SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Xuân Hòa - Thọ Xuân cho học sinh lớp 11B5, trường thpt Lam Kinh

SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Xuân Hòa - Thọ Xuân cho học sinh lớp 11B5, trường thpt Lam Kinh

Ở nước ta, trong xu thế hội nhập quốc tế, khi cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, nhằm xây dựng nên những con người của một xã hội thông tin, mà trong đó kinh tế tri thức chiếm lĩnh xã hội. Với đặc trưng của mình, môn Lịch sử góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục, nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [1]

 Song, muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ môn học, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1]

 Nhưng thực tế hiện nay, giáo viên dạy Lịch sử ở các trường phổ thông chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử của học sinh nên không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, không chú trọng quan tâm đầu tư vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một cách đồng bộ và có hiệu quả, dẫn đến việc học sinh không quan tâm học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học lịch sử xuất hiện. Hậu quả là các thế hệ học sinh Việt Nam không nắm được kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, thường xuyên nhầm lẫn kiến thức lịch sử, thể hiện rất rõ trong các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp cấp quốc gia những năm gần đây.

 Vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh động trước mắt học sinh, làm thế nào để học sinh có những ấn tượng sâu sắc về bài học lịch sử. Việc khai thác và sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử ở các trường phổ thông có một vai trò, ý nghĩa to lớn, là một biện pháp thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Bởi vì mỗi di tích gắn với sự kiện, với nhân vật lịch sử, với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, đó là sự cụ thể hoá lịch sử một cách sống động nhất, nhằm thực hiện chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, góp phần tích cực trong việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.

 

