SKKN Một vài kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12

SKKN Một vài kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12

Nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06/ CT-TW về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo. Với phương châm đổi mới giáo dục toàn diện chuyển mạnh từ quá trình trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học, coi trọng việc giáo dục đạo đức cho người học. Năm học 2016-2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới mạnh mẽ ở khâu thi cử, kì thi THPT quốc gia đã chính thức đưa môn GDCD vào môn thi THPT quốc gia dưới hình thức trắc nghiệm trong tổ hợp KHXH cùng với môn lịch sử và địa lí. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào dạy thật tốt để môn GDCD thực sự phát huy vai trò của mình trong trường THPT.

doc 19 trang thuychi01 34026
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06/ CT-TW về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo. Với phương châm đổi mới giáo dục toàn diện chuyển mạnh từ quá trình trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học, coi trọng việc giáo dục đạo đức cho người học. Năm học 2016-2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới mạnh mẽ ở khâu thi cử, kì thi THPT quốc gia đã chính thức đưa môn GDCD vào môn thi THPT quốc gia dưới hình thức trắc nghiệm trong tổ hợp KHXH cùng với môn lịch sử và địa lí. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào dạy thật tốt để môn GDCD thực sự phát huy vai trò của mình trong trường THPT.
I.1.Lí do chọn đề tài. 
 Môn GDCD là môn học trang bị cho người học kiến thức về triết học, kinh tế, đạo đức, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước. Đây là môn học thực sự rất cần thiết giúp học sinh rèn luyện về đạo đức tác phong, lối sống cũng như hình thành thế giới quan khoa học, kĩ năng sống tích cực, song lâu nay chưa được coi trọng. Năm học này Bộ giáo dục và đào tạo chính thức đưa vào thi THPT quốc gia đã làm cho xã hội, giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn cách nhìn về môn học. Thầy cô phấn khởi, học trò cũng tích cực hơn trong học tập. Nhưng trong quá trình dạy- học thầy và trò lại gặp phải không ít khó khăn như tâm lí còn bỡ ngỡ vì đây là lần thi đầu tiên, tài liệu tham khảo còn ít, kinh nghiệm ôn tập của giáo viên và học sinh còn hạn chế Xuất phát từ suy nghĩ làm sao để học sinh nắm vững kiến thức lại biết cách làm bài thi đạt kết quả cao. Tích luỹ từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình và trao đổi cùng đồng nghiệp tôi mạnh dạn trao đổi với thầy cô đề tài: “Một vài kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12”.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
 Thi THPT quốc gia là một kỳ thi vô cùng quan trọng, nó là kết quả đánh giá cả quá trình tích luỹ kiến thức của bậc THPT đặc biệt là lớp 12 của học sinh đồng thời mở ra cánh cửa mới – cánh cửa nghề nghiệp tương lai. Để có kết quả thi được tốt thì yêu cầu học sinh phải có kiến thức vững chắc và kĩ năng làm bài tốt. Muốn vậy khâu ôn tập là khâu cực kì quan trọng, giúp học sinh nắm được đầy đủ kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng, liên hệ thực tế và kĩ năng làm bài hiệu quả để tự tin bước vào kỳ thi quan trọng một cách chủ động. Đề tài này sẽ cung cấp cho chúng ta một vài kinh nghiệm đó trong quá trình ôn tập.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này đối tượng mà đề tài hướng tới là học sinh lớp 12 thi THPTQG môn GDCD. Qua đề tài này tôi giúp các em có phương pháp ôn tập hiệu quả: cách nắm được kiến thức cơ bản, hệ thống hoá được kiến thức một cách khoa học, biết vận dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, hợp lí.
I. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp định hướng..
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Căn cứ vào công văn số 4818 cuỏa Bộ GD và ĐT, năm học 2016 -2017 Bộ GD và ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPTquốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH – CĐ có đưa môn GDCD vào làm môn thi chính thức.
