SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy học ôn tập bài 27 “tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 (chương trình cơ bản)

SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy học ôn tập bài 27 “tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 (chương trình cơ bản)

 Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của mộ chương trình. Bài ôn tập tổng kết có một vị trí quan trọng trong học tập Lịch sử. Trước hết là củng cố kiến thức (ghi nhớ và hiểu địa danh, tên người, niên đại các quá trình của một sự kiện lịch sử quan trọng), sau đó là rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể đã học bài ôn tập tổng kết cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc quá trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã tiếp thu.

Tổ chức tốt ôn tập bài tổng kết là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ năng được quy định trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 các em đang học hiện nay được biên soạn là những bài học liên tục và trong phân phối chương trình cũng là các tiết nghiên cứu bài mới liên tục, chỉ có hai bài tổng kết: bài 11 “tổng kết của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài 27 “tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”. Và những bài này thường bị giáo viên dạy lướt qua hoặc bị bỏ qua do nhiều nguyên nhân hoặc là giáo viên cho học sinh về nhà tự nghiên cứu.

Để bài ôn tập tổng kết được dạy và học có hiệu quả tôi thường xuyên trăn trở và tìm ra các phương pháp dạy học. Qua nhiều lần thử nghiệm các phương pháp và thực hiện giảng dạy bài ôn tập tổng kết của Lịch sử lớp 12, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhằm “NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP, BÀI 27 “TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000”, LỊCH SỬ LỚP 12”.

 

docx 19 trang thuychi01 13653
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả trong dạy học ôn tập bài 27 “tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 (chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP 
BÀI 27 “TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000”, LỊCH SỬ LỚP 12 
 (CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Lê Thị Vân
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
Nội dung
2
1
Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2
Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT
3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
3.1
Những yêu cầu khi tiến hành ôn tập
4
3.2
Phương pháp ôn tập chung
4
3.3
Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập
14
4
Kết quả đạt được
15
III
Kết luận và đề xuất
16
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của mộ chương trình. Bài ôn tập tổng kết có một vị trí quan trọng trong học tập Lịch sử. Trước hết là củng cố kiến thức (ghi nhớ và hiểu địa danh, tên người, niên đại các quá trình của một sự kiện lịch sử quan trọng), sau đó là rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể đã học bài ôn tập tổng kết cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc quá trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã tiếp thu.
Tổ chức tốt ôn tập bài tổng kết là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ năng được quy định trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông.
Tuy nhiên, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 các em đang học hiện nay được biên soạn là những bài học liên tục và trong phân phối chương trình cũng là các tiết nghiên cứu bài mới liên tục, chỉ có hai bài tổng kết: bài 11 “tổng kết của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài 27 “tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”. Và những bài này thường bị giáo viên dạy lướt qua hoặc bị bỏ qua do nhiều nguyên nhân hoặc là giáo viên cho học sinh về nhà tự nghiên cứu.
Để bài ôn tập tổng kết được dạy và học có hiệu quả tôi thường xuyên trăn trở và tìm ra các phương pháp dạy học. Qua nhiều lần thử nghiệm các phương pháp và thực hiện giảng dạy bài ôn tập tổng kết của Lịch sử lớp 12, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhằm “NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP, BÀI 27 “TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000”, LỊCH SỬ LỚP 12”.
Với đề tài này, giáo viên phải thực sự sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy tiết ôn tập trên lớp, đặc biệt là khả năng trình bày sự kiện Lịch sử một cách ngắn gọn, dễ nhớ nhưng đảm bảo phải đầy đủ, chính xác. Phải biết khắc phục những tồn tại ,thiếu sót trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ kiểu dạy “ thầy đọc trò chép ”, “ Trả lời theo sách” mà không có những sáng tạo chủ động trong quá trình lãnh hội kiến thức của trò . Việc khắc hoạ sâu sắc kiến thức trọng tâm một cách sinh động trong giờ lên lớp cũng là một trong những biện pháp cách thức để góp phần gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh cuối cấp bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung. Tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình dạy học, điều tra và tích lũy kinh nghiệm của bản thân nhằm góp phần vào hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này tôi muốn trình bày một số phương pháp vừa khắc sâu kiến thức cơ bản, vừa tạo nên sự tư duy lôgic về kiến thức lịch sử trong bài ôn tập, sơ kết, tổng kết tạo cho học sinh học tập môn Lịch sử một cách hiệu quả.
