SKKN Nâng cao khả năng tư duy bản chất hóa học cho học sinh khá, giỏi ở trường THPT thông qua một số dạng bài tập về phản ứng của các chất với nước

SKKN Nâng cao khả năng tư duy bản chất hóa học cho học sinh khá, giỏi ở trường THPT thông qua một số dạng bài tập về phản ứng của các chất với nước

Hóa học không phải là quá trình được dạy, là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề. Hóa học chứa đựng rất nhiều các hiện tượng hóa học mang tính thực tế cao mà để giải thích được các hiện tượng đó ta cần có kiến thức sâu về hóa học chứ không đơn thuần dùng số liệu xử lí như toán học. Khi học sinh hiểu được bản chất sâu xa của các quá trình hóa học và biết cách giải thích các quá trình này thì tự bản thân các em sẽ hình thành niềm đam mê khám phá, có tình yêu với bộ môn hóa học. Đặc biệt, với xu thế thi cử hiện tại khi số lượng học sinh từ bỏ môn hóa ngày càng tăng lên thì càng đặt cho bộ môn hóa nhu cầu giải quyết các hiện tượng hóa học một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ lôi kéo người học. Chính từ nhu cầu này đòi hỏi các thầy cô giáo trong quá trình dạy học cần xây dựng cho học sinh cách khám phá, giải thích đơn giản, nhanh gọn các bản chất hóa học, hình thành cho các em cách tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Trong xu hướng thi cử hiện tại của Bộ giáo dục là thi theo hình thức trắc nghiệm rất nhiều học sinh đã lựa chọn cho mình hình thức nhớ máy móc các kiến thức hóa học, chỉ hướng vào rèn luyện tốc độ làm bài mà không quan tâm nhiều đến bản chất hóa học. Xu hướng trên cũng tương đối phù hợp với xu thế thi cử hiện tại nhưng mô hình chung lại biến học sinh thành những cái máy nhớ mà không hiểu nhiều về bản chất, nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn khi có các câu hỏi khai thác về bản chất hóa học. Vì vậy, việc cân bằng giữa rèn luyện kĩ năng, tốc độ với tìm hiểu, phân tích bản chất vấn đề là nhu cầu rất cấp thiết khi giảng dạy bộ môn hóa học phổ thông.

doc 21 trang thuychi01 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao khả năng tư duy bản chất hóa học cho học sinh khá, giỏi ở trường THPT thông qua một số dạng bài tập về phản ứng của các chất với nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Hóa học không phải là quá trình được dạy, là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề. Hóa học chứa đựng rất nhiều các hiện tượng hóa học mang tính thực tế cao mà để giải thích được các hiện tượng đó ta cần có kiến thức sâu về hóa học chứ không đơn thuần dùng số liệu xử lí như toán học. Khi học sinh hiểu được bản chất sâu xa của các quá trình hóa học và biết cách giải thích các quá trình này thì tự bản thân các em sẽ hình thành niềm đam mê khám phá, có tình yêu với bộ môn hóa học. Đặc biệt, với xu thế thi cử hiện tại khi số lượng học sinh từ bỏ môn hóa ngày càng tăng lên thì càng đặt cho bộ môn hóa nhu cầu giải quyết các hiện tượng hóa học một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ lôi kéo người học. Chính từ nhu cầu này đòi hỏi các thầy cô giáo trong quá trình dạy học cần xây dựng cho học sinh cách khám phá, giải thích đơn giản, nhanh gọn các bản chất hóa học, hình thành cho các em cách tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Trong xu hướng thi cử hiện tại của Bộ giáo dục là thi theo hình thức trắc nghiệm rất nhiều học sinh đã lựa chọn cho mình hình thức nhớ máy móc các kiến thức hóa học, chỉ hướng vào rèn luyện tốc độ làm bài mà không quan tâm nhiều đến bản chất hóa học. Xu hướng trên cũng tương đối phù hợp với xu thế thi cử hiện tại nhưng mô hình chung lại biến học sinh thành những cái ²máy nhớ² mà không hiểu nhiều về bản chất, nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn khi có các câu hỏi khai thác về bản chất hóa học. Vì vậy, việc cân bằng giữa rèn luyện kĩ năng, tốc độ với tìm hiểu, phân tích bản chất vấn đề là nhu cầu rất cấp thiết khi giảng dạy bộ môn hóa học phổ thông.