 Do yêu cầu phát triển của xã hội nhiều trường CĐ – ĐH đã có những tổ hợp mới để xét tuyển sinh cho trường mình trong đó có môn GDCD như Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Văn Lang.. nên việc học thế nào và thi làm sao để đạt kết quả cao môn GDCD trong lần thi đầu tiên này là rất quan trọng, nó góp phần tạo động lực cho thầy cô và niềm tin cho học sinh ở những năm sau và cũng là góp phần thực hiện được mục tiêu nâng cao giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức cho người học mà Bộ giáo dục đã đề ra.
II. 2. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4.
II. 2. 1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp uỷ Chi bộ, BGH, Ban chuyên môn nhà trường đã kịp thời bám sát công văn 4818 tổ chức thăm dò, đăng ký nguyện vọng thi các môn và chỉ đạo hoạt động dạy học môn GDCD theo tinh thần thi mới.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao, hào hứng với kỳ thi năm nay.
- Học sinh phần lớn có thái độ học tập đúng đắn, yêu thích lựa chọn và quyết tâm theo học môn GDCD.
- Xã hội này càng phát triển, công nghệ thông tin và mạng Internet hiện đại đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học.
II. 2.2. Khó khăn:
- Nhận thức, tư tưởng của một số học sinh còn hạn chế, lâu nay ít quan tâm nên vẫn còn coi là môn phụ vì vậy còn tư tưởng ỉ lại trong học tập, đối phó với thầy cô mà chưa nhận thức được rằng: việc học là nhằm để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất năng lực để mai sau lập nghiệp.
- Kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận thức lứa tuổi của các em, thời lượng trên lớp ít (1tiết/1tuần), tài liệu phục vụ cho môn học và tài liệu ôn thi còn hạn chế, không phong phú như các môn học khác.
- Vì đây lần đầu thi nên tâm lí của học sinh có phần hoang mang, do dự, vừa muốn chọn lại vừa không dám chọn thi vì sợ khó.
Thời gian đầu, khi chưa áp dụng phương pháp này, qua điều tra kết quả học kỳ 1 các lớp tôi dạy như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B4
43
2
4,6
13
30,3
22
51,3
6
13,8
0
0
12B6
44
3
6,8
12
27,2
24
54,7
5
11,3
0
0
Với kết quả trên ta thấy:
 Chất lượng chưa cao, số học sinh đạt khá giỏi còn ít, lượng học sinh đạt mức độ yếu còn nhiều.
 Mức độ hứng thú học tập chưa cao vì học sinh cảm thấy khó nhớ, phải học thuộc nhiều.
 Khả năng liên hệ vận dụng giải quyết các bài tập tình huống còn yếu, chủ yếu chỉ đạt ở mức độ nhận biết và thông hiểu, vì vậy để đạt được điểm cao là khó.
Với những thực trạng trên bản thân tôi thấy cần phải có cách dạy ôn tập tích cực hơn thì học sinh mới hứng thú học tập, thi cử mới đạt kết quả tốt hơn được. Vì vậy tôi mới áp dụng một số kinh nghiệm sau vào việc ôn tập cho học sinh.
II. 3. Các giải pháp thực hiện.
II. 3. 1. Nhắc lại kiến thức cơ bản.
Giáo viên phải đảm bảo nội dung chương trình bài học, không bị cắt xén, phải cung cấp đủ cho học sinh kiến thức 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Ôn tập phần này, giáo viên có thể phân công cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học bằng phương pháp giao nhiệm vụ: mỗi học sinh trình bày một nội dung trong bài.
Ví dụ: + Học sinh 1 nêu Khái niệm thực hiện pháp luật.
 + Học sinh 2 trình bày Các hình thức thực hiện pháp luật
 + Học sinh 3 trình bày Thế nào là vi phạm pháp luật
 + Học sinh 4 trình bày Trách nhiệm pháp lí là gì?
