SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa

SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa

Hiện nay, trước tác động của cuộc Cách mạng 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ), thì bộ môn Lịch sử có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,“góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực hùng mạnh, thành người công dân có bản lĩnh kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[3]. Vì vậy việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung và phần Lịch sử địa phương nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc, cụ thể hơn về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, đồng thời các em cũng hiểu rõ hơn về quê hương mình, nơi các em đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời.Từ đó gợi cho các em lòng tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử ở địa phương.

 Chính vì vai trò quan trọng của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc, nên việc đưa lịch sử địa phương vào học tập là một việc làm rất cần thiết. Tiếp thu tinh thần đó, những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa rất quan tâm đến lịch sử địa phương, đã biên soạn cuốn sách Lịch sử địa phương Thanh Hóa và áp dụng giảng dạy trong các trường THCS toàn tỉnh, ngoài ra còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương như: Em yêu lịch sử xứ Thanh, Cuộc thi tìm hiểu về sự thành lập Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, hoặc gần đây nhất là tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Tuy nhiên ở các trường phổ thông trong tỉnh hiện nay, phương pháp dạy học lịch sử còn khô khan, cứng nhắc, nặng về các sự kiện, các con số làm cho người học thấy nhàm chán, và lúng túng khi được hỏi về các danh nhân, các sự kiện lịch sử trên chính quê hương của mình. Làm thế nào để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và truyền thống của địa phương, từ đó hình thành thế giới quan tiến bộ, ý thức trách nhiệm trước quê hương? Câu hỏi đó đặt ra nhiệm vụ cho những giáo viên phụ trách bộ môn Lịch sử nhiều trăn trở phải tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.

Muốn làm được điều đó, bắt buộc giáo viên phải đổi mới cách thức truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh, mà một trong những phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng kiến thức liên quan với các bộ môn khác như Ngữ văn, Địa lí, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Âm nhạc trong dạy học phần Lịch sử địa phương, để học sinh có hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, từ đó biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Chính điều này đã thôi thúc tôi nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài:“Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa”làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018- 2019.

 

doc 23 trang thuychi01 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Tên đề mục
Trang
Mục lục
 1
1
1. Mở đầu
 2 - 3
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2
2. Nội dung
3 - 19
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng của vấn đề
4
2.3.Những nội dung tích hợp cụ thể trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa
5- 18
2.3.1. Tích hợp với môn Ngữ văn
5
2.3.2. Tích hợp với môn Địa lí
6 - 7
2.3.3. Tích hợp với môn Giáo dục công dân
8
2.3.4. Tích hợp với môn Mĩ thuật
9
2.3.5. Tích hợp với môn Âm nhạc
10
2.3.6. Giáo án thực nghiệm
10-18
2.4. Hiệu quả của đề tài
18 - 19
3
3. Kết luận, kiến nghị
20
3.1. Kết luận
20 
3.2. Kiến nghị
20
4
Tài liệu tham khảo
21
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, trước tác động của cuộc Cách mạng 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ), thì bộ môn Lịch sử có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,“góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực hùng mạnh, thành người công dân có bản lĩnh kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[3]. Vì vậy việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung và phần Lịch sử địa phương nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc, cụ thể hơn về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, đồng thời các em cũng hiểu rõ hơn về quê hương mình, nơi các em đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời...Từ đó gợi cho các em lòng tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử ở địa phương.
	Chính vì vai trò quan trọng của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc, nên việc đưa lịch sử địa phương vào học tập là một việc làm rất cần thiết. Tiếp thu tinh thần đó, những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa rất quan tâm đến lịch sử địa phương, đã biên soạn cuốn sách Lịch sử địa phương Thanh Hóa và áp dụng giảng dạy trong các trường THCS toàn tỉnh, ngoài ra còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương như: Em yêu lịch sử xứ Thanh, Cuộc thi tìm hiểu về sự thành lập Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, hoặc gần đây nhất là tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa...
