SKKN Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí lớp 5 qua Sử dụng có hiệu quả một số trò chơi học tập

SKKN Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí lớp 5 qua Sử dụng có hiệu quả một số trò chơi học tập

Trong chương trình giảng dạy ở Tiểu học, học sinh được làm quen với môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 và lớp 5. Đây là môn học mới, học sinh tiếp cận môn học rất bỡ ngỡ, khó hiểu và không biết học như thế nào đặc biệt là phân môn Địa lí.

 Theo “Thông tư 22/2016 - BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểu học yêu cầu đủ cả 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.”[1] Để đạt được yêu cầu đánh giá như thế đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết sâu sắc, yêu thích môn học và đam mê tìm hiểu về nó. Nhưng trong quá trình giảng dạy phân môn lịch sử và địa lí lớp 5, môn lịch sử có sự lô - gích, hệ thống theo trục thời gian các em dễ ghi nhớ, dễ hiểu, mang đến cho các em niềm đam mê và thích tìm tòi sáng tạo. Còn nói đến Địa lí thì sao? Theo quan điểm nhìn nhận thực tế của học sinh và của mọi người thì đây là một môn học tuy thuộc lĩnh vực xã hội song lại mang lưỡng tính tự nhiên nhiều hơn. Đa phần có hàm lượng kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. Trông nó có vẻ “khô” quá. Học sinh phần lớn ít có hứng thú học môn này hơn so với các môn học khác. Nguyên nhân quan trọng là vì các đối tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí ) được phân bố cố định trong một không gian rộng lớn nên không thể lúc nào học sinh cũng có thể tiếp xúc được. [2]

Đối với phân môn Địa lí ở Tiểu học điều này lại càng khó vì kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, trong khi nội dung kiến thức ở nhiều bài khá khó, khá trừu tượng.

 Mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra: Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, phân môn Địa lí đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 10822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí lớp 5 qua Sử dụng có hiệu quả một số trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài
 Trong chương trình giảng dạy ở Tiểu học, học sinh được làm quen với môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 và lớp 5. Đây là môn học mới, học sinh tiếp cận môn học rất bỡ ngỡ, khó hiểu và không biết học như thế nào đặc biệt là phân môn Địa lí.
 Theo “Thông tư 22/2016 - BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểu học yêu cầu đủ cả 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.”[1] Để đạt được yêu cầu đánh giá như thế đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết sâu sắc, yêu thích môn học và đam mê tìm hiểu về nó. Nhưng trong quá trình giảng dạy phân môn lịch sử và địa lí lớp 5, môn lịch sử có sự lô - gích, hệ thống theo trục thời gian các em dễ ghi nhớ, dễ hiểu, mang đến cho các em niềm đam mê và thích tìm tòi sáng tạo. Còn nói đến Địa lí thì sao? Theo quan điểm nhìn nhận thực tế của học sinh và của mọi người thì đây là một môn học tuy thuộc lĩnh vực xã hội song lại mang lưỡng tính tự nhiên nhiều hơn. Đa phần có hàm lượng kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. Trông nó có vẻ “khô” quá. Học sinh phần lớn ít có hứng thú học môn này hơn so với các môn học khác. Nguyên nhân quan trọng là vì các đối tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí) được phân bố cố định trong một không gian rộng lớn nên không thể lúc nào học sinh cũng có thể tiếp xúc được. [2]
Đối với phân môn Địa lí ở Tiểu học điều này lại càng khó vì kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, trong khi nội dung kiến thức ở nhiều bài khá khó, khá trừu tượng.
 Mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra: Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, phân môn Địa lí đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh.
 Để dạy tốt phân môn địa lí, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp trò chơi học tập ... Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học giúp các em phát triển toàn diện nhân cách.
 Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí lớp 5 qua Sử dụng có hiệu quả một số trò chơi học tập là vấn đề tôi quan tâm tìm tòi, nghiên cứu để có thể ứng dụng hiệu quả nhất trong dạy học.