doc 23 trang thuychi01 7103
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Xuân Hòa - Thọ Xuân cho học sinh lớp 11B5, trường thpt Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang 1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 6
 2.2.1. Thực trạng về di tích lịch sử Thọ Xuân nói chung và di tích lịch sử cách mạng Nhà ông Hồ Sỹ Nhân nói riêng ở xã Xuân Hòa. 
 6
 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng địa phương trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Thọ Xuân.
 7
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
8
 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức lịch sử địa phương Thọ Xuân có liên quan đến hoạt động tham quan học tập ngoại khóa.
8
 2.3.2. Quy trình tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng địa phương trong hoạt động tham quan ngoại khóa.
9
 2.3.3. Tiến trình tham quan học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng nhà ông Hồ Sỹ Nhân, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân.
10
 2. 3. 3. 1. Các bước tiến hành.
10
 2. 3. 3. 2. Kết quả cụ thể của từng nhóm.
11
 2.3.4. Kết quả đối chứng.
17
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
18
 2.4.2. Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân.
18
 2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
19
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
 3.1. Kết luận.
19
 3.2. Kiến nghị                                                                                           
19
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Ở nước ta, trong xu thế hội nhập quốc tế, khi cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, nhằm xây dựng nên những con người của một xã hội thông tin, mà trong đó kinh tế tri thức chiếm lĩnh xã hội. Với đặc trưng của mình, môn Lịch sử góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục, nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [1]
	Song, muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ môn học, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1]
	Nhưng thực tế hiện nay, giáo viên dạy Lịch sử ở các trường phổ thông chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử của học sinh nên không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, không chú trọng quan tâm đầu tư vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một cách đồng bộ và có hiệu quả, dẫn đến việc học sinh không quan tâm học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học lịch sử xuất hiện. Hậu quả là các thế hệ học sinh Việt Nam không nắm được kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, thường xuyên nhầm lẫn kiến thức lịch sử, thể hiện rất rõ trong các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp cấp quốc gia những năm gần đây. 
	Vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh động trước mắt học sinh, làm thế nào để học sinh có những ấn tượng sâu sắc về bài học lịch sử. Việc khai thác và sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử ở các trường phổ thông có một vai trò, ý nghĩa to lớn, là một biện pháp thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Bởi vì mỗi di tích gắn với sự kiện, với nhân vật lịch sử, với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, đó là sự cụ thể hoá lịch sử một cách sống động nhất, nhằm thực hiện chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, góp phần tích cực trong việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.
Thọ Xuân là một trong những địa phương có số lượng di tích lịch sử khá phong phú và đa dạng. Các di tích ấy hầu hết đã được nhà nước thống kê, xếp hạng và trở thành những địa điểm tham quan, địa điểm tưởng niệm, đây là nguồn tư liệu rất phong phú, là phương tiện trực quan rất có giá trị để cụ thể hóa, minh chứng cho những sự kiện, những chiến công oanh liệt của nhân dân Thanh Hóa qua các thời kì. Tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng trên quê hương Thọ Xuân không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng không kém phần hào hùng của dân tộc ta mà còn bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của quê hương Thọ Xuân, giúp các em nhận thức đúng đắn những đóng góp to lớn của Thọ Xuân trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước đã đi qua, nhưng những di tích cách mạng và kháng chiến ở Thọ Xuân vẫn còn in đậm và sáng ngời mãi những chiến công của dân tộc. Hiểu rõ các di tích này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu Thọ Xuân, tự hào quê hương của mình.
 Đối với học sinh trường THPT Lam Kinh, sự hiểu biết về các vấn đề lịch sử, xã hội ngay trên địa bàn quê hương mình chưa được các em quan tâm đúng mức, thậm chí là thờ ơ. Trong khi đó, dạy học Lịch sử địa phương trong nhà trường với số tiết khiêm tốn, tài liệu lại ít ỏi. Vậy làm thế nào để gắn kết nội dung học tập lịch sử địa phương trong nhà trường với thực tiễn trải nghiệm, rèn luyện cho các em khả năng tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, phát triển năng lực, được tiếp cận với những hình những hình thức học tập đa dạng; đồng thời qua đó các em càng thêm tự hào, yêu quý mảnh đất quê hương. 
Thực tế thì trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng chỉ có một vài tài liệu viết về các di sản lịch sử cách mạng Thọ Xuân, giáo viên trên địa bàn cũng chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào biết tận dụng những di tích lịch sử cách mạng của xã Xuân Hòa trong việc dạy học môn Lịch sử.
Như vậy, trong bối cảnh nền giáo dục thế giới, từ quan điểm đổi mới dạy học của Đảng và từ thực tế dạy học lịch sử địa phương Thọ Xuân; tôi quyết định chọn đề tài “ MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THAM QUAN NGOẠI KHÓA TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN QUÊ HƯƠNG XUÂN HÒA - THỌ XUÂN CHO HỌC SINH LỚP 11B5, TRƯỜNG THPT LAM KINH”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, từ đó đưa ra một vài biện pháp tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa tại di tich lịch sử cách mạng ở địa phương cho học sinh trường THPT Lam Kinh, huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Quá trình sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại xã Xuân Hòa thông qua hoạt động tham quan ngoại khóa trong dạy học lịch sử địa phương Thọ Xuân, ở trường THPT Lam Kinh, huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên khảo, tài liệu lịch sử, phương pháp dạy học lịch sử, chương trình, sách giáo khoa lịch sử phổ thông và các tài liệu khác có liên quan.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh, trải nghiệm thực tế tại địa bàn, đối chiếu với kết quả điều tra.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về di tích, di tích lịch sử, di tích lịch sử cách mạng.
