SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam

 Âm nhạc là một phần của cuộc sống, nhưng không phải ai cũng hiểu và thưởng thức, cảm thụ một cách có chủ định, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Hiện nay phong trào nghe nhạc trẻ và nhạc nước ngoài đang rộ lên ở lứa tuổi học đường, học sinh ít quan tâm tới các ca khúc cách mạng do thiếu sự định hướng đúng đắn. Việc hướng cho các em yêu thích các ca khúc cách mạng Việt Nam qua phân môn âm nhạc thường thức sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, tinh thần yêu nước, qua đó hướng cho các em sống có mục đích, có lý tưởng.

 Việc dạy âm nhạc thường thức là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, đa số đều cho rằng việc dạy âm nhạc thường thức khó hơn so với các phân môn khác, nhất là phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam. Qua thực tế đi dự giờ tôi thấy nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy, việc chuyển tải những kiến thức, kỹ năng về âm nhạc thường thức chưa thuyết phục được học sinh. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua tôi đã quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tham khảo, thông qua quá trình giảng dạy âm nhạc trong nhà trường để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm khơi dậy trong các em lòng yêu thích các ca khúc cách mạng Việt Nam và biết trân trọng các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền Âm Nhạc Việt Nam.

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam”, đây là phần khó dạy nhất trong phần âm nhạc thường thức.

 

doc 19 trang thuychi01 7710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
————
Trang
1. 
Mở đầu
1.1.
Lý do chọn đề tài
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2,3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.
Cơ sở lý luận
4,5
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
5,6
2.3. 
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết đề tài 
6
2.3.1
Giáo viên phải là người nắm bắt tâm lí lứa tuổi học sinh
6
2.3.2.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
6,7
2.3.3.
Chuẩn bị tốt phần nghe tác phẩm âm nhạc
7
2.3.4
Thiết kế bài giảng một cách khoa học
7
2.3.5
Chuẩn bị tốt thiết bị dạy học
7,8
2.3.6
Các bước tiến hành dạy phần giới thiệu tác giả tác phẩm Việt Nam
8,9
2.3.6.1
Giới thiệu bài
9-11
2.3.6.2
Giới thiệu tác giả
11,12
2.3.6.3
Giới thiệu tác phẩm
12-14
2.3.6.4
Giáo dục tư tưởng thông qua các tác phẩm
14,15
2.3.7
Ứng dụng công nghệ thông tin
15
2.3.8
Sử dụng bản đồ tư duy
15,16
2.4.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16,17
3. 
Kết luận, kiến nghị
3.1.
Kết luận 
17,18
3.2.
Kiến nghị
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Âm nhạc là một phần của cuộc sống, nhưng không phải ai cũng hiểu và thưởng thức, cảm thụ một cách có chủ định, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Hiện nay phong trào nghe nhạc trẻ và nhạc nước ngoài đang rộ lên ở lứa tuổi học đường, học sinh ít quan tâm tới các ca khúc cách mạng do thiếu sự định hướng đúng đắn. Việc hướng cho các em yêu thích các ca khúc cách mạng Việt Nam qua phân môn âm nhạc thường thức sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, tinh thần yêu nước, qua đó hướng cho các em sống có mục đích, có lý tưởng. 
 	Việc dạy âm nhạc thường thức là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, đa số đều cho rằng việc dạy âm nhạc thường thức khó hơn so với các phân môn khác, nhất là phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam. Qua thực tế đi dự giờ tôi thấy nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy, việc chuyển tải những kiến thức, kỹ năng về âm nhạc thường thức chưa thuyết phục được học sinh. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua tôi đã quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tham khảo, thông qua quá trình giảng dạy âm nhạc trong nhà trường để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm khơi dậy trong các em lòng yêu thích các ca khúc cách mạng Việt Nam và biết trân trọng các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền Âm Nhạc Việt Nam. 