 1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp trẻ học địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp ở Tiểu học. Vì thế tôi nghiên cứu viết kinh nghiệm nhằm đạt được mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học phân môn Địa lí nói chung và dạy học bằng phương pháp trò chơi học tập nói riêng tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập khi dạy phân môn Địa lí lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Nga Sơn để áp dụng cho những năm học tiếp theo.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Địa lí lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Nga Sơn.
Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018
1.4 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Khi nghiên cứu phương pháp này tôi dã nghiên cứu những tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: SGK, SGV môn Lịch sử và Địa lí 5; Tài liệu BDTX giáo viên Tiểu học; ...
Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, mô hình hóa để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
b) Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu, điều tra thực tế qua dự giờ, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
+ Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với học sinh khối 4, 5 nhằm nắm bắt thu thập thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức dạy học trò chơi học tập khi dạy học môn Địa lí lớp 5 tại trường Tiểu học thị trấn nga Sơn, từ đó phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
+ Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập hiện nay.
c) Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Sau khi thu thập được những số liệu điều tra thực tế về việc dạy và học khi tổ chức trò chơi học tập môn Địa lí lớp 5 trường Tiểu học thị trấn Nga Sơn có căn cứ để xây dựng cho mình phương pháp dạy học trò chơi học tập môn Địa lí lớp 5 tại lớp 5A trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn hiệu quả và rút ra những kết luận khách quan.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
 Nhà tâm lý học Kun Kel người Anh nói:“Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn. Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn”
 * Trò chơi học tập là gì?
 Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới: Con người xã hội chủ nghĩa.
 * Vai trò của “Trò chơi học tập”:
 Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này.
 Trong hoạt động dạy và học trò chơi học tập có vai trò:
+ Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người cùng tham gia. 
+ Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán... 
+ Mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kỹ năng địa lý của HS.
+ Giáo dục chiều sâu: thông qua các trò chơi giúp cho các em học sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực.[3]
Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học.
 Qua nhiều năm giảng dạy trực tiếp cho học sinh lớp 5, tôi thấy theo đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong phân môn Địa lí lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập nhằm kích cầu học tập của học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy, với phương châm “học mà vui” và “vui mà học” giúp các em dễ phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học.
 Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong phân môn Địa lí lớp 5.
 2.2. Thực trạng áp dụng trò chơi học tập trong dạy học địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
a. Thực trạng của giáo viên 
 - Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy tốt, phương pháp dạy học đổi mới. Các đồng chí đều có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều đồng chí đã đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và luôn đi đầu trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
 - Tuy nhiên, đa số các đồng chí còn rất ngại tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong những tiết học hằng ngày ở các môn học cũng như môn địa lí vì chưa biết lựa chọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý. Đồ dùng cho học sinh tham gia chơi lại chưa có sẵn, giáo viên ngại đầu tư làm đồ dùng cũng như ngại thiết kế trò chơi, không huy động, khai thác được sự yêu thích và khéo léo của của học sinh cùng làm đồ dùng học tập tạo cơ hội cho học sinh chuẩn bị bài hoặc củng cố kiến thức.
 - Một số đồng chí có sử dụng trò chơi học tập đưa ra nhưng không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức trò chơi học tập chơi chưa đạt hiệu quả cao.
 b. Thực trạng của học sinh: 
 Học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn có chất lượng đại trà tương đối tốt là một trong những trường luôn nhận được cờ thi đua. Bố mẹ các em có trình độ học vấn cao, luôn quan tâm chăm lo cho con em học tập đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến chất lượng của nhà trường luôn dẫn đầu trong huyện cũng như trong tỉnh. Có nhiều học sinh tiếp thu bài tốt, có tinh thần tự học và ham thích, say mê học tập. 
