SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách thiết kế, chế tạo, sử dụng hợp lí các thí nghiệm biểu diễn và hình vẽ, kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy bài Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10 CB
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, vì vậy đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đồng thời, do đặc thù môn học mang tính thực nghiệm cao, nên người giáo viên cần sử dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm của nhà trường, để phục vụ cho bài dạy. Trong một số bài dạy, thiết bị thí nghiệm không có sẵn thì giáo viên có thể tự thiết kế, chế tạo và sử dụng hợp lí các thí nghiệm thì hiệu quả giảng dạy chắc chắn sẽ được nâng cao.
Là một giáo viên môn Vật lí qua nhiều năm giảng dạy, sau mỗi tiết dạy tôi luôn rút kinh nghiệm làm sao để “tiết dạy sau tốt hơn tiết dạy trước” đặc biệt là các tiết dạy khó, và một trong các bài theo tôi là khó dạy nhất trong chương trình Vật lí lớp 10 – CB là bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”. Qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và các em học sinh thì đây là một bài “nặng về biến đổi toán học, khô khan về kiến thức và khó hiểu về hiện tượng”
Để thay đổi căn bản thực trạng dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, cần phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phải khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc trong quá trình học tập, nên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách thiết kế, chế tạo, sử dụng hợp lí các thí nghiệm biểu diễn và hình vẽ, kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, vì vậy đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đồng thời, do đặc thù môn học mang tính thực nghiệm cao, nên người giáo viên cần sử dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm của nhà trường, để phục vụ cho bài dạy. Trong một số bài dạy, thiết bị thí nghiệm không có sẵn thì giáo viên có thể tự thiết kế, chế tạo và sử dụng hợp lí các thí nghiệm thì hiệu quả giảng dạy chắc chắn sẽ được nâng cao. Là một giáo viên môn Vật lí qua nhiều năm giảng dạy, sau mỗi tiết dạy tôi luôn rút kinh nghiệm làm sao để “tiết dạy sau tốt hơn tiết dạy trước” đặc biệt là các tiết dạy khó, và một trong các bài theo tôi là khó dạy nhất trong chương trình Vật lí lớp 10 – CB là bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”. Qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và các em học sinh thì đây là một bài “nặng về biến đổi toán học, khô khan về kiến thức và khó hiểu về hiện tượng” Để thay đổi căn bản thực trạng dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, cần phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phải khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc trong quá trình học tập, nên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách thiết kế, chế tạo, sử dụng hợp lí các thí nghiệm biểu diễn và hình vẽ, kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới một số mục đích cơ bản sau: + Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 khi học bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB”. Thông qua đó để tìm ra được các giải pháp nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của học sinh. + Nâng cao được khả năng thiết kế, chế tạo và sử dụng hợp lí các thí nghiệm vật lí và hình vẽ khi dạy bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB” + Nâng cao được hiệu quả học tập bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí 10CB” + Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài sẽ nghiên cứu các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí lớp 10CB”, cụ thể như sau: + Nghiên cứu, chế tạo 2 bộ thí nghiệm mới (chưa có trong phòng thí nghiệm của nhà trường) và một hình vẽ về các chuyển động thành phần của Mx và My. - Thí nghiệm 1: Là thí nghiệm đặt vấn đề nghiên cứu bài học về chuyển động ném ngang. - Thí nghiệm 2: Là thí nghiệm kiểm chứng về thời gian chuyển động của một vật ném ngang và một vật rơi tự do ở cùng độ cao như nhau. - Hình vẽ: Chuyển động thành phần của Mx trên trục Ox và My trên trục Oy khi vật M chuyển động, từ đó suy ra: Mx chuyển động thẳng đều My chuyển động rơi tự do. + Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề; các kết luận ngắn gọn, dễ hiểu nhằm tạo sự thoải mái, hứng thú cho học sinh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Các tài liệu tập huấn (một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học; đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh); Trường học kết nối; Nguồn tài liệu mạng Internet, + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ thực trạng dạy học môn Vật lí tại Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3. + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp, xử lí số liệu về hiệu quả của việc áp dụng đề tài trước và sau khi thực hiện nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Vật lí là một môn học mang tính thực nghiệm cao, quá trình dạy học không thể thiếu được các thí nghiệm vậy lí. Tùy vào từng bài dạy mà giáo viên sử dụng các loại thí nghiệm cho phù hợp như: thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành. Mỗi loại thí nghiệm vật lí có một tác dụng riêng, một mục đích riêng và cần những điều kiện thực hiện riêng. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mục đích sử dụng thí nghiệm, có thể phân các loại như sau: thí nghiệm mở đầu là những thí nghiệm được dùng để đặt vấn đề định hướng bài học, thí nghiệm đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay; thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng mới được tiến hành trong khi nghiên cứu bài mới, thí nghiệm có thể là thí nghiệm khảo sát hay thí nghiệm kiểm chứng; thí nghiệm củng cố là những thí nghiệm được dùng để cũng cố bài học, cũng như thí nghiệm mở đầu, thí nghiệm củng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay. Thí nghiệm khảo sát và thí nghiệm kiểm chứng là thí nghiệm biểu diễn được tiến hành khi nghiên cứu bài học mới. Tuy nhiên, sử dụng thí nghiệm kiểm chứng và hình vẽ, kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực lồng ghép vào bài dạy trong một tiết học để mang lại hiệu quả dạy học cao thì không hề dễ. Người giáo viên ngoài việc có kiến thức chắc chắn thì cần phải nghiên cứu cách truyền đạt bài dạy tới học sinh, sao cho tạo được sự hứng thú và hiệu quả học tập cho các em. Thí nghiệm khảo sát và thí nghiệm kiểm chứng là loại thí nghiệm được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề mới và kiểm tra một vấn đề được suy ra từ lí thuyết, đây là loại thí nghiệm không mất nhiều thời gian thực hiện, có tác dụng củng cố niềm tin cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em. Vậy phải làm thế nào để giúp được học sinh thay đổi cách tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới, tạo hứng thú học tập để nâng cao được hiệu quả học tập môn Vật lí? Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra giả thuyết: Đề tài có thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới và tạo được hứng thú học tập cho học sinh hay không? Đề tài có khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc của học sinh không? Đề tài có nâng cao được hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh hay không? Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy học môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay hay không? Câu trả lời sẽ là: Khi đề tài được áp dụng sẽ thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới, sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh, sẽ khắc phục được tình trạng học sinh phải ghi nhớ máy móc, sẽ thay đổi được thực trạng dạy học môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay. 2.2. THỰC TRẠNH CỦA VẤN ĐỀ KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Bài “Bài toán về chuyển động ném ngang – Vật lí lớp 10CB” là một tiết dạy có nhiều kiến mới được đưa ra và học sinh thường thụ động tiếp thu các kiến thức này. Vì vậy, sau bài học nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, hiệu quả tiếp thu bài không cao. Điều này được chứng minh bằng việc sau tiết học của lớp 10D3,10D6 năm học 2016 – 2017 tôi đã dành thời gian khoảng 5 phút điều tra hứng thú học tập và khả năng tiếp thu bài học của học sinh, qua đó để có cơ sở nắm bắt tình hình chung, từ đó có các biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh. 2.2.1. Về hứng thú học tập và hiệu quả tiếp thu bài: Kết quả của phiếu điều tra Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu học sinh ghi họ tên để đảm bảo tính khách quan. STT Lớp Sĩ số Rất thích – Tiếp thu bài tốt Bình thường – Tiếp thu bài ở mức TB, khá Không thích – Không hiểu bài SL % SL % SL % 1 10D3 42 4 9.5 10 23.8 28 66.7 2 10D6 41 2 5 8 19.5 31 75.5 Tổng 83 6 7.2 18 21.7 59 71.1 (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1) 2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú tiếp thu bài: Kết quả của phiếu điều tra. Thực hiện ở đầu tiết học tiếp theo STT Lớp Sĩ số Nguyên nhân Do tiết học buồn tẻ, lượng kiến thức nhiều, kiến thức khô khan Do bài học có nhiều lí thuyết, ít thực hành Ý kiến khác SL % SL % SL % 1 10D3 42 15 35.7 22 54.8 4 9.5 2 10D6 41 14 34.1 26 63.4 1 2.5 Tổng 83 29 35 48 59 5 6 (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2) Từ kết quả điều tra cho thấy: số học sinh rất thích bài học còn ít và nguyên nhân chủ yếu là do bài học có nhiều lí thuyết, ít thực hành. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Thiết kế cách tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới a. Đối với lớp đối chứng Tôi thiết kế bài dạy bằng cách đặt câu hỏi và tổ chức cho học sinh thực hiện được mục tiêu đặt ra của các câu hỏi, cụ thể như sau: Câu 1: Thế nào là chuyển động ném ngang? Câu 2: Chuyển động ném ngang được phân tích theo các phương nào? Câu 3: Viết các phương trình chuyển động thành phần của Mx theo trục Ox và của My theo trục Oy? Câu 4: Cho biết dạng quỹ đạo của chuyển động ném ngang? Câu 5: Viết công thức tính thời gian chuyển động và tầm bay xa của chuyển động ném ngang? b. Đối với lớp thực nghiệm Tôi thiết kế bài dạy bằng cách thiết kế bộ thí nghiệm kiểm chứng về chuyển động ném ngang và sử dụng hình vẽ mô tả, tổ chức cho học sinh giải quyết 2 mục tiêu trọng tâm sau: Thứ nhất: Chuyển động ném ngang có quỹ đạo dạng đường parabol. Thứ hai: Chuyển động của thành phần trên Ox là chuyển động thẳng đều, Chuyển động của thành phần My trên Oy là chuyển động rơi thự do (v0y = 0), từ đó suy ra các phương trình chuyển động và các công thức. 2.3.2. Thiết kế chuẩn kiến thức mới Với hai cách thức hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khác nhau, tôi đã thiết kế hai thông tin chuẩn kiến thức ở hai dạng khác nhau. Với các lớp đối chứng, chuẩn kiến thức hoàn toàn là kênh chữ; còn đối với các lớp thực nghiệm là bằng hình vẽ và các thí nghiệm kiểm chứng với những thông tin ngắn gọn. Cụ thể: a. Đối với lớp đối chứng Mục I: Khảo sát chuyển động ném ngang Mục I.1. Chọn hệ trục tọa độ: Chọn hệ trục tọa độ xOy, trong đó trục Ox nằm ngang, trục Oy thẳng đứng và hướng xuống, gốc tọa độ O tại vị trí ném. Mục I.2. Phân tích chuyển động ném ngang: Phân tích chuyển động của M thành 2 chuyển động của và trên Ox và Oy. Mx chuyển động thẳng đều. My chuyển động rơi tự do. Mục I.3. Xác định các chuyển động thành phần ax = 0 ; vx = vo ; x = vot ay = g ; vy = gt ; y = gt2 Mục II. Xác định chuyển động của vật Mục II.1. Dạng của quỹ đạo: Phương trình quỹ đạo: y = Phương trình quỹ đạo cho biết, quỹ đạo của vật có dạng parabol. Mục II.2. Thời gian chuyển động: t = Mục II.3. Tầm bay xa: L = xmax = vot = vo Mục III. Thí nghiệm kiểm chứng: Mô tả thí nghiệm hình 15.3 và giải thích hình 15.4 về khảo sát chuyển động của một vật bị ném ngang và một vật rơi tự do từ cùng một độ cao b. Đối với lớp thực nghiệm Tôi thiết kế thêm 1 hình vẽ và 3 thí nghiệm để dùng trong tiết dạy. Thí nghiệm 1: Là thí nghiệm biểu diễn khi nghiên cứu bài mới Dụng cụ gồm có: + 01 giá đỡ bằng gỗ; + 01 hòn bi thép đường kính 25mm; + 01 bộ giá đỡ hòn bi và bộ kích thích cho hòn bi chuyển động ném ngang; + 01 búa kim loại để gõ vào bộ phận truyền vận tốc cho hòn bi. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm kiểm chứng về dạng quỹ đạo của chuyển động ném ngang có hình parabol. Dụng cụ gồm có: + 01 giá đỡ bằng gỗ; + 01 một xi lanh – pittông (Xi lanh tiêm) + 01 bộ dây truyền, kim tiêm (dùng trong y tế) Thí nghiệm 3: Thí nghiệm kiểm chứng một hòn bi chuyển động ném ngang và một hòn rơi tự do từ cùng một độ cao có thời gian rơi như nhau. Dụng cụ gồm có: + 01 giá đỡ bằng gỗ; + 02 hòn bi thép đường kính 25mm + 01 bộ giá đỡ 2 hòn bi và bộ kích thích cho 1 hòn bi chuyển động ném ngang và 1 hòn bi rơi tự do cùng lúc. Hình vẽ: Hình chiếu chuyển động của một vật ném ngang trên 2 trục Ox và Oy sau những khoảng thời gian bằng nhau. 2.3.3. Tổ thức dạy học trên lớp a. Đối với lớp đối chứng Mục I Bước 1: Yêu cầu HS đọc mục I trang 85,86 (SGK-VL10CB); GV chia mỗi bàn thành một nhóm, các nhóm thảo luận khoảng 5 phút sau đó trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Thế nào là chuyển động ném ngang? Câu 2: Chuyển động ném ngang được phân tích theo các phương nào? Câu 3: Viết các phương trình chuyển động thành phần của Mx theo trục Ox và của My theo trục Oy? Lưu ý: Ở bước này, Giáo viên vẽ hình 15.1 lên bảng để hỗ trợ học sinh. Bước 2: HS thực hiện yêu cầu (ghi tóm tắt nội dung ra giấy nháp), GV quan sát hỗ trợ HS. Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc. Giáo viên tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung, giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức, học sinh ghi các ý chính vào vở. Bước 4: Giáo viên nhận xét về kết quả và quá trình làm việc của HS. Đối với cách tổ chức dạy học đối với các lớp đối chứng, giáo viên đặt câu hỏi để yêu cầu học sinh trả lời, học sinh dựa vào câu hỏi để tìm hiểu và trả lời các nội dung theo yêu cầu câu hỏi; sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét và bổ sung; cuối cùng giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức, ghi các nội dung chính lên bảng, học sinh ghi vào vở các nội dung chính. Mục II Bước 1: Yêu cầu HS đọc mục II trang 86,87 (SGK-VL10CB); GV chia mỗi bàn thành một nhóm, các nhóm thảo luận khoảng 5 phút sau đó trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Cho biết dạng quỹ đạo của chuyển động ném ngang? Câu 2: Viết công thức tính thời gian chuyển động và tầm bay xa của chuyển động? Bước 2,3,4: thực hiện thư mục I. Mục III Giáo viên mô tả thí nghiệm hình 15.3 và giải thích hình 15.4, từ đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi: So sánh thời gian chuyển động của một vật ném ngang và một vật rơi tự do từ cùng một độ cao? b. Đối với lớp thực nghiệm: Để tăng hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh, tôi đã sử dụng các thí nghiệm và hình vẽ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể như sau: * Thứ nhất: Phần đặt vấn đề vào bài học mới, tôi cho học sinh làm thí nghiệm 1 (tự thiết kế và chế tạo). Đây là thí nghiệm mở đầu, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thông qua thí nghiệm. Cụ thể như sau: + Giáo viên giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. Dụng cụ gồm có: 01 giá đỡ bằng gỗ; 01 hòn bi thép đường kính 25mm; 01 bộ giá đỡ hòn bi và bộ kích thích cho hòn bi chuyển động ném ngang; 01 búa kim loại để gõ vào bộ phận truyền vận tốc cho hòn bi. Cách tiến hành: Đặt hòn bi lên giá đỡ. Dùng búa gõ vào bộ truyền vận tốc cho hòn bi. + Giáo viên gọi 1 học sinh lên tiến hành. + Học sinh quan sát và nhận xét: Hòn bi bị văng ra, chuyển động ném ngang, có quỹ đạo là một đường cong hướng về phía mặt đất. + Từ nhận xét của học sinh, giáo viên đặt vần đề: Trong tiết học này, các em sẽ giải quyết “bài toán về chuyển động ném ngang” mà thí nghiệm trên là một trường hợp. Toàn bộ thí nghiệm mở đầu chỉ mất khoảng 3 phút. * Thứ hai: Trong mục I.2 (phân tích chuyển động ném ngang), tôi sử dụng kĩ thuật “Động não” kết hợp với việc sử dụng hình vẽ đã chuẩn bị trước (vẽ trên khổ giấy A0) cụ thể như sau: + Giáo viên đặt vấn đề: Khi vật M chuyển động thì các hình chiếu Mx và My của nó trên hai trục tọa độ cũng chuyển động theo, từ đó giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời. Câu hỏi: Hãy xác định tính chất chuyển động của Mx và My? + Học sinh giơ tay xin trả lời; trong quá trình giáo viên thu thập ý kiến, tuyệt đối không nhận xét đánh giá. Ở phần này, nếu học sinh trả lời được càng nhiều càng tốt, thường thì các em sẽ trả lời: Mx chuyển động thẳng đều, thẳng nhanh dần đều, thẳng chậm dần đều; My sẽ chuyển động thẳng đều, thẳng nhanh dần đều, thẳng chậm dần đều, rơi tự do + Giáo viên sau khi thu thập đầy đủ ý kiến sẽ kết thúc việc đưa ra ý kiến. Để có thể đánh giá được, giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. Câu hỏi: Trong quá trình chuyển động, vật M chịu tác dụng của các lực nào (Bỏ qua lực cản của không khí)? Từ đó giáo viên hỗ trợ học sinh thêm: Áp dụng định luật II Niu-Tơn ta có: Chiếu lên trục Ox: Chiếu lên trục Oy: Như vậy Mx chuyển động với gia tốc ; My chuyển động với gia tốc Ta kết luận: Mx chuyển động thẳng đều; My chuyển động rơi tự do. Sau đó, để tăng thêm sự tin tưởng và gây hứng thú cho học sinh, giáo viên đưa ra hình vẽ: Hình chiếu chuyển động của một vật ném ngang trên 2 trục Ox và Oy sau những khoảng thời gian bằng nhau. Lưu ý: Mx đi được những quãng đường bằng nhau sau cùng thời gian t; My đi được các quãng đường sau dài hơn quãng đường trước sau cùng thời gian