SKKN Nâng cao hiệu quả tiết đọc văn: chiến thắng Mtao mxây (trích Đăm săn - Sử thi tây nguyên) - ngữ văn 10 cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cùng với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của

SKKN Nâng cao hiệu quả tiết đọc văn: chiến thắng Mtao mxây (trích Đăm săn - Sử thi tây nguyên) - ngữ văn 10 cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cùng với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của

Các tác phẩm sử thi nói chung và bài học Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản nói riêng thường khó gây hứng thú cho học sinh trong học tập, cảm thụ. Thực trạng này phổ biến ở trong thực tiễn dạy học của trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân Thanh Hóa. Bởi lẽ, sử thi có đặc trưng là một thể loại văn học quy mô đồ sộ, nội dung một tác phẩm khá dài. Các em lại chưa được học về thể loại văn học này. Trong khi đó khoảng cách về thời gian ra đời và vị trí địa lí mà tư duy, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời xưa, thời nay có nhiều điểm thay đổi và khác biệt. Khi dạy bài học này hầu hết các giáo viên sợ học sinh không tiếp nhận được tác phẩm nên thường ít mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa bứt khỏi nếp “ cô giảng, trò nghe”, chưa đẩy học sinh vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo. Đối với bài học này ngoài các yếu tố then chốt như giáo án, trình độ, kĩ năng, phương pháp của người dạy, động cơ học tập của người học còn có các yếu tố khác quyết định đến việc dạy và học thành công là môi trường học tập, sự mạnh dạn đổi mới phương pháp, là yếu tố kiến thức tổng hợp, kiến thức đặc thù về bản sắc văn hóa, xã hội đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên cũng như một phần thông minh, hóm hỉnh và khiếu về nghệ thuật từ học sinh. Nếu không khuyến khích được các em chủ động nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm và kiến thức văn hóa, xã hội đặc trưng vùng miền, không chủ động, tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến về những vấn đề liên quan đến tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, trông chờ vào sự cảm thụ của giáo viên sẽ không thể có được một tiết đọc văn hiệu quả. Hơn nữa, thực trạng việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề chưa nhiều sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia. Tôi đã tìm hiểu đồng nghiệp trên địa bàn cũng như tìm hiểu trên mạng, qua các tài liệu về văn bản sử thi trong nhà trường, chưa thấy ai thực sự đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu để có một giáo án cụ thể đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt độnghọc của học sinh để nâng cao năng lực tìm hiểu văn hóa, xã hội; bồi dưỡng tình yêu, sự gắn bó với nền văn hóa truyền thống của dân tộc; gắn việc học trong nhà trường với xã hội, cuộc sống một cách thiết thực, ý nghĩa nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm mà bản thân đã thực nghiệm sau đợt tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” năm 2017 trong quá trình dạy bài: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cùng với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh.

doc 38 trang thuychi01 7051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả tiết đọc văn: chiến thắng Mtao mxây (trích Đăm săn - Sử thi tây nguyên) - ngữ văn 10 cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cùng với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT ĐỌC VĂN:
 CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY( TRÍCH ĐĂM SĂN - SỬ THI TÂY NGUYÊN) - NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN QUA VIỆC LỒNG GHÉP TÌM HIỂU KIẾN THỨC VĂN HÓA, XÃ HỘI, PHÁP LUẬT CÙNG VỚI ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH . 
Người thực hiện: Lê Thị Thái
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
HANH HÓA NĂM 2017Mục lục
Mục lục..............................................................................................................1
A. Mở đầu.........................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................... .......2
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
B. Nội dung.......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
II. Thực trạng:....................................................................................................5
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện..............................................................5
1. Giải pháp.......................................................................................................5
1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị.................................................................................................5
1.2. Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép..........................................6 
1.3. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực......... 7
1.4. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó..............................................7
1.5. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh...7 
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)...................................................7	2.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.........................9
	2.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.................................................................................................9
	2.3. Tổ chức hoạt động dạy học..............................................................9
IV. Hiệu quả của sáng kiến...................................................................................18 
C. Kết luận, kiến nghị...................................................................................19
I. Kết luận........................................................................................................19
II. Kiến nghị....................................................................................................19
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN 22
Phụ lục.............................................................................................................23
Mục lục
A. Mở đầu.............................................................................................................1
Mục lục
A. Mở đầu.............................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài........................................................................................ .......1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3
B. Nội dung...........................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận.......................................................................................................3
II. Thực trạng:........................................................................................................4
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện..................................................................5
1. Giải pháp...........................................................................................................5
1.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại sử thi dân gian5