Bên cạnh đó:
 - Một số học sinh thông minh, tiếp thu tốt song do quan niệm của cha mẹ coi môn Địa lí là môn phụ nên các con thờ ơ với môn học. Thậm chí một số phụ huynh còn trách mắng con khi con mang sách địa lí ra học bài, bắt con em tập trung vào học Toán, tiếng Việt và Tiếng Anh.
 - Một bộ phận khác chỉ học để đối phó với thầy cô giáo khi kiểm tra bài cũ trong các tiết học địa lí.
 - Một số học sinh không quan tâm đến môn học này.
 c. Kết quả khảo sát
 * Kết quả khảo sát học sinh lớp 5C cuối năm học 2016 - 2017 do tôi phụ trách:
Môn học
Sĩ số
HTT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
Lịch sử
35
29
82,8
6
17,2
0
0
Địa lí
35
18
51,4
16
45,7
1
2,9
LS & ĐL
35
26
74,3
9
25,7
0
0
Từ kết quả trên tôi nhận thấy với hai phân môn đều do tôi trực tiếp giảng dạy cho các em nhưng việc yêu thích môn học địa lí của học sinh là rất thấp so với môn học lịch sử. Kết quả đánh giá chung cho phân môn LS &ĐL là khá cao nhưng tôi luôn băn khoăn trăn trở trong việc làm thế nào để học sinh thật sự yêu thích phân môn Địa lí.
* Đầu năm học 2017 - 2018, khi được phân công chủ nhiệm lớp 5A, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hình học sinh, sự mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập trong phân môn địa lí nói riêng và trong các môn học khác nói chung. Kết quả như sau:
Tổng số học sinh: 34 em.
- Số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau trò chơi học tập: 14 em - 41,2%
- Số học sinh muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập: 11 em - 32,4%
- Số học sinh chưa muốn tham gia: 9 em - 26,4%
Để khơi dậy niềm yêu thích môn học và nâng cao chất lượng học tập môn địa lí lớp 5 của các em học sinh, trò chơi học tập là phương pháp thiết yếu cần được áp dụng thường xuyên và hiệu quả. Muốn đạt được điều đó cần phải có giải pháp thực hiện.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
“Học mà chơi - Chơi mà học” là một giải pháp phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Trong thực tế giảng dạy, vận dụng phương pháp trò chơi học tập đồng chí nào cũng đã từng áp dụng song đã có hiệu quả chưa? Để tổ chức thành công phương pháp trò chơi học tập bản thân đã thực hiện một số giải pháp sau: 
2.3.1. Nắm bắt được nguyên tắc thực hiện, đặc trưng và hình thức của trò chơi... 
 a) Nguyên tắc thực hiện trò chơi địa lý. 
 * Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:
- Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người cùng tham gia......... 
- Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán
- Giáo dục chiều sâu: thông qua các trò chơi giúp cho các em học sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực. 
 * Để thực hiện trò chơi địa lý cần thực hiện những nguyên tắc sau: .
 - Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và không gian, thời gian thực hiện.... 
 - Nội dung trò chơi là nội dung địa lý hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý. 
 - Trò chơi địa lý tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trò, tính tích cực, sáng tạo của các cá nhân học sinh. 
 b) Đặc trưng: Trò chơi địa lý có hai đặc trưng quan trọng:
- Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình địa lý lớp 5, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lý vừa phải, có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về bộ môn địa lý của học sinh.
- Trò chơi địa lý phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh. [4] 
c) Hình thức: 
Hình thức trò chơi rất đa dạng, phong phú. Tùy vào quy mô, đối tượng học sinh, chương trình địa lý ở các khối lớp khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi phù hợp với học sinh... 