Trong quá trình giảng dạy và ôn thi tôi nhận thấy phần kiến thức về phản ứng của các chất với nước xuất hiện ở nhiều mảng kiến thức và đều chứa đựng rất nhiều bản chất hóa học. Phản ứng với nước có thể là quá trình trực tiếp tạo sản phẩm hoặc là phản ứng mở đầu cho một chu trình gồm một số phản ứng hóa học. Học sinh khi nghiên cứu về phần kiến thức này thường chỉ nhớ một vài trường hợp cụ thể mà không có cái nhìn tổng hợp về những chất có phản ứng với nước. Nhiều giáo viên khi giảng dạy cũng chỉ cung cấp cho học sinh phương trình hóa học cụ thể mà không giải thích rõ để các em hiểu vì sao có phản ứng như vậy. Chính vì không hiểu rõ bản chất vấn đề nên nhiều tình huống bài tập tương đối dễ dàng bị học sinh giải quyết sai, ảnh hưởng khá nhiều đến thành tích của các em. Xuất phát từ nhu cầu trên tôi thấy cần phải xây dựng một số dạng bài cụ thể xung quanh phản ứng của các chất với nước để nâng cao khả năng tư duy bản chất hóa học cho học sinh thpt, hạn chế các sai sót của các em khi làm bài nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các kì thi.
Qua thực tế giảng dạy bồi dưỡng học sinh tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao hơn, nhiều học sinh đã yêu thích môn hoá học hơn. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất một kinh nghiệm nhỏ: 
“Nâng cao khả năng tư duy bản chất hóa học cho học sinh khá, giỏi ở trường thpt thông qua một số dạng bài tập về phản ứng của các chất với nước”
II. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện sáng kiến này nhằm mục đích: 
	- Khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy. 
	- Giúp học sinh biết cách tư duy, giải thích bản chất của các quá trình hóa học mà không phải là quá trình tiếp thu thụ động, nhớ máy móc.
 - Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn hóa, tạo cho các em niềm đam mê khám phá các bản chất hóa học.
	 - Nâng cao kết quả thi của học sinh trong các kì thi.
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Vì quá trình phản ứng với nước đều ít nhiều có một vài quá trình, các dạng bài được chọn lựa đều cần học sinh có kiến thức căn bản về hóa học mới có khả năng tiếp nhận. Vì vậy, đối tượng chủ yếu được hướng đến là học sinh có lực học từ trung bình khá trở lên, đặc biệt là các học sinh có mục tiêu thi thpt quốc gia từ điểm 6 trở lên hoặc học sinh đang tham gia ôn thi học sinh giỏi. Giáo viên có thể phân chia các nhóm học sinh có năng lực tương đồng trong quá trình giảng dạy để thuận lợi cho việc cung cấp kiến thức.
IV. Phương pháp:
	- Nghiên cứu tài liệu, sưu tầm các tài liệu phục vụ việc soạn thảo. 
 - Cho học sinh trải nghiệm các hiện tượng hóa học trong thực tế, trong phòng thí nghiệm và thông qua các thí nghiệm hóa học trên mạng, thực nghiệm giảng dạy. 
V. Những điểm mới của SKKN:
 - Phần kiến thức về phản ứng với nước là phần kiến thức tương đối phức tạp lại bị trải dài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông nên việc viết SKKN này giúp học sinh có một cái nhìn tổng hợp hơn, tạo tâm lí cẩn thận khi trong đề thi khai thác đến mảng kiến thức này.