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam”, đây là phần khó dạy nhất trong phần âm nhạc thường thức. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của đề tài giúp cho học sinh mở rộng vốn hiểu biết về Âm nhạc cách mạng Việt Nam, qua đó các em sẽ phần nào hiểu được lịch sử đất nước qua các ca khúc cách mạng. Qua nội dung ca khúc sẽ giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước ý chí vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống.
Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu thực trạng việc dạy- học phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam ở trường trung học cơ sở. Từ đó có phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong việc học Âm nhạc thường thức nói chung, học phần giới thiệu tác giả tác phẩm Âm nhạc Việt Nam nói riêng. Giáo viên cần phải bồi dưỡng cho các em kiến thức, kỹ năng cảm thụ âm nhạc nâng cao khả năng hiểu biết về Âm nhạc qua đó định hướng cho các em đúng đắn về thị hiếu Âm nhạc có như vậy học sinh mới thấy được giá trị của ca khúc cách mạng bởi hơn ai hết giáo viên chúng ta đều biết âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống.
Đối với công tác giáo dục của ngành, đây là vấn đề cần thiết giúp cho giáo viên xác định được cách dạy phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam góp phần vào việc khơi dậy lòng yêu thích ca khúc cách mạng thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho các em học sinh. Đồng thời cũng khích lệ các em tham gia phong trào ca hát ở địa phương. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 	1.3.1. Đối tượng: 
 	Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy phần giới thiệu tác giả tác phẩm Âm nhạc Việt Nam trong phân môn Âm nhạc thường thức 
 	Khách thể: Học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
Năm học 2016-2017 tôi được phân công dạy từ khối 6 đến khối 9. Qua khảo sát thực tế từ năm học trước và tham khảo nhiều giáo viên bộ môn tôi chọn lớp 6A là lớp có lực học và nề nếp yếu so với khối 6. Lớp 7C là lớp có phong trào văn nghệ tốt, 9B là lớp có học lực trung bình nhiều. Đây chính là ba lớp để tôi nghiên cứu đề tài.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 	Tập trung kiến thức trong phần Âm Nhạc thường thức nói riêng và trong chương trình Âm Nhạc THCS nói chung. 
 	1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: 
 	- Phương pháp tham vấn: Vấn đáp, thăm dò học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan tác giả tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam nói riêng và trong chương trình Âm nhạc THCS nói chung
- Phương pháp quan sát, thống kê.
 	- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Tranh ảnh, tư liệu, công nghệ thông tin....
 	- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức ngoại khoá. Hoạt động văn nghệ.
 	- Phương pháp đối sánh: Đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi sử dụng các phương pháp dạy học. 
 	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
	Âm nhạc thường thức là những kiến thức văn hóa âm nhạc giúp chúng ta hiểu và cảm nhận âm nhạc một cách sâu sắc. Đối với học sinh trung học cơ sở Âm nhạc thường thức giúp cho các em cảm thụ, hiểu biết, thể hiện âm nhạc. Giáo dục cho các em niềm tin, tình cảm. đạo đức, giúp cho các em hoàn thiện nhân cách. Dạy học Âm nhạc thường thức nói riêng và âm nhạc nói chung chính là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của đất nước. 
	“Dạy học âm nhạc thường thức phải đem đến cho học sinh những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng, mà các em phải được nghe, nhìn cụ thể. Dạy học âm nhạc thường thức phải chuyển đến tải đến học sinh tất cả những nội dung đã được quy định trong sách giáo khoa, nhưng giáo viên phải có sự chủ động, vận dụng linh hoạt, sáng tạo bằng sự hiểu biết đầy đủ và thấu đáo của chính bản thân mình”. (Trích phương pháp giảng dạy Âm nhạc – trường Đại học Sài Gòn)
	Âm nhạc thường thức là một trong ba phân môn của môn Âm nhạc trong trường trung học cơ sở, chủ yếu gồm những nội dung sau:
	- Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm trong nước và thế giới.