 - Quy mô nhỏ (số lượng học sinh trong lớp học - 1 lớp, không gian tổ chức là lớp học): chúng ta có thể tổ chức trò chơi mang tính cá nhân, nhóm nhỏ 5 - 10 học sinh trong một lượt chơi như: Ai nhanh - Ai đúng, Đôi bạn cùng tiến, Ô chữ kì diệu, ...Đây là những trò chơi giáo viên có thể tổ chức trong lớp học, thời gian thực hiện ngắn, trong vài phút củng cố bài, trong quá trình giảng, dùng để kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới, trong củng cố ôn tập, trong các bài thực hành, trong những tiết học có nội dung bài học dễ hiểu và ngắn hoặc trong tiết ôn tập địa lý..... 
 - Quy mô lớn (số lượng học sinh đông): chúng ta có thể tổ chức những trò chơi, hoạt động ngoại khóa có quy mô lớn như: Lễ hội địa lý, CLB địa lý.... Đây là những hình thức tổ chức trong phòng lớn (hội trường) và ngoài trời, thời gian thực hiện khá dài.....
 Hiểu được nguyên tắc thực hiện, đặc trưng và hình thức của trò chơi giáo viên sẽ có được sự chủ động trong quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh khi học môn địa lí lớp 5 hiệu quả và sáng tạo hơn.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng hình thức trò chơi nhỏ trong không gian lớp học với số lượng học sinh khoảng 30 - 35 em. 
2. 3.2. Giáo viên phải nắm vững cách tổ chức thực hiện các trò chơi
 Trong thực tế giảng dạy, qua dự giờ đồng nghiệp môn Địa lí, khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh một số đồng chí đã thực hiện không hiệu quả. Bởi vì:
+ Ngôn từ khi GV sử dụng để dẫn dắt lôi cuốn học sinh tham gia chơi còn hạn chế. Mục đích của trò chơi GV chưa hiểu sâu, hướng dẫn học sinh cách chơi và luật chơi không chủ động, trôi chảy.
+ GV chưa linh hoạt trong ứng xử khi học sinh tham gia chơi thiếu tự tin.
+ Không khí chơi còn quá căng thẳng, thiếu tính động viên khích lệ.
+ Học sinh chơi xong chưa được đánh giá, tổng kết.
 Vì vậy để tổ chức thành công trò chơi học tập giáo viên phải nắm vững cách thức tổ chức thực hiện qua các bước: 
 Bước1: 
 - Giáo viên (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi.
 - Giáo viên nêu mục đích, lựa chọn các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi.
- Phổ biến tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi 
 Bước2: 
Học sinh tham gia chơi. (Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này học sinh là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy nhiên ở 1 số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ tay, (nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).
 Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
 Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này. Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là trọng tài để phân định “thắng - thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức đã học.
- Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi) báo cáo kết quả .
- Trọng tài đánh giá, phân định “thắng - thua’’- tuyên dương đội thắng cuộc.
- Em học tập được gì qua trò chơi? [5]
2. 3.3. Vận dụng một số trò chơi phù hợp trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5
Địa lí là môn học trừu tượng, kiến thức khá mới lạ và khó với học sinh lớp 5. Qua dự giờ đồng nghiệp trong trường cũng như trong huyện đặc biệt là trong các tiết dạy đã được đầu tư khá công phu trong kì thi giáo viên giỏi các cấp môn địa lí, các đồng chí chỉ tập trung vào khai thác thông tin và truyền đạt kiến thức thông qua kênh chữ, kênh hình, lược đồ, bản đồ. Tiết học khá căng thẳng và nặng nề dẫn đến học sinh học đến cuối tiết học thì chán nản, mệt mỏi không còn hứng thú với bài học. Vì vậy để kích cầu được tinh thần học tập và sự yêu thích môn học của các em thì phải có những trò chơi học tập phù hợp với mỗi tiết học. Sau đây là những trò chơi đã áp dụng trong các tiết học địa lí cho học sinh lớp 5A do tôi trực tiếp giảng dạy.