 - Học sinh được hướng dẫn thực hiện các chu trình hóa học để suy ra bản chất phản ứng, khám phá hiện tượng chứ không giống như lâu nay vẫn học là nhớ máy móc, dùng làm bài. Như vậy học sinh sẽ hứng thú hơn, chủ động hơn, dễ dàng có trao đổi, tranh luận, tìm tòi kiến thức cùng thầy cô.
 - Học sinh được nhắc nhở, sửa chửa các câu trắc nghiệm dễ bị sai sót khi liên quan đến phần kiến thức này nên sẽ hạn chế bị mất điểm trong các kì thi.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
 - Các kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường bao gồm: kim loại nhóm IA, một số kim loại nhóm IIA (Ca, Sr, Ba), khi cho các kim loại này tác dụng với dung dịch muối thì các kim loại này sẽ có phản ứng với nước trước
	- Các oxit bazơ của một số kim loại mạnh, có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường thì khi cho vào nước có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm tương ứng.
	- Các chất chứa một số liên kết không bền như: chức este, cầu peptit hoặc liên kết -CO-NH- thường dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
	- Một số hiđroxit lưỡng tính có thể dễ dàng tan trong dung dịch kiềm như:
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O hoặc Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] 
 Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O.
II. Thực trạng vấn đề:
 Trong quá trình giảng dạy, ôn thi thpt quốc gia và ôn thi học sinh giỏi tại trường thpt Nông Cống 4 tôi nhận thấy khi phải nhận lại các lớp từ giáo viên khác mà mình không dạy từ đầu và các lớp không được giáo viên xây dựng căn bản thì học sinh tương đối yếu về bản chất hóa học, các em chỉ thích làm bài tập còn khi cần dùng bản chất hóa học để làm lý thuyết thì hầu hết sai sót khá nhiều. Với một số các câu bài tập cần tư duy nhiều bản chất thì các em coi đó là các câu khó và bỏ qua, thậm chí bỏ qua cả các câu ở vùng điểm thấp. Cách học của các em không phù hợp với xu thế của đề thi là chú trọng về mặt lý thuyết nên hầu hết chất lượng thi học sinh giỏi, thpt quốc gia của bộ môn hóa ở trường chất lượng không thực sự cao. Ngay cả ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy nếu không phân loại học sinh tốt và xây dựng căn bản cho các em thì các câu trắc nghiệm thiên về bản chất hóa học, đặc biệt là liên quan đến phản ứng với nước đều bị các em làm sai khá nhiều. Từ nhu cầu cấp thiết này tôi thấy cần xây dựng nên một hệ thống dạng bài, đặc biệt là bài tập liên quan đến phản ứng với nước để giáo dục học sinh cách tư duy bản chất hóa học, hạn chế nhớ máy móc kiến thức, có cái nhìn tổng hợp về kiến thức để luôn cẩn thận trong quá trình làm bài, tránh để mất điểm lãng phí nên tôi chọn viết SKKN này. 
III. Các dạng bài áp dụng cụ thể: 
	Dạng bài tập về phản ứng với nước là dạng bài tập đòi hỏi có sự tổng hòa rất nhiều vùng kiến thức khác nhau nên trong quá trình dạy học giáo viên cần xây dựng cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản đầy đủ, kĩ càng. Dưới đây là một số dạng bài, cách áp dụng cụ thể và các bài tập tương tự dựa trên các yêu cầu của đề ra trong các đề thi trắc nghiệm hoặc đề thi học sinh giỏi để học sinh nghiên cứu và vận dụng. 
Dạng 1: Vận dụng phản ứng với nước để giải thích về các sản phẩm được tạo thành hoặc sự khác nhau về sản phẩm giữa các phản ứng tương đồng.