	- Giới thiệu một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và thế giới.
	- Giới thiệu một vài thể loại âm nhạc phổ biến.
	- Giới thiệu một số vùng miền, dân ca.
	- Ca khúc phổ thơ, ca khúc mang âm hưởng dân ca
- Giới thiệu một số hình thức biểu diễn âm nhạc.
Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Âm nhạc Việt Nam chỉ là một phần trong phân môn Âm nhạc thường thức. Chủ yếu phần này giới thiệu các nhạc sĩ Việt Nam có những cống hiến to lớn cho nền Âm nhạc Việt Nam, gắn liền là các ca khúc cách mạng, một mảng Âm nhạc mà hiện nay học sinh ít quan tâm do giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho các em trong quá trình dạy học. Đây chính là cơ sở để tôi nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc THCS - Phần giới thiệu tác giả tác phẩm Âm Nhạc Việt Nam”
Môn Âm nhạc ngoài nhiệm vụ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung là cung cấp kiến thức Âm nhạc cơ bản, còn đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Ngoài ra còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước, yêu văn hóa bản sắc dân tộc của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn mở cửa hiện nay, môn Âm nhạc còn đảm nhận trách nhiệm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, qua thời gian dài mặc dù Bộ giáo dục đào tạo cũng như giáo viên dạy môn Âm Nhạc đã rất cố gằng trong việc cải tiến, đổi phương pháp dạy học Âm nhạc nhưng do nhiều yếu tố nên chưa thực sự lôi cuốn học sinh. Vì vậy việc dạy học Âm nhạc nói chung cũng như phần Giới thiệu tác giả tác phẩm âm nhạc Việt Nam nói riêng là một vấn đề quan trọng để học sinh hiểu hơn về các nhạc sĩ Việt nam cũng như các tác phẩm Âm nhạc Việt Nam. Điều đó làm tăng sự hấp dẫn thu hút của học sinh và giúp các em thêm yêu mến và quý trọng nền Âm nhạc của nước nhà.
 	2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 	2.2.1. Thuận lợi:
 * Giáo viên :
 Được đào tạo chính ban chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động phong trào và công tác kiêm nhiệm. Luôn có tinh thần học hỏi, cập nhật kiến thức kịp thời đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học. 
 Bản thân đã cùng từng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS lâu năm và cũng đã có một số kinh nghiệm trong việc dạy học môn Âm nhạc nói chung cũng như phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng.
 	* Học sinh :
Trường THCS Lam Sơn nằm trên địa bàn Thị trấn Lam Sơn. Những năm gần đây cuộc sống của người dân của TT Lam Sơn được nâng cao, các bậc phụ huynh đã quan tâm đến đời sống tinh thần của con em mình. Phụ huynh đã bắt đầu nhận thấy âm nhạc quan trọng trong việc hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện của các em. Môn Âm nhạc đã được chú trọng hơn. Mặt khác, học sinh luôn được tiếp xúc với các hoạt động văn hóa văn nghệ, nhiều em có năng khiếu , say mê và yêu thích môn Âm nhạc.
 	 2.2.2. Khó khăn
Trong thực tế, môn Âm nhạc đang bị xem nhẹ, chưa được quan tâm đúng mức. Môn Âm nhạc thường được các phụ huynh học sinh coi là môn phụ nên đa số học sinh chỉ chú trọng đến các môn học như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học...... 	 
Cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trường chưa có phòng học riêng cho môn Âm nhạc; các đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều như đàn đã hỏng từ 3 năm trước; thiết bị khác như tranh ảnh rất ít, máy nghe nhạc chưa đáp ứng được nhu cầu dạy – học, nhất là môn Âm nhạc thường thức, chưa có thiết bị nhìn như đầu máy, ti vi. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học Âm nhạc hiện nay của trường Trung học cơ sở Lam Sơn.
