SKKN Một vài suy nghĩ về việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn

SKKN Một vài suy nghĩ về việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất nước. Nhưng một trong những niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được.

Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Môn văn cũng không ngoại lệ. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng.

 

doc 22 trang thuychi01 7032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài suy nghĩ về việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất nước. Nhưng một trong những niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. 
Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Môn văn cũng không ngoại lệ. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. 
Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở khối 12 qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình. Bởi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình với mong ước và hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Trong phạm vi đề tài này tôi không có tham vọng đưa ra một phương pháp tối ưu để phát hiện và đào tạo được những học sinh giỏi văn, mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân đã làm trong việc tìm và bồi dưỡng học sinh say mê, yêu thích môn văn để học tốt và có thể tham gia các kì thi học sinh giỏi.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Ngữ văn trong trường THPT.
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Xuất phát từ lí luận, áp dụng vào thực tiễn, từ thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm, dựa vào mục tiêu giảng dạy đổi mới và thực tiễn dạy bộ môn Ngữ văn ở Trường THPT Hậu Lộc 2, tôi đã vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, phân loại, thống kê kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong quá trình giảng day từ năm 2000 đến nay
NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp ,thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng.Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trao dồi rất nhiều cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bởi vì đặc thù của học sinh giỏi là có những điểm rất khác so với một học sinh bình thường từ kiến thức, tư duy cho đến việc cảm nhận tác phẩm, kĩ năng viết v.v...Nghĩa là yêu cầu rất cao và khó khi thực hiện nhiệm vụ này để làm sao đạt kết quả tốt .
Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất! Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở học sinh.
Với thời gian công tác giảng dạy và qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 tôi nhận thấy có một vài suy nghĩ về kinh nghiệm là làm sao trong vài tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công nhất định. Vậy nên với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm .
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Thuận lợi
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
+ Là giáo viên đứng lớp qua nhiều những năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn học, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác. Tiếp cận với các đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác.v.v... có ghi chép, tích lũy, cập nhật thường xuyên.
+ Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng.
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
+ Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.2. Khó khăn
 Trong nhà trường THPT, nhất là ở những trường không chuyên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đề không đơn giản. Trường Hậu Lộc 2 chúng tôi, việc bồi dưõng học sinh giỏi đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. 
 Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầykhông có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho học sinh giỏi cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi học sinh giỏi chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi); Trong số thời gian hạn hẹp đó, giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 2- 3 buổi; mỗi người dạy theo cách riêng của mình. 
 Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng... 
- Trường ở địa bàn xa xôi, tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng.
- Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao về môn văn. Học sinh sôi nổi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với các đội tuyển khác. Nhiều học sinh giỏi một lúc nhiều bộ môn có ý thức coi nhẹ môn văn, có học sinh không được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, môn Anh văn mới chịu vào đội tuyển văn.
2.3. Số liệu thống kê
Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học như sau:
Từ 2005 - 2006 đội tuyển là 5 em nhưng không đạt một giải nào.
Từ 2008 - 2009 đội tuyển 10 em thì có 2 em đạt giải khuyến khích.
Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi từ 2010 đến nay thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Chủ động tích cực trong việc học tập, nghiên cứu trong sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng. Hàng năm có từ 5 - 10 em tham gia vào đội tuyển đều đạt kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh giỏi tỉnh tăng lên so với trước đây. Liên tiếp trong nhiều năm đều có 3 - 4 em đạt giải và đặc biệt có các giải ba ở một ngôi trường chưa có bề dày và chất lượng đầu vào lớp 10 còn thấp. Đó là một điều đáng phấn khởi và khích lệ.
	3. Giải pháp trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 
 Biết rằng kiến thức, phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ đề tài này người viết chỉ đưa ra một số nội dung vấn đề mình tự nhận thấy và rút ra được qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.1. Phát hiện học sinh giỏi văn 
3.1.1 Thế nào là học sinh giỏi văn?
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học và tìm hiểu qua tài liệu.
Học sinh giỏi văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
Học sinh giỏi văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. 
Học sinh giỏi văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em học sinh giỏi văn đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở học sinh giỏi văn thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế ... quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. Học sinh giỏi văn thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
3.1.2. Phát hiện học sinh giỏi văn
Từ quan niệm về học sinh giỏi nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của học sinh ở cấp THCS qua điểm tổng kết, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi và nếu có thể, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp học đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học sinh lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ...mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc... phải sửa kĩ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập. 