	Trong quá trình giảng dạy có một số trường hợp khiến học sinh phân vân không biết vì sao sản phẩm lại khác nhau hoặc không biết tại sao quá trình lại tạo ra sản phẩm như vậy, vì vậy các em chọn cách nhớ theo các phương trình có sẵn. Tuy nhiên, khi giảng dạy các vùng kiến thức này giáo viên chỉ cần lồng vào phản ứng với nước và tổ hợp các giai đoạn thì vấn đề lại rất rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể như sau:
*Ví dụ 1: Tại sao phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch thường tạo sản phẩm là axit và ancol còn phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm lại là phản ứng một chiều thường tạo sản phẩm là muối và ancol?
Giải quyết vấn đề: - Trong môi trường axit xảy ra phản ứng như sau:
 RCOOR1 + H2O 	 RCOOH + R1OH
	Do axit có thể tác dụng với ancol để tạo este nên phản ứng xảy ra theo cả 2 chiều thuận nghịch.
 - Trong môi trường kiềm thì phản ứng xảy ra như sau:
 RCOOR1 + H2O 	 RCOOH + R1OH
 + RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O	
 RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH 
	Do phản ứng không còn axit để tham gia phản ứng với ancol nên phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều duy nhất.
*Ví dụ 2: Tại sao phản ứng của nhôm với dung dịch kiềm lại có sự tham gia của H2O trong khi phản ứng của Zn với dung dịch kiềm lại không có H2O?
Giải quyết vấn đề: 
	- Khi Al tác dụng với dung dịch kiềm thì:
 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
 + 2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 4H2O
	 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
 	- Khi cho Zn tác dụng với dung dịch kiềm thì:
 Zn + 2H2O → Zn(OH)2 + H2
 + Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
	 Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2
*Ví dụ 3: Phản ứng sau: SO2 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 có xảy ra không?
Giải quyết vấn đề: SO2 + H2O H2SO3
 + H2SO3 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O 
 SO2 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 
*Ví dụ 4: Vì sao cùng là phản ứng của photpho đỏ với HNO3 mà khi HNO3(đ) và HNO3(loãng) thì trong phương trình phản ứng H2O lại nằm ở các vế khác nhau.
Giải quyết vấn đề: Do phản ứng là sự tổ hợp của 2 giai đoạn nên khi gộp các phương trình thì tùy theo tỉ lệ cụ thể H2O có thể nằm ở các vế khác nhau (hoặc không còn H2O)
- Phản ứng với HNO3(loãng): 
	 6P + 10HNO3(l) ® 3P2O5 + 10NO + 5H2O
 + 3P2O5 + 9H2O ® 6H3PO4
 3P + 5HNO3(l) + 2H2O ® 3H3PO4 + 5NO
- Phản ứng với HNO3(đ): 
	 2P + 10HNO3(đ) ® P2O5 + 10NO2 + 5H2O
 + P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
 P + 5HNO3(đ) ® H3PO4 + 5NO2 + H2O
* Ví dụ 5: Sau phản ứng nhiệt phân của các muối nitrat ta thường thu được hỗn hợp khí gồm NO2, O2. Nếu dẫn hỗn hợp khí này qua một dung dịch kiềm dư thì phản ứng xảy ra thế nào? 
Giải quyết vấn đề: 
Đa phần học sinh nếu không nắm vững bản chất đều cho rằng O2 không có phản ứng với kiềm, chỉ có NO2 là oxit axit nên có phản ứng xảy ra như sau:
 2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O
Tuy nhiên thực tế bản chất của phản ứng như sau:
 4NO2 + O2 + 2H2O ® 4HNO3 
 + 4HNO3 + 4NaOH ® 4NaNO3 + 4H2O
 4NO2 + O2 + 4NaOH ® 4NaNO3 + 2H2O (1)
Sau phản ứng (1) nếu dư O2 sẽ không có phản ứng tiếp theo, còn nếu dư NO2 sẽ có thêm phản ứng: 2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O (2)
*Ví dụ 6: Trong các bài toán thủy phân peptit thường dùng dữ kiện về axit hoặc kiềm để lập các phương trình hóa học, tuy nhiên phản ứng thủy phân peptit trong sách giáo khoa lại không thể hiện axit hoặc kiềm cụ thể, vậy ta cần biểu diễn phản ứng thủy phân peptit trong môi trường axit và kiềm cụ thể thế nào?