Mặt khác trong thời đại hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, việc học sinh được tiếp xúc với công nghệ thông tin thường xuyên là song song với việc các em dễ dàng du nhập văn hóa Âm nhạc nước ngoài. Nguy cơ là các em đã dần quên đi các bài hát và các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền Âm nhạc cách mạng Việt Nam. 
 	2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	Qua đề tài này tôi chỉ chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp dạy học Âm Nhạc THCS nói chung phần giới thiệu tác giả tác phẩm Âm nhạc Việt Nam nói riêng với các giải pháp thực hiện sau:
	 Một là: Trước hết phải nắm bắt tâm lí lứa tuổi học sinh.
	 Hai là: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
	Ba là: Chuẩn bị tốt phần nghe tác phẩm âm nhạc.
	Bốn là: Thiết kế bài giảng một cách khoa học.
	Năm là: Chuẩn bị tốt thiết bị dạy học.
	Sáu là: Các bước tiến hành dạy phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam.	
 Bảy là: Ứng dụng công nghệ thông tin.
 Tám là: Sử dụng bản đồ tư duy.
2.3.1. Giáo viên phải là người nắm bắt tâm lí lứa tuổi học sinh
	Học sinh THCS bao gồm trẻ em từ 11 đến 15 tuổi, đây chính là giai đoạn phát triển nhân cách đặc biệt. Phần đông các em hiểu biết về âm nhạc nhanh, dễ dàng nhận biết và cảm thụ âm nhạc do các em được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, tâm lý của lứa tuổi này thích thể hiện mình, thích cái mới nên giáo viên dạy học phải tạo điều kiện tốt nhất để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập của các em. 
2.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
	Khi đi dự giờ đồng nghiệp, phần trước khi kết thúc bài giảng giáo viên thường dặn dò học sinh một cách rất chung chung : Về nhà các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Thực ra, phần âm nhạc thường thức nhắc như thế học sinh không biết chuẩn bị bài mới như thế nào. Tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
	2.3.2.1. Tác giả
	- Tiểu sử của tác giả: tên, năm sinh, năm mất (nếu có), quê quán.
	- Một số tác phẩm nổi tiếng (học sinh có thể hát một hai câu nếu các em biết). Đây là phần mà học sinh rất thích bởi các em có thể phân công các bạn trong nhóm của mình. Các em có thể hỏi bố mẹ, người thân, nghe trên mạng để được thể hiện mình trước thầy, cô giáo và các bạn.
	- Đặc điểm âm nhạc.
	- Thành tựu Âm nhạc: Giải thưởng (nếu có)
	2.3.2.2. Tác phẩm
	- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài hát.
	- Nội dung của lời ca.
2.3.3. Chuẩn bị tốt phần nghe tác phẩm âm nhạc
	Không riêng gì phần giới thiệu tác giả, tác phẩm mà học âm nhạc thường thức học sinh phải được nhìn, nghe để từ đó cảm nhận về nội dung cũng như giai điệu của âm nhạc.
	- Do thời gian có hạn nên giáo viên chọn các tác phẩm hay, dễ hiểu, gần gũi với các em, qua đó nêu bật được đặc điểm Âm nhạc của nhạc sĩ. Bản thân giáo viên phải nắm vững kiến thức về phân tích tác phẩm. 
- Giáo viên phải nghe nhiều để hiểu rõ các tác phẩm âm nhạc để phân tích khái quát về lời ca, giai điệu như vậy học sinh sẽ cảm nhận tốt về tác phẩm. Từ đó kích thích động cơ học tập của các em. 
2.3.4. Thiết kế bài giảng một cách khoa học
	Mỗi bài giảng giáo viên cần thiết kế theo kiểu phân nhánh và phải điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, với sự tham gia tích cực của học sinh. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn. Muốn vậy, giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
	- Xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Phân bố thời gian hợp lý cho từng phần.
