SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng

Giáo dục ngày nay đang tích cực hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thách thức, khó khăn. Lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, các em học sinh dễ bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, khoa học công nghệ nếu thiếu kĩ năng sống sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và mắc các căn bệnh xã hội như bệnh vô cảm, thực dụng, bạo lực, ích kỉ, lai căng. Đứng trước thực tế xã hội phát triển đến chóng mặt, các em tiếp thu cái mới nhanh chóng nhưng cũng dần mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh là một việc làm thường xuyên và cần thiết trong nhà trường. Nó giúp các em biết xác định các giá trị và có hành vi phù hợp để có khả năng ứng phó với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội cho các em phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn trí tuệ [1].

 Môn văn trong trường học nói chung và ở trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh. Tác phẩm văn chương có khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, phát triển tư duy sang tạo. Trong chương trình môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 11 nói riêng có rất nhiều bài có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng khi dạy học. Với giới hạn và phạm vi của vấn đề, tôi chỉ xin đề xuất một sáng kiến nhỏ của mình với đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng”. Tôi mong muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nêu một số kinh nghiệm thể nghiệm của bản thân về giáo tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh qua việc dạy bài thơ “Vội vàng”, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cuộc sống, biết nuôi dưỡng ước mơ, sống có tinh thần trách nhiệm.

 

doc 17 trang thuychi01 7165
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay đang tích cực hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện nhưng công tác giáo dục đang đứng trước bao thách thức, khó khăn. Lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, các em học sinh dễ bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, khoa học công nghệ nếu thiếu kĩ năng sống sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và mắc các căn bệnh xã hội như bệnh vô cảm, thực dụng, bạo lực, ích kỉ, lai căng.... Đứng trước thực tế xã hội phát triển đến chóng mặt, các em tiếp thu cái mới nhanh chóng nhưng cũng dần mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh là một việc làm thường xuyên và cần thiết trong nhà trường. Nó giúp các em biết xác định các giá trị và có hành vi phù hợp để có khả năng ứng phó với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội cho các em phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn trí tuệ [1]. 
 Môn văn trong trường học nói chung và ở trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh. Tác phẩm văn chương có khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, phát triển tư duy sang tạo. Trong chương trình môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 11 nói riêng có rất nhiều bài có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng khi dạy học. Với giới hạn và phạm vi của vấn đề, tôi chỉ xin đề xuất một sáng kiến nhỏ của mình với đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng”. Tôi mong muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nêu một số kinh nghiệm thể nghiệm của bản thân về giáo tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh qua việc dạy bài thơ “Vội vàng”, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cuộc sống, biết nuôi dưỡng ước mơ, sống có tinh thần trách nhiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại những giải pháp mình đã sử dụng trong công tác giảng dạy nói chung và khi dạy bài “Vội vàng” nói riêng để suy ngẫm, chọn lựa, đúc rút thành kinh nghiệm của bản thân.
- Đối với đồng nghiệp: Trên đây là những kinh nghiệm có thể sử dụng trong khi dạy bài “Vội vàng” cũng như các văn bản khác. Qua đề tài, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong giảng dạy. Đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm tôi cũng mong nhận được những lời góp ý chân thành từ đồng nghiệp để làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học bài thơ “Vội vàng” 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả và phân tích: sử dụng phương pháp này để nhận diện đối tượng nghiên cứu và sau đó phân tích đối tượng để hiểu đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu về thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay, nghiên cứu về khả năng của môn Văn trong việc giáo dục học sinh, giải pháp giáo dục tư tưởng, phát triển tư duy cho học sinh Trung học phổ thông.
- Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm theo phương pháp đề xuất.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	 Lâu nay, nhiều tài liệu có nói về việc giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học môn văn nhưng chỉ nói chung chung, chưa đi vào từng tác phẩm cụ thể. Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất ra một số giải pháp khi dạy bài thơ “Vội vàng” sẽ giúp cho giáo viên có những định hướng cụ thể. Từ đó có thể áp dụng cho việc dạy học tác phẩm khác.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khả năng của môn văn trong việc giáo dục tư tưởng cho học sinh
	Môn văn trong trường học có khả năng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh THPT.
