SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2

Giáo viên chủ nhiệm ở trường học nói chung, ở trường THPT nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành ở học sinh sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em bước vào đời. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Những điểm khác biệt đó một phần do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có kinh nghiệm quản lí, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để quản lí lớp một cách tốt nhất.

 Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở THPT là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Để thành công trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có tấm lòng nhân ái, tâm huyết, tận tụy, yêu nghề mà còn phải có được sự vững vàng về năng lực sư phạm, các kĩ năng giáo dục, nghệ thuật ứng xử sư phạm; phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp quản lí.

Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em đang ở giai đoạn phát triển tâm lí phức tạp rất cần thầy (cô) giáo uốn nắn và rèn luyện. Các em cần được sự quan tâm của xã hội, nhà trường, gia đình để hoàn thiện nhân cách. Vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Qua các năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2”.

 

doc 20 trang thuychi01 11273
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm ở trường học nói chung, ở trường THPT nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành ở học sinh sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em bước vào đời. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Những điểm khác biệt đó một phần do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có kinh nghiệm quản lí, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để quản lí lớp một cách tốt nhất. 
 Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở THPT là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Để thành công trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có tấm lòng nhân ái, tâm huyết, tận tụy, yêu nghề mà còn phải có được sự vững vàng về năng lực sư phạm, các kĩ năng giáo dục, nghệ thuật ứng xử sư phạm; phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp quản lí. 
Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em đang ở giai đoạn phát triển tâm lí phức tạp rất cần thầy (cô) giáo uốn nắn và rèn luyện. Các em cần được sự quan tâm của xã hội, nhà trường, gia đình để hoàn thiện nhân cách. Vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Qua các năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại những giải pháp mình đã sử dụng trong công tác chủ nhiệm để suy ngẫm, chọn lựa, đúc rút thành kinh nghiệm của bản thân.
- Đối với đồng nghiệp: Trên đây là những giải pháp có thể sử dụng trong công tác chủ nhiệm nói chung. Qua đề tài, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm tôi cũng mong nhận được những lời góp ý chân thành từ đồng nghiệp để làm phong phú hơn kinh nghiệm làm chủ nhiệm của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2.
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 12 A3 trường THPT Thường Xuân 2.
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả và phân tích: sử dụng phương pháp này để nhận diện đối tượng nghiên cứu và sau đó phân tích đối tượng để hiểu đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu về vai trò của giáo viên chủ nhiệm, nghiên cứu về kĩ năng sống và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông.
	- Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm theo phương pháp đề xuất.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi mới lớn, có nhiều khát vọng, ước mơ song cũng có diễn biến tâm lí phức tạp. Nếu được định hướng kịp thời, đúng đắn, các em sẽ có điều kiện hoàn thiện nhân cách, tạo nền móng vững chắc cho các em khi bước vào đời.
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 	
Trong thực tế, cũng có những giáo viên chỉ chú trọng đến chuyên môn mà coi nhẹ công tác chủ nhiệm. Các thầy cô giáo ấy nghĩ rằng chủ nhiệm chỉ làm công tác nhắc nhở học sinh thực hiện kế hoạch công tác nhà trường, thu tiền quỹ Vì vậy, khi làm công tác chủ nhiệm các thầy cô không quan tâm đến đời sống tâm tư, tình cảm của học sinh, không chú ý đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để có một lớp học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập, biết cư xử văn minh, lịch sự, biết sống có lí tưởng, có khát vọng, ước mơ là mong muốn và cũng là yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên chủ nhiệm. Chính điều này đã thôi thúc tôi trăn trở, tìm hiểu những giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. 
2.2.Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Thường Xuân 2.
Giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Thường Xuân 2 đa số còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy và chủ nhiệm còn ít. Khi mới vào nghề, được phân công chủ nhiệm lớp, không ít giáo viên đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động chủ nhiệm. Chính vì vậy, khi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp nào đó, mỗi giáo viên chủ nhiệm đều rất lo lắng, căng thẳng. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng, hàng đầu. Có  một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp. Một số giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém . Một số giáo viên không có nhiều thời gian tiếp xúc, gần gũi nên chưa hiểu được hết tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết nghe và lắng nghe các em làm cho học sinh yếu cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên. Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Có thể coi đây là những nguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh nói chung, công tác chủ nhiệm nói riêng đạt hiệu quả chưa cao.