1.2. Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử thi có giá trị............................................................................................................................6
1.3. Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép..............................................6 
1.4. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực............. 7
1.5. Đọc kĩ tiểu dẫn, văn bản và phần chú giải từ khó.................................. 7
1.6. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh...8 
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)..........................................................8
 2.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học..............................8
	2.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới với hoạt động khởi động: tổ chức trò chơi...............................................9
	2.3. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức..............................................9
	2.4. Hoạt động thực hành..........................................................................17
	2.5. Hoạt động vận dụng và mở rộng........................................................18
IV. Hiệu quả của sáng kiến.......................................................................................18 
C. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................19
I. Kết luận............................................................................................................19
II. Kiến nghị.........................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...............................................................................................21
Danh mục đề trài SKKN ........................................................................... .22
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
Các tác phẩm sử thi nói chung và bài học Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản nói riêng thường khó gây hứng thú cho học sinh trong học tập, cảm thụ. Thực trạng này phổ biến ở trong thực tiễn dạy học của trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân Thanh Hóa. Bởi lẽ, sử thi có đặc trưng là một thể loại văn học quy mô đồ sộ, nội dung một tác phẩm khá dài. Các em lại chưa được học về thể loại văn học này. Trong khi đó khoảng cách về thời gian ra đời và vị trí địa lí mà tư duy, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời xưa, thời nay có nhiều điểm thay đổi và khác biệt. Khi dạy bài học này hầu hết các giáo viên sợ học sinh không tiếp nhận được tác phẩm nên thường ít mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa bứt khỏi nếp “ cô giảng, trò nghe”, chưa đẩy học sinh vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo. Đối với bài học này ngoài các yếu tố then chốt như giáo án, trình độ, kĩ năng, phương pháp của người dạy, động cơ học tập của người học còn có các yếu tố khác quyết định đến việc dạy và học thành công là môi trường học tập, sự mạnh dạn đổi mới phương pháp, là yếu tố kiến thức tổng hợp, kiến thức đặc thù về bản sắc văn hóa, xã hội đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên cũng như một phần thông minh, hóm hỉnh và khiếu về nghệ thuật từ học sinh. Nếu không khuyến khích được các em chủ động nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm và kiến thức văn hóa, xã hội đặc trưng vùng miền, không chủ động, tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến về những vấn đề liên quan đến tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, trông chờ vào sự cảm thụ của giáo viên sẽ không thể có được một tiết đọc văn hiệu quả. Hơn nữa, thực trạng việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề chưa nhiều sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia. Tôi đã tìm hiểu đồng nghiệp trên địa bàn cũng như tìm hiểu trên mạng, qua các tài liệu về văn bản sử thi trong nhà trường, chưa thấy ai thực sự đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu để có một giáo án cụ thể đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt độnghọc của học sinh để nâng cao năng lực tìm hiểu văn hóa, xã hội; bồi dưỡng tình yêu, sự gắn bó với nền văn hóa truyền thống của dân tộc; gắn việc học trong nhà trường với xã hội, cuộc sống một cách thiết thực, ý nghĩa nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm mà bản thân đã thực nghiệm sau đợt tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” năm 2017 trong quá trình dạy bài: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật cùng với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu
1
	Môn Ngữ văn ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học, tạo cho các em có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương còn có nhiệm vụ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực cần thiết.Với đề tài phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật qua bài học mục đích cao nhất của tôi là nâng cao hiệu quả của giờ đọc văn của bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản. Bài học không còn nặng nề, nhàm chán trôi qua khi định hướng giúp người dạy văn và học văn có một hướng tiếp cận mới, sâu và rộng hơn đối với một tác phẩm sử thi của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên xa xôi mà giàu bản sắc văn hóa vùng miền. Cụ thể: khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được ý nghĩa của tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người; hiểu được các qui luật, qui chế nảy sinh và vận động, phát triển của các hiện tượng; mối tác động qua lại giữa con người và xã hội ; năng lực tự tìm hiểu, tiếp thu kiến thức tài liệu kể cả qua trên mạng Internet. Đồng thời học sinh phát huy được năng lực vận dụng, sáng tạo, năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học; năng lực giao tiếp và hợp tác khi trao đổi thảo luận; năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực sử dụng ngôn ngữ dân tộc; năng lực vận dụng các kiến thức văn học vào đời sống thực tiễn,Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức, hướng dẫn học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá, cảm thụ. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Góp phần đổi mới mục tiêu giáo dục phổ thông từ trang bị kiến thức sang nâng cao năng lực người học theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng như theo tinh thần của Nghị quyết 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài này tôi sẽ đi sâu vào việc khuyến khích các em học sinh lớp 10 Trung học phổ thông tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản trên cơ sở phát hiện được kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan. Những kiến thức này lồng ghép trong bài học sẽ giúp học sinh buộc phải hiểu nội dung vấn đề của tiết dạy vừa nâng cao hiểu biết vừa có hứng thú trong học tập theo một phương pháp chủ động tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. Trên cơ sở đó các giáo viên đồng nghiệp khác có điều kiện thuận lợi để thực hiện bài dạy của mình trong quá trình đứng lớp.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học bộ môn Ngữ văn, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa trên mạng Internet.
 - Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với bộ môn Ngữ văn lớp 10 bậc THPT với những sản phẩm (kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật) trên thực tế tìm hiểu của học sinh, tìm ra những hạn chế chủ yếu của học sinh khi học Ngữ văn nhất là thể loại sử thi. So sánh hai lớp dạy. Trong đó một lớp chú trọng phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận, tiếp thu bài học. Từ đó có những đánh giá, kết luận được rút ra.
- Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên có thể vận dụng vào việc phát huy kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật giúp cho học sinh phát huy hết khả năng phát hiện, vận dụng, khám phá, tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp và các kĩ năng sống cần thiết.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Trò chuyện, tìm hiểu, dự giờ thăm lớp cùng với đồng nghiệp, học sinh và trực tiếp giảng dạy nhiều năm trên lớp.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Năm học trước với sáng kiến này mới đạt giải C khiến tôi trăn trở, suy nghĩ tìm tòi tìm ra cách hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giờ dạy trên cơ sở bản thân thực sự đã thấm nhuần văn bản. Tháng 8 năm 2017 tôi được tham dự lớp tập huấn của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Từ đó, tôi áp dụng vào việc đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong đề tài cũ: Nâng cao hiệu quả tiết đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật với các bước cụ thể: khởi động – hình thành kiến thức - thực hành- vận dụng – mở rộng. Đặc biệt, phần nêu giải pháp tôi nhận thấy mình cần bổ sung thêm giải pháp quan trọng đầu tiên là phải hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại sử thi dân gian, có phần khác so với các loại hình cổ tích, truyền thuyết, thần thoại để tránh những suy luận mang tính ngụy biện.
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận.
Ngữ văn là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức, năng lực, phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang vững chắc để bước vào đời. Đáp ứng yêu cầu của việc giảng dạy hiện nay là dạy học theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa, quan điểm tích hợp, phát triển năng lực người học... Giáo viên vừa phải biết lồng ghép, tích hợp các kiến thức, kĩ năng của 3 phân môn: Văn học -Tập làm văn- Tiếng Việt vừa phải tích hợp các môn học khác cũng như các vấn đề của đời sống nhất là kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp luật.
Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quyết nghị: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, dạy học Ngữ văn cần phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. 
Theo ý kiến của TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ GDĐT) trả lời phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 30 tháng 12 năm 2015: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Ở mức độ thấp, việc dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, qua đó phát triển được những năng lực và phẩm chất cần thiết, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
 Bản thân tôi nhận thấy bài đọc hiểu Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản mang đặc trưng của bộ môn Ngữ văn - môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các phẩm, năng lực, các kĩ năng sống, các kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật để bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần tự hào những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng đất Tây Nguyên nói riêng. 
II. Thực trạng của vấn đề 
Các giáo viên ở trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân trong những năm gần đây đã tìm tòi, vận dụng tích hợp vào trong bài dạy của mình: có nhiều bài tham gia dự thi đã được xếp giải. Tuy giáo viên rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp dạy hiệu quả nhất với từng lớp học sinh có trình độ, niềm đam mê văn chương khác nhau. Về nội dung và phương pháp tích hợp phần lớn giáo viên phải tự nghiên cứu, nghiền ngẫm, thử nghiệm mà chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thểPhương pháp tích hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính lý thuyết, giáo điều không gây hứng thú cho học sinh. Còn riêng với tiết đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản còn có một thực tế khó khăn: Học sinh THPT tuổi đời còn trẻ, ở vị trí địa lý cách xa vùng đất Tây Nguyên nên ít hiểu biết về kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật ở vùng miền này từ xưa cho đến nay. Một số chỉ học một cách đối phó khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra thường xuyên và định kì. Kiểm tra xong coi như là quên hẳn kiến thức bài học. Hơn nữa, tác phẩm lại thuộc chương trình lớp 10, ít sử dụng thi THPT Quốc gia nên tâm lí học sinh còn có phần xem nhẹ bài học dẫn đến khó có thể cảm nhận hết được cái đẹp, cái hay của bài học. Vì vậy trong tiết dạy, tôi đã làm nổi bật được mối liên hệ giữa đặc trưng thể loại của bộ môn với kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan kết hợp đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh với 5 bước để bài học có hiệu quả hơn.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề và tổ chức thực hiện.
1. Giải pháp
1.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại sử thi dân gian.
Đặc điểm của loại hình sử thi có phần khác so với các loại hình cổ tích, truyền thuyết, thần thoại cho nên khi giảng về thể loại này cần chú ý tới đặc trưng của nó để tránh những suy luận mang tính ngụy biện, lấy cách phân tích các thể loại này áp dụng cho thể loại kia. Làm như vậy không những giảng sai về thể loại mà còn cả về kiến thức cơ bản. Tai hại hơn, nhiều vấn đề trong sử thi không thể giảng theo tư duy phân tích của thần thoại, truyền thuyết mà phải bắt nguồn từ tư duy suy luận đặc thù của sử thi. 
a. Khái niệm : Là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_tiet_doc_van_chien_thang_mtao_mxay_tr.doc