Tuy nhiên ở các trường phổ thông trong tỉnh hiện nay, phương pháp dạy học lịch sử còn khô khan, cứng nhắc, nặng về các sự kiện, các con số làm cho người học thấy nhàm chán, và lúng túng khi được hỏi về các danh nhân, các sự kiện lịch sử trên chính quê hương của mình. Làm thế nào để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và truyền thống của địa phương, từ đó hình thành thế giới quan tiến bộ, ý thức trách nhiệm trước quê hương? Câu hỏi đó đặt ra nhiệm vụ cho những giáo viên phụ trách bộ môn Lịch sử nhiều trăn trở phải tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. 
Muốn làm được điều đó, bắt buộc giáo viên phải đổi mới cách thức truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh, mà một trong những phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng kiến thức liên quan với các bộ môn khác như Ngữ văn, Địa lí, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Âm nhạc trong dạy học phần Lịch sử địa phương, để học sinh có hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, từ đó biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Chính điều này đã thôi thúc tôi nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài:“Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa”làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018- 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức của một số môn học khác như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật để giảng dạy nhằm làm nổi bật những nội dung trọng tâm của bài. Qua đó giúp học sinh THCS nhận thức được các nội dung cơ bản của lịch sử Thanh Hóa từ thời tiền sử đến nay, đồng thời còn giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, từ đó học sinh thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với quê hương đất nước, các em sẽ tự hào về truyền thống địa phương anh hùng, hình thành lý tưởng sống đẹp, có ước mơ, hoài bão và ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến công sức của mình sao cho xứng đáng các thế hệ cha ông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.      
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Lịch sử Thanh Hóa qua các thời kì hình thành và phát triển từ thời tiền sử đến nay, áp dụng cho học sinh trường THCS Xuân Thọ. Đồng thời sử dụng kiến thức có liên quan của các môn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật và Âm nhạc để tích hợp vào phần Lịch sử địa phương. 
 1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học theo phát triển định hướng năng lực.
- Phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức các môn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật vào giảng dạy.
- Phương pháp thuyết trình, bao gồm: Tường thuật, miêu tả
- Phương pháp thống kê. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Hiện nay, dạy học tích hợp liên môn đã trở thành xu thế tất yếu trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới [10]. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy học, nếu vận dụng một cách hợp lí sẽ giúp học sinh “phát triển năng lực tư duy”[7], giải quyết các vấn đề phức tạp làm cho việc học trở nên hứng thú, hiệu quả hơn so với việc thực hiện các môn học một cách riêng rẽ. Đối với nền giáo dục của nước ta hiện nay thì việc hiểu đúng và vận dụng quá trình tích hợp sẽ đem lại những tác dụng to lớn đối với các phân môn trong nhà trường.
Từ năm học 2013-2014, chấp hành nghị quyết số 29 - NQ/TW của Đảng trong chỉ đạo đổi mới giáo dục là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” 
 [5], Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phương pháp tích hợp liên môn trong giảng dạy ở các trường phổ thông. Đặc biệt là theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở cấp THCS sẽ được thực hiện từ năm học 2020-2021, thì nhiều môn sẽ được tích hợp thành những môn học mới. Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân,..và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,...vào các môn học và hoạt động giáo dục. Xây dựng hai môn học mới là môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lí). 
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự “kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong nhiều lĩnh vực khác nhau thành một môn tổng hợp mới”[4], hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Ví dụ như lồng ghép kiến thức Văn học, Địa lí, Mĩ thuật vào Lịch sử, và ngược lại. Để vận dụng thành công kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử, đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức để học sinh huy động được tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. 
Từ ưu điểm của phương pháp tích hợp liên môn, từ yêu cầu của giáo dục và thực trạng của đất nước, của địa phương hiện nay, tôi nhận thấy sự cần thiết phải vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử, nhất là phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa. 
