SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5

SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5

 Chúng ta đều biết rằng: Mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục, giúp học sinh hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.

 Môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức về Toán học; giúp các em tư duy lôgic, tính toán nhanh nhẹn và học tốt ở các bậc học trên. Môn Toán cũng giúp học sinh có những sáng tạo hay, suy luận tốt làm cho quá trình nhận thức thêm phong phú. Chính vì thế từ khi bước vào lớp 1 cho đến lớp 4 các em đã được học kỹ về số tự nhiên và các phép tính của nó. Bước lên lớp 5 các em được học tiếp số thập phân và các phép tính với số thập phân. Số thập phân là một trong những phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày nói chung. Trong chương trình Toán 5, số thập phân chỉ là những kiến thức mở đầu, nhưng lại là kiến thức cơ bản và là nền tảng cho quá trình học tập môn Toán và các môn học khác. Mặt khác, số thập phân được sử dụng hàng ngày trên hầu hết các hoạt động thực tiễn, vì vậy số thập phân là phương tiện, là cầu nối giữa Toán học và thực tiễn.

Số thập phân là phần mở rộng và tinh tế hơn số tự nhiên nên nếu nắm chắc được các phép tính trên số thập phân các em sẽ thực hiện thành thạo các dạng toán như: Hình học, chu vi, diện tích, thể tích một số hình, số đo thời gian, toán chuyển động. và còn nhiều dạng toán ở các lớp trên.

Qua nghiên cứu và trao đổi cùng đồng nghiệp bạn bè; tôi thấy học sinh thường gặp những khó khăn, vướng mắc khi học các phép tính về số thập phân, rất nhiều em còn lúng túng và mắc sai lầm trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Kỹ năng nhận biết và tính toán còn hạn chế như giữa các cách đặt số cho thẳng cột và khi tách phần thập phân ở kết quả tìm được chưa đúng , dẫn đến kết quả thực hiện các phép tính đều sai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều nhưng chủ yếu là do phần kiến thức, kĩ năng về số thập phân chưa nắm vững.

Xuất phát từ những hạn chế và thực tế khó khăn của học sinh khi phần số thập phân, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học sinh tiếp thu và vận dụng tốt, giúp các em tránh khỏi những khó khăn, sai lầm trong quá trình học về số thập phân, có kỹ năng, kỹ xảo trong tính toán để làm các bài toán phức tạp với số thập phân góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học luôn là động lực, là câu hỏi lớn thôi thúc tôi. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi, sưu tầm, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng hiệu quả kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5” nhằm giúp học sinh học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc 21 trang thuychi01 19485
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Chúng ta đều biết rằng: Mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục, giúp học sinh hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.
 Môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức về Toán học; giúp các em tư duy lôgic, tính toán nhanh nhẹn và học tốt ở các bậc học trên. Môn Toán cũng giúp học sinh có những sáng tạo hay, suy luận tốt làm cho quá trình nhận thức thêm phong phú. Chính vì thế từ khi bước vào lớp 1 cho đến lớp 4 các em đã được học kỹ về số tự nhiên và các phép tính của nó. Bước lên lớp 5 các em được học tiếp số thập phân và các phép tính với số thập phân. Số thập phân là một trong những phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày nói chung. Trong chương trình Toán 5, số thập phân chỉ là những kiến thức mở đầu, nhưng lại là kiến thức cơ bản và là nền tảng cho quá trình học tập môn Toán và các môn học khác. Mặt khác, số thập phân được sử dụng hàng ngày trên hầu hết các hoạt động thực tiễn, vì vậy số thập phân là phương tiện, là cầu nối giữa Toán học và thực tiễn.
Số thập phân là phần mở rộng và tinh tế hơn số tự nhiên nên nếu nắm chắc được các phép tính trên số thập phân các em sẽ thực hiện thành thạo các dạng toán như: Hình học, chu vi, diện tích, thể tích một số hình, số đo thời gian, toán chuyển động... và còn nhiều dạng toán ở các lớp trên.