	Đồng thời, tôi muốn đề tài này được đưa ra bàn luận, trao đổi, rút kinh nghiệm và được sử dụng phổ biến trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài đưa ra một số phương pháp trong dạy học bài ôn tập: Bài 27 “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hỗ trợ
- Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề
- Thao giảng dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp
- Áp dụng phương pháp mới được sử dụng trên lớp
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh qua làm bài của học sinh để điều chỉnh và bổ sung.
II. Nội dung 
1. Cơ sở lí luận 
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt được những kiến thức lịch sử cụ thể, sinh động, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp ôn tập khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong dạy học.
Trước hết, chúng ta phải xác định dược rằng, đối với dạng bài ôn tập – sơ kết – tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm vụ của dạng bài học này trước hết là cũng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo, cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng, một quá trình lịch sử được hệ thống hóa, khái quát hóa. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản chất những mối quan hệ của các sự kiện Lịch sử, khi thực hiện quá trình này, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn của học sinh. Vì vậy, khi tiến hành tiết ôn tập – sơ kết – tổng kết, giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển, nội dung và phương pháp tiến hành. Đây là điều kiện nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, đặc biệt là lịch sử dân tộc Việt Nam ở chương trình lịch sử lớp 12.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử... Tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lớp 12 cuối cấp THPT nói riêng.
2. Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT
	Đối với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn:
	* Đối với giáo viên:
	- Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các dạng bài tập trong các tiết dạy lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên vẫn chưa được quan tâm và xem trọng.
	- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về thuyết trình, thầy đọc – trò chép, chỉ sử dụng những kiến thức trong sách giáo khoa, ít quan tâm tới việc tìm các dạng bài tập khác nhau để cung cấp cho học sinh.
	- Đối với sách giáo khoa lịch sử ở lớp 12 (Chương trình cơ bản) là những bài học liên tục từ đầu kì tới cuối kì chỉ có hai bài bài ôn tập duy nhất: bài 11 “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài 27 “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm1919 đến năm 2000”, nên có nhiều khó khăn cho giáo viên khắc sâu kiến thức và tạo mối liên hệ giữa các giai đoạn lịch sử cho học sinh
	* Đối với học sinh
	Đa số các em rất hứng thú đối với những tiết dạy lịch sử mà giáo viên vận dụng linh hoạt các dạng bài tập. Nhưng còn một bộ phận học sinh cho rằng môn Sử là môn phụ nên không chịu khó đầu tư vào học.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi hàng năm.
Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý kiến vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn lịch sử ở lớp 12 cuối cấp THPT.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Những yêu cầu khi tiến hành ôn tập bài tổng kết.
Việc ôn tập sơ kết, tổng kết kiến thức cần chú ý phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn của học sinh. Vì vậy, khi tiến hành bài ôn tập giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, phát triển về nội dung và biện pháp tiến hành.
Khác với bài nghiên cứu kiến thức mới, ở đây giáo viên không trình bày kiến thức mới mà hướng dẫn học sinh nhớ lại những điều đã học, uốn nắn những hiểu biết sai, bổ sung, khái quát hóa, rút ra những kết luận để nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn.
Đối với học sinh việc ôn tập các kiến thức đã học không tăng khối lượng mà chủ yếu là nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở hai mặt: củng cố kiến thức đã tiếp thu, nắm vững sự kiện lịch sử một cách hệ thống trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. Công việc này hoàn toàn khác với quan niệm không đúng còn khá phổ biến cho rằng ôn tập là để ghi nhớ sự kiện mà không chú ý đến mặt hiểu lịch sử?
Bài ôn tập, tổng kết muốn đạt hiệu quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau: 
- Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà
- Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của các em trên lớp
- Lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng tài liệu ôn tập, tính logic và phương pháp tiến hành ôn tập tổng kết của giáo viên với vai trò người hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, độc lập tư duy.
Những yêu cầu cơ bản trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh được vững chắc, sâu sắc, tránh tình trạng “học trước quên sau” hoặc chỉ học thuộc lòng mà không hiểu.
Trong dạy học bài ôn tập – sơ kết – tổng kết, có thể nói có nhiều phương pháp để giáo viên có thể thực hiện phối hợp để mang lại kết quả cao. Nhưng quan trọng, giáo viên cần xác định rõ những trọng tâm của các giai đoạn lịch sử, điều tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.
Giáo viên cũng cần nghiên cứu đối tượng học sinh của mình, cần lưu ý:
- Tính cần cù chịu khó, ham hiểu biết lịch sử.
- Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén.