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Môn Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng có đặc trưng riêng. “Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ”[2], vì vậy đối tượng nghiên cứu không thể trực tiếp tiếp xúc, quan sát mà chỉ tái tạo lại quá khứ bằng các sự kiện, hiện tượng lịch sử hay các di tích lịch sử để làm nền tảng cho hoạt động tư duy. Chính vì vậy mà trong các tiết học Lịch sử địa phương, giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua các kiến thức liên môn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác giáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong trường trung học cơ sở chưa thật sự có chất lượng, chưa đi vào chiều sâu. Tại đơn vị nơi tôi công tác, môn Lịch sử vẫn chưa được coi trọng với đúng vai trò, nhiệm vụ và chức năng của nó. Hầu hết học sinh và một bộ phận giáo viên xem nhẹ, chủ yếu học là để đối phó khi kiểm tra, dẫn đến kết quả là các em còn rất mơ hồ về lịch sử dân tộc và địa phương nơi mình đang sinh sống. 	 Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, đã có 17 năm đứng trên bục giảng, được Phòng giáo dục Triệu Sơn phân công bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của huyện, nhiều năm liền liên tục có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi rất quan tâm đến việc áp dụng các phương pháp mới vào dạy học, nhất là phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa. Trên cơ sở đặc điểm môn học và thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã nghiên cứu và thực hiện thành công bước đầu đề tài: “Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa.”tại trường THCS Xuân Thọ. Hi vọng đề tài này sẽ được nhân rộng trong huyện, trong tỉnh để góp phần cải thiện chất lượng môn Lịch sử nói chung và phần Lịch sử địa phương nói riêng.
 Bảng thống kê khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh trường THCS 
Xuân Thọ. Năm học 2018-2019.
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
28
0
0
10
35,7
7
25,1
11
39,2
9B
27
0
0
8
29,6
9
33,4
10
37,0
8A
25
0
0
5
20,0
12
48,0
8
32,0
8B
30
1
3,3
7
23,0
10
33,7
12
40,0
7A
31
0
0
12
38,7
11
35,4
8
25,9
7B
32
0
0
11
34,3
11
34,5
10
31,2
6A
33
1
3,0
10
30,3
10
30,4
12
36,3
6B
33
1
3,0
9
27,2
8
24,2
15
45,6
2.3. Những nội dung tích hợp cụ thể trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa
2.3.1 Tích hợp với môn Ngữ văn.
Khi giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò trong việc “làm sống lại các sự kiện lịch sử”[7], nhưng nếu chỉ dựa vào sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại được không khí lịch sử cần thiết để thu hút học sinh đi sâu tìm hiểu, khám phá về quá khứ của dân tộc, của địa phương. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Ví dụ 1.Ở lớp 7 khi dạy Bài 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423) , về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa, giáo viên lấy dẫn chứng từ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi về tội ác của quân Minh đối với nhân dân ta: 
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
 Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
[ Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi]
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Hội thề Lũng Nhai, giáo viên có thể đọc cho các em nghe những câu thơ như:
“Mùa xuân mới Bính Thân ( 1416 ) ngày Mão
 Các anh hào cắt máu ăn thề
 Chúng tôi khác họ, khác quê
 Chống Minh xâm lược tụ về Lũng Nhai”
 [ Trích bài Khởi nghĩa Lam Sơn. Nguồn Iternet]
Về sự kiện Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, giáo viên khắc họa cho học sinh bằng hình ảnh:
“Hai năm đã chiêu binh bí mật
Lê Lợi xuân Mậu Tuất (1418) xưng vương
Vang danh Bình Định uy cường
Lam Sơn tụ hội các gương anh hào”
 [Trích bài Khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả Lãng Nhân. Nguồn Internet]
Những năm đầu hoạt động gian khổ, khó khăn của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa được thể hiện trong câu:
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi huyện quân không một đội”
[ Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi]
Tấm gương chiến đấu dũng cảm và hi sinh của nghĩa quân mà tiêu biểu là Lê Lai được khắc họa qua những câu:
“Lê Lai tỏ nghĩa cao cứu chúa
Núi Chí Linh binh giặc bủa bốn phương
Năm trăm binh sĩ kiên cường
Giúp Vương chạy thoát tìm đường lui quân”
[Trích bài Khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả Lãng Nhân. Nguồn Internet]
	Ví dụ 2: Ở lớp 8 bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), giáo viên dùng những tư liệu văn học sau để khắc sâu cho học sinh về cuộc khởi nghĩa Ba Đình:
“Kéo quân đến đóng Ba Đình
Đào tường đắp ụ can thành tứ vi
Tán Hoàng đóng chốt Mĩ Khê
Đốc Bành Mậu Thịnh đi về có ta
Lãnh Toại đóng chốt thứ ba
Tại Nghè Thượng Thọ để mà phòng không
Ra uy thiết bị vừa xong
Ngày sáu tháng chạp giao công tức thì
Đánh Tây trận ấy thật ghê
Bắn ra quân chết ngã kề biết bao
Kinh sợ chẳng dám kéo vào
Thấy quân bại trận chết bao nhiêu rồi”...