Qua nghiên cứu và trao đổi cùng đồng nghiệp bạn bè; tôi thấy học sinh thường gặp những khó khăn, vướng mắc khi học các phép tính về số thập phân, rất nhiều em còn lúng túng và mắc sai lầm trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Kỹ năng nhận biết và tính toán còn hạn chế như giữa các cách đặt số cho thẳng cột và khi tách phần thập phân ở kết quả tìm được chưa đúng, dẫn đến kết quả thực hiện các phép tính đều sai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều nhưng chủ yếu là do phần kiến thức, kĩ năng về số thập phân chưa nắm vững.
Xuất phát từ những hạn chế và thực tế khó khăn của học sinh khi phần số thập phân, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học sinh tiếp thu và vận dụng tốt, giúp các em tránh khỏi những khó khăn, sai lầm trong quá trình học về số thập phân, có kỹ năng, kỹ xảo trong tính toán để làm các bài toán phức tạp với số thập phân góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học luôn là động lực, là câu hỏi lớn thôi thúc tôi. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi, sưu tầm, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng hiệu quả kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5” nhằm giúp học sinh học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc điều tra nghiên cứu thực trạng dạy và học ở trường Tiểu học để tìm ra những khó khăn, thiếu sót và sai lầm của học sinh khi học về số thập phân, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt số thập phân, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Nâng cao hiệu quả giảng dạy về phần số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 ở trương Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi .
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Sưu tầm, đọc và nghiên cứu những tài liệu, bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có phân tích làm rõ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua bài học, bài kiểm tra cuối học kì của học sinh; trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 để thu thập thông tin, phân tích những khó khăn, sai lầm của học sinh khi học số thập phân từ đó tìm biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt số thập phân.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
2.1.1.Nội dung chương trình Toán 5: 
Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học luôn được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng. Đặc biệt khi dạy học Toán ở Tiểu học vừa đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học và nhận thức tốt cả về nội dung lẫn phương pháp của học sinh. Đây là cơ sở rất quan trọng để giáo viên tiến hành dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học Toán của học sinh.
Theo chương trình Toán ở lớp 5, nội dung Toán 5 chia thành 175 bài học hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết kéo dài 40 phút. Để tăng cường luyện tập, thực hành vận dụng các kiến thức và kỹ năng cơ bản, nội dung dạy về lí thuyết đã được tinh giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện SGK Toán 5, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản của chương trình môn Toán ở tiểu học; hình thức ôn tập chủ yếu thông qua luyện tập, thực hành .
2.1.2. Mục tiêu dạy phân số thập phân:
Mục tiêu dạy học Toán 5 đã được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán lớp 5 chính vì vậy khi học xong, HS phải đạt được yêu cầu cơ bản như sau: 
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY – HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI.
 Năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5H. Lớp tôi gồm 40 HS, trong đó có tới 21 học sinh nam. Một số em có cha mẹ đi làm ăn xa, các em phải sống với ông bà, điều kiện học tập không tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.
1. Thuận lợi:
 a. Giáo viên: 
 Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy đạt kết quả tốt, đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, luôn được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy. Giáo viên có đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn và thường xuyên được tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. 
 b. Học sinh: 
 Đa số học sinh nắm vững kiến thức và thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; nắm vững khái niệm phân số, phân số thập phân và hỗn số. Đây là nội dung kiến thức cơ bản rất quan trọng giúp học sinh học tốt nội dung “Số thập phân”.
 Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói riêng và môn Toán nói chung. 
 Các em học sinh đều được học hai buổi/tuần, buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó, giúp các em có khả năng làm thành thạo các bài tập thực hành và vận dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 
 2. Khó khăn 
 a. Giáo viên:
 Do đặc điểm của nhà trường là sĩ số học sinh quá đông, lịch học được sắp xếp kín nên việc thăm lớp, dự giờ, học hỏi chuyên môn của bạn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều, đôi lúc giáo viên còn giảng dạy theo phương pháp cũ nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - trò có lúc thiếu nhịp nhàng. 
 b. Học sinh: 
 Thông qua giảng dạy trên lớp, từ việc làm các bài tập trong chương trình, tôi thấy trong khối một số em làm bài về thực hiện các phép tính số thập phân tương đối tốt, tuy nhiên nhiều em chưa nắm được quy tắc và vận dụng quy tắc để thực hiện đạt kết quả tốt nên còn gặp nhiều khó khăn, sai lầm dẫn đến việc học và làm bài chưa đạt mong muốn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. 
 3. Nguyên nhân của việc tồn tại.
Một số sai lầm của học sinh khi học số thập phân.
a. Về khái niệm số thập phân.
Lỗi sai do chưa hiểu khái niệm về số thập phân, chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa số thập phân và số tự nhiên, số thập phân và phân số.
- Khi học về khái niệm số thập phân do chưa hiểu rõ bản chất khái niệm số thập phân nên nhiều học sinh còn nhầm lẫn giữa phần nguyên và phần thập phân của một số thập phân; khi chuyển từ phân số thập phân hoặc hỗn số ra số thập phân và ngược lại, nhiều em còn chuyển sai, nhất là các trường hợp số chữ số ở tử số ít hơn hoặc bằng số chữ số ở mẫu số.
Ví dụ 1: = 0,3 ; = 0,24
Ví dụ 2: Chuyển số thập phân thành phân số thập phân
0,06 = ; hoặc 12,068 = 
- Các em còn hiểu máy móc các hàng của số thập phân và chưa nắm chắc cách đọc số thập phân nên khi viết số còn lúng túng.
Ví dụ 3 : - Sáu đơn vị, tám phần mười đơn vị: - Học sinh thường không viết sai.
- Sáu đơn vị, tám phần trăm đơn vị: - Học sinh viết 6,8
- Sáu đơn vị, mười tám phần trăm đơn vị: - Học sinh viết 6,018 nhưng nếu đọc là 6 đơn vị, 1 phần mười và 8 phần trăm đơn vị thì học sinh ít viết sai.
- Cũng vì lý do này, khi học số thập phân bằng nhau, có một số em bỏ tất cả các chữ số 0 ở phần thập phân và viết 0,04000 = 0,4. Hay khi làm bài tập, học sinh chỉ khẳng định 0,100 = là đúng mà không chỉ ra được 0,100 =và vì sao?
- Khi học về so sánh 2 số thập phân, nhiều học sinh nhầm lẫn: Số thập phân nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì số thập phân đó lớn hơn. Từ việc ngộ nhận một kết quả đúng.
Ví dụ 4: 25,84 < 25,841
Học sinh chưa nắm vững mối liên hệ giữa số thập phân với số tự nhiên, số thập phân với phân số.
Học sinh thường nghĩ việc suy luận của mình là đúng và giáo viên nếu không chú ý sẽ không chỉ ra được sai lầm của học sinh.
b. Về việc thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Có nhiều lí do dẫn đến việc học sinh thực hiện chưa tốt 4 phép tính về số thập phân nhưng lỗi học sinh thường mắc khi học 4 phép tính về số thập phân là quên đặt dấu phẩy ở kết quả.
* Đối với phép cộng các số thập phân.
Khi học phép cộng hai hay nhiều số thập phân, sai lầm cơ bản nhất của học sinh là đặt tính. Nếu số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của các số hạng bằng nhau (Ví dụ: 16,347 + 23,568 ) thì các em ít sai nhưng nếu số chữ số ở
phần nguyên và phần thập phân của các số hạng không bằng nhau thì các em hay nhầm.
Ví dụ : 1,54 + 15,4 hoặc cộng số thập phân với số tự nhiên thì nhiều em đặt tính sai, dẫn đến kết quả sai và đặt dấu phẩy tùy tiện ở tổng.
* Đối với phép trừ các số thập phân.
- Khi trừ hai số thập phân, nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì học sinh thường hiểu sai bản chất phép trừ và làm sai. 
Ví dụ :
 -
3,6
2,872
0,872
 -
 -
 76
 1,6 
 6,0 
 14
 6,24
 8,24
Học sinh do không nắm vững qui tắc và không nắm được các hàng của số thập phân nên đặt tính sai và dẫn đến kết quả sai.