Khi đã xác định được những yêu cầu quan trọng đó, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp phối hợp cho kiểu bài này.
3.2. Phương pháp ôn tập chung:
3.2.1. Các bước trước khi dạy học ôn tập bài tổng kết
	Trước khi tiến hành dạy học ôn tập bài tổng kết, giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học: 
Học bài này giúp cho học sinh nhận thức một cách hệ thống, khái quát những sự kiện lịch sử chủ yếu, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, đặc biệt từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
	- Các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. Đặc điểm của từng giai đoạn.
	- Nguyên nhân phát triển, thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
	 Qua bài học này giáo dục cho các em lòng biết ơn sâu sắc về những công lao vĩ đại của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân ta. Khẳng định niềm tin vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta đã vạch ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
	- Tổng kết bồi dưỡng cho học sinh khả năng phân tích, khái quát và so sánh, từ đó giúp học sinh có điều kiện vận dụng các tri thức đã học trong các khóa trình lịch sử, lí giải những vấn đề đang diễn ra trong thực tế hiện nay của đất nước.
Tiếp theo, giáo viên xác định nội dung cơ bản của bài: 
- Trọng tâm bài tổng kết cần nêu được một cách khái quát về giai đoạn phát triển chủ yếu của cách mạng Việt Nam từ 1919 – 1991, từ đó có cơ sở phân tích những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi tất yêu của cách mạng Việt Nam, những bài học kinh nghiệm quý giá được đúc kết từ chính xương máu của dân tộc ta.
	Những nội dung chủ yếu đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung của phần một là cơ sở của phần hai. Song trọng tâm của bài nên được tập trung phân tích nguyên nhân thắng lợi và những bài học chủ yếu của cách mạng Việt Nam. 
	- Kiến thức cơ bản: học sinh cần ghi nhớ và hiểu rõ các kiến thức:
	+ Các giai đọan phát triển chủ yếu của Lịch sử Việt Nam từ 1919 -1991: 1919 -1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-1991; 1991- nay.
	+ Những sự kiện trọng đại đánh dấu những mốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam
	/ Sự thành lập Đảng 3/2/1930: Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
	/ Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (19/8/1945, 2/9/1945).
	/ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
	/ Tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân 1975 đưa đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	/ Sự nghiệp đổi mới đưa đất nước tiến lên CNXH.
	+ Những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi cuộc cách mạng (truyền thống của dân tộc Việt Nam được Đảng ta và Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển đến đỉn cao. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng)
	+ Những bài học quý báu mà cách mạng Việt Nam để lại cho Đảng, cho dân tộc ta.
 	Sau đó là chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Bản đồ Việt Nam thể hiện những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta từ 1919 – 1991
- Một số hình ảnh tiêu biểu về sự ra đời của Đảng, về Cách mạng Tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa xuân 1975; về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng; công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bước đầu đạt được những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà các vấn đề khi đọc SGK
	+ Lập dàn ý những nội dung chính các giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1919 -1991.
	+ Xác định những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng nước ta và rút ra các bài học kinh nghiệm.
3.2.2 Các phương pháp tiến hành dạy học ôn tập bài tổng kết
Ở phần I: “Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc”, Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: “Cách mạng Vệt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến nay đã trải qua những giai đoạn nào”? “Nêu những sự kiện mốc đánh dấu sự phân chia các giai đoạn đó?”
	 Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ đường thời gian, phân kì các giai đoạn chủ yếu từ 1919 đến này:
 1919 	1930	1945	 1954	1975 đến nay
Dưới niên đại ghi các sự kiện tiêu biểu ( 1930 – Đảng cộng sản Việt Nam ra đời)
	Dựa vào bảng trên, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh lần lượt trình bày:
	Về giai đoạn 1919 – 1930, giáo viên nêu vấn đề: “Đặc điểm và nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam trong những năm 1919-1930”, “ Sự kiện lịch sử nổi bật của giai đoạn này là gì”?...
	Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được các ý cơ bản sau:
	+ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (quy mô và hệ thống) dẫn đến sự thay đổi sâu sắc tính chất của xã hội Việt Nam (hoàn thành việc chuyển biến từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, sư phân hóa giai cấp sâu sắc, sự ra đời của giai cấp mới)
	+ Thái độ chính trị của các giai cấp đối với thời cuộc, thể hiện qua nội dung các phong trào đấu tranh của các tầng lớp trong xã hội
	+ Hai khuynh hướng cách mạng cơ bản: Khuynh hướng cách mạng vô sản (phong trào công nhân, hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc), và khuynh hướng dân chủ tư sản.
