền, độ dẻo, độ cứng nhất định. Vì vậy, để chọn được vật liệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết và lựa chọn các phương pháp gia công cho hợp lý cần phải biết tính chất đặc trưng của vật liệu.
Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiết 1, bài 16: Công nghệ chế tạo phôi.
b. Nội dung bài mới (30 phút)
Tiết 1. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc
I - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Hoạt động 1. Tìm hiểu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo 
 phôi bằng phương pháp đúc
1. Bản chất
Rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội → vật đúc có hình dạng, kích thước của lòng khuôn.
Hỏi: Em hãy kể tên một số sản phẩm đúc mà em biết?
GV: Chuông đồng, tượng đồng, trống đồng, đúc nồi, xoong...
HS liên hệ thực tế lấy ví dụ minh họa:
GV: Cho HS xem đoạn phim mô phỏng bản chất của phương pháp đúc.
Hỏi: Thế nào là bản chất của đúc?
GV: Kim loại đun lỏng rót vào khuôn
- Kim loại lỏng kết tinh và nguội 
 sản phẩm có hình dạng, kích thước của lòng khuôn đúc.
HS: Quan sát phim, nhận biết bản chất của phương pháp đúc.
HS: Trả lời
Hỏi: Theo em trong thực tế có các phương pháp đúc nào?
GV: Dựa vào khuôn đúc có các phương pháp khác nhau:
 - Đúc trong khuôn cát
 - Đúc trong khuôn kim loại
HS theo gợi ý trả lời.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
GV: Để thực hiện đúc, phải nấu chảy kim loại.
Hỏi: Em hãy cho biết khi nấu chảy kim loại có các chất thải nào thải vào không khí?
GV: Các chất thải vào không khí gây độc hại như khí (N2, SO2, CO, CO2) ngoài ra còn có khói, bụi.. 
GV: Quan sát tranh nhà máy cán thép, xưởng đúc, em hãy cho biết khí thải trong quá trình sản xuất có được xử lý không? 
HS quan sát, trả lời. 
HS quan sát, trả lời. 
Có nơi được xử lý.
Có nơi không được xử lý.
Giáo viên giải thích về các chất phụ gia trong nấu chảy, cán thép để HS thấy được các hợp chất gây độc,hại, ô nhiễm môi trường không khí.
- Kim loại nguyên chất nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu sử dụng do đó người ta phải pha thêm vào kim loại gốc một số nguyên tố hóa học việc đó gọi là đưa các chất phụ gia (hợp kim hóa biến tính) Như đưa Ni, Cr vào thép để thép không gỉ, đưa Cu, Si, Mg vào nhôm để nâng cao cơ tính của nhôm...
HS trả lời: Có các chất phụ gia trong nấu chảy, cán thép chất gây độc, hại, thải ra ô nhiễm môi trường không khí.
Chúng ta phải có ý thức giữ gìn, tuyên truyền bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
a.Ưu điểm
- Đúc được tất cả kim loại, hợp kim khác nhau.
- Đúc được các vật có khối lượng, kích thước từ rất bé đến rất lớn.
- Tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp khác không tạo ra được (lỗ, hốc, rỗng bên trong)
- Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao → giảm chi phí.
Hỏi: Trong thực tế các vật liệu nào có thể đúc? 
GV: Trình chiếu một số sản phẩm mà phương pháp đúc có thể thực hiện được và một số hình ảnh khuyết tật mà phương pháp đúc thường gặp.
GV cho HS tìm hiểu ưu, nhược điểm thông qua hình thức hoạt động nhóm: Chia 4 nhóm lớn theo dự án (thời gian 03 phút):
- Nhóm 1,3: Nêu ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?
- Nhóm 2,4: Nêu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?
- GV phát phiếu học tập số 1 cho từng nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký nhóm và theo dõi thời gian, quan sát động viên, uốn nắn kịp thời các nhóm thảo luận.
- GV: Hết thời gian thảo luận học sinh nộp bài giáo viên chiếu kết quả của các nhóm lên máy tính có gắm Webcam (hoặc máy chiếu bản trong) hướng dẫn HS thảo luận nhận xét, bổ sung hoặc có thể chấm điểm chéo các nhóm cho nhau.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Đúc được tất cả kim loại, hợp kim khác nhau.
- Đúc được các vật thể có khối lượng, kích thước từ rất bé đến rất lớn.
GV đặt câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS trả lời và nhận xét kết luận các vấn đề
HS liên hệ với thực tế trả lời.
HS: Quan sát hình ảnh.
- HS: Nắm được vị trí phân công của nhóm, công việc của nhóm, thời gian lam việc do vậy các nhóm phải tích cực, chủ động hoạt động nhóm.
- HS: Các nhóm nhận phiếu học tập và tích cực thảo luận
 - Nhóm nào xong sớm nộp bài trước.
- Trình bày kết quả hoạt động nhóm..
- Góp ý thảo luận, đánh giá kết quả chéo.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
đã nêu. 
- Tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp khác không tạo ra được (lỗ, hốc, rỗng bên trong)
GV: Hiện nay do áp dụng tiến bộ KHKT đã tạo ra nhiều phương pháp đúc có độ chính xác cao, năng suất cao, giảm chi phí và hạn chế tác động đến môi trường. 
b.Nhược điểm
 Phương pháp đúc tạo ra khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt, lõm co.
Hỏi: Em hãy nêu nhược điểm của phương pháp đúc? 
(Có thể đưa vật thật về khuyết tật của vật đúc cho HS quan sát để rút ra kết luận)
GV: Chiếu đáp án, một số hình ảnh minh họa các dạng khuyết tật, nhận xét, cho điểm các nhóm.
GV: Chiếu đáp án, một số hình ảnh minh họa các dạng khuyết tật, nhận xét, cho điểm các nhóm.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Góp ý thảo luận, đánh giá kết quả chéo 
- Quan sát, hiểu được nhược của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Tích hợp Hóa học
Hỏi: Dựa vào kiến thức Hóa học em hãy giải thích tại sao khi đúc vật đúc lại gây nên nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_kha_nang_tu_hoc_tu_thuc_hanh_cho_hoc_sinh_thpt.doc