Hoặc đặt tính sai không thẳng cột. Ví dụ:
* Đối với phép nhân các số thập phân.
- Khi học về phép nhân số thập phân, các em học sinh thường mắc sai lầm cơ bản là đặt cả dấu phẩy ở tích riêng hoặc không đặt đúng vị trí của dấu phẩy ở tích chung (hoặc quên không viết dấu phẩy)
Khi nhân đúng kết quả rồi thì ghi dấu phẩy không đúng, quên hoặc ghi sai.
 x
Ví dụ :
 6,3
 2,5
 315
126
157,5
( Học sinh nhớ nhầm cách đánh dấu phẩy ở qui tắc cộng hai số thập phân).
- Thực hiện tính được nhưng quên đặt dấu phẩy ở tích hoặc đặt dấu phẩy chưa chính xác.
 x
3,5
 x
1,6
 4,4
 2,2
 140
 32
140
 32
1540
 35,2
* Đối với phép chia các số thập phân.
- Khi học phép chia số thập phân, do chưa nắm vững quy tắc chia số thập phân trong các trường hợp cụ thể; chưa hiểu rõ bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số bị chia, số chia hay viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bị chia nên khi thực hiện phép tính các em còn lúng túng dẫn đến mắc nhiều sai lầm .
- Trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân, học sinh thường lúng túng khi gặp trường hợp các chữ số ở phần thập phân của số bị chia ít hơn số chia, các em thực hiện kĩ thuật tính theo quy tắc nhưng sau khi chia hết các chữ số ở số bị chia và còn dư thì lại không đánh dấu phẩy vào thương rồi tiếp tục thêm 0 vào số dư để chia tiếp.
Ví dụ1:
29,5
2,36
 590 
12
 118 
- Học sinh thường mắc các lỗi sau:
+ Bài “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân” quên đếm ở phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số rồi thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0 để chia.
 7 : 3,5 = ? 
 7
3,5
 70
0,2
 0 
Ví dụ 2: Với bài “ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên”
8,16 : 3. Đặt tính đúng nhưng do không thuộc qui tắc chia nên sai như sau : Học sinh quên viết dấu phẩy vào bên phải thương trước khi lấy chữ số ở hàng phần mười là chữ số 1 để chia tiếp. 
8,16
3
 Kết quả đúng là
8,16
3
 21
272
 21
2,72
 06
 06
 0 
 0
 Thực hiện tính sai:
+ Khi chia có dư thêm 0 chia tiếp quên không viết dấu phẩy vào bên phải số thương. 
Ví dụ 3: 
15
2
 10
75
 0
- Còn một số trường hợp khác các em chuyển dấu phẩy nhưng không đúng.
+ Đặc biệt việc xác định số dư trong phép chia số thập phân là rất mơ hồ đối với học sinh. Các em hay xác định sai số dư trong các phép chia này.
38
7
 30
5,42
 20
 6
Học sinh thường trả lời, số dư trong phép chia này là 6 mà không giải thích được chữ số 6 ở hàng phần trăm nên số dư là 0,06.
3. Kết quả khảo sát:
Sau khi tiến hành khảo sát chất lượng phân loại đối tượng, kết quả giải toán của học sinh lớp 5H và 5I kết quả về học số thập phân của học sinh như sau:
Năm học
Lớp
Sĩ
số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2017 - 2018
5H
40
16
40
17
42,5
7
17,5
5I
39
17
43,6
16
41
6
15,4
 Từ kết quả khảo sát và những sai lầm thường mắc phải của học sinh đã nêu ở trên, tôi suy nghĩ và trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp có hiệu quả cao nhằm khắc phục những tồn tại đó.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững khái niệm số thập phân.
a. Giúp học sinh nắm vững khái niệm số thập phân và khắc phục tình trạng các em thường nhầm lẫn giữa phần nguyên và phần thập phân.
 - Hình thành khái niệm số thập phân theo hai bước:
Bước 1: Đo và viết kết quả phép đo dạng phân số thập phân.