	Đối với mục này, giáo viên có thể tóm tắt về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1930 bằng đồ thị
- Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến.
- Bước 2: Vẽ đồ thị
 Thành lập ĐCSVN
 1911 1917 1919 7/1920 12/1920 6/1925 6/1/1930
 Sơ đồ về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1930
Tìm đường cứu nước 
Gửi yêu sách tới Véc Xai 
Tìm ra đường cứu nước
Bỏ phiếu tán thành 
Quốc tế 3
Thành lập "Thanh niên"
Bước phát triển 
- Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng, chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
 Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 10 và lớp 11, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi.
Về giai đoạn 1930-1945, giáo viên đạt một số câu hỏi gợi ý:
+ “Đặc điềm nổi bật của giai đoạn này là gì; nó khác với giai đoạn 1919 -1930 ở những điềm nào?”
+ “Từ 1930-1945, cách mạng đã trải qua thời kì chủ yếu nào?”
+ “Những sự kiện lịch sử nổi bật của giai đoạn này”?
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền các sự kiện thích hợp vào bảng hệ thống sau:
 Nội dung
Thời kì
1930-1935
1936-1939
1939-1945
1939-1941
1941-1945
Đối tượng cách mạng
Lực lượng cách mạng
Khẩu hiệu
Sự kiện nổi bật
Ý nghĩa
Với dạng câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh lựa chọn kiến thức cơ bản nhất để điền vào bảng, rèn luyện kĩ năng lập bảng một cách khoa học để hỗ trợ cho việc học tập dễ dàng hơn.
Những đặc điểm nổi bật và nội dung chhủ yếu mà học sinh cần nắm để điền vào bảng trên:
+ Giai đoạn cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (đề ra đường lối thích hợp cho từng thời kì).
+ Trải qua các thời kì (1930 -1935; 1936-1939; 1939-1945) đã có những cuộc diễn tập cách mạng, chuẩn bị tích cực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945 và nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời
* Từ những kiến thức tổng hợp, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi ngắn nhằm rèn luyện kĩ năng nhớ nhanh và chính xác các mốc sự kiện giai đoanh này. Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1930 đến 1945.
- 3/2/1930: .
(Đảng cộng sản Việt Nam ra đời)
- 27/9/1940: 
(Khởi nghĩa Bắc Sơn.)
- 5/1941: ..
(Hội nghị Trung ương lần thứ VIII).
- 22/12/1944: .
(Thành lập đội Tuyên truyền giải phóng quân).
- 19/8/1945: .
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội).
- 23/8/1945: 
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế).
- 25/8/1945: ..
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn)
Về giai đoạn 1945 – 1954, giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các sự kiện cơ bản và phân tích đặc điểm, tính chất qua các câu hỏi:
+ “Nêu đặc điểm nổi bật, nội dung giai đoạn 1945-1954?”
+ “Nội dung cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta?”
+ “Những thắng lợi quân sự của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ 1946-1954”?
Trả lời các câu hỏi trên, học sin được giáo viên hướng dẫn vừa nêu sự kiện cơ bản, vừa phân tích để nhận thức:
+ Đây là thời kì đấu tranh nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng của Cách mạng tực tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp – can thiệp Mĩ
+ Đường lối chiến tranh nhân dân phát huy cao độ truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, thể hiện ở các tính chất “toàn dân”, “toàn diện”, “trường kì” và “dựa vào sức mình là chính”. Qua 9 năm đấu tranh gian khổ và anh dũng, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), kết thúc thắng lợi.
GV cho học sinh xem lại ba lược đồ chiến thắng Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên Giới 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Giáo viên hỏi học sinh về “sự phát triển của ta được thể hiện trong các chiến thắng quân sự này như thế nào?” 
 Lược đồ chiến dịch Việt Bắc 1947
	Lược đồ chiến dịch Biên Giới 1950
Giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến của minh sau đó nhận xét và chốt ý.
Về giai đoạn 1954-1975, do tính chất phong phú, phức tạp của nó nên cần nêu các câu hỏi gợi ý sau: “Đặc điểm của giai đoạn cách mạng 1945 -1954 so với giai đoạn trước?”, “Nhiệm vụ chiến lược chung của cả nước và của mỗi miền Nam, Bắc là gì?”, “Quan hệ giữa tiền tuyến miền Nam và hậu phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_trong_day_hoc_on_tap_bai_27_tong_ket.docx