2.1/ Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng?:
a) Phạm vi:
Trò chơi này có thể sử dụng ở nhóm bài cần xác định vị trí chính xác vùng phân bố một số địa danh hoặc đối tượng địa lí liên quan trong các bài học:
Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta
Bài 2: Địa hình và khoáng sản
Bài 4: Sông ngòi
 Bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)
 Bài 14: Giao thông vận tải
 Bài 29: Ôn tập cuối năm
b) Ý nghĩa:
- Giúp học sinh có thể tự rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ ở các mức độ khác nhau.
- Tạo không khí hứng thú học tập, từ đó giúp học sinh có thêm tình yêu đối với môn học, với quê hương, đất nước.
c) Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: Việc chuẩn bị nội dung các trò chơi phải phù hợp với từng bài, bao gồm:
+ Các dụng cụ để vẽ, dán: Bút, phấn mầu, các ký hiệu chung về tự nhiên, công nghiệp, nông- lâm- ngư nghiệp Theo quy ước như SGK địa lí (có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước).
+ Lược đồ trống Việt Nam.
- Đối với học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ: + Bài 2: Địa hình và khoáng sản. (Trang 68)
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ký hiệu các loại khoáng sản bằng xốp trắng, dính băng dính 2 mặt đằng sau theo kích thước và quy ước giáo viên hướng dẫn trước.
 * Đối tượng Địa lí học sinh cần nắm bắt:
	Biên giới trên đất liền : 
	Thành phố: 
	Thủ đô 
 * Kí hiệu một số khoáng sản :
Mỏ than ▇ 
A
Mỏ sắt
Đồng ▄ 
Al
Thiếc	 
Mỏ dầu 
Mỏ A- pa- tít 
Khí tự nhiên 
Mỏ bô xít
* Đối với bản đồ Tự nhiên học sinh phải nắm thêm được các kí hiệu về màu sắc (Giáo viên chia 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một bộ khoáng sản, trong mỗi nhóm lại chia ra cho từng thành viên, ví dụ học sinh A chuẩn bị 5 ký hiệu của mỏ dầu và 5 ký hiệu khí tự nhiên. Học sinh B chuẩn bị 5 ký hiệu thiếc, 5 ký hiệu của sắt)
d) Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Hạn chế thời gian chơi (nếu cần)
- Giáo viên đóng vai trò là trọng tài, có cho điểm đối với các sản phẩm.
Ví dụ: Bài 2: Địa hình và khoáng sản (trang 68)
Xây dựng lược đồ Địa hình và khoáng sản Việt Nam.
1/ Thời gian:
- Dùng để củng cố bài sau khi giáo viên dạy xong kiến thức mới.
- Thời gian chơi: 5 phút
2/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị 6 lược đồ trống (kích thước bằng 1/2 tờ giấy Ao) có sẵn một số tỉnh thành phố quan trọng.
- Học sinh chuẩn bị kí hiệu khoáng sản theo hướng dẫn của giáo viên.
3/ Tổ chức:
- Giáo viên:
+ Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 học sinh)
(Mỗi học sinh chuẩn bị một đến hai loại kí hiệu khoáng sản)
+ Yêu cầu cùng một lúc cả 6 nhóm dùng kí hiệu đã chuẩn bị sẵn hình thành 6 lược đồ khoáng sản theo nhóm của mình.
- Học sinh:
+ Lần lượt dán các khoáng sản mình đã chuẩn bị lên lược đồ trống. 
+ Sau khi hoàn thành các em trưng bày sản phẩm của mình trên bảng (2 lượt, mỗi lượt 3 lược đồ của 3 nhóm), nhận xét cách trình bày và độ chính xác của mỗi lược đồ.
- Giáo viên: 
+ Chuẩn hóa, nhắc nhở các em phải xây dựng bảng chú giải cho lược đồ.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá và công bố nhóm thắng cuộc: Nhóm nào gắn được vị trí của các mỏ khoáng sản chính xác nhiều nhất (nếu kết q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh_doi_voi_mon_dia.doc