SKKN Nâng cao kết quả học tập môn vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “đa trí tuệ” (howard gardner) vào dạy học bài “các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” (bài 37, Vật lý 10) đối với học sinh trường THPT Cầm Bá Thước
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật và của nền sản xuất xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tư duy độc lập và sáng tạo. Do vậy, nhà trường phổ thông không chỉ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức khoa học mà còn phải giúp các em phát triển trí tuệ của mình. Muốn vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc đặc điểm trí tuệ của các em và những yếu tố liên quan tới quá trình phát triển đó. Chỉ có như vậy mới xác định được mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục trí tuệ phù hợp với từng lứa tuổi học sinh [1]. Lý thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner (một nhà tâm lí học nổi tiếng của Đại học Harvard) đã tác động mạnh tới tình hình nghiên cứu về khả năng trí tuệ của con người nói chung và học sinh nói riêng. Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau và học sinh cũng thế, do đó các em sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Từ đó lựa chọn các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của các em. Gardner cũng đã chỉ ra rằng trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh (ngôn ngữ và logic-toán học), điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp, đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và chịu chung một sự đánh giá, phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu các em được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình [1].
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật và của nền sản xuất xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tư duy độc lập và sáng tạo. Do vậy, nhà trường phổ thông không chỉ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức khoa học mà còn phải giúp các em phát triển trí tuệ của mình. Muốn vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc đặc điểm trí tuệ của các em và những yếu tố liên quan tới quá trình phát triển đó. Chỉ có như vậy mới xác định được mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục trí tuệ phù hợp với từng lứa tuổi học sinh [1]. Lý thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner (một nhà tâm lí học nổi tiếng của Đại học Harvard) đã tác động mạnh tới tình hình nghiên cứu về khả năng trí tuệ của con người nói chung và học sinh nói riêng. Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau và học sinh cũng thế, do đó các em sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Từ đó lựa chọn các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của các em. Gardner cũng đã chỉ ra rằng trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh (ngôn ngữ và logic-toán học), điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp, đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và chịu chung một sự đánh giá, phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu các em được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình [1]. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã ứng dụng lý thuyết này vào giáo dục. Tại Việt Nam lý thuyết này bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng nhưng chưa sâu. Việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta có một phương pháp giáo dục phù hợp phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời bổ sung những điểm còn yếu để hướng tới một sự phát triến toàn diện [3]. Vì vậy tôi xin “Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” (Howard Gardner) vào dạy học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”(Bài 37, Vật lý 10) đối với học sinh trường THPT Cầm Bá Thước” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài trình bày cách vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” vào dạy học 1 bài học trong chương trình Vật lý 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của bài học đó. Từ đó có thể mở rộng việc ứng dụng này trong chương trình dạy - học nhằm phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, phù hợp với sự thay đổi của xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu về việc vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” trong dạy học Vật lý. - Các kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực - Các cách đánh giá học sinh - Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10a1 trường THPT Cầm Bá Thước. [1]-Tài liệu trên internet. [3]. [Tài liệu : “Vận dụng Thuyết đa trí tuệ trong dạy học và quản lí” – TS.Trần Bình Châu-Bộ GD_ĐT - Lớp đối chứng: Học sinh lớp 10a2 trường THPT Cầm Bá Thước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài có sử dụng - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin kết hợp với phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi học tập 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner - một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard - đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences ) Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” (the ability to solve problems, or to create products, that are valued within one or more cultural settings) và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ [1]. Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh (đã được ông nêu ra và bổ sung sau đó) [1] : Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical) [2]. Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic) [2]. Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial) [2]. Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic) [2]. Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic) [2]. Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal) [2]. Trí thông minh hướng nội (intrapersonal) [2]. Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist) [2]. Trí thông minh về sự tồn tại (existential) [2]. [1]-Tài liệu trên internet. [2]. Sách Thuyết trí thông minh đa diện: “Khám phá cách dạy trẻ kiểu mới’’- chủ biên:PGS.TS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh Khi áp dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học, lực học của học sinh sẽ được nhìn nhận dưới góc độ tích cực hơn và nhân bản hơn, định nghĩa về “giỏi” trong học tập sẽ mang tính tổng quát hơn so với hiện nay. Điều này giúp học sinh tự tin vào bản thân và có thể khám phá và mở rộng năng lực cá nhân của mình từ đó khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác để học sinh thành công và toả sáng hơn trong tương lai. Vì vậy giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của đất nước. Thuyết Đa trí tuệ giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất, phù hợp nhất và họ hiểu rõ vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia. Thuyết này cũng giúp giáo viên áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, kỹ năng sử dụng tài liệu, thiết bị dạy học đa dạng, phong phú hơn, khéo kéo chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang kết hợp với lối dạy âm nhạc, vận động, giao tiếp...[1]. Nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học bằng áp dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai gần đây sẽ tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ rất hiệu quả [1]. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Việc chuyển dịch từ dạy học lấy người thầy làm trung tâm sang người học làm trung tâm đã và đang diễn ra ở các nhà trường. Tuy nhiên đối với một số đối tượng học sinh, một số bài học thì việc này còn gặp nhiều khó khăn. Ở trường THPT Cầm Bá Thước, đa số học sinh được xếp vào đối tượng “học sinh vùng khó” thì việc để học sinh chủ động tích cực là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, trong chương trình học của một số môn học, như môn Vật lý, có một số bài được xếp vào loại “khó dạy” không phải vì nhiều nội dung kiến thức mà vì khó giải thích để các em hiểu và trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc, ví dụ như bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” (Bài 37, Vật lý 10). Thông thường, khi dạy những bài tương tự như thế này thì giáo viên sẽ thuyết trình về những nội dung kiến thức theo yêu cầu cần truyền tải cho học sinh và ít áp dụng thêm phương pháp hay kỹ thuật dạy học tích cực nào khác. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Để dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” tôi thực hiện các bước sau: + Trong việc chuẩn bị, tôi cùng nhóm học sinh có trí thông minh thị giác, giao tiếp, vận động, thiên nhiên cùng làm một số các đồ dùng dạy học: khung nhôm, ống mao dẫn, tranh ảnh [1]-Tài liệu trên internet. Hình1: Một số vật dụng đã được sử dụng trong tiết học Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5,6,7: Thí nghiệm hiện tượng mao dẫn + Trong quá trình học tập tôi giao nhiệm vụ để các em tự tìm hiểu câu trả lời theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo trí thông minh nổi trội của từng em: với những em có trí thông minh giao tiếp, âm nhạc, vận động thì cho các em hoạt động theo nhóm nhỏ (4 đến 8 em); với những em có trí thông minh nội tâm thì cho các em tự suy nghĩ làm việc sau đó phân công các em có trí thông minh logic và ngôn ngữ trợ giúp trong việc trình bày kết quả. Qua đó các em tự tiếp cận và hình thành nội dung kiến thức mới. Với những nhiệm vụ cần hoạt động hình thể thì ưu tiên cho các em có trí thông minh vận động được thể hiện mình, kết hợp động viên những em đó trình bày kết quả để rèn luyện thêm khả năng ngôn ngữ, sau đó giáo viên mới đưa ra kết luận cuối cùng. GIÁO ÁN : BÀI 37 - TIẾT 63: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức: + Mô tả được thí nghiệm về: * Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; * Hiện tượng mao dẫn. + Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt. + Mô tả được ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật. 2. Về kĩ năng: + Áp dụng kiến thức mao dẫn để giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống có liên quan đến hiện tượng căng bề mặt. 3. Thái độ: + Giúp học sinh có hứng thú học tập, tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài học. + Giúp học sinh có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống. 4. Định hướng hình thành năng lực: + Năng lực đánh giá vấn đề, tình huống xung quanh + Năng lực trình bày quan điểm cá nhân II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Thiết bị dạy học + Máy chiếu, giấy Ao + Bộ thí nghiệm về hiện tượng dính ướt: Cốc thủy tinh, dầu, nước, lá môn, tấm thủy tinh. + Bộ thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. - Kiến thức liên quan đến bài học - Trò chơi giải ô chữ. 2. Học sinh: + Ôn lại lực tương tác giữa các phân tử và các trạng thái cấu tạo chất + Các dụng cụ thí nghiệm, video, tranh ảnh theo giáo viên đã hướng dẫn + Đồ dùng học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định trật tự lớp 2. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ 1. Mục tiêu: Hs nhớ được khái niệm, đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng 2. Phương pháp Vấn đáp, gợi mở 3. Hình thức tổ chức hoạt động - Hoạt động cá nhân - Tương tác giữa giáo viên và học sinh 4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv: - Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời ( lưu ý tạo điều kiện cho học sinh có trí thông minh nội tâm trả lời. Những Hs có trí thông minh logic và ngôn ngữ sẽ bổ sung, trợ giúp) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs : suy nghĩ và đưa ra câu trả lời Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Gv: yêu cầu học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn - HS: thảo luận, trình bày ý kiến Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá(KTĐG) - Gv nêu đáp án - Gv đặt vấn đề vào bài *Đặt vấn đề: Vì sao bút bi không thể viết chữ trên tờ giấy bị thấm dầu hoặc mỡ. Sao cây có thể lấy được nước từ dưới đất lên để nuôi toàn bộ cây? Trong khi nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp thôi mà!...Còn rất nhiều câu hỏi vì sao và tại sao liên quan đến các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Để có thể giải thích những câu hỏi trên ta cần tìm hiểu những kiến thức tiếp theo trong bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Câu hỏi: Thế nào là lực căng bề mặt của chất lỏng? Nêu đặc điểm của lực căng bề mặt chất lỏng? Câu trả lời: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σ l - Trong đó σ là hệ số căng bề mặt, có đơn vị N/m. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về hiện tượng dính ướt, không dính ướt. 1. Mục tiêu: Hs phân biệt được hiện tượng dính ướt và không dính ướt 2. Phương pháp Thí nghiệm trực quan Vấn đáp, gợi mở 3. Hình thức tổ chức hoạt động - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm - Tương tác giữa giáo viên và học sinh - Tương tác giữa học sinh và học sinh 4. Phương tiện dạy học: - Các thí nghiệm minh hoạ - Máy chiếu Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Nhóm1: Giọt nước trên bản thủy tinh lan ra. - Giọt nước trên bản thủy tinh được bọc nilong vo tròn, dẹt xuống Bước 1: Giao nhiệm vụ - Gv : Yêu cầu các nhóm: + Trình bày thí nghiệm mình đã tìm hiểu về hiện tượng dính ướt - không dính ướt Lưu ý: tạo điều kiện cho HS có trí thông minh tồn tại, thiên nhiên, thị giác, vận động tham gia + Trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi: nguyên nhân nào gây ra hiện tượng dính ướt -không dính ướt của chất lỏng với chất rắn? khi xảy ra hiện tượng đó thì mặt thoáng chất lỏng có gì đặc biệt? Nhóm 3: Lá mùng không dính ướt nước Nhóm 2: Nhúng viên phấn và cây nến vào cốc nước Viên phấn ướt nước, nến thì không Nhóm 4: Miếng xốp dính ướt nước màu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs: nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu(ưu tiên những HS có trí thông minh thị giác, hướng nội, thiên nhiên, về sự tồn tại trả lời) - Hs : làm việc theo nhóm đã phân công Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Hs: cử đại diện trình bày, báo cáo kết quả làm việc của nhóm - Các nhóm đưa ra câu trả lời Bước 4: Phương án KTĐG - Gv: sau khi các nhóm trình bày xong về thí nghiệm của mình - Gv: nêu câu hỏi đặt vấn đề: có chất lỏng làm ướt chất rắn này, nhưng lại không làm ướt chất rắn khác. - Gv tổng hợp ý trả lời của hs Câu trả lời: Khi chất lỏng đựng trong bình, tại phần tiếp giáp với thành bình có lực hút giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất rắn của thành bình. Nếu lực hút giữa phân tử chất rắn (của thành bình) lên các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút của các phân tử chất lỏng (bên trong chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở thàh bình thì lực này kéo các phân tử chất lỏng dâng lên tạo thành mặt khum lõm gây nên hiện tượng dính ướt. Trường hợp ngược lại lực hút giữa các phân tử chất lỏng (bên trong chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở thành bình lớn hơn lực hút phân tử chất rắn lên các phân tử chất lỏng ở gần thành bình thì lực này kéo các phân tử chất lỏng xuống tạo thành mặt khum lồi gây nên hiện tượng không dính ướt Gv Lưu ý Hs: thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng duy nhất có độc tính cao, có thể ngấm qua da khi tiếp xúc trực tiếp hoặc phát tán vào không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, nếu tích tụ một lượng thủy ngân lớn trong người sẽ dẫn đến bị ngộ độc máu nguy hiểm đến sức khỏe vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào [1]. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt. Thí nghiệm a) Một số thí nghiệm về hiện tượng dính ướt-không dính ướt: b, Kết quả thí nghiệm: + Chất lỏng bị dính ướt sẽ lan rộng thành một hình có dạng bất kì. + Chất lỏng không bị dính ướt thì giọt nước sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực. c, Giải thích nguyên nhân : [1]. [1]. Nước dính ướt ống dựng bằng thủy tinh nên tại thành ống thủy tinh có dạng mặt khum lõm. Thủy tinh không dính ướt thủy ngân nên tại thành bình có mặt khum lồi HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về ứng dụng của hiện tượng dính ướt, không dính ướt. 1. Mục tiêu: Hs nêu được ứng dụng của 2 hiện tượng này. Từ đó giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế có liên quan. 2. Phương pháp: Thí nghiệm trực quan, thuyết trình 3. Hình thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm - Tương tác giữa giáo viên và học sinh - Tương tác giữa học sinh và học sinh 4. Phương tiện dạy học: [1]-Tài liệu trên internet. - Các thí nghiệm minh hoạ - Máy chiếu, tranh ảnh Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung [1]-Tài liệu trên internet. Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv nêu câu hỏi: Từ thực tiễn và kết hợp sách giáo khoa cho biết ứng dụng của hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt? (tạo đk cho Hs có trí thông minh hướng ngoại, thiên nhiên, tồn tại ) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs: làm việc nhóm, của đại diện nhóm trình bày Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Gv: yêu cầu các nhóm bổ sung nhận xét lẫn nhau HS: giữa các nhóm có sự trao đổi với nhau Bước 4: Phương án KTĐG - GV: nhận xét, hệ thống lại - Giáo viên giải thích thêm cho phương pháp “tuyển nổi” làm giàu quặng( có thí nghiệm kèm theo) - HS: theo dõi - ghi nhớ (định hình 1 số ngành nghề tương lai: xử lí quặng, xử lí nước, rác thải..) 2. Ứng dụng của hiện tượng dính ướt-không dính ướt áo mưa, ô dù, bạtkhông dính ướt nước. Được sử dụng khi đi mưa [1]. [1]. [1]. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu về hiện tượng mao dẫn 1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được như thế nào là hiện tượng mao dẫn 2. Phương pháp: - Thí nghiệm trực quan - Thảo luận nhóm 3.Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm - Tương tác giữa giáo viên và học sinh - Tương tác giữa học sinh và học sinh 4. Phương tiện dạy học: Đồ dùng thí nghiệm, tranh ảnh, giấy Ao Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung AA [1]-Tài liệu trên internet. [1]-Tài liệu trên internet. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV: đặt vấn đề : Một trong những tác dụng của lực căng bề mặt chính là hiện tượng mao dẫn. - GV: + Làm thí nghiệm: Nhúng thằng đứng ba ống thủy tinh có đường kính trong khác nhau (cỡ 0.5 1.5 mm) vào trong cốc nước màu. + Yêu cầu học sinh quan sát, trả lời các câu hỏi [1]-Tài liệu trên internet. [9]. Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao- Nguyễn Thế Khôi chủ biên-Nhà xuất bản giáo dục, 2006 CH1: So sánh mực chất lỏng [1]-Tài liệu trên internet. [1]-Tài liệu trên internet. [2]. Sách Thuyết trí thông minh đa diện: “Khám phá cách dạy trẻ kiểu mới’’- chủ biên:PGS.TS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh [1]-Tài liệu trên internet. bên trong các ống thuỷ tinh với nhau và với bề mặt của chất lỏng bên ngoài các ống? CH2: Nhận xét về hình dạng mặt thoáng của chất lỏng trong ống, thành ống có bị dính ướt không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs: quan sát thí nghiệm ,hình ảnh minh hoạ, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời (ưu tiên HS có trí thông minh thị giác, vận động) Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét - HS: Thảo luận, nhận xét bổ sung - Gv: Nhận xét bổ sung, rút ra khái niệm - Hs: ghi nhớ Bước 4: Phương án KTĐG - GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: CH: Giải thích hiện tượng mao dẫn( ưu tiên những học sinh có trí thông minh nội tâm, logic, ngôn ngữ) Giáo viên bổ sung thêm [9]: + Công thức tính chiều cao mực nước dâng lên trong ống và chiều sâu mực nước hạ xuống trong ống: Trong đó: σ (N/m) : hệ số căng bề mặt của chất lỏng. ρ (N/m3) : khối lượng riêng của chất lỏng. g(m/s2) : gia tốc trọng trường. d (m) : đường kính trong của ống. h (m) : độ dâng lên hay hạ xuống III. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN 1.Khái niệm về hiện tượng mao dẫn a.Thí nghiệm b. Kết quả: . Ống thủy tinh có đường kính nhỏ dâng cao, ống thủy tinh có đường kính lớn dâng thấp Ống thủy tinh có đường kính nhỏ hạ xuống nhiều, ống thủy tinh có đường kính lớn hạ xuống ít [1]. + Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút và có dạng mặt khum lõm. + Nếu thành bình không bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và có dạng mặt khum lồi. C, Khái niệm hiện tượng mao dẫn: Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống. *Lưu ý: Nếu ống có đường kính trong càng nhỏ, thì độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong ống so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống càng lớn d, Giải thích hiện tượng mao dẫn: Do đường kính trong của ống thủy tinh nhỏ nên lực hút phân tử của chất rắn lên các phân tử chất lỏng ở gần thành ống thủy tinh lớn hơn lực hút của các phân tử chất lỏng (bên trong lòng chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở gần thành ống thủy tinh, lực hút này giúp nước bên trong ống thủy tinh dân cao hơn so với mức chất lỏng ở bên ngoài ống. Ống thủy tinh có đường kính càng nhỏ thì mức chất lỏng bên trong ống dâng càng cao. Trường hợp ngược lại nếu thành ống thủy tinh không dính ướt thì lực hút giữa các phân tử chất lỏng (bên trong lòng chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở thành bình sẽ kéo các phân tử chất lỏng ở t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_vat_ly_thong_qua_viec_van.doc
- BÌA SKKN quỳnh.doc
- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
- MỤC LỤC quỳnh.doc