	Môn văn góp phần to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, lòng tự trọng, tự tôn dân tộc đang bị tổn thương ghê gớm thì việc phát huy vai trò giáo dục tư tưởng cho học sinh của môn văn càng trở nên quan trọng. Nói như vậy là bởi môn Văn giáo dục bằng hình ảnh, bằng ngôn từ nghệ thuật gợi hình, gợi cảm nên dễ đi vào lòng người, có sức truyền cảm mãnh liệt.
	Học các tác phẩm văn học, học sinh còn được bồi dưỡng lòng nhân ái, nhân hậu, tình cảm gia đình, bạn bè. 
	Môn Văn cũng có khả năng lớn trong việc bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Bản chất của văn chương là cái đẹp. Chức năng đặc biệt của văn chương là chức năng thẩm mĩ. Sứ mệnh của văn chương là đấu tranh chống cái ác, cái xấu, khẳng định và ngợi ca cái đẹp. Học văn, học sinh sẽ được khám phá cái đẹp trong nghệ thuật, từ đó khám phá cái đẹp trong cuộc sống và hình thành năng lực sáng tạo ra cái đẹp.
	Tác phẩm văn chương dù ở mức độ này hay mức độ khác đều là những số phận, những mảnh đời, những cuộc xung đột . Tìm hiểu một tác phẩm văn học là học sinh được “sống” với những số phận, hoàn cảnh khác nhau, được tham gia vào việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột. Từ đó học sinh hiểu được mình, hiểu được người, tự rút ra cho mình những bài học nhân sinh sâu sắc.
	Có thể nói, môn văn trong nhà trường có vai trò lớn trong việc giúp học sinh xác định các giá trị. Văn học giúp cho học sinh sống có hoài bão, có ước mơ, có thêm niềm tin và động lực để vươn lên trong cuộc sống. 
2.1.2. Khả năng của môn văn trong việc phát triển tư duy cho học sinh
	Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là hệ thống ý niệm, biểu tượng, hệ thống tín hiệu thẩm mĩ hàm ngôn, cô đọng. Vì thế người đọc phải có năng lực tưởng tượng mới có thể tiếp nhận được. Trí tưởng tượng càng phong phú, sự cảm nhận càng sâu sắc. Ngược lại, khi học các tác phẩm văn học, học sinh sẽ được rèn luyện để phát triển tư duy tưởng tượng. Các em sẽ được nâng cao hơn khả năng liên hệ, so sánh, đối chiếu.
	Bên cạnh đó, văn học còn có khả năng phát triển tư duy phê phán, tư duy phản biện cho học sinh. Văn học có khả năng phát triển tư duy phê phán cho học sinh vì tác phẩm văn chương là một đề án mở, đặt ra rất nhiều vấn đề: tranh cãi giữa các nhà văn, giữa các nhân vật trong tác phẩm, giữa nhà văn với bạn đọc... Đọc văn, học văn, học sinh được tham gia vào các cuộc tranh luận. Đứng trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, giải quyết nó học sinh sẽ được rèn kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề, kĩ năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh....
	Tư duy phê phán mà các em rèn luyện được qua văn học sẽ giúp các em biết cách xử lí thông tin, giúp học sinh hình thành bản lĩnh đối mặt với những cái phức tạp trong đời sống. 
	Văn học cũng có khả năng phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Văn học tạo ra vô vàn cơ hội cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo vì văn chương có tính hình tượng, đa nghĩa, hàm súc. Đọc tác phẩm văn chương học sinh phải tìm kiếm ý nghĩa ở tầng sâu của văn bản. Đó là quá trình đồng sáng tạo văn chương.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1.Thực trạng của việc dạy học văn hiện nay
Giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh là nhiệm vụ của nhiều môn học trong nhà trường chứ không riêng gì môn văn. Tuy nhiên, đối với môn văn, xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bộ môn ta thấy đây là môn học có khả năng lớn trong việc giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh. Quá trình này được thực hiện thông qua nội dung bài học và phương pháp, kĩ thuật dạy học. 
Để có thể phát huy hết sức mạnh của môn văn trong việc giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy thì chương trình văn học nhà trường cần có những tác phẩm hay, phản ánh được đời sống xã hội, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên có thể thấy, chương trình môn văn trong nhà trường hiện nay có nhiều bất cập. Khoảng cách giữa văn học và đời sống còn rất xa. Chương trình ít có tác phẩm mang hơi thở thời đại. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm chưa phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, đời sống tư tưởng, tình cảm của học sinh [2]. 