Khi dạy Âm nhạc thường thức nói chung và phần giới thiệu tác giả, tác phẩm nói riêng đều là giáo án ba nội dung (Ôn bài hát, ôn tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức). Trong đó Âm nhạc thường thức là nội dung mới chiếm 25 phút.
Trong một tiết dạy. Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam thì giới thiệu tác giả, tác phẩm chiếm hai phần ba thời gian.
- Giáo viên phải đặt câu hỏi một cách có hệ thống để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp phải được thể hiện rõ ràng, đưa ra nhiều tình huống.
Ví dụ: Giáo viên cho xem hình một số nhạc sĩ đã học, nếu học sinh không nhận biết được giáo viên phải đưa ra các tình huống khác như đặt câu hỏi gợi ý.
2.3.5. Chuẩn bị tốt thiết bị dạy học
	Thiết bị dạy học là phần không thể thiếu đối với bất cứ môn học nào. Trong dạy học âm nhạc, âm thanh vô cùng trừu tượng, vì vậy các phương tiện dạy học như nhạc cụ, máy nghe nhạc, băng hình, băng tiếng, sách giáo khoa, bản nhạc, tranh ảnh chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến học sinh. 
- Thiết bị của nhà trường nói riêng và của các trường trong tỉnh nói chung không có ảnh các nhạc sĩ nên tôi sử dụng hình lấy trên mạng rồi in màu để cho học sinh xem. 
- Băng tiếng, băng hình ở thiết bị quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu dạy học nên hầu như tôi tải bài trên mạng về chép ra đĩa để phục vụ cho việc giảng dạy.
- Dạy học âm nhạc có những đặc thù riêng, tôi vẫn nói vui với đồng nghiệp: “Mỗi giáo viên nhạc là một cuộn băng hình, băng tiếng vô giá”. Giáo viên cần thuộc và trình bày tốt một số tác phẩm liên quan tới tác giả mình cần giới thiệu. Giọng hát của giáo viên bao giờ cũng có sức cuốn hút học sinh hơn. Trong quá trình dạy học Âm nhạc nói chung, phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam nói riêng tôi luôn chuẩn bị cả hai phương tiện: Máy nghe nhạc và giọng hát; Như vậy giờ học sẽ có hiệu quả hơn khi giáo viên khẳng định được năng lực của mình trước các em, thúc đẩy động cơ học tập của các em. 
2.3.6. Các bước tiến hành dạy phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam.
	 Trong phân môn âm nhạc thường thức phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam chiếm đa số ở các khối 6, 7, 8, 9:
	* Khối 6:
	- Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi
	- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng.
- Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu
* Khối 7:
- Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
	- Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Việt Nam trên đường chúng ta đi.
	* Khối 8:
	- Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Mùa xuân nho nhỏ.
	- Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo.
	- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia.
	- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
	* Khối 9:
	- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
Một tiết học Âm nhạc có Âm nhạc thường thức bao giờ cũng có 3 phân 
môn. Năm học 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số phương án:
	*Phương án 1: 
- Ôn tập bài hát
- Ôn tập Tập đọc nhạc 
 	- Âm nhạc thường thức 
	*Phương án 2: 
 	- Ôn tập Tập đọc nhạc
 	- Âm nhạc thường thức
 	- Ôn tập bài hát
	*Phương án 3: 
- Ôn tập bài hát
- Âm nhạc thường thức
- Ôn tập: Tập đọc nhạc 
	*Phương án 4: 
- Âm nhạc thường thức
- Ôn tập bài hát
- Ôn tập: Tập đọc nhạc.
	 Bản thân tôi cũng đã sử dụng cả bốn phương án nhưng tôi nhận thấy phương án thứ nhất có hiệu quả hơn. Bởi kiến thức truyền thụ đến cho học sinh cần đi từ thấp đến cao, từ cái biết rồi đến cái chưa biết. Dù chọn phương án nào thì giáo viên cũng phải chuẩn bị tốt phần giới thiệu bài.
