SKKN Nâng cao hiệu quả ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 qua việc hướng dẫn giải các dạng câu hỏi phần địa lí kinh tế - Xã hội thế giới
Đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của đất nước với sự phát triển vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan trọng của ngành Giáo dục nói chung và của trường THPT Yên Định 3 nói riêng. Thân Nhân Trung đã nói: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh khí nước lên nguyên khí suy khí nước xuống”. Vì vậy bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ học sinh giỏi (HSG) luôn được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường.
Năm học 2017 - 2018, sở GD - ĐT Thanh Hóa, thay đổi nội dung chương trình môn Địa lí trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh từ chương trình lớp 12 thay thế bằng chương trình lớp 10 và 11. Điều này đã làm cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) có nhiều bỡ ngỡ trong công tác tiếp cận và ôn luyện. Đặc biệt trong cấu trúc nội dung ôn thi phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình kiến thức Địa lí lớp 11 THPT tương đối khó, chiếm tới 30% khối lượng kiến thức lí thuyết trong ôn thi HSG, vì thế để học tốt phần kiến thức này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén trong học tập và ôn luyện.
Thực tế, môn Địa lí ít được nhiều người chú ý và không xem trọng, nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, luôn gắn liền với sự phát triển về kinh tế và xã hội, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc không dễ dàng, việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt huyết và có tâm với nghề thì mới đạt kết quả cao.
Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường Yên Định 3 bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả ôn thi HSG tại trường THPT Yên Định 3 tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 qua việc hướng dẫn giải các dạng câu hỏi phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Yên Định 3 ngày càng đạt kết quả cao hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 QUA VIỆC HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG CÂU HỎI PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI. Người thực hiện: Lê Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí THANH HÓA NĂM 2019 THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤ MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU...........1 1.1. Lí do chọn đề tài.............1 1.2. Mục đích nghiên cứu..................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.............1 1.4. Phương pháp nghiên cứu................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.......3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết .........................................................3 2.3.1. Đối với học sinh..............................................................................3 2.3.2. Đối với giáo viên.........4 2.3.3. Các dạng bài tập địa lí kinh tế - xã hội thế giới ..........5 2.3.3.1. Dạng trình bày..........................................................................................6 2.3.3.2. Dạng chứng minh, phân tích....................................................................6 2.3.3.3. Dạng so sánh.............................................................................................6 2.3.3.4. Dạng giải thích.........................................................................................7 2.3.4. Hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi cụ thể..................................................7 2.3.4.1. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi trình bày......................................7 2.3.4.2. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi chứng minh, phân tích...............10 2.3.4.3. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi so sánh.......................................12 2.3.4.4. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi giải thích....................................15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm17 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................18 3.1. Kết luận........................................................................................................18 3.2. Kiến nghị......................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung đầy đủ GD - ĐT Giáo dục - đào tạo HSG Học sinh giỏi THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của đất nước với sự phát triển vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan trọng của ngành Giáo dục nói chung và của trường THPT Yên Định 3 nói riêng. Thân Nhân Trung đã nói: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh khí nước lên nguyên khí suy khí nước xuống”. Vì vậy bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ học sinh giỏi (HSG) luôn được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường. Năm học 2017 - 2018, sở GD - ĐT Thanh Hóa, thay đổi nội dung chương trình môn Địa lí trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh từ chương trình lớp 12 thay thế bằng chương trình lớp 10 và 11. Điều này đã làm cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) có nhiều bỡ ngỡ trong công tác tiếp cận và ôn luyện. Đặc biệt trong cấu trúc nội dung ôn thi phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình kiến thức Địa lí lớp 11 THPT tương đối khó, chiếm tới 30% khối lượng kiến thức lí thuyết trong ôn thi HSG, vì thế để học tốt phần kiến thức này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén trong học tập và ôn luyện. Thực tế, môn Địa lí ít được nhiều người chú ý và không xem trọng, nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, luôn gắn liền với sự phát triển về kinh tế và xã hội, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc không dễ dàng, việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt huyết và có tâm với nghề thì mới đạt kết quả cao. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường Yên Định 3 bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả ôn thi HSG tại trường THPT Yên Định 3 tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 qua việc hướng dẫn giải các dạng câu hỏi phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Yên Định 3 ngày càng đạt kết quả cao hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đưa ra các dạng câu hỏi trong phần địa lí kinh tế - xã hội thế giới để cho học sinh dễ phân biệt, xác định đúng được trọng tâm nội dung của câu hỏi và biết cách trình bày câu trả lời. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nhà trường nói chung. Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình một số bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) tôi đề cập đến cách giải các dạng câu hỏi bài tập lí thuyết ở phần địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí lớp 11 dành cho ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Yên Định 3. - Đối tượng áp dụng SKKN là học sinh giỏi môn Địa lí, lớp 11 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp toán học. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, cụ thể hóa. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm, điều tra, lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp toán học: xử lý thông tin, số liệu thu thập bằng định tính, định lượng. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Ôn thi HSG là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của cả thầy và trò, chính vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG, giáo viên cần chú trọng khơi gợi cho HS động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn cả về tư duy và khả năng làm bài. Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy và đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy, giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại. Từ những năm cuối của cấp hai, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có khả năng và yêu thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy cô định hướng chỉ bảo tận tình. Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn và đạt kết quả cao hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đây là năm thứ 2 Sở GD - ĐT thực hiện thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa lí với kiến thức của lớp 10 và 11, thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 để chọn đội tuyển của bộ môn Địa lí thì số HS có kết quả thi chưa cao. Trong số đó có những em có khả năng học tốt vẫn còn lúng túng trong lúc làm bài, chưa xác định được dạng đề và cách trình bày một bài thi khoa học. Bảng số liệu thi khảo sát chọn đội tuyển HSG môn Địa lí năm học 2018 – 2019 STT Họ và tên Điểm thi Đội tuyển 1 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 10,5 X 2 Lê Thị Huyền 10,75 X 3 Nguyễn Thị Thúy Nga 9,75 4 Nguyễn Thị Luyến 10,5 X 5 Trịnh Thị Lưu 9,5 6 Lê Thị Ngọc Anh 9,5 7 Ngô Thị Ngọc 9,5 8 Nguyễn Thị Hà Anh 11,0 X 9 Trần Đức Vũ 10,0 X 10 Nguyễn Phương Thảo 9,0 Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức kinh tế - xã hội, cả việc học sinh phải tiếp nhận nhiều thông tin thời sự, kinh tế - xã hội mới trên thế giới). Môn Địa lí vừa là môn học thuộc lòng vừa là môn cần có kĩ năng, thao tác, lập luận . nên học sinh chưa thật sự yêu thích. Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp, trong những năm gần đây hầu hết các em có học lực khá giỏi đều chuyển sang học các môn tự nhiên vì các em cho rằng học các bộ môn tự nhiên sau này dễ chọn trường, chọn ngành còn bộ môn xã hội ít sự lựa chọn các trường đại học và hơn thế khi ra trường khó xin được việc làm phù hợp. Các em ngay từ lớp 10 đã định hướng lựa chọn bộ môn tự nhiên để học tập, không hứng thú với các môn xã hội nói chung và môn Địa lí nói riêng. Do vậy rất khó để chọn được đội tuyển ôn thi HSG cấp tỉnh. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Đối với học sinh Để học giỏi và đạt kết quả cao môn Địa lí, học sinh cần có phương pháp học tập sao cho thật khoa học, hợp lý như: - Học sinh cần phải đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng thể hiện được kiến thức trọng tâm của bài, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp khi nghe thầy cô giảng bài học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay thầy cô những gì còn vướng mắc, chưa hiểu. Về nhà phải xem lại bài, làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Địa lí. HS cần có lòng yêu thích môn học, chỉ có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải thường xuyên đọc sách Địa lí vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Địa lí như tham gia câu lạc bộ Địa lí ở trường, trên Internet, Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn Địa lí dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải. Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái thú vị của bộ môn này mà yêu thích nó. - Rèn luyện cho mình một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó, hệ thống được những kiến thức cơ bản của những bài đã học. Luôn tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thức. Chương trình trong SGK vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khóViệc làm bài tập nhiều sẽ giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết, đọc thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức. - Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu trong quá trình ôn thi HSG. Ngoài việc học trên lớp, ôn cùng đội tuyển thì việc tự học, ôn tập giúp các em khắc sâu được kiến thức, tìm hiểu được nhiều câu hỏi, giải nhiều đề mà các thầy cô chưa đưa ra được hết. Đây là được xem là khâu rất quan trọng trong ôn thi HSG. 2.3.2. Đối với giáo viên Để công tác ôn luyện đội tuyển HSG đạt kết quả cao, bản thân người GV phải làm tốt được những yêu cầu sau đây: - Thứ nhất, cần phát hiện, định hướng và lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Để có được một đội tuyển HSG môn Địa lí không chỉ tổ chức một vài kì thi ở trường với một số dạng đề khó, sau đó săp xếp theo thứ tự con điểm mà cần phải có một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải phát