Trong dạy học môn Ngữ văn đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới sẽ rất có hiệu quả cho việc tổ chức học sinh chiếm lĩnh các tác phẩm văn học, kiến thức tiếng Việt và giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy. Song dạy học môn văn trong nhà trường vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ những phương pháp dạy học trước đây như phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng bình, nêu vấn đề. Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới chưa toàn diện, đồng bộ, chưa tạo ra sự biến đổi về chất của quá trình dạy học. Học sinh chưa chủ động làm việc theo phương pháp dạy học mới nên hiệu quả tiếp nhận chưa cao: Còn mang tính thụ động, phụ thuộc trong quá trình nhận thức. Học sinh rất ít khi đặt câu hỏi, còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
Mặt khác, ngày nay ở một số học sinh xuất hiện tâm lí học lệch: không thích học các môn xã hội mà chỉ thích học các môn tự nhiên để thi đại học. Nhiều em thờ ơ với các tác phẩm văn chương. Các em ngại đọc, ngại viết dẫn đến năng lực cảm thụ văn học của các em rất nghèo nàn, khả năng sử dụng tiếng Việt hạn chế, cảm xúc khô khan...
2.2.2. Thực trạng của việc dạy học văn ở trường THPT Thường Xuân 2
Ở trường THPT Thường Xuân 2, đa số học sinh thuộc khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn nên ít có điều kiện học tập, tâm lí học tập không vững vàng và chất lượng học tập chưa tốt. Đối với môn Văn, học sinh rất ít có tài liệu tham khảo, khả năng sử dụng Tiếng Việt hạn chế. Nhiều học sinh ngại viết, ngại đọc dẫn đến viết sai chính tả, năng lực cảm thụ thẩm mĩ chưa cao. Mặt khác các em mang tâm lí học chỉ để đủ điểm trung bình, chỉ cần đọc thuộc bài cô giáo giảng thì có thể đạt điểm trung bình - khá. 
Học sinh sinh sống ở khu vực miền núi, xa trung tâm, chủ yếu lại là người dân tộc thiểu số nên rất thiếu kĩ năng sống, kém linh hoạt và thiếu khả năng ứng biến với những thay đổi của xã hội. Hướng dẫn cho học sinh học tập tích cực để các em có thể tự do bày tỏ suy nghĩ của mình là việc làm rất khó với giáo viên. Phần lớn các em rất thụ động, phụ thuộc vào thầy cô.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học là việc làm không mới. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong bài thơ “Vội vàng” đã được Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp trong cuốn sách “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông”. Tuy nhiên đó mới chỉ là những định hướng có tính chất gợi ý. Tôi thấy cần có những giải pháp và biện pháp cụ thể, linh hoạt để phù hợp với đối với học sinh trường trung học phổ thông Thường Xuân 2.
 Xuất phát từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát huy hết được sức mạnh của văn chương trong việc giáo dục tư tưởng và khả năng tư duy cho học sinh có hiệu quả trong từng tiết dạy, để môn văn phát huy hết vai trò trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Với giới hạn và phạm vi nghiên cứu, tôi xin đề xuất một sáng kiến nhỏ của mình với đề tài là: “Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 qua dạy học bài thơ Vội vàng”.
2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề	
2.3.1. Bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học bài thơ “Vội vàng”
Bài thơ “Vội vàng” được đánh giá là phù hợp với tâm lí học sinh, đặt ra nhiều vấn đề mà giới trẻ quan tâm. Tuy nhiên, bài này có nhiều lượng kiến thức nếu giáo viên không khéo léo thì giờ học sẽ gò bó, cứng nhắc, nặng nề, qúa tải đối với học sinh. Vì vậy để giờ học có hiệu quả tôi đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng: nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tìm hiểu tư liệu, liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống bằng vốn sống, sự trải nghiệm của mình. Khi dạy bài “Vội vàng”, thông qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của quan niệm sống vội vàng, tôi định hướng để học sinh rút ra cho mình những bài học nhân sinh cao đẹp. Khi học xong bài thơ, các em sẽ hiểu thế nào là cuộc sống đích thực, phần nào giúp các em tránh xa những căn bệnh như vô cảm, tự ti, ích kỉ...... để có thể hoàn thiện bản thân mình. 