 + Học sinh 5 nêu Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí..
Sau đó GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện phần kiến thức cơ bản của bài:
1. Thực hiện pháp luật: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật:
- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng quyền được làm những gì mà pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cá nhân.
3. Vi phạm pháp luật:(3 dấu hiệu)
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
4. Trách nhiệm pháp lí là: là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
5. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
- Vi phạm hình sự: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm. Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm..
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm quy tắc quản lí của nhà nước. Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu xử phạt về mọi vi phạm do mình gây ra..
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước ..do pháp luật lao động và hành chính bảo vệ.
II. 3. 2. Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
*Sơ đồ tư duy: Là phương pháp kết nối mang tính đồ hoạ có tác dụng lưu giữ, săp xếp, xác lập thông tin bằng cách sử dụng từ hay hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm bật lên các ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ liệu lại với nhau bằng một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng được dùng bởi các đường kẻ, biểu tượng, hình ảnh đơn giản, dễ hiểu.
*Tác dụng của sơ đồ tư duy: 
- Giúp học sinh có được cái nhìn tổng quan về bài học, hệ thống kiến thức được tổ chức chặt chẽ, quan hệ giữa các ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng càng gần trung tâm. 
- Giúp não hoạt động nhẹ nhàng nhưng lưu trữ nhiều và nhớ kiến thức được, nhanh hơn, lâu hơn. 
Cụ thể Bài 2: Thực hiện pháp luật:
 Có 5 nội dung chính, gồm: - Khái niệm thực hiện pháp luật
 - Các hình thức thực hiện pháp luật.
Khái niệm vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lí
Các hình thức VPPL và trách nhiệm pháp lí.
Từ đó ta có thể thiết lập sơ đồ tư duy kiến thức như sau:
Hình 1: Sơ đồ tư duy Bài 2 - Thực hiện pháp luật
(Trang 7)
Nhìn vào sơ đồ này học sinh sẽ biết được bài học có bao nhiêu nội dung chính và ở mỗi nội dung có những đơn vị kiến thức nhỏ nào, từ đó gợi cho học sinh nhớ được toàn bộ nội dung bài học một cách dễ dàng và logic.
Quá trình hoạt động có mục đích
Làm cho những qđ của Pl đi vào cuộc sống
Trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Làm cho những qđ của Pl đi vào cuộc sống
Do người có năng lực pháp li thực hiện
Hành vi trái PL
Người vi phạm có lỗi
Vi phạm 
kỉ luật
Vi phạm dân sự
Vi phạm hành chính
Vi phạmhình sự
Tuân thủ pháp luậ
Áp
dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật
Các hình thức thực hiện PL
Khái niệm
thực hiệnPL
Khái niệm
Vi pham PL
Trách nhiệm pháp lí
Các loại vi phạm pháp luật
Khái niệm
Mục đích
Sử dụng pháp luật
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Hình 1: Sơ đồ tư duy Bài 2 - Thực hiện pháp luật
II. 3. 3. Lấy VD thực tiễn minh hoạ và xây dựng bài tập trắc nghiệm thực hành.
 Đây là phần rất quan trọng trong quá trình ôn tập. Môn GDCD là môn học có kiến thức gần gũi với cuộc sống vì vậy học sinh phải biết vận dụng lí thuyết để giải quyết các tình huống thực tiễn một cách hợp lí thì mới đạt yêu cầu về kỹ năng, thái độ, nhưng đa số học sinh chỉ học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa một cách thụ động mà chưa hiểu rõ bản chất từng đơn vị kiến thức, vì vậy mà chưa phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật, chưa nhận biết được đâu là hành vi trái pháp luật có lỗi hay không có lỗi, mức độ vi phạm và trách nhiệm pháp lí.. để từ đó biết đánh giá, nhận xét hành vi và có thái độ đúng đắn trước các hành vi đó. Giáo viên phải lấy ví dụ tình huống pháp luật cụ thể và giải thích cho học sinh rõ vì sao lại chọn đáp án đó để HS hiểu bản chất vấn đề và biết vận dụng nếu gặp tình huống tương tự.