Bước 2: Từ kết quả phép đo và khái niệm phân số hình thành khái niệm số thập phân.
- Giáo viên nên cho học sinh thực hành đo độ dài để lấy thêm nhiều ví dụ về phân số thập phân rồi chuyển cách ghi từ dạng phân số thập phân sang cách ghi dạng số thập phân; xác định phần nguyên, phần thập phân rồi điền vào bảng.
Ví dụ 1:
* Thực hành đo và viết kết quả đo dưới dạng phân số thập phân:
- Chiều dài của quyển sách Toán; - Chiều dài cái bàn học ở lớp.
* Chuyển cách ghi kết quả đo dưới dạng phân số thập phân sang cách ghi kết quả đo dưới dạng số thập phân, xác định phần nguyên và phần thập phân rồi điền vào bảng sau:
Vật cần đo
Số thập
phân
Phần nguyên
Phần thập
Phân
Chiều dài quyển sách Toán 5
Chiều dài cái bàn học ở lớp
- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả đo:
Chiều dài của quyển sách Toán 5 đo được là:
 2
 10
 24
100
0m 2dm 4cm = 0 m + m + 0 m + m = 0,24m
Chiều dài của cái bàn đo được: 1m2dm = 1m +m = 1m = 1,2m
- Sau đó điền vào bảng theo yêu cầu (đơn vị tính m)
Vật cần đo
Số thập
phân
Phần nguyên
Phần thập
phân
Chiều dài quyển sách Toán 5
0,24
0
24
Chiều dài cái bàn học ở lớp
1,2
1
2
Sơ đồ về hình thành khái niệm số thập phân: 
Số đo độ dài
Số đo độ dài viết dưới dạng 
phân số thập phân
Cách viết
“thuận tiện hơn” của số đo độ dài
số thập phân
 Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân .
Ví dụ 2: Trong số 19, 25 
 phần nguyên phần thập phân
- Để học sinh không nhầm giữa phần nguyên và phân thập phân, giáo viên cho học sinh tự lấy nhiều ví dụ về số thập phân, xác định phần nguyên và phần thập phân của mỗi số và làm vào bảng:
Số thập phân
Phần nguyên
Phần thập phân
b. Giúp các em viết đúng số thập phân.
- Khi dạy học sinh viết số thập phân, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo của số thập phân bằng cách viết từng chữ số của phần nguyên và phần thập phân vào từng hàng của số thập phân theo cấu tạo các hàng. Cần hướng dẫn các em viết từng chữ số vào từng hàng của số thập phân ( mỗi hàng chỉ gồm một chữ số) hàng nào không có thì viết chữ số 0.
- Giúp học sinh nhớ tên gọi các hàng của số thập phân. Vì trong phép tính cộng, trừ các số thập phân nếu không nắm rõ tên các hàng thì dẫn đến việc đặt phép tính sai và sai kết quả.
Ví dụ 1: Trong số 27,637 thì:
+ Phần nguyên gồm có: 2 chục và 7 đơn vị.
+ Phần thập phân gồm có: 6 phần mười, 3 phần trăm và 7 phần nghìn.
Ví dụ 2:
 Hàng
Đọc số
Phần nguyên
Dấu phẩy
Phần thập phân
Viết số
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
,
Hàng phần mười
Hàng phần trăm
Hàng phần nghìn
Năm đơn vị, chín phần
mười đơn vị.
5
9
5,9
Năm đơn vị,
chín phần
trăm đơn vị.
5
0
9
5,09
25 đơn vị,19 phần trăm
đơn vị
2
5
1
9
25,19
c. Giúp học sinh làm tốt các bài tập về số thập phân bằng nhau.
Khi dạy về số thập phân bằng nhau, phải nhấn mạnh yêu cầu chỉ bỏ (hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải dấu phẩy, còn nếu học sinh nhầm lẫn bỏ và thêm chữ số 0 ở giữa thì cần giải thích cho các em hiểu vì sao không làm như vậy được.
