SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua một số ứng dụng trên hệ thống Vnedu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại trường THPT Mường Quạ

SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua một số ứng dụng trên hệ thống Vnedu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại trường THPT Mường Quạ

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghịquyết số 09-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạchchuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025 với các nội dung cụ thể như sau: “…Xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo để kết nối dữ liệu từ các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; triển khai nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến; ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập hình thành các mô hình giáo dục thông minh trong hệ thống giáo dục của tỉnh; số hóa tài liệu, giáo trình, bài giảng nhằm phát triển hệ thống học liệu cung cấp trực tuyến phục vụ miễn phí cho giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp”.

Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì CNTT với tư cách là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế, một xu thế của giáo dục thế giới. Chính vì vậy, trong công văn số 4267/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022 - 2023 đã nêu: “Tiếp tục triển khai phần mềm quản trị trong các cơ sở giáo dục, kết nối thông suốt với CSDL giáo dục địa phương và CSDL ngành. Tiếp tục triển khai nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục. Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử gồm: Sổ điểm điện tử, học bạ điện tử (khuyến khích áp dụng chứng thư số); ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với cơ sở giáo dục trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và website giáo dục” là một chủ trương lớn của Bộ GD & ĐT. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học các bộ môn, cũng như trong công tác chủ nhiệm tại các trường THPT là phù hợp với xu thế hiện nay.

Xã hội ngày càng phát triển, với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽcủa công nghệ 4.0 đặt ra những vấn đề khó khăn,những yêu cầu cấp thiết nhưng cũng đưa lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi người trong cuộc sống nói chung cũng như dạy học và công tác chủ nhiệm nói riêng đó là xuất hiện rất nhiều phần mềm và nền tảng hỗ trợ rất hiệu quả cho công việc dạy học. Đặc biệt, sau thời kì đại dịch Covid – 19 thì các hình thức dạy học mới, các phương tiện và kỹ thuật mới cũng ra đời để thích ứng trong hoàn cảnh mới. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Trong hoàn cảnh này, cần ý thức tự giác cao của từng học sinh, sự hỗ trợ của phụ huynh và đặc biệt là sự quản lí, kết nối của giáo viên chủ nhiệm theo một cách thức mới phù hợp và hiệu quả. Do vậy, việc vận dụng các phần mềm hay nền tảng dạy học và quản lí học sinh là rất cần thiết. Trong các nền tảng học tập thì nền tảng Vnedu sẽ hỗ trợ tối đa cho giáo viên chủ nhiêm. Đây là một mô hình quản lý lớp học nhỏ nhằm mục đích thúc đẩy quá trình học tập của học sinh cũng như tăng sự liên kết giữa học sinh,phụ huynh và nhà trường.Qua nền tảng này, các bên có thể theo dõi và tham gia các hoạt động của nhau. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ quản lí lớp, phân công nhiệm vụ, khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá quá trình rèn luyện, học tập, trao đổi thảo luận… mà còn liên lạc với học sinh và phụ huynh một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng tiện lợi nhất. Đồng thời nâng cao kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh để ứng dụng vào học tập, công việc và cuộc sống.

docx 75 trang Thu Kiều 25/09/2024 811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua một số ứng dụng trên hệ thống Vnedu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại trường THPT Mường Quạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 
(Nghị quyết số 09-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số 
tỉnh Nghệ An đến năm 2025 với các nội dung cụ thể như sau: “Xây dựng cơ sở 
dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo để kết nối dữ liệu từ các cơ sở giáo dục trong 
toàn tỉnh; triển khai nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến; ứng dụng các nền tảng 
công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập hình thành các mô hình 
giáo dục thông minh trong hệ thống giáo dục của tỉnh; số hóa tài liệu, giáo trình, bài 
giảng nhằm phát triển hệ thống học liệu cung cấp trực tuyến phục vụ miễn phí cho 
giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong 
giáo dục nghề nghiệp”.
 Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học 
và công nghệ hiện đại thì CNTT với tư cách là phương tiện dạy học hiện đại đã trở 
thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế, một xu thế của giáo dục thế giới. 
Chính vì vậy, trong công văn số 4267/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và đào tạo 
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 
2022 - 2023 đã nêu: “Tiếp tục triển khai phần mềm quản trị trong các cơ sở giáo dục, 
kết nối thông suốt với CSDL giáo dục địa phương và CSDL ngành. Tiếp tục triển 
khai nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ 
sở giáo dục. Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử gồm: Sổ điểm điện tử, học bạ 
điện tử (khuyến khích áp dụng chứng thư số); ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi 
thông tin giữa phụ huynh với cơ sở giáo dục trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng 
các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và 
website giáo dục” là một chủ trương lớn của Bộ GD & ĐT. Chính vì vậy, việc ứng 
dụng CNTT trong quản lý dạy học các bộ môn, cũng như trong công tác chủ nhiệm 
tại các trường THPT là phù hợp với xu thế hiện nay.
 Xã hội ngày càng phát triển, với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh 
mẽ của công nghệ 4.0 đặt ra những vấn đề khó khăn, những yêu cầu cấp thiết nhưng 
cũng đưa lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi người trong cuộc sống nói 
chung cũng như dạy học và công tác chủ nhiệm nói riêng đó là xuất hiện rất nhiều 
phần mềm và nền tảng hỗ trợ rất hiệu quả cho công việc dạy học. Đặc biệt, sau thời 
kì đại dịch Covid – 19 thì các hình thức dạy học mới, các phương tiện và kỹ thuật 
mới cũng ra đời để thích ứng trong hoàn cảnh mới. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp 
lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Trong hoàn cảnh này, cần ý thức tự giác cao của 
từng học sinh, sự hỗ trợ của phụ huynh và đặc biệt là sự quản lí, kết nối của giáo 
viên chủ nhiệm theo một cách thức mới phù hợp và hiệu quả. Do vậy, việc vận dụng 
các phần mềm hay nền tảng dạy học và quản lí học sinh là rất cần thiết. Trong các 
nền tảng học tập thì nền tảng Vnedu sẽ hỗ trợ tối đa cho giáo viên chủ nhiêm. Đây
 1 - Tổng quan những vấn đề chung của hệ thống Vnedu về các ứng dụng dành 
cho quản trị, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Từ đó 
vận dụng và khai thác có hiệu quả các chức năng vào công tác dạy học nhằm thúc 
đẩy quá trình chuyển đổi số.
 - Đề xuất một số kinh nghiệm giúp GVCN vận dụng hiệu quả việc khai thác 
các ứng dụng của hệ thống Vnedu vào phục vụ hiệu quả cho công tác chủ nhiệm.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Hệ thống tổ chức và quản lý dạy học trên hệ thống Vnedu
 - Giáo viên và phụ huynh Trường THPT Mường quạ.
 - Học sinh Trường THPT Mường Quạ, có thể mở rộng thực nghiệm tại các 
trường THPT miền núi khác tại tỉnh Nghệ An.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu được sử dụng có 
thể gồm các dạng: các văn bản Nghị định, Nghị quyết; các tài liệu tập huấn chuyên 
môn của Bộ giáo dục và đào tạo; các tài liệu, một số trang báo điện tử về giáo dục 
về ứng dụng phát triển năng lực số trong dạy học, trong công tác chủ nhiệm nhằm 
thu thập thông tin, số liệu liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành khảo sát GV và HS lớp 10, 11, 
12 khi bắt đầu nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu ứng dụng ICT tại đầu năm học và 
cũng đối tượng đó khi học kỳ 2 về hiệu quả của việc ứng dụng ICT trong quản lý 
công tác chủ nhiệm để xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm 
phát huy năng số cho GV và học sinh. Đây là cơ sở quan trọng để rút ra kết luận về 
tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Trên cơ sở những số liệu đã thu 
thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực 
trạng ứng dụng chuyển đổi số để từ đó áp dụng hiệu quả vào việc xác định các ứng 
dụng có thể khai thác trên hệ thống Vnedu. Sản phẩm của việc xử lý này được phân 
tích, tổng hợp hay hệ thống hóa bằng bảng, biểu đồ
 - Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, GV trực tiếp quan 
sát quá trình HS học tập tại lớp để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực, kĩ năng 
giải quyết vấn đề của HS để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp đang 
áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để khẳng định kết quả của đề tài chúng 
tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số lớp. Ở các lớp thực nghiệm chúng tôi 
tiến hành sử dụng các ứng dụng để làm căn cứ đối chứng và so sánh mực độ hiệu 
quả
 3 PHẦN II: NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1.1. Cơ sở lý luận
 1.1.1. Tổng quan chuyển đổi số trong giáo dục
 1.1.1.1. Chuyển đổi số là gì?
 Ở Việt Nam, chuyển đổi số hiện đang diễn ra như một quá trình tất yếu trong 
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vấn đề chyển đổi 
số cũng được đặt ra từ năm 2010. Việc tổng quan chuyển đổi số ở góc độ lý luận về 
quản lí, dạy học ở trường phổ thông để có cách nhìn chính xác và toàn diện, khoa 
học, làm cơ sở cho việc chỉ đạo và quản lý quá trình chuyển đổi số trong dạy học 
hiện nay.
 Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số 
để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. 
Microsoft lại định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập 
hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm 
của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình 
truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu 
lớn (Big Data). Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)thay đổi 
phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
 Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, 
cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
 Tóm lại, chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản lý truyền 
thống sang mô hình kinh doanh, tổ chức, quản trị dựa trên sự phát triển của công 
nghệ thông tin (CNTT) và mạng Internet.
 1.1.1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
 “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 
2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 của Thủ tướng 
Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong 
công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền 
tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực 
tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% 
các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương 
trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung 
chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn 
bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
 Như vậy có hai nội dung chính cần tập trung trong việc chuyển đổi số, đó 
là: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
 5 Đặc điểm người học thế hệ Z Phương pháp tiếp cận giảng dạy
 Thích công nghệ cao Cho phép học trên nềntảng 
 smartphone/PC
 Sử dụng phương tiện truyền thông xã Kết nối cộng đồng học tập trên mạng xã 
 hội hội
 Thích hình ảnh trực quan Sử dụng video, hình ảnh minh họa trực 
 tuyến
 Thích kết nối trực tuyến Cho phép học online mọi nơi, mọi lúc
 Tiếp thu kiến thức/ vấn đề nhanh Tập trung lý giải các thuật ngữ chính
 Nhu cầu giải trí cao Thiết kế game và học qua chơi game
 Thời gian tập trung ngắn Chia bài giảng thành các phần nhỏ, 
 video ngắn
 1.2.2.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
 Như chúng ta đã biết, giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm 
giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục đến tác động vào 
từng cá nhân và tập thể. Muốn có một tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi vai trò công 
tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên. Nghĩa là GVCN phải có kế hoạch phù hợp 
với lớp của mình đảm nhiệm. Đây là vấn đề không mới nhưng lại hết sức cần thiết 
đối với GVCN lớp ở trường THPT. Mặt khác vai trò của công tác chủ nhiệm lớp 
góp phần quan trọng vào việc nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. Quá trình 
đó cũng không phải diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, 
như dân gian thường nói “Mưa dầm thấm lâu”.
 Ta thường nói rằng: “Tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có 
thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu”. Nói cách khác, học sinh là 
đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời 
đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Chính vì vậy người 
giáo viên nói chung và người GVCN ở trườngTHPT nói riêng đóng vai trò quan 
trọng góp phần đào tạo thế hệ trẻ và giáo dục học sinh một cách toàn diện. Muốn 
nâng cao chất lượng toàn diện ở một trường THPT thì mọi kỷ cương nền nếp phải 
chặt chẽ, nghiêm túc. Các hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ, tạo nên bộ máy 
nhịp nhàng đều tay, tạo được các phong trào thi đua trong nhà trường thực sự có 
hiệu quả và chất lượng cao. Vậy, để đưa nền giáo dục phát triển toàn diện ngoài 
việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần có 
sự kết hợp ba môi trường đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội. Mà làm tốt việc này 
chính là người giáo viên đã làm tốt công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là một 
trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_thong_qua_mot_so_u.docx
  • pdfNhóm tác giả Phạm Minh Tiến - Nguyễn Thị Hiền - Lô Thị Thơ - Đơn vị THPT Mường Quạ - Lĩnh vực - Chủ.pdf