Học sinh trường THPT Thường Xuân 2 đa số là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên kĩ năng sống còn nhiều hạn chế. Các em thiếu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng từ chối, kĩ năng xác định các giá trị chưa tốt Từ đặc điểm học sinh như vậy, giáo viên chủ nhiệm khi làm công tác chủ nhiệm cần chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong khi làm công tác chủ nhiệm tại trường, nhiều giáo viên gặp phải hiện tượng học sinh chưa ngoan, chậm tiến bộ, học sinh bỏ học. Ở các khối lớp, vẫn còn hiện tượng học sinh nghỉ học vô lí do, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông, gian lận trong thi cử Cuối kì, cuối năm trong trường vẫn có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu. Nhiều học sinh phải rèn luyện lại trong hè. Có nhiều học sinh có học lực khá tốt nhưng không thi đại học.
2.2.2 Thực trạng công tác chủ nhiệm của bản thân
Năm học 2014 – 2015 tôi được giao nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10 C3 và tiếp tục làm chủ nhiệm trong năm 2015- 2016, năm 2016 – 2017 (lớp 11 và 12). Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy đa số học sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số (32/40 học sinh). Các em sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, địa hình trắc trở, giao thông khó khăn, chất lượng cuộc sống, văn hóa còn thấp. Nhiều học sinh vừa đi học vừa phụ giúp gia đình để kiếm sống. Những đặc điểm trên tạo ra cho học sinh những hạn chế về môi trường giao tiếp, những rào cản về ngôn ngữ dẫn đến đa số học sinh thiếu tự tin, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực. Hơn nữa, các em ít nhận được sự định hướng về tương lai từ gia đình nên thiếu hứng thú học tập, ít có hoài bão, ước mơ.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường THPT đã được nói nhiều ở các tài liệu, các công trình nghiên cứu của giáo viên, cán bộ quản lí. Song vì học sinh mỗi nơi, mỗi lớp có đặc điểm riêng vì vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải đưa ra những giải pháp sao cho sáng tạo, phù hợp. Từ việc hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, xuất phát từ thực trạng về công tác chủ nhiệm trong nhà trường, của bản thân tôi nhận thấy mình cần phải xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm của mình. Từ những suy nghĩ trăn trở, cùng với kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được của bản thân, tôi xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Thường Xuân 2.	 
2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề.
Xác định đúng những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm
Có nhiều kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh. Căn cứ vào đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm, trong quá trình làm chủ nhiệm tôi lựa chọn và tập trung giáo dục học sinh một số kĩ năng sau:
a. Kĩ năng nhận thức, xác định giá trị:
            Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện thì việc định hướng giá trị cho học sinh, thanh niên nói chung trong giai đoạn hiện nay là việc làm vô cùng quan trọng. Hướng tới mục tiêu đó, tôi tập trung định hướng để hình thành ở học sinh một số giá trị sống tích cực:
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm
	Trong khi làm công tác chủ nhiệm, tôi tập trung giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm bởi tôi nghĩ một học sinh có tinh thần trách nhiệm sẽ là học sinh ngoan. Thông qua các biện pháp khác nhau, tôi giáo dục học sinh: Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Cần cho học sinh thấy được sống có trách nhiệm đôi khi được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Người có tinh thần trách nhiệm được thể hiện đôi khi ở những việc rất nhỏ.
- Giáo dục lòng tự trọng.
	Học sinh có lòng tự trọng thì sẽ tự ý thức được điều hay, lẽ phải. Lòng tự trọng sẽ giúp các em chống lại được những thói hư tật xấu đôi khi xuất phát từ bản năng như: gian lận trong thi cử, nói dối, tham lam, ích kỉ... Có lòng tự trọng, con người sẽ không tham lam (đồng nghĩa với không tham nhũng, không trộm cắp, lừa đảo, không thèm muốn của cải của người khác); không dựa dẫm, ỷ lại mà tự lực tự cường, chăm chỉ; không đố kỵ, đua đòi, sẽ trân trọng hơn những gì mình có; không chấp nhận dốt nát mà phải luôn trau dồi và tăng cường sáng tạo; không mưu mô hãm hại người hơn mình; không đổ lỗi khi mắc lỗi mà biết tự kiểm điểm bản thân; không đặt cái tôi lên trên cộng đồng. Có lòng tự trọng, học sinh sẽ tự giác, có ý thức kỷ luật.
Để giáo dục lòng tự trọng thì phải biết dạy học sinh biết tự hào về bản thân. Cần cho học sinh biết rằng ước mơ quan trọng hơn tất cả, dạy học sinh vượt qua chính mình bằng cách đặt ra mục tiêu vào đầu năm học và cố gắng nỗ lực để đạt mục tiêu đó. Cần cho các em biết rằng bản thân ai cũng muốn được tôn trọng. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác và quan trọng hơn, người có lòng tự trọng thì mới được tôn trọng.
- Định hướng hình thành lí tưởng, hoài bão, ước mơ...