Sau mỗi bài tập trong từng trường hợp, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải thích cách làm để phát hiện cách hiểu sai lầm của học sinh để kịp thời sửa chữa ngay tại lớp.
Ví dụ : Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
Học sinh đã làm: 7,0300 = 7,3 ̣ ( Sai ) 
Giáo viên cần nhấn mạnh chữ số 3 của số 7,0300 là ở hàng phần trăm còn chữ số 3 của số 7,3 là ở hàng phần mười nên nếu các em làm như vậy thì giá trị của chữ số 3 đã bị thay đổi, từ đó các em sẽ hiểu và viết được đúng: 7,0300 = 7,03.
d. Giúp học sinh so sánh các số thập phân trong trường hợp có phần nguyên bằng nhau.
- Giáo viên cần nhấn mạnh: Không phải số thập phân nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn mà phải dựa vào giá trị của các chữ số ở các hàng tương ứng.
Ví dụ: 3,58 > 3,528 ( vì ở hàng phần trăm có 8 > 2)
Khi so sánh các số thập phân, phải yêu cầu học sinh giải thích để giáo viên phát hiện sai lầm của các em kịp thời, từ đó giúp các em hiểu bài tại lớp.
2.3.2 Giúp học sinh nắm vững mối liên hệ giữa số thập phân với số tự nhiên, số thập phân với phân số.
a. Mối liên hệ giữa số thập phân với số tự nhiên.
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được rằng căn phòng dài 6m thì cũng có nghĩa là dài 6m0dm0cm nên ta có thể viết 6m = 6,00m. Do đó, 6 = 6,00. Có nghĩa là: Tất cả các số tự nhiên đều được coi là số thập phân mà phần thập phân gồm toàn chữ số 0 ( hay gọi là số thập phân đặc biệt).
Sau đó cho học sinh lấy thêm nhiều ví dụ cụ thể để các em hiểu rõ bản chất của vấn đề này.
b. Mối liên hệ giữa số thập phân và phân số.
Từ việc hình thành khái niệm số thập phân, giáo viên có thể lấy thêm nhiều ví dụ khác để giúp học sinh hiểu được: Bất cứ số thập phân nào cũng bằng một phân số thập phân. Ngược lại: Bất cứ phân số thập phân nào cũng bằng một số thập phân.
- Khi hướng dẫn các em chuyển từ phân số hoặc hỗn số ra số thập phân, nên dạy các em đưa phân số hoặc hỗn số đó về dạng phân số thập phân (có mẫu là 10, 100, 1000...) sau đó đếm ở mẫu số của phân số thập phân xem có bao nhiêu chữ số 0, rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tử số bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. 
Ví dụ 1: 8,5 = 
Vì 10 có một chữ số 0 nên tách ở tử số một chữ số, ta được 8,5.
 = = 0,8; 5 = = = 5,6
- Khi chuyển từ số thập phân thành phân số thập phân, học sinh cần đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì ở mẫu số của phân số thập phân có bấy nhiêu chữ số 0 đứng sau chữ số 1, tử số của phân số thập phân là số thập phân bỏ dấu phẩy.
 Ví dụ 2: 26,317 có 3 chữ số ở phần thập phân nên mẫu số có 3 chữ số 0, tử số là 26317 nên 26,317 = . 
GV hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp: 
1 em nêu ví dụ 1 em nêu kết quả và kiểm tra để bổ sung kịp thời giúp các em thuộc bài ngay tại lớp.
2.3.3. Giúp học sinh học tốt các phép tính với số thập phân.
Khi nghiên cứu chương trình ta thấy được sự giống và khác nhau khi học các phép tính về số thập phân và các phép tính về số tự nhiên. Chính vì thế khi dạy với mỗi bài cụ thể chúng ta chỉ nhấn mạnh chủ yếu vào những điều khác nhau mà thôi.Vấn đề trọng tâm ở đây là kĩ thuật tính mà mấu chốt là cách đặt dấu phẩy trong các kết quả tính.
a. Thực hiện đối với phép cộng và phép trừ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giang_day_ve_phan_so_thap_phan_trong.doc
  • docxFile word (Fixed).docx