t. Như vậy, sau mục I.2 đã kết luận được tính chất chuyển động của Mx và My thì sang mục I.3 học sinh sẽ dễ dàng viết được các phương trình chuyển động thành phần bằng cách dùng các công thức đã học. * Thứ ba: Trong mục II.1 (dạng quỹ đạo) tôi sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” kết hợp với việc sử dụng thí nghiệm kiểm chứng (tự thiết kế và chế tạo), cụ thể như sau: + Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cho biết dạng quỹ đạo chuyển động của vật M? + Giáo viên chia 2 bàn thành 1 nhóm, học sinh chuẩn bị ý kiến riêng của mình khoảng 2 phút, sau đó thảo luận nhóm khoảng 3 phút. + Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên lấy mẫu sản phẩm của một số nhóm, gắn lên bảng và cho đại diện nhóm lên trình bày. + Giáo viên kết luận: Quỹ đạo của vật có dạng parabol. Lưu ý: Căn cứ vào phương trình quỹ đạo có dạng là phương trình bậc 2 nên ta biết được dạng quỹ đạo của vật có dạng parabol. + Sau đó để tăng niềm tin và gây hứng thú cho học sinh, giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng. Dụng cụ gồm có: 01 giá đỡ bằng gỗ; 01 một xi lanh – pittông (xi lanh tiêm); 01 bộ dây truyền, kim tiêm (dùng trong y tế). Tiến hành: Bơm nước vào trong xi lanh, cắm ống truyền vào đầu xi lanh, gắn kim truyền lên giá đỡ nằm ngang, ấn píttông cho nước phụt ra. Quan sát dạng quỹ đạo của dòng nước. + Giáo viên gọi 1 học sinh lên tiến hành và gọi một số học sinh khác nhận xét về dạng quỹ đạo. Lưu ý: Mỗi phần tử nước có thể coi là một chất điểm và chuyển động như một vật ném ngang; ta có thể thay đổi hình dạng parabol của dòng nước bằng cách ấn pittông mạnh nhẹ khác nhau. Toàn bộ thí nghiệm kiểm chứng này chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 4 phút. Thí nghiệm này có ưu điểm là dễ tiến hành, mất ít thời gian, hiện tượng quan sát rõ, không gây mất vệ sinh phòng học (chỉ cần bơm nước vào xi lanh một lần thì có thể tiến hành thí nghiệm nhiều lần). * Thứ tư: Trong mục III (Thí nghiệm kiểm chứng) tôi sử dụng thí nghiệm kiểm chứng (tự thiết kế và chế tạo) thời gian chuyển động của một vật ném ngang và thời gian rơi tự do của một vật từ cùng độ cao là như nhau, cụ thể như sau: + Giáo viên giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. Dụng cụ: 01 giá đỡ bằng gỗ; 02 hòn bi thép đường kính 25mm; 01 bộ giá đỡ 2 hòn bi và bộ kích thích cho 1 hòn bị chuyển động ném ngang và 1 hòn bi rơi tự do cùng lúc. Cách tiến hành: Đặt 2 hòn bi lên giá đỡ. Dùng búa gõ vào bộ truyền vận tốc cho hòn bi thứ nhất, đồng thời rút chốt thả hòn bi thứ 2 rơi tự do, theo dõi thời gian chuyển động của 2 hòn bi. + Giáo viên gọi 1 học sinh lên tiến hành thí nghiệm, 1 học sinh theo dõi thời gian chuyển động của 2 hòn bi. Để theo dõi dễ thời gian chuyển động của 2 hòn bi dễ hơn thì nên để giá đỡ cách mặt đất từ 1m trở lên. + Học sinh quan sát và nhận xét: Thời gian chuyển động của 2 hòn bi là như nhau. Có thể tiến hành lập lại thí nghiệm nhiều lần. Toàn bộ thí nghiệm mất khoảng 4 phút. Thí nghiệm này có ưu điểm là dễ tiến hành, mất ít thời gian, hiện tượng quan sát rõ, đặc biệt học sinh rất thích thú khi làm thí nghiệm này. Từ thí nghiệm này, học sinh sẽ dễ dàng suy ra thời gian vật chuyển động ném ngang bằng thời gian một vật rơi tự do từ cùng một độ cao. 2.3.4. Phân tích, nhận xét tác dụng của giải pháp Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học, so sánh giữa hình th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_bang_cach_thiet_ke_che_tao_su.doc
- bia.doc
- Phụ lục.docx