Theo ý nghĩa ban đầu, “di tích (vestiges) chỉ các vết tích còn sót lại của một thời đã qua, không để lại cho chúng ta hôm nay một cái gì còn nguyên vẹn” [2] hay “di tích là những dấu vết của dĩ vãng còn để lại một cách tự nhiên, không nhằm mục đích lưu giữ quá khứ hay chĩ dẫn cho người đời sau biết về quá khứ” [3]. Di tích còn gồm những hiện vật bằng vật chất như nhà cửa, thành quách, y phục, công cụ lao động, lăng mộ 
Di tích lịch sử phản ánh những hoạt động, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người qua các thời đại. “Bất cứ thời đại nào, trình độ phát triển mọi mặt của nó đều được phản ánh khá rõ trong các di tích lịch sử. Vì vậy, di tích lịch sử là những tấm gương soi của lịch sử, là hơi thở của lịch sử đương thời” [4]
Như vậy, một di tích được xác định là di tích lịch sử “là nó phải có thực từ trước và được lưu giữ đến ngày nay, bao giờ cũng gắn liền, phản ánh, ghi nhận, minh chứng một sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc biệt là những sự kiện lịch sử lớn, quan trọng” [5]. 
Trong nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng – một bộ phận cấu thành của hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa là loại di tích gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng, với hoạt động của Đảng và lãnh tụ của Đảng, có di tích do người đương thời để lại, cũng có thể do người đời sau xây dựng, nhằm tưởng niệm, lưu giữ những sự kiện đã qua.
Di tích lịch sử cách mạng ở xã Xuân Hòa huyện Thọ Xuân tuy không đa dạng nhưng có đặc điểm khá đặc thù đó là di tích đó gắn với nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là cơ sở bí mật của cách mạng.
Như vậy, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các di tích lịch sử nói chung và di tích lịch sử cách mạng ở địa phương nói riêng là những bằng chứng về truyền thống lịch sử - văn hóa của quốc gia, dân tộc của từng địa phương qua nhiều thế hệ, gắn với sự phát triển của xã hội cũng như những bước thăng trầm trong lịch sử khai phá, xây dựng, đấu tranh để giữ gìn và phát huy những thành quả đạt được, những giá trị truyền thống, để cuối cùng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. 
2.1.2. Cơ sở xuất phát điểm của vấn đề sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. 
2.1.2.1. Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.
 Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội dung của môn học và tình hình, nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong những điều kiện cụ thể.
Luật giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [6]
2.1.2.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Lịch sử mang tính quá khứ, bao gồm những sự kiện, hiện tượng đã xảy
ra, nó tuân thủ theo tiến trình thời gian. Chúng ta phải tiếp nhận lịch sử một
cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. 
Lịch sử mang tính không lặp lại về không gian và thời gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định, chỉ xảy ra một lần duy nhất. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau, lặp lại mà là sự kế thừa “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Chính điều đó đã gây nên những trở ngại trong việc giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhớ sự kiện lịch sử.
Lịch sử có tính cụ thể, nên khi trình bày các sự kiện lịch sử rất cần phải cụ thể, sinh động. 
Để thực hiện được yêu cầu này, người giáo viên lịch sử phải vận dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học, trong đó đồ dùng trực quan nhất là các đồ dùng trực quan hiện vật (các di tích lịch sử - cách mạng) góp một phần
không nhỏ quyết định thành bại việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Nó
giúp các em không chỉ “biết” mà còn hiểu lịch sử đã diễn ra như thế nào một
cách chân thực nhất, sống động nhất.
2.1.2.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức lịch sử của học sinh THPT.
- Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong học tập lịch sử:
Theo tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm thì học sinh ở cấp THPT(vào độ tuổi 16-18) đang trong thời kỳ phát triển hết sức sôi động và
toàn diện về mặt tâm sinh lý và hoạt động xã hội. Học sinh có sự phát triển
nhanh về thể lực, trong đó hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển nên các
em có trình độ hiểu biết hơn hẳn lứa tuổi học sinh THCS, có khả năng tư duy
lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sang tạo. Tư duy của các em chặt
chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy
cũng phát triển. [7]
Điều đó cho phép chúng ta có thể sử dụng những biện pháp thích hợp hướng dẫn học sinh sử dụng các di tích lịch sử cách mạng và tư liệu về di tích lịch sử cách mạng tốt nhất để đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn.
- Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh:
Đặc trưng của bộ môn lịch sử không cho phép học sinh được quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chủ yếu là nhận thức gián tiếp thông qua quan sát, tri giác các tài liệu, hiện vật được lưu lại. Vậy, trong “trực quan sinh động” thì di tích lịch sử đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự quan sát, tri giác của học sinh.
Di tích lịch sử - cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vật chất chân xác nhất. Nó là một loại phương tiện trực quan có giá trị góp phần tạo biểu tượng cụ thể, chân thực cho học sinh. Hơn nữa, việc sử dụng các di tích lịch sử - cách mạng trong học tập lịch sử sẽ rèn luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Để có thể hiểu được nội dung của những địa điểm đã xảy ra các sự kiện lịch sử, học sinh phải quan sát các sự vật, hiện tượng, rồi giải thích, đánh giá đi đến rút ra những nét khái quát về bẩn chất các sự vật và hiện tượng đó. Công việc làm thường xuyên như vậy làm cho các thao tác tư duy của học sinh được phát triển.
2.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử đặt ra.