3.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn
3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 
Theo phân phối chương trình môn văn, số tiết dạy chính khoá trong tuần của giáo viên ở trường THPT không chuyên, chỉ bằng 1/2 số tiết dạy của giáo viên trường chuyên. Thời lượng để dạy một tác phẩm cũng ít hơn rất nhiều. Vì vậy, giáo viên không có điều kiện đi sâu, giảng kỹ tác phẩm; học sinh ít có cơ hội để được ôn luyện bài bản như học sinh ở các trường chuyên. Đây là một thực tế hết sức bất lợi cho cả thầy và trò trường không chuyên trong những kì thi học sinh giỏi tỉnh vì cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề (dĩ nhiên, những học sinh trường chuyên là những học sinh đã được tuyển chọn kỹ lưỡng lúc vào trường lại được học tập, bồi dưỡng có hệ thống sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các em ở trường không chuyên). Những khó khăn đó chính là bài toán nan giải đối với những giáo viên giảng dạy ở trường không chuyên như chúng tôi. Tuy nhiên, dù khó khăn bao nhiêu chúng tôi cũng phải tìm được một cách giải, một lối thoát cho mình. 
Sau khi đã phát hiện và thành lập được đội ngũ học sinh giỏi công việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi (Bao gồm cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng). Các khâu trên càng thực hiện chu đáo bao nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu. 
3.2.2. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, lọai sách và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
Sau khi đã tuyển chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian bồi dưỡng còn hơn 2 tháng là đến ngày thi. Nhưng nếu xác định trước những học sinh sẽ vào đội tuyển lớp 12 từ cuối năm 11, từ khi nghỉ hè thì giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh các lọai sách, tên sách để học sinh tìm đọc hoặc cho học sinh muợn đọc một số sách cần thiết mà giáo viên có hoặc là mượn và trao đổi cùng các đồng nghiệp. Đối với một học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu rộng thì các em mới chủ động, mạnh dạn và phóng túng trong làm bài. Kiến thức mỏng và nghèo nàn thì không thể tránh khỏi những lúng túng trong bài viết. Các sách này có thể là các tác phẩm văn học của các tác giả lớn mà các em đã được học chính khóa nhưng cần phải đọc nhiều, biết rộng hơn rất nhiều so với nội dung học ở sách giáo khoa. 
Nói tóm lại không đọc hay đọc ít là một hạn chế rất lớn không tránh khỏi đối với một học sinh giỏi. Đọc nhiều, đọc rộng sẽ phát huy được nhiều mặt tích cực nhất là ở những học sinh có ít nhiều năng khiếu văn chương . 
3.2.3. Giáo viên bồi có kế họach, phương pháp yêu cầu học sinh tự học, tự vận động, có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh.
Tự ôn và nắm vững lại kiến thức đã học, đã đọc ở các lớp dưới, đặc biệt là học sinh giỏi 12 phải nắm vững kiến thức về văn học hiện đại, trung đại ở khối 11 và kể cả khối 10. Những kiến thức lớp dưới quan trọng như thơ mới, các tác giả như là Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Kiến thức cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu cho học sinh giỏi trước khi muốn học và nghiên cứu những kiến thức có bề rộng và chiều sâu. Vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, giáo viên bồi dưỡng không thể làm việc được tất cả, nên phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học những năm trước thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện. Điều này không khó đối với một học sinh giỏi. Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải có sự kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên xem học sinh đã có ý thức học tập tốt chưa? Đã thực hiện và nắm các yêu cầu về kiến thức mà mình dặn dò chưa? Nếu có học sinh chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm việc và hoạt động tích cực hơn.
3.2.4. Yêu cầu học sinh ghi chép, tích lũy
Giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào một cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép từ trong sách vở, tài liệu những lời nhận định hay, những đánh giá độc đáo, đặc sắc của những tác giả tên tuổi về tác phẩm văn học, về vấn đề mang tính lý luận văn học, hay những câu thơ, đọan thơ, đọan văn hay của nhiều tác giả được góp nhặt, sưu tầm gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. Nội dung này giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi vào một cuổn tập riêng để các em đọc lại nhiều lần vàghi nhớ. Những tư liệu này thật quý giá đối với học sinh. Đôi khi các em có những ý tưởng, suy nghĩ nhưng chưa biết cách diễn đạt nó một cách sắc nét, khúc chiết để tạo ấn tượng cho người đọc. Vì vậy trích dẫn những tư liệu văn học như những câu thơ hay phù hợp với nội dung vấn đề, những lời nhận định đánh giá hợp lý, đúng chỗ này sẽ góp phần làm cho bài viết thêm khởi sắc và giàu sức thuyết phục.
Ví dụ như khi dạy chuyên đề về lý luận văn học, cụ thể là về vai trò của văn học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh sưu tầm và chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề này và tìm được những lời nhận định có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số lời nhận định sau:
- “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học” 
 ( Tố Hữu)
- “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
 ( PusKin)
- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
 ( Biêlinxki)
Và các tuyên ngôn nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc trong các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng tám và của các tác giả khác. Ví dụ như:
- “Nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thóat ra từ những kiếp sống lầm than vang dội lên mạnh mẽ” 
 ( Trăng sáng - Nam Cao)
- “Các ông muốn tiểu thuyết cứ thật là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời”
 ( Vũ Trọng Phụng)
- “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện”
 ( Nguyễn Minh Châu)
Và rất nhiều những lời nhận định hay và giá trị khác về văn học, giáo viên giúp học sinh sưu tầm, ghi chép. Tuy nhiên không phải những lời nhận định hay ý thơ nào học sinh cũng đều hiểu. Nếu có những nhận định ý kiến nào mà học sinh chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ thì giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh rõ những nội dung ý nghĩa của vấn đề.
3.2.5. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_suy_nghi_ve_viec_phat_hien_boi_duong_hoc_sinh_g.doc