VD1: Câu hỏi: Hành vi trái pháp luật nào được xác định là có lỗi?
A. Do sơ suất không kiểm tra xe, anh H gây tai nạn vì xe tự nổ lốp.
B. Do cành cây rơi vào xe làm mất tay lái, anh K đã gây tai nạn.
C. Xe anh M vượt đèn đỏ khi bị xe phía sau thúc.
D. Xe khách N chết máy do xăng đông vì thời tiết quá lạnh nên gây cản trở giao thông.
(Dẫn theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hướng dẫn ôn tập môn GDCD kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, NXB Đại học vinh, 2016.) 
VD2: Một người 14 tuổi 4 tháng cố ý gây thương tích cho người khác ở mức độ rất nghiêm trọng là vi phạm pháp luật nào và cơ quan nào quyết định hình phạt?
A. Vi phạm hình sự và Viện kiểm sát quyết định hình phạt.
B. Vi phạm hình sự và Công an quyết định hình phạt.
C. Vi phạm hình sự và UBND cấp huyện quyết định hình phạt.
D. Vi phạm hình sự và Toà án quyết định hình phạt.
(Dẫn theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hướng dẫn ôn tập môn GDCD kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, NXB Đại học vinh, 2016.) 
- Với phương châm: học đi đôi với hành, sau mỗi bài học lí thuyết giáo viên cần có bài tập thực hành để học sinh vừa làm quen với phương pháp thi mới vừa là cách để ôn lại, kiểm tra kiến thức mình đã được học thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm với 3 mức độ nhận thức là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. “Mưa dầm thấm lâu” là phương pháp rất tốt giúp học sinh rèn luyện được kiến thức, các kĩ năng cần thiết để các em tự tin bước vào kì thi một cách chủ động, hiệu quả.
Ví dụ: Bài 2: Thực hiện pháp luật, giáo viên có thể ra một số câu hỏi sau (xem phần giáo án cụ thể)
II. 3. 4. Giáo án cụ thể.
Tiết ôn tập
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật. Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
- Về kỹ năng, thái độ: Học sinh phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật, nhận biết được hành vi trái luật, có lỗi và tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
Đánh giá được hành vi đúng pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật, mức độ chịu trách nhiệm pháp lí. Biết ủng hộ hành vi đúng, lên án hành vi trái pháp luật.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp định hướng..
- Máy chiếu, tranh ảnh..
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp
2. Dạy ôn tập Bài 2.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài (qua hệ thống câu hỏi bằng phương pháp đàm thoại, giao nhiệm vụ) như sau:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái niệm Thực hiện pháp luật?
Câu hỏi 2: Hãy kể tên các hình thức thực hiện pháp luật?
Câu hỏi 3 : Thế nào là Vi phạm pháp luật ? 
Câu hỏi 4: Trách nhiệm pháp lí là gì?
Câu hỏi 5: Em hãy trình bày ngắn gọn các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ?
GV cho ít nhất 5 HS phát biểu, cho HS khác bổ sung sau đó GV nhận xét và kết luận: 
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
GV đặt câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ tổng quan kiến thức Bài 2: Thực hiện pháp luật?
- Bước 1: Chuẩn bị: GV chuẩn bị 5 loại phấn (màu vẽ) khác nhau, sau đó hướng dẫn học sinh cách thiết lập sơ đồ qua các bước như sau:
- Bước 2: Vẽ Tên bài ở chính giữa bảng (trang giấy) bằng chữ in hoa.
- Bước 3: Vẽ 5 nhánh chính – là 5 đơn vi kiến thức cơ bản, xuất phát từ chủ đề trung tâm toả ra các hướng khác nhau (5 màu sắc khác nhau) bằng chữ thường in đậm.