Giải quyết vấn đề: Quá trình thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit hoặc kiềm là sự tổ hợp của quá trình bẻ gãy các liên kết peptit và trung hòa các a-aminoaxit để tạo muối, vì vậy ta cần thể hiện cụ thể quá trình như sau:
- Quá trình thủy phân peptit trong môi trường axit, đun nóng: 
 H2N-CH(R1)-CO-NH-CH(R2)CO-....-NH-CH(Rn)-COOH +(n-1)H2O → 
H2N-CH(R1)-COOH + H2N-CH(R2)-COOH + .... + NH2-CH(Rn)-COOH
 + H2N-CH(R1)-COOH + HCl → ClNH3-CH(R1)-COOH
 H2N-CH(R2)-COOH + HCl → ClNH3-CH(R2)-COOH
 .......................................................................................
 H2N-CH(Rn)-COOH + HCl → ClNH3-CH(Rn)-COOH 
H2N-CH(R1)-CO-NH-CH(R2)CO-....-NH-CH(Rn)-COOH + (n-1)H2O + nHCl → ClNH3-CH(R1)-COOH + ClNH3-CH(R2)-COOH+ ...+ ClNH3-CH(Rn)-COOH
- Quá trình thủy phân peptit trong môi trường kiềm, đun nóng:
 H2N-CH(R1)-CO-NH-CH(R2)CO-....-NH-CH(Rn)-COOH +(n-1)H2O → 
H2N-CH(R1)-COOH + H2N-CH(R2)-COOH + .... + NH2-CH(Rn)-COOH
 + H2N-CH(R1)-COOH + NaOH → H2N-CH(R1)-COONa + H2O
 H2N-CH(R2)-COOH + NaOH → H2N-CH(R2)-COONa + H2O
 .......................................................................................
 H2N-CH(Rn)-COOH + NaOH → H2N-CH(Rn)-COONa + H2O 
H2N-CH(R1)-CO-NH-CH(R2)CO-....-NH-CH(Rn)-COOH + nNaOH → 
H2N-CH(R1)-COONa + H2N-CH(R2)-COONa + ... + H2N-CH(Rn)-COONa + H2O
Dạng 2: Vận dụng phản ứng với nước để đếm số lượng các phản ứng xảy ra trong một số câu trắc nghiệm.
Trong một số đề thi thử có xuất hiện các câu đếm số lượng các phản ứng xảy ra, trong đó có những phản ứng là sự tổ hợp của một số phản ứng. Thông thường học sinh hay nhớ phản ứng gộp tổng hợp nên khi đếm sẽ thường thiếu các phản ứng so với yêu cầu của câu hỏi. Cụ thể như sau:
*Ví dụ 1: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng thu được kết tủa X và dd Y, lọc kết tủa cho dd NaHCO3 vào dd Y lại thấy có kết tủa. Nếu thêm Al dư vào dd Y thấy có khí bay ra và thu được dd Z. Cho Na2CO3 vào Z thấy có kết tủa. Số phản ứng đã xảy ra trong các thí nghiệm trên là
 A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Giải quyết vấn đề: Vì dung dịch Y có thể tác dụng với NaHCO3 tạo kết tủa nên ban đầu phản ứng xảy ra là: BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O
 BaO + H2O → Ba(OH)2
 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O
Khi cho Al vào dung dịch sau phản ứng:
 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
 Na2CO3 + Ba(AlO2)2 → BaCO3↓ + 2NaAlO2
Vậy số phản ứng đã xảy ra là 6 Þ Chọn đáp án A.
*Ví dụ 2: Cho hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch A, khí B và phần rắn C. Cho C tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch X và khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Thêm dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thì thu được kết tủa Y. Số phản ứng đã xảy ra trong các thí nghiệm trên là
 	A. 5. 	B. 8. 	 C. 6. 	D. 7.
Giải quyết vấn đề: 
Các phản ứng đã xảy ra: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
 Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
 Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 
Vậy số phản ứng là 6 Þ Chọn đáp án C.