 	2.3.6.1.Giới thiệu bài.
	Ông bà ta thường nói vạn sự khởi đầu nan. Giáo viên phải tạo ra các tình huống, lời nói phải có sức lôi cuốn ngay từ đầu tiết học tạo sự hứng thú để các em mong muốn hướng tới bài giảng mà các em chuẩn bị được học. Chúng ta phải có bước chuyển nội dung một cách khéo léo bằng phương pháp gián tiếp sẽ hay hơn là nói đơn giản một câu: “ Các em chuyển sang phần thứ ba âm nhạc thường thức” (Ở đây tôi chỉ đề cập đến phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt Nam). Qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng những cách sau: 
	a. Nghe giai điệu đoán tên bài hát 
	Ví dụ 1: Khi dạy về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi
 	Sau khi dạy xong nội dung 2, giáo viên chuyển nội dung: Các em vừa ôn bài tập đọc nhạc số 3, để thay đổi không khí, thầy mời các em tham gia trò chơi nghe giai điệu đoán tên bài hát và tác giả bài hát đó. Giáo viên đàn hoặc cho nghe nhạc không lời bài Quốc ca
	Học sinh có thể nhận biết dễ dàng đây là bài Quốc ca, nhạc và lời của Văn Cao.
	 Giáo viên vào bài: Các em đã được học bài hát Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao và các em thường xuyên hát vào giờ chào cờ đầu tuần. Để hiểu thêm về nhạc sĩ Văn Cao nội dung tiếp theo của bài học sẽ giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi. (Giáo viên ghi bảng hoặc trình chiếu slide tiếp theo).
	b. Xem hình đoán tên tác giả 
	Ví dụ 2: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
	Giáo viên cho học sinh xem hình nhận biết tên của nhạc sĩ
Mo-da 
Văn Cao 
Nguyễn Văn Tý
Giáo viên đưa từng hình lên để học sinh nhận biết. Tôi đã dự giờ thi giáo viên giỏi của một giáo viên khi đưa hình của Mo-da lên học sinh không biết tên của nhạc sĩ. Do khi thiết kế bài giảng giáo viên đã không đưa ra nhiều tình huống khác nhau. Nếu gặp phải trường hợp trên, giáo viên phải đưa ra từng gợi ý sau: 
- Đây là một nhạc sĩ người Áo, ba tuổi đã tỏ ra là thần đồng âm nhạc. 
- Ông có thể đàn được tất cả các bản nhạc dù chỉ nghe qua một lần.
Sau khi học sinh nhận biết được tên của ba nhạc sĩ, giáo viên hỏi học sinh: “Trong ba nhạc sĩ trên các em đã được học những nhạc sĩ nào?”
Học sinh trả lời: Nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Mo-da.
Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
c. Nghe hát
Giáo viên có thể hát hoặc chính học sinh hát những bài hát có liên quan đến nội dung bài cần giới thiệu.
Tuỳ theo điều kiện của từng trường, địa phương và đối tượng học sinh mỗi giáo viên có thể linh động sáng tạo trong cách giới thiệu bài để gây ấn tượng với học sinh từ phút đầu tiên, sử dụng các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử cũng là một cách giới thiệu bài hay. Giáo viên cần hết sức chú ý dù giới thiệu bằng cách nào giáo viên phải cho học sinh xem hình nhạc sĩ mà các em sẽ học.
2.3.6.2. Giới thiệu tác giả
Là nội dung trọng tâm chiếm khoảng 2/3 thời gian khi dạy giới thiệu về tác giả, tác phẩm nói chung. Giáo viên phải nắm vững mục tiêu của phần này là giúp học sinh nắm được thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩm nổi bật, đặc điểm âm nhạc, ghi nhận sự đóng góp của tác giả. Có nhiều cách để dạy phần giới thiệu tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_am_nhac_thcs_phan_gioi_thieu.doc