[ Trích Vè Ba Đình chống Pháp. Nguồn Internet]
	Nhìn chung, có rất nhiều kiến thức trong vận dụng văn học vào giảng dạy bộ môn Lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, ca dao, hoặc một đoạn trích giúp học sinh “cụ thể hóa các sự kiện lịch sử đã được học”[9]. Việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử không những giúp các em tiếp thu nhanh, nhớ lâu, mà còn củng cố thêm phần kiến thức văn học trong chương trình phổ thông.
2.3.2 Tích hợp với môn Địa lí.
Lịch sử và Địa lí vẫn thường có mối quan hệ gần gũi với nhau, trong lịch sử thường có địa lí và ngược lại. Về mặt nội dung, hai môn Lịch sử, Địa lí (phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế) đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính quy luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nếu Lịch sử nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thì Địa lí lại chú ý đến không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng đang xảy ra. Xét về mặt kỹ năng, Lịch sử và Địa lí đều sử dụng phương tiện trực quan là bản đồ, Átlat, tranh ảnh... để khai thác kiến thức, vì thế hai bộ môn này có thể hỗ trợ cho nhau một cách đắc lực. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423), giáo viên dùng lược đồ vùng đất Lam Sơn để cung cấp kiến thức về vị trí địa lí, địa hình cho học sinh để các em hiểu rõ vì sao Lê Lợi chọn nơi đây làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa: Lam Sơn cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km về phía Tây Bắc, ở miền Tây Thanh Hóa có núi rừng hiểm trở, thời xưa bao gồm các huyện miền núi như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân,.. Muốn vào Lam Sơn phải đi theo con đường mòn nhỏ hẹp xuyên qua rừng cây rậm rạp che chở cho nghĩa quân. Bên cạnh có con sông Chu chảy qua, là mạch máu giao thông quan trọng của nghĩa quân nối liền vùng đồng bằng phì nhiêu sông Chu, sông Mã với miền núi giàu sản vật của xứ Thanh [10].
Ví dụ 2: Trong phần cuộc Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) lớp 8, giáo viên dùng Lược đồ căn cứ Ba Đình để hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ điểm lợi hại của căn cứ, biết triệt để sử dụng địa hình, địa lợi để xây dựng căn cứ và các làng xã chiến đấu, qua đó giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, khâm phục tinh thần chiến đấu cũng như tài năng sáng tạo của cha ông.
Lược đồ căn cứ Ba Đình
	Như vậy, tích hợp kiến thức địa lí trong dạy học các bài lịch sử địa phương Thanh Hóa không chỉ giúp học sinh tiếp thu bài giảng nhanh hơn mà còn giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về đặc điểm địa lí, khí hậu, địa hình, kinh tế, xã hội, dân cư... của tỉnh, từ đó biết cách vận dụng giải quyết các vấn đề của môn Địa lí hoặc trong thực tế cuộc sống.
2.3.3. Tích hợp với môn Giáo dục công dân.
	“Đặc trưng của lịch sử là tìm hiểu rõ từng thời kì phát triển của lịch sử loài người, và giáo dục truyền thống cho học sinh”[6], chính vì vậy mà bộ môn Lịch sử có thể tích hợp được với nhiều nội dung và chủ đề của môn Giáo dục công dân. 
	Ví dụ: Khi giới thiệu về các di tích lịch sử ở Thanh Hóa, giáo viên sử dụng kiến thức của môn Giáo dục công dân để hỏi học sinh: Tại khoản 3 điều 17 Luật Di sản văn hóa quy định: Nhà nước khuyến khích việc truyền dạy và giới thiệu về di sản văn hóa. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh ta?
	Hoặc khi học về các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lê Lợi, nhắc đến các nhân vật lịch sử và sự hi sinh anh dũng của họ, giáo viên có thể hỏi: Để tưởng nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử đó nhân dân ta đã làm gì? Ngày nay các em cần phấn đấu học tập và rèn luyện ra sao để xứng đáng với cha ông?
	Qua những kiến thức về tích hợp Giáo dục công dân khi dạy học lịch sử, giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh đức tính sống giản dị, đoàn kết, tương trợ, siêng năng, kiên trì, chí công vô tư,.. Hình thành lòng biết ơn đối với những tấm gương anh hùng như: Lê Lai, Cầm Bá Thước, Ngô Thị Tuyển,.. Từ đó giáo dục lòng biết ơn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương mình đang sinh sống, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, di sản văn hóa-lịch sử của quê hương. Đặc biệt còn nhấn mạnh cho học sinh thấy được nghĩa vụ và bổn phận phải bảo vệ Tổ quốc của công dân hiện nay. Ngoài ra thông qua những bài học lịch sử, giáo viên cần giáo dục cho học sinh ý thức về bảo vệ môi trường, ý thức sử dụng tiết kiệm, hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên,..
2.3.4. Tích hợp với môn Mĩ thuật.
	 Lịch sử cũng có nhiều nội dung kiến thức liên quan đến Mĩ thuật, nếu khi 
giảng dạy giáo viên lồng ghép những kiến thức của mĩ thuật vào bài giảng thì sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, có hiểu biết toàn diện hơn về một giai đoạn lịch sử nào đó của quê hương.
	Ví dụ 1: Khi dạy bài Thanh Hóa từ thời tiền sử đến thế kỉ X (Lớp 6), giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, mô hình về trống đồng Đông Sơn và để giới thiệu cho học sinh về đời sống tinh thần phong phú của cư dân Việt cổ trên đất Thanh Hóa: 
	Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em hãy miêu tả về hình dáng và hoa văn của trống đồng?
	Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Trống có đường kính mặt khoảng 50cm, cao từ 45 đến 50 cm, có 3 phần: Tang trống, mặt trống, thân trống. Trên mặt trống đồng có nhiều hoa văn ở giữa là hình ngôi sao nhiều cánh, xen kẽ là các họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ hoặc chim, thú.
 Trống đồng Đông Sơn Hoa văn trên mặt trống đồng
Giáo viên hỏi: Qua quan sát những hình ảnh về trống đồng, em có nhận xét gì về trình độ của cha ông ta thời kì dựng nước?
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ, những chiếc trống có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ thuật và nghệ thuật luyện kim, những hoa văn được khắc họa trên trống đồng đã miêu tả chân thật về sinh hoạt của con người, phản ánh rõ nét nền văn minh nông nghiệp thời kì dựng nước.
Ví dụ 2: Dạy bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) lớp 8, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh Cuộc chiến đấu ở Ba Đình để khắc sâu hơn tấm gương chiến đấu anh dũng của các nghĩa sĩ Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Tranh cuộc chiến đấu ở Ba Đình năm 1886 - 1887
Như vậy, việc sử dụng những kiến thức mĩ thuật qua các tranh ảnh, mô hình vào bài học lịch sử sẽ giúp cho học sinh biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật của cha ông, đồng thời cụ thể hóa các nội dung kiến thức lịch sử trong từng bài, từng phần để các em hiểu bài nhanh hơn.
2.3.5.Tích hợp với Âm nhạc. 
Để thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, giáo viên nên lồng ghép những bài hát hoặc một đoạn nhạc về xứ Thanh.
Ví dụ như khi học về bài Thanh Hóa từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975, phần 3: Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp, giáo viên cho học sinh nghe một đoạn bài hát Hò kéo pháo, Hò sông Mã,.. Hoặc khi tìm hiểu về cuộc chiến đấu của quân dân Thanh Hóa trong trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng hai ngày 3 đến 4 tháng 4 năm 1965, giáo viên cho học sinh nghe bài hát Chào sông Mã anh hùng của tác giả Xuân Giao...
2.3.6. Giáo án thực nghiệm.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Tiết 32: THANH H

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_su_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_da.doc