* Ví dụ 3: Cho các kim loại sau: Fe, Cu, Al, Na, Ba, Zn, Ni. Nếu cho lượng dư các kim loại trên lần lượt vào dung dịch FeCl3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số kim loại có thể đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl3 là:
 	A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Giải quyết vấn đề: Nếu học sinh nắm vững bản chất điện hóa thì đều xác định được khi kim loại tác dụng với muối Fe3+ thì sẽ có 2 giai đoạn, đầu tiên là tạo muối Fe2+, sau đó là phản ứng với muối Fe2+ để tạo kim loại Fe. Như vậy kim loại có thể thỏa mãn yêu cầu là các kim loại có cặp thế đứng trước Fe3+/Fe2+ và Fe2+/Fe. Nếu theo điều kiện này ta có thể chọn: Al, Na, Ba, Zn. Tuy nhiên nhiều học sinh không chú ý là Na, Ba có phản ứng với H2O ở điều kiện thường nên khi cho vào dung dịch chúng sẽ có phản ứng
 với nước trong dung dịch nên thường chọn sai. Theo các điều kiện này chỉ có Al và Zn là thỏa mãn 
Þ Chọn đáp án A. 
* Ví dụ 4: Cho các chất sau: Al2O3, CO2, NO2, Al4C3, CO, PBr3, Cr2O3. Nếu cho các chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thì số lượng các chất có thể tham gia phản ứng là
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Giải quyết vấn đề: Nếu học sinh nắm chắc bản chất hóa học sẽ xác định rõ: CO2, NO2 là oxit axit nên có phản ứng; CO là oxit trung tính nên không có phản ứng; Al2O3, Cr2O3 là oxit lưỡng tính tuy nhiên Cr2O3 chỉ phản ứng với kiềm đặc, đun nóng nên trong dung dịch NaOH loãng không có phản ứng. Chỉ có Al4C3 và PBr3 là gây cho học sinh khó xác định có hay không vì không có phản ứng trong sách giáo khoa. Tuy nhiên nếu phân tích theo tổ hợp quá trình ta có thể chỉ rõ phản ứng: 
 Al4C3 + 12H2O ® 4Al(OH)3 + 3CH4
 + 4Al(OH)3 + 4NaOH ® 4NaAlO2 + 8H2O 
 Al4C3 + 4H2O + 4NaOH ® 4NaAlO2 + 3CH4
 PBr3 + 3H2O ® 3HBr + H3PO3
 + 3HBr + 3NaOH ® 3NaBr + 3H2O
 H3PO3 + 2NaOH ® Na2HPO3 + 2H2O
 PBr3 + 5NaOH ® 3NaBr + Na2HPO3 + 2H2O
Như vậy có 5 chất có thể tác dụng Þ Chọn đáp án C.
Dạng 3: Vận dụng phản ứng với nước để phân tích hiện tượng xảy ra trong một số thí nghiệm hóa học, nhận biết.
Trong một số câu hỏi trắc nghiệm đề bài yêu cầu nêu hiện tượng của các phản ứng không có sẵn trong sách giáo khoa mà đòi hỏi cần có sự tổ hợp các bản chất phản ứng thì nếu lồng ghép bản chất với nước có thể làm đơn giản hóa một số câu hỏi về hiện tượng. Cụ thể như sau: 
*Ví dụ 1: Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
 - Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3
 - Cho SO3 tác dụng với dung dịch BaCl2
Giải quyết vấn đề: 
Trong tính chất của các khí trên không có tính chất cụ thể nào là tác dụng với dung dịch muối nên khi gặp câu hỏi dạng này nhiều học sinh sẽ khẳng định là không có hiện tượng xảy ra, tuy nhiên nếu phân tích gián tiếp qua bản chất với nước thì sẽ thấy hiện tượng cụ thể. 
 - Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3 
	 2Cl2 + 2H2O 2HCl + 2HClO 
 + 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
 2Cl2 + H2O + Na2CO3 → 2NaCl + 2HClO + CO2↑ 
Hiện tượng: Mất màu vàng lục của khí Cl2 và có bọt khí CO2 sủi lên.
 - Cho SO3 tác dụng với dung dịch BaCl2
 SO3 + H2O → H2SO4 
 + H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
 SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4↓ + HCl
Hiện tượng: Có kết tủa trắng của BaSO4.
* Ví dụ 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi lần lượt cho dư dung dịch NH4Cl, dung dịch AlCl3 hoặc sục CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 ( hoặc dung dịch Na[Al(OH)4] )?
Giải quyết vấn đề: 
Nếu bài toán cho từ từ HCl đến dư thì học sinh có thể nêu đúng vì đó là dạng tương đối phổ biến trong bài tập, còn với các chất trên học sinh tỏ ra khó khăn, khi đó ta có thể diễn tả như sau sẽ làm học sinh rất dễ hiểu vấn đề: 
 - Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2
 NaAlO2 → Na+ + AlO2-
 + CO2 + H2O H2CO3 
 H2CO3 HCO3- + H+
 H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 
 NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng.
 - Cho dung dịch AlCl3 tới dư vào dung dịch NaAlO2
 3NaAlO2 → 3Na+ + 3AlO2-
 + AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
 Al3+ + 6H2O → Al(OH)3 + 3H3O+
 3H3O+ + 3AlO2- → 3Al(OH)3↓
 3NaAlO2 + AlCl3 + 6H2O → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl
Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng.
 - Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 
 	 NaAlO2 → Na+ + AlO2-
 + NH4Cl → NH4+ + Cl-
 NH4+ + H2O NH3 + H3O+
 H3O+ + AlO2- → Al(OH)3↓ 
 NaAlO2 + NH4Cl + H2O → NH3↑ + NaCl + Al(OH)3↓
Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng và khí mùi khai.
* Ví dụ 3: Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 hoặc cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
Giải quyết vấn đề: 
Khi gặp trường hợp này học sinh thường dự đoán phản ứng thuộc phản ứng trao đổi và dựa vào bảng tính tan để viết phản ứng nhưng trong bảng tính tan lại đề hợp chất tạo ra không bền, không tồn tại nên học sinh thường đoán mò chất tạo ra là Fe2(CO3)3 hoặc Al2S3 là chất kết tủa, tuy nhiên thực tế phản ứng như sau:
 - Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thì: 
	 3Na2CO3 + 2FeCl3 → Fe2(CO3)3 + 6NaCl
 + Fe2(CO3)3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2
 3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
Hiện tượng: Có kết tủa nâu đỏ của Fe(OH)3 và bọt khí CO2 sủi lên.
 - Khi cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3 thì: 
	 3Na2S + 2AlCl3 → Al2S3 + 6NaCl
 + Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S
 3Na2S + 2AlCl3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2S↑ + 6NaCl
Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng của Al(OH)3 và khí mùi trứng thối. 
Dạng 4: Vận dụng phản ứng với nước để xác định vai trò của các chất hoặc xác định thành phần sản phẩm sau các giai đoạn phản ứng.
 Trong một số phản ứng nếu học sinh chỉ nắm được phản ứng tổng gộp thì sẽ thấy khó khăn khi phân tích vai trò của các chất trong phản ứng, hoặc nếu phản ứng là một dây truyền các phản ứng nối tiếp nhau thì học sinh cần nắm chắc bản chất phản ứng mới có thể phân tích được từng giai đoạn phản ứng. Cụ thể như sau:
*Ví dụ 1: Khi cho một mẩu nhôm vào dung dịch NaOH dư thì nhận xét đúng là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_kha_nang_tu_duy_ban_chat_hoa_hoc_cho_hoc_sinh.doc
  • docBIA MUC LUC.doc