hiện ra những học sinh có khả năng, tố chất đối với bộ môn Địa lí và đồng thời định hướng cho các học sinh đó đam mê, thích học bộ môn này. Để làm được công việc này giáo viên phải công phu lựa chọn qua các giờ dạy, các bài kiểm tra, các bài thực hành, các bài thi. Thông thường, những em yêu thích và có tố chất bộ môn này hay tích cực tham gia giải quyết vấn đề, khả năng phát hiện nhanh, chính xác các vấn đề địa lí, khả năng tính toán, lập luận để đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Trong các bài làm, bài tập thường thể hiện gọn gàng các đơn vị kiến thức, không tham lam, các mạch kiến thức phải xắp xếp theo trình tự, đúng logic kiến thức. Đối với những học sinh này giáo viên phải động viên, khuyến khích, tạo hứng thú tiếp thu kiến thức cho học sinh. Thông thường, bước phát hiện học sinh phải tiến hành trong quá trình học tâp từ khi mới bắt đầu vào lớp 10. Thông qua các cuộc thi HSG cấp trường, các bài kiểm tra để lựa chọn được đúng đối tượng học sinh ôn luyện và tham gia thi HSG. - Thứ hai, xây dựng kế hoạch, thời gian và chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng HS: Ngay từ đầu năm học giáo viên nên lập một kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho việc bồi dưỡng HSG nói chung và HSG môn Địa lí nói riêng. Khi lập kế hoạch cần đảm bỏ các quy trình sau: + Xác định được toàn bộ nhiệm vụ bồi dưỡng trong mối quan hệ với công việc khác trong thời gian bồi dưỡng. + Kiểm tra kế hoạch, đánh dấu công việc quan trọng, điều chỉnh kế hoạch cho hợp lí. + Phải đảm bảo tính khả thi của kế hoạch (làm đúng giờ, tiết kiệm thời gian). Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch là một việc khó nhưng khi thực hiện được thì nó lại đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của giáo viên để có kết quả ôn thi tốt nhất. Với giáo viên sau khi có ấn định thời gian về phía nhà trường, thì cần xác định quỹ thời gian tổng thể (theo từng ngày, tuần, tháng..), xem thời gian hiện có để xây dựng lịch ôn thi. Giáo viên phải sắp xếp thời gian một cách khoa học, tránh trùng lặp về nội dung và thời gian của công việc khác với việc ôn thi HSG. Cần phải sử dụng quỹ thời gian trên lớp thật hiệu quả, bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh các vấn đề trọng tâm, giải quyết những vấn đề khó, mới và lạ. Đồng thời giáo viên cũng yêu cầu học sinh xây dựng thời gian ôn tập bộ môn mình thi một cách khoa học, tránh lãng phí thời gian. Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần). Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học chúng ta cần có đầy đủ những nội dung: + Kiến thức cần truyền đạt. + Bài tập vận dụng. + Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp). Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự bồi bồi dưỡng khả năng nghiên cứu cho HSG. Giáo viên cung cấp tài liệu hay, cần thiết và bổ ích, hướng dẫn cụ thể nguồn tìm tìm liệu, phương pháp nghiên cứu, giải thích nội dung khó...đối với tài liệu để giúp học sinh khai thác. Đồng thời hướng dẫn HS lập đề cương, làm bảng tóm tắt tài liệu, ghi chép tài liệu.... Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS để thấy được cái đúng – sai, từ đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tiến độ ôn luyện của đội tuyển. 2.3.3 Các dạng câu hỏi phần địa lí kinh tế - xã hội thế giới. Đối với các câu hỏi lý thuyết môn Địa lý, qua các kỳ thi HSG trong những năm gần đây thường có các dạng chủ yếu sau: 2.3.3.1. Dạng trình bày. Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, chỉ cần HS trình bày lại các kiến thức cơ bản, sắp xếp các kiến thức đó một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu các câu hỏi. Dạng trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây: - Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn giản là không nắm vững kiến thức cơ bản thì không thể làm bài thi. - Tái hiện, sắp xếp kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và rõ ràng. Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong SGK Địa lí. Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"... 2.3.3.2. Dạng chứng minh, phân tích. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi HS phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản, để phân tích, chứng minh một hiện tượng địa lý nào đó. Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG. Để đạt được kết quả tốt, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Nắm vững kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên. Đối với dạng phân tích, chứng minh, ngoài lượng kiến thức còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. Tất nhiên, mọi dạng câu hỏi ít nhiều đều cần phải có số liệu để minh hoạ, nhưng dạng câu hỏi chứng minh lại đòi hỏi nhiều hơn. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó, thì số liệu thống kê trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất. - Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức phù hợp để chứng minh, phân tích. - Đưa ra các bằng chứng dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản. Chất lượng của bài thi trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có sức thuyết phục. 2.3.3.3. Dạng so sánh. Dạng câu hỏi này yêu cầu HS phải nêu bật được sự giống nhau, khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây: - Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có kiến thức thì không thể trả lời câu hỏi. - Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh. Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm để tiện cho việc xác định sự giống nhau và khác nhau. - Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý. Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có giá trị thực dụng cao 2.3.3.4. Dạng giải thích. Đây là một dạng khó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Tại sao”,“ giải thích”. Để làm được, HS không chỉ đơn thuần nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải thích một hiện tượng đị
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_on_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_lop_11.docx