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất có ý nghĩa trong việc định hướng các giá trị, đóng vai trò như những giá trị chủ đạo, điều khiển hoạt động, hành vi hàng ngày của mỗi học sinh và là một trong những yếu tố cơ bản để hoàn thiện nhân cách. Một học sinh định hướng được lí tưởng, hoài bão cho mình thì sẽ sống có trách nhiệm với bản thân, từ đó có trách nhiệm với tập thể. Học sinh cũng sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng để đạt được hoài bão của mình. Khi các em đã xác định được mục tiêu đúng đắn cho đời mình thì các em sẽ có thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc. Đó cũng là cái đích quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm hướng tới khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
b. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Có một thực tế xảy ra mà khi làm công tác chủ nhiệm trước đây tôi từng gặp phải đó là học sinh lớp mình đánh nhau, bỏ bê học hành để đi chơi, đi đánh điện tử, bị bạn bè xấu lôi kéo vào những tệ nạn xã hội... Làm cách nào để đưa các em vào nề nếp, tránh xa thói hư tật xấu để học tập, rèn luyện có lẽ là vấn đề làm tôi đau đầu nhất. Để làm được điều này cần sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục. Về phía giáo viên chủ nhiệm, tôi nghĩ điều mình có thể làm là giáo dục các em kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Kĩ năng này cần giáo dục càng sớm càng tốt và duy trì trong suốt cả quá trình giáo dục. Có nhiều kĩ năng tự bảo vệ bản thân cần trang bị cho các em. Xét về đặc điểm của học sinh trong lớp, tôi đã lựa chọn một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân để trang bị cho học sinh, đó là:
- Kĩ năng tham gia giao thông an toàn
Trường Trung học phổ thông Thường Xuân 2 nằm dọc theo Đường Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, học sinh đa số nhà xa trường, phải đi bằng xe đạp một quãng đường dài đến trường nên vấn đề tham gia giao thông cũng có nhiều điểm phức tạp. Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho học sinh, nhà trường đã nỗ lực làm công tác tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức, hành vi của học sinh khi tham gia giao thông trong đó sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm là đáng kể. Khi làm công tác chủ nhiệm, tôi thường xuyên tuyên truyền học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, xem đó là hành vi của con người có văn hóa để bảo vệ bản thân mình và người khác. Một số nội dung tuyên truyền cho học sinh cụ thể như: đi đúng phần đường, không dàn hàng ngang, không điều khiển xe máy, đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe đạp điện, đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, không cầm ô khi điều khiển phương tiện giao thông. Trong nội quy lớp học đề ra, tôi có điểm nhấn mạnh đến việc xử lí những học sinh vi phạm về an toàn giao thông. Nếu phát hiện có học sinh vi phạm tôi sẽ xử kí triệt để.
- Kĩ năng nói không khi bị rủ rê, lôi kéo
 Lứa tuổi học sinh THPT có diễn biến tâm lí phức tạp. Các em dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Nhiều học sinh vốn là học sinh ngoan nhưng khi bị bạn rủ rê, lôi kéo vào những trò chơi vô bổ thì trở nên lêu lổng, bỏ bê học hành. Để ngăn chặn tình trạng này, tôi chú trọng đến việc giáo dục cho các em “kĩ năng nói không”. Có thể hình thành kĩ năng này cho học sinh bằng cách kể chuyện cho học sinh nghe, tổ chức thành diễn đàn, xây dựng một buổi phỏng vấn...
- Kĩ năng kìm chế cảm xúc để chống bạo lực học đường.
Bạo lực học đường đang được xem là vấn nạn trong xã hội hiện nay và cũng là vấn đề làm đau đầu bao bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Nhiều vụ bạo lực xảy ra trong trường thường xuất phát từ những lí do rất nhỏ, đôi khi là vì một câu nói đùa, có khi là do bị bạn trêu trọc... Để học sinh lớp mình chủ nhiệm không có hành vi bạo lực, tôi lưu ý đến việc giáo dục học sinh kĩ năng kìm chế cảm xúc. 
Ngay từ khi nhận lớp, khi phổ biến nội quy học sinh tôi đã nhấn mạnh vấn đề này và yêu cầu học sinh không vi phạm. Tuy vậy, như thế vẫn chưa đủ. Để học sinh thấm nhuần, tôi thường xuyên, khéo léo nhắc nhở các em. Nếu cần, tôi đưa ra tình huống giả định và hướng dẫn học sinh cách giải quyết. Tôi thường khuyên học sinh lớp mình bình tĩnh khi xảy ra xung đột, xích mích. Lấy bạo lực chống lại bạo lực là điều dại dột. Khi gặp phải tình huống như vậy, hãy bình tĩnh, xử trí theo nguyên tắc “Cái đầu con vịt”. Hãy xem những lời nói xấu, trêu trọc của người khác giống như nước đổ đầu vịt. Kĩ năng này sẽ giúp đỡ các em rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
	c. Kĩ năng giao tiếp
	 Từ những ngày đầu nhận lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phần đông rất nhút nhát. Các em có thái độ bị động, chủ yếu là thực hiện theo yêu cầu, mệnh lệnh của thầy cô, ít thấy các em có ý kiến phản hồi. Nhiều em học sinh không dám bày tỏ quan điểm của mình. Một số em bị thầy cô giáo nhận xét là vô lễ vì không biết cách nói lịch sự. Giữa các học sinh với nhau cũng xảy ra xích mích vì không biết dùng lời lẽ để giải quyết hiểu nhầm nên đôi khi chuyện bé lại xé ra to.