Việc đổi mới chương trình SGK hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. Qua tìm hiểu, so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, mặt bằng kiến thức ở trường phổ thông của chúng ta không thua kém gì họ, thậm chí còn hơi nặng và học sinh ta khi đua tài chất xám trong các kỳ thi quốc tế cũng khẳng định được thứ hạng cao. Nhưng chúng ta lại thua họ ở kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức khoa học và năng lực hoạt động độc lập. 
Đặc biệt nhiều giáo viên Lịch sử chưa hiểu hết nội dung kênh hình, nên bỏ qua hoặc hiệu quả sử dụng chưa cao Những hạn chế đó không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay, cũng như không hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng việc đổi mới về nội dung và mục tiêu giáo dục đặt ra. 
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tham quan ngoại khóa tại các di tích.
- Thứ nhất, hình thức tổ chức tham quan ngoại khóa di tích lịch sử cách mạng nhằm minh họa, bổ sung tri thức lịch sử đã dược học. Có thể chọn tham quan địa điểm gần trường, có thể tiến hành trong một ngày hoặc nửa ngày.
- Thứ hai: Việc tổ chức tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng địa phương có ý nghĩa nhiều mặt đối với việc nâng cao chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Qua buổi tham quan, học sinh sẽ nhớ chính xác, hiểu đúng các sự kiện lịch sử. Các kỹ năng thực hành bộ môn cũng sẽ được rèn luyện nhiều hơn. Ngoài ra, các em còn thể hiện rõ cảm xúc lịch sử khi tham quan các di tích lịch sử cách mạng của quê hương, nâng cao niềm tự hào về quê hương, đất nước.
- Thứ ba: Các trường THPT tùy điều kiện của trường mình tổ chức cho học sinh tham quan theo phân phối chương trình. Buổi tham quan chỉ có hiệu quả khi được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch và phương pháp tiến hành tốt, có sự phối hợp tổ chức của giáo viên và tổ bộ môn Lịch sử, đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, Ban giám hiệu, Công đoàn trường, ban quản lý di tích và sự tham gia nhiệt tình của học sinh.
- Thứ tư: Các nhà giáo dục học đã khẳng định ý nghĩa của tham quan nói chung và tham quan ngoại khóa di tích lịch sử cách mạng nói riêng và ý nghĩa của nó trong quá trình dạy học. Nó góp phần tạo những biểu tượng cụ thể về những sự kiện lịch sử liên quan. Những gì các em quan sát được trong thời gian tham quan sẽ được sử dụng trong những giờ học lịch sử trên lớp như những tài liệu thực tế, làm cơ sở hình thành các khái niệm lịch sử. Tham quan còn nhằm kiểm tra, sữa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa thêm những tri thức đã học của học sinh.[8]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về di tích lịch sử Thọ Xuân nói chung và di tích lịch sử cách mạng Nhà ông Hồ Sỹ Nhân nói riêng ở xã Xuân Hòa. 
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê ) để lại những dấu son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng mở nước, giải phóng dân tộc.Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ.
Huyện Thọ Xuân khá phong phú về tiềm năng du lịch cả về cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, là một huyện có bề dày lịch sử, văn hóa cách mạng với 56 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 Di tích Quốc gia đặc biệt, 12 Di tích Quốc gia và 43 Di tích cấp tỉnh.
Xuân Hòa là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, nằm ở phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện 2 km. Xuân Hòa là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Thanh Hóa, là địa chỉ tin cậy của cách mạng Tỉnh mà nhất là thời kỳ 1930 - 1945. Về mặt di tích lịch sử: nhà ông Hồ sỹ Nhân- xã Xuân Hòa huyện Thọ Xuân đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Tháng 8 năm 1993. 
Nhưng cũng như nhiều nơi khác, các di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân đã và đang trải qua nhiều hiểm họa, bị phá hủy do thời gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và bản thân con người. Việc sử dụng di tích đa số phục vụ cho nhu cầu tham quan du lịch, còn việc khai thác các di tích nhằm phục vụ cho việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông thì vẫn còn hạn chế. Các di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thọ Xuân có được đưa vào sử dụng cũng chỉ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông quan các hoạt động của đoàn thanh niên, các hoạt động giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch chứ không phải thông qua sự hướng dẫn, giải thích, phân tích của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử.
2.2.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng địa phương trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Thọ Xuân.
Để hiểu được thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT huyện Thọ Xuân, tôi đã tiến hành phát
phiếu điều tra giáo viên và học sinh của 3 trường THPT trong huyện thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả thu được như sau:
Kết quả điều tra giáo viên: 
Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên các trường THPT huyện Thọ Xuân (Xem phụ lục 1)
Qua xử lý kết quả điều tra, trao đổi với giáo viên, tôi nhận thấy: 
+ 100% giáo viên dạy lịch sử cho rằng, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân vào dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết và rất cần thiết. Đa số giáo viên cho rằng, nguồn tại liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương nếu được sử dụng tốt sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao sự tích cực, chủ động trong học tập bộ môn Lịch sử của học sinh.
+ Nhưng 90% giáo viên lại trả lời “không thường xuyên” sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thọ Xuân vào dạy học lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. 
+ Bản thân giáo viên Lịch sử cũng ít khi tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân, dù di tích ấy đóng trên địa bàn trường mình đang công tác, nên việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử còn ít, chưa đạt hiệu quả cao, chưa gây hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh 
+ Các hình thức khác như: trùng tu, tôn tại di tích, làm các công tác công ích xã hội tại di tích thì hầu như các trường THPT không lưu tâm tới, trong khi các hoạt động này ở m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_to_chuc_tham_quan_ngoai_khoa_tai_di.doc