Hai khổ thơ đầu:
Bốn câu thơ đầu nêu lên khát vọng của thi nhân: tắt nắng, buộc gió. Đó là khát vọng chế ngự thiên nhiên, níu giữ thời gian, xoay vần vũ trụ để giữ lại vẻ đẹp của cuộc sống. Những khát khao đó là không tưởng nhưng mục đích và ước muốn lại rất thực: muốn lưu lại tất cả những gì đẹp nhất của cuộc sống này. Nó nói lên một niềm khát khao sống, khát khao tận hưởng cuộc sống, sống một cách có ý nghĩa.
Chín câu thơ tiếp theo: là câu trả lời, lí giải cho ước muốn ở trên. Nhà thơ có khát vọng như vậy là vì trần gian này như một thiên đường. Nhà thơ đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay của chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ.
 Sau khi phân tích, bài học được nhấn mạnh ở đây là: Chúng ta không nên mải mê đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa vời. Hạnh phúc tồn tại ở ngay quanh ta. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa đôi khi chỉ là được đón bình minh, được ngắm hoa nở, được nghe tiếng chim hót ... Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống ban tặng chúng ta. Món quà ấy thật phong phú, đa dạng. Chúng ta hãy mở rộng hồn mình để đón nhận cuộc sống, để cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống tươi đẹp này. Mỗi ngày, chúng ta hãy dành thời gian để thấy vẻ đẹp bí ẩn của thiên nhiên và những điều kì diệu trong cuộc sống. Bằng những định hướng trên, tôi mong muốn học sinh nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, nhận thấy hạnh phúc đích thực là gì để thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
 Thực tế hiện nay nhiều học sinh có lối sống thực dụng, vô cảm. Hơn nữa, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, mạng xã hội, nhiều học sinh “sống ảo”, thiếu thời gian “nhìn ngắm” cuộc sống. Những bài học như trên sẽ định hướng cảm xúc thẩm mĩ cho các em. 
b. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu và lẽ sống vội vàng.
- Bằng cách lắng nghe, trả lời các câu hỏi của giáo viên, học sinh rút ra được nội dung: Khác với người xưa, quan niệm thời gian là tuần hoàn, bất biến, Xuân Diệu đã mang đến cho chúng ta một quan niệm sống hoàn toàn mới mẻ: thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già ... Mùa xuân là mùa đẹp nhất của một năm cũng như tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của cuộc đời con người, tuổi của những ước ao và nhựa sống tràn trề. Xuân Diệu nhìn thấy mùa xuân, tuổi trẻ đẹp. Nhưng Xuân Diệu cũng ý thức được rằng: mùa xuân của đất trời thì tuần hoàn còn mùa xuân của con người (tuổi trẻ) thì một đi không trở lại. Nhận thức được điều ấy, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ: Cuộc sống đích thực là sống tận hưởng một cách trọn vẹn, gấp gáp những giá trị của cuộc sống, của tình yêu và tuổi trẻ.
Bài học mà học sinh rút ra được: Tuổi trẻ của con người một đi không trở lại. Vì vậy khi đang con trẻ chúng ta hãy sống sao cho có ý nghĩa để sau này không phải nuối tiếc điều gì. Tôi nhấn mạnh: Thời học sinh là quảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của các em. Ở tuổi này, các em đang tràn trề sinh lực, tâm hồn vô tư trong sáng. Các em nên trân trọng những gì mình có. Hãy tận dụng sức lực của tuổi trẻ để học thật tốt, chơi thật vui và có những kỉ niệm đẹp với thầy cô, bạn bè, mái trường. Tôi đặc biệt chú ý đến những học sinh chưa ngoan, chưa có sự cố gắng trong lớp hoặc có biểu hiện chán nản, buông xuôi trong học tập với mong muốn thay đổi suy nghĩ của các em. Thông qua nội dung giáo dục kĩ năng sống này các em hiểu được thế nào là cuộc sống đích thực, có ý nghĩa và biết tự nhận thức về chính bản thân mình. Từ đó khơi gợi ở học sinh những đam mê, lí tưởng và hoài bão cao đẹp giúp các em sống có ích, có tinh thần trách nhiệm với bản thân và với mọi người.