	Từ thực trạng đó, tôi đã chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Mặc dù đã là học sinh THPT nhưng tôi vẫn phải chỉ dạy cho các em những kĩ năng giao tiếp đơn giản như cách chào hỏi, cách nói lời cảm ơn, xin lỗi; không nói trống không với người trên. 
	Bên cạnh đó, nhiều học sinh trong lớp ở trọ ở khu bán trú, ở nhà dân gần trường. Việc dạy các em cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè cùng phòng, cùng khu trọ; cách giữ gìn vệ sinh chung cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Có rất nhiều những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh. Trên đây là những kĩ năng sống tôi quan tâm, lưu ý đưa nhiều vào kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho các em.
2.3.2. Phân loại học sinh trong lớp thành các nhóm để xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Có một thực tế là có học sinh tốt ở kĩ năng này nhưng lại chưa tốt ở kĩ năng khác. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cũng không thể tiến hành chung chung, đồng loạt như nhau ở tất cả các học sinh mà cần có sự phân loại học sinh. Căn cứ để phân loại là sự quan sát của bản thân, lấy thông tin qua học sinh khác, qua giáo viên bộ môn. Qua một thời gian theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của các em tôi phân học sinh thành hai loại nhóm: Nhóm cố định và nhóm tạm thời.
- Nhóm cố định là tập hợp những học sinh có điểm tương đồng về nhận thức, sự phát triển thể chất và tâm lí, vốn kĩ năng sống. Chẳng hạn, nhóm là tập hợp những học sinh nhút nhát, giao tiếp kém.... Với nhóm cố định cần theo dõi thường xuyên để có điều chỉnh kế hoạch phù hợp. 
- Nhóm tạm thời là nhóm tùy vào hoạt động cụ thể mà hình thành. Nhóm này có thể tập hợp những học sinh có nhận thức, tư tưởng, kĩ năng khác nhau. Vì thế các em có thể tương trợ lẫn nhau.
2.3.3. Lựa chọn hình thức giáo dục kĩ năng sống phù hợp
Cái khó của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở học sinh những hứng thú và cảm xúc thẩm mĩ. Có nghĩa là nội dung giáo dục kĩ năng sống phải tác động sâu xa đến nhận thức của học sinh. Để làm được điều này, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có vốn sống phong phú, khéo léo, linh hoạt trong tổ chức. Để làm “vốn” cho bản thân, tôi thường xuyên tìm hiểu những câu chuyện bổ ích, có khả năng giáo dục; các tấm gương sống động về người thật việc thật; các tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn như những câu chuyện trong “Hạt giống tâm hồn”, “Cửa sổ tâm hồn” “Quà tặng cuộc sống”, “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, “Kể chuyện về Bác Hồ”, những câu nói, mẫu chuyện về nhân vật nổi tiếng.... sẽ là bài học sống động với học sinh. Tôi xin đưa ra một số câu chuyện có thể dùng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh làm ví dụ minh họa:
Nội dung giáo dục
Bài học rút ra
Giáo dục kĩ năng sống
Bức thư của tổng thống Mĩ A. Linconl (“Xin thầy hãy dạy cho con tôi”) gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai nhân ngày khai giảng.
Học sinh phải có thái độ, động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn...
- Kĩ năng nhận thức, xác định các giá trị
- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
Lá thư “Yêu thương không bao giờ muộn”
Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, lòng biết ơn
Kĩ năng nhận thức, xác định các giá trị
Câu chuyện về Bác Hồ
Giá dục tính trung thực, tự trọng, kỉ luật, tiết kiệm, giản dị...
Kĩ năng nhận thức, xác định các giá trị
 “Cái đầu con vịt”: Khi bị bạn bè trọc tức, nói xấu, hãy làm cái đầu con vịt (mọi bực tức hãy để nó trôi đi như nước đổ đầu vịt)
- Phải biết kìm chế bản thân trước những tác động của bên ngoài.
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Các mẫu chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giống tâm hồn”
...
- Rút ra nhiều bài học bổ ích, lí thú về cuộc sống, về học tập, rèn luyện
...
Tất cả các kĩ năng được giáo dục tùy theo từng câu chuyện
...
Vấn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lo.doc
  • docmục lục skkn 2017.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc