SKKN Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Ngữ văn 11 - Cơ bản) theo đặc trưng thể loại tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

SKKN Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Ngữ văn 11 - Cơ bản) theo đặc trưng thể loại tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Trong nhà trường việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là vấn đề đang được quan tâm, bởi mỗi tác phẩm văn học tồn tại dưới một hình thức thể loại nhất định, đòi hỏi một cách thức, một phương pháp giảng dạy phù hợp.Vì thế vấn đề thể loại trong trường phổ thông không những là vấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.Trong chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (GV) Ngữ văn các nhà sư phạm luôn coi việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy quan trọng. Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu mà còn có khả năng thiết kế trong hoạt động giảng dạy hướng dẫn học sinh (HS) cách thức đọc hiểu tác phẩm giúp người học giải mã những tác phẩm cùng thể loại.

Đổi mới phương pháp dạy học đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay. Một trong những mục tiêu đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngoài việc trang bị kiến thức khoa học cho người học ngành giáo dục còn chú trọng vào kĩ năng sống (KNS). Những năm gần đây, giáo dục KNS cũng đã được lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa thực hiện nhiều. Là một GV dạy văn, tôi nhận thấy môn văn hiện nay vẫn còn nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục KNS từ tác phẩm văn học giúp người học nhận thấy sự gần gũi và giá trị mà các tác phẩm văn học mang lại.

Với những lí do trên đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11- CƠ BẢN) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT”

 

doc 25 trang thuychi01 15192
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Ngữ văn 11 - Cơ bản) theo đặc trưng thể loại tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM
HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11- CƠ BẢN) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH HỢP GIÁO DỤC 
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Hoàng Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2018
 N¨m häc 2008-2009
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................1
4.1. Phương pháp đọc tài liệu....2
4.2 Phương pháp loại hình.....................................................................................2 
4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh..2
B. NỘI DUNG......................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................3
1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học............................................................3
1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn.......................................................................3
1.3. Một số kĩ năng sống cơ bản dạy trong nhà trường thổ thông.....4
1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức.......5
1.3.2. Kĩ năng giao tiếp........5
2.Thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường THPT hiện nay.....5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..........................................................................5
3.1. Xác định đặc trưng thể loại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.......6
3.1.1 Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn................................6
3.1.2. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn hiện thực.......6
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại........................................7 3.3.Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ........9
3.3.1. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức khi dạy Hai đứa trẻ.......9
3.3.2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp khi dạy Hai đứa trẻ...9
3.4. Giáo án minh hoạ..........................................................................................10
4. Kết quả đạt được..19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........20
1. Kết luận...........................20
2. Kiến nghị.........20
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là vấn đề đang được quan tâm, bởi mỗi tác phẩm văn học tồn tại dưới một hình thức thể loại nhất định, đòi hỏi một cách thức, một phương pháp giảng dạy phù hợp.Vì thế vấn đề thể loại trong trường phổ thông không những là vấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.Trong chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (GV) Ngữ văn các nhà sư phạm luôn coi việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy quan trọng. Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu mà còn có khả năng thiết kế trong hoạt động giảng dạy hướng dẫn học sinh (HS) cách thức đọc hiểu tác phẩm giúp người học giải mã những tác phẩm cùng thể loại.
Đổi mới phương pháp dạy học đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay. Một trong những mục tiêu đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngoài việc trang bị kiến thức khoa học cho người học ngành giáo dục còn chú trọng vào kĩ năng sống (KNS). Những năm gần đây, giáo dục KNS cũng đã được lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa thực hiện nhiều. Là một GV dạy văn, tôi nhận thấy môn văn hiện nay vẫn còn nặng về khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời gian để liên hệ giáo dục KNS từ tác phẩm văn học giúp người học nhận thấy sự gần gũi và giá trị mà các tác phẩm văn học mang lại. 
Với những lí do trên đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11- CƠ BẢN) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện đề tài này tôi muốn đưa ra một vài kinh nghiệm dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ bằng cách hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm ở góc độ đặc trưng thể loại và qua đó hình thành kĩ năng nhận thức và giao tiếp (chủ yếu về mặt tình cảm đạo đức) cho HS.
- Giúp HS nhận thấy giá trị giáo dục của môn Văn đối với thế hệ trẻ hiện nay.
- Khơi gợi sự hứng thú cho HS phát huy tính chủ động, tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động dạy và học tác phẩm văn chương, vận dụng cách thức tiếp cận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại kết hợp giáo dục KNS vào dạy truyện ngắn hai đứa trẻ cho HS lớp 11 (ban cơ bản).
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp đọc tài liệu
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này.
4.2 Phương pháp loại hình
Đề cập đến loại truyện ngắn trữ tình, vì thế cần vận dụng phương pháp loại hình để tìm ra những đặc trưng của tác phẩm. 
4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh
Qua một thời gian nghiên cứu, GV tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học 
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau: Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học (TPVH), được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy (Tr125) [5]. 
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia TPVH thành các loại và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Loại và thể mang tính chất biện chứng của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Về phương diện cấu trúc nội dung của TPVH thì loại là chất mà thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại, không có thể thì loại không không biểu hiện ra được. Nhưng khi đã biểu hiện ra thành thể thì nó lại có tính độc lập tương đối. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: loại trữ tình, loại tự sư và loại kịch. Mỗi loại bao gồm một số thể nhỏ.
 Loại trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ... được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. 
Loại tự sự: phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nó có thể kể về những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra hàng trăm năm. Tầm bao quát cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật. 
Sự giao thoa của thể loại trữ tình và tự sự: Trên thực tế, ít có một tác phẩm văn học nào chỉ phản ánh một tính chất: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi tác phẩm đều chứa trong nó một hoặc hai hay cả ba tính chất của ba loại văn học tuy vậy vẫn có tính chất của một loại tiêu biểu và xuyên suốt tác phẩm. Ta thấy thơ vẫn mang yếu tố tự sự, vẫn có thể kể về một cuộc đời ai đó. Và ngược lại truyện vẫn có thể thể hiện phương diện tình cảm của con người vẫn có những dòng văn dào dạt cảm xúc thấm đẫm chất thơ. Sự thâm nhập yếu tố trữ tình vào tác phẩm tự sự là một hiện tượng khá phổ biến trong yếu tố trữ tình vào văn học tác phẩm tự sự là một hiện. 
1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
 Truyện ngắn là một thể loại văn học, thường là các câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích. Nắm bắt cuộc sống của thể loại, tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, lời kể của người kể chuyện. 
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nói lên điều gì đó sâu sắc về cuộc sống xã hội và con người. Cốt truyện thành phần quan trọng, cốt yếu của tự sự, đặc biệt có vai trò quan trọng trong truyện ngắn. 
Chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn, vì nó sẽ góp phần cụ thể hóa cảnh trí, không khí, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. 
Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề tư tương của tác phẩm. 
Thế giới nhân vật bao cũng là sự thể hiện tập trung và trực tiếp cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật bao giờ cũng theo cách hình dung và cảm nhận riêng của mình. 
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của cuộc đời, tư tưởng, tính cách và cốt truyện 
1.3. Một số kĩ năng sống cơ bản dạy trong nhà trường thổ thông
Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất ở chỗ thấy được bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. [3]
KNS thường được phân làm 3 nhóm [4]: 
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin
- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp, thương lượng, bày tỏ cảm thông, hợp tác
- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo
Mỗi tác phẩm văn học đều có những ý nghĩa giáo dục rất lớn, chứa rất nhiều kĩ năng có ích đối với người học. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào hai KNS cơ bản thiên về giáo dục nhận thức tình cảm và ứng xử giao tiếp cho học sinh qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng tự nhận thức chính là khả năng các em học sinh hiểu về chính bản thân mình (về cơ thể, về tư tưởng, các mối quan hệ xã hội); biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình; các em phải luôn quan tâm và ý thức được mình đang làm gì, kể cả những lúc bản thân cảm thấy căng thẳng [6]. Khi tích hợp vào bài học giáo viên giúp học sinh: 
	- Biết xây dựng hoài bão cá nhân, khám phá mục đích sống của bản thân.
- Biết trân trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ.
- Biết trân trọng cuộc sống của bản thân.
1.3.2. Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kĩ năng này còn giúp HS biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác [6]. Tích hợp vào bài học GV giúp HS định hướng giao tiếp cho HS biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Trong giao tiếp phải có thái độ cư xử phù hợp.
2.Thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường THPT hiện nay.
Trong chương trình Ngữ văn THPT Hai đứa trẻ là tác phẩm đại diện cho sáng tác của Thạch Lam. Tác phẩm nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia nên được giáo viên và học sinh chú ý nhiều. Có nhiều tài liệu, sách tham khảo về truyện ngắn này. Đó là lợi thế, nhưng cũng là khó khăn, bởi vì có quá nhiều tài liệu nên gây nhiễu cho HS. Đây là tác phẩm hay, nhưng hay thì thường khó dạy, GV thường lúng túng trong cách dạy, mạch dạy của bài. 
Theo đặc thù của môn học từ trước đến nay mỗi khi dạy một TPVH ngoài việc rèn luyện các kĩ năng tư duy phân tích, năng lực cảm thụ tác phẩm GV cũng thường lồng ghép giáo dục các KNS liên quan đến nhận thức đạo đức tình cảm cho HS. Tuy nhiên chủ yếu chỉ được tích hợp ở phần củng cố bài học, thời gian rất ít nên chưa gây được ấn tượng cho học sinh chưa có khả năng tác động sâu để có thể hình thành KNS. Vì vậy, khi gặp các câu hỏi liên quan đến nhận thức KNS các em còn lúng túng chưa thể hiện được bản lĩnh cá nhân.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Xác định đặc trưng thể loại trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam 
3.1.1. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn:
* Cốt truyện: Hai đứa trẻ là truyện không có cốt truyện hay nói chính xác hơn cốt truyện rất đơn giản. Truyện ít sự kiện, ít hành động, lời nói. Tình huống truyện xoay quanh việc chị em Liên được mẹ giao trông coi cửa hàng tạp hóa từ chiều đến đêm. 
- Kết cấu: Truyện có kết cấu tâm lí. Xuyên suốt thiên truyện Hai đứa trẻ là dòng cảm xúc của nhân vật Liên: buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn,cảm giác yêu thương thân thuộc khi bắt gặp mùi âm ẩm của đất, “Liên tưởng mùi riêng của đất”; cảm giác xót xa đồng cảm trước những thân phận, những kiếp người tàn tạ, cảm giác “ mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết, như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Kết cấu của tác phẩm theo dòng chảy tâm trạng và cảm giác của nhân vật, sự vận động của truyện đi theo những diễn biến rung cảm, cảm xúc trong tâm hồn nhân vật kết cấu của truyện giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn làm lay động trái tim người đọc.
- Nhân vật: Thông thường khi nhà văn xây dựng một hình tượng nhân vật, thường phải tập trung khắc họa ngoại hình, tính cách, cử chỉ hành động, lai lịch, số phận... Nhưng nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam chỉ xoay quanh về những cung bậc cảm xúc. Nổi bật về nhân vật của ông đó chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm. 
- Thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản: Đó là sự đối lập giữa bóng tối - ánh sáng, giữa tiếng động của đoàn tàu và tĩnh lặng của phố huyện, phố huyện - Hà Nội, quá khứ - hiện tại - tương lai, tàn lụi - ước mơ...
- Ngôn ngữ: Trong Hai đứa trẻ là ngôn ngữ dư ba có sức đọng lớn, lời kể lời tả rất giản dị trong sáng, mượt mà giàu chất nhạc chất hội họa nhưng sâu lắng, đằm thắm và thấm đượm tình người. Ngôn ngữ Thạch Lam nhẹ nhàng, man mác chất thơ. 
- Giọng điệu: Hai đứa trẻ có giọng điệu rất riêng, giọng nhẹ nhàng thủ thỉ lặng lẽ mà sâu lắng, khơi sâu vào nội tâm và cảm giác. Cảm hứng sáng tác của Thạch Lam bắt nguồn từ những cuộc đời bình dân vì thế trong truyện Thạch Lam câu chữ mang một giọng buồn, day dứt nó gợi niềm xót xa thương cảm về số phận bấp bênh của con người dưới xã hội cũ. Thạch Lam gieo vào lòng người đọc sự xót xa thương cảm cho những kiếp người nhọc nhằn, nghèo khổ.
3.1.2. Hai đứa trẻ mang đặc trưng của truyện ngắn hiện thực
 Hiện thực xã hội được nhà văn hình tượng hóa qua các hình thức nghệ thuật như : Không gian, thời gian nghệ thuật, nhân vật, Đúng như có nhà phê bình đã nhận xét : truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể gói gọn trọng một chữ TÀN. Thời gian TÀN, không gian TÀN và những kiếp người TÀN.
* Về không gian - thời gian nghệ thuật : 
- Không gian : Trong Hai đứa trẻ đó là không gian ở một ga tàu, nơi phố huyện nghèo Cẩm Giàng. Diện mạo phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện . Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. Mặc dù chỉ là không gian của một phố huyện, nhưng người đọc như thấy cả hiện thực của đất nước ta lúc bấy giờ: nghèo nàn, tỉnh mịch, và đầy bế tắc.
- Thời gian trong truyện ngắn tác giả tả khoảnh khắc ngày tàn. “Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thở dài. Nhưng cái điều đáng nói đó là sự chuyển dịch của nó. Chiều tàn chuyển dần sang đêm và kết thúc là bóng tối tịch mịch. Như vậy thời gian một lần nữa lại nói lên hiện thực đen tối của đất nước, của những con người lay lắt, đang đi dần vào ngõ cụt. 
*Những kiếp người tàn - nhân vật của truyện ngắn. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Đó là mẹ con chị Tí bán hàng nước. Đó là bà cụ Thi hơi điên có giọng cười khanh khách dễ sợ. Đó là bác Siêu bán phở gánh. Đó là gia đình bác xẩm. Vài ba bác phu, chú lính đi tuần đêm, mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về và chị em Liên. Họ là những con người bình thường chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ như một cái bóng. Thạch Lam không miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giống như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện. 
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại
 Để tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình hướng dẫn các em đọc hiểu tác phẩm này ở phần tìm hiểu chung, đọc hiểu văn bản, chúng tôi sử dụng một hệ thống các câu có tính gợi ý, tạo ra những tiêu đề mở để dẫn dắt các em tranh luận, kích thích sự tìm tòi, khám phá, làm sống dậy trong học sinh những liên tưởng, so sánh, suy luận. Hệ thống câu hỏi đưa ra được dựa trên đặc trưng thể loại truyện ngắn. Ví dụ các nội dung của bài học có thể đặt những câu hỏi sau:
*Bức tranh phố huyện.
 GV hỏi: Cảnh vật buồi chiều tàn được miêu tả qua những âm thanh, hình ảnh, đường nét như thế nào? Những âm thanh, hình ảnh đó gợi lên cảm xúc gì ở người đọc? 
Không gian của truyện là phố huyện ga xép nhỏ nghèo đìu hiu vắng lặng được đặt trong không gian, thời gian nghệ thuật đặc biệt. Đó là lúc trời nhá nhem tối. Đây là khoảng thời gian giúp chúng ta nhìn rõ nét nhất cảnh kiếm sống vất vưởng kiếm sống của con người. Âm thanh và ánh sáng lụi tắt dần tất cả những chỗ cho bóng tối dần bao phủ lên phố huyện.
GV hỏi: Cảnh sống của người dân phố huyện được miêu tả như thế nào? Cảm nhận của em về cảnh sống của những con người nơi đây?
Hình ảnh nào cho thấy phố huyện hiện lên nên thơ, lãng mạn? Bức tranh có sự kết hợp bởi yếu tố nào? 
Phố huyện nghèo nàn tăm tối: phố huyện ngày tàn mang màu sắc tàn lụi, cảnh chợ vãn, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, thiên nhiên đẹp cũng như đang cố gắng đốt cháy sắc màu trong nó (hòn than sắp tàn). Giữa khung cảnh lặng lẽ ấy là hình bóng mờ nhạt của những kiếp người đói nghèo, lay lắt. 
Cảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện buổi ngày tàn gợi cuộc sống chật vật, nghèo khổ, lụi tàn. Khi đêm xuống phố huyện gợi cái tăm tối. Bóng tối như một không gian đặc biệt, thể hiện tâm trạng và cuộc sống con người nơi đây.
 Bức tranh phố huyện nên thơ, lãng mạn: Đan xen giữa gam mầu tối sẫm của phố huyện nghèo là mầu sắc êm đềm, nên thơ của cảnh vật và lòng người. Phố huyện có cái nghèo khổ tăm tối trong cái buồn nhưng ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn. Bức tranh cảnh chiều tàn và đêm đầy sắc màu, âm thanh, mùi vị (chiều êm ả, buổi tối là bầu trời mùa hạ êm như nhung và thoảng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tac_pham_hai_dua_tre_cua_th.doc