2.3.2. Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học bài thơ “Vội vàng”
a. Phát triển trí tưởng tượng
	Khi phân tích khổ thơ thứ 2 (Cảm nhận về thiên đường trên mặt đất), học sinh dùng trí tưởng tượng để hình dung ra một bức tranh tràn đầy sức sống. Bức tranh ấy có hình ảnh (ong bướm, hoa, lá), có màu sắc (xanh, vàng...) và được so sánh như một cặp môi gần....
Phát triển tư duy phản biện cho học sinh
Giáo viên có thể phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi dạy bài thơ “Vội vàng” bằng cách sau:
Thứ nhất, Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được tôi sử dụng khi dạy bài “Vội vàng” là:
Kĩ thuật “Trình bày một phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn bằng các bài trình bày ngắn gọn trong 1 phút. Qua phần trình bày của học sinh sẽ giúp các em thấy tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông đồng thời giúp các em củng cố trong quá trình học tập và cho giáo viên thấy các em hiểu bài như thế nào. [1]. 
Đối với việc dạy học bài “Vội vàng”, kĩ thuật trình bày một phút sẽ được tôi sử dụng ở cuối tiết học. Tôi đặt ra câu hỏi: “Bài học em rút ra được khi học xong bài thơ “Vội vàng”? Suy nghĩ và trả lời câu hỏi này giúp các em rút ra bài học bổ ích cho bản thân. Học sinh có thể hoạt động hăng say với những phát hiện mang tính đột phá của mình. Do đó sẽ kích thích sự ham học và hình thành cho học sinh các kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin...
Phương pháp “Thảo luận, tranh luận”
Khi dạy bài “Vội vàng”, ở phần Luyện tập, tôi đưa ra vấn đề cho học sinh tranh luận: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống mới mẻ, tích cực và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lại có ý kiến cho rằng: bài thơ “Vội vàng” chỉ thể hiện một quan niệm sống hưởng lạc, sống gấp. Ý kiến của anh (chị)? .Tìm hiểu và giải quyết câu hỏi trên, học sinh sẽ có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó các em sẽ đưa ra đáp án tối ưu nhất. Học sinh sẽ phân biệt được giữa quan niệm sống mới mẻ, tích cực với quan niệm sống hưởng lạc, sống gấp. Trả lời được câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ dần biết đặt câu hỏi. Việc các em suy nghĩ, trả lời câu hỏi trên sẽ giúp các em hình thành cảm xúc tích cực và hứng thú học tập đồng thời rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin. 
Thứ hai, đặt ra những vấn đề để học sinh tranh luận: Để tổng kết nội dung bài học, tôi đưa vấn đề cho học sinh thảo luận và tranh luận:
Có ý kiến cho rằng : Bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống mới mẻ, tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Lại có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Vội vàng” chỉ thể hiện một tư tưởng hưởng lạc, sống gấp. Ý kiến của anh (chị)?
	Học sinh tự do trình bày quan điểm của mình, lí giải, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của người khác. Phần trình bày vấn đề giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp, nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt đồng thời được bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Tôi căn cứ vào đó để biểu dương những nhận thức đúng đắn, tích cực và uốn nắn những nhận thức có biểu hiện lệch lạc ở học sinh.
	Khi nghe ý kiến trình bày của các học sinh, tôi nhận xét, chốt ý : “Vội vàng” thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực và có giá trị nhân văn. Quan niệm sống vội vàng trong bài thơ là sống hết mình với cuộc đời, tận dụng từng giây phút của tuổi trẻ để sống có ích. 
Sau khi khẳng định vấn đề, tôi liên hệ nội dung giáo dục kĩ năng sống: Các em chú ý phân biệt quan niệm sống vội vàng mang ý nghĩa nhân văn tích cực của Xuân Diệu với quan niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận thanh niên trong xã hội ngày nay. Một số biểu hiện như yêu sớm, ăn chơi, hưởng lạc... không phải là quan niệm sống vội vàng mang ý nghĩa tích cực mà là lối sống ích kỉ, buông thả, không có trách nhiệm với bản thân và người khác. 
	Tôi đưa ra một số ví dụ, dẫn chứng cho nhận định trên, từ đó giúp các em rút ra bài học cho bản thân mình: Lứa tuổi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_tu_tuong_va_phat_trien_tu_du.doc
  • docbìa skkn - 2018.doc
  • docmục lục skkn 2018.doc