- Bước 4: Vẽ các nhánh thứ cấp từ các nhánh chính – các đơn vị kiến thức nhỏ trong một đơn vị kiến thức cơ bản.
Lưu ý: màu của nhánh thứ cấp nên cùng gam màu với nhánh chính.
Như vậy qua 4 bước đơn giản chúng ta đã có sơ đồ tư duy kiến thức bài 2. (Xem: Hình 1- trang 7) 
Hoạt động 3: Lấy VD thực tiễn minh hoạ và xây dựng bài tập thực hành.
* Lấy VD thực tiễn minh hoạ
VD1: Câu hỏi: Hành vi trái pháp luật nào được xác định là có lỗi?
A. Do sơ suất không kiểm tra xe, anh H gây tai nạn vì xe tự nổ lốp.
B. Do cành cây rơi vào xe làm mất tay lái, anh K đã gây tai nạn.
C. Xe anh M vượt đèn đỏ khi bị xe phía sau thúc.
D. Xe khách N chết máy do xăng đông vì thời tiết quá lạnh nên gây cản trở giao thông.
(Dẫn theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hướng dẫn ôn tập môn GDCD kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, NXB Đại học vinh, 2016.) 
GV cho HS chọn đáp án đúng và giải thích tại sao lại chọn đáp án đó, cho HS khác nhận xét bổ sung sau đó GV nhận xét và kết luận: 
VD2: Một người 14 tuổi 4 tháng cố ý gây thương tích cho người khác ở mức độ rất nghiêm trọng là vi phạm pháp luật nào và cơ quan nào quyết định hình phạt?
A. Vi phạm hình sự và Viện kiểm sát quyết định hình phạt.
B. Vi phạm hình sự và Công an quyết định hình phạt.
C. Vi phạm hình sự và UBND cấp huyện quyết định hình phạt.
D. Vi phạm hình sự và Toà án quyết định hình phạt.
(Dẫn theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hướng dẫn ôn tập môn GDCD kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, NXB Đại học vinh, 2016.) 
*Xây dựng bài tập thực hành:
 GV có thể ra hệ thống câu hỏi để luyện tập với 4 mức độ nhận thức (hoặc sưu tầm đề về nội dung bài học) giao cho học sinh làm, sau đó cho luân phiên khoảng 5-7 HS lên bảng trình bày đáp án của mình, cuối cùng GV ra đáp án đúng và giải thích lí do chọn đáp án. Cụ thể:
* Nhận biết:
Câu hỏi 1: Một người dừng xe ở ngã tư khi gặp đèn đỏ là biểu hiện hình thức
A. sử dụng pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật
D. áp dụng pháp luật.
Câu hỏi 2: Anh A bán xe đạp mượn của bạn mà chưa được bạn đồng ý là vi phạm pháp luật
A. hành chính
B. dân sự
C. kỉ luật
D. hình sự.
Câu hỏi 3: Học sinh được quyền tự do chọn lựa 1 trong 2 tổ hợp môn thi THPT Quốc gia 2017 là biểu hiện hình thức
A. tuân thủ pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật
Câu hỏi 4: Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
vi phạm pháp luật
thực hiện pháp luật
trách nhiệm pháp lí 
nghĩa vụ pháp lí.
Câu hỏi 5: Theo quy định của pháp luật hình sự, người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải đạt độ tuổi
từ 16 tuổi trở lên
đủ 16 tuổi trở lên
từ 18 tuổi trở lên
đủ 18 tuổi trở lên.
* Thông hiểu:
Câu hỏi 1: Một người vi phạm luật giao thông, gây chết người là đã vi phạm pháp luật
A. dân sự
B. kỷ luật
C. hình sự 
D. hành chính và hình sự
Câu hỏi 2: Học sinh A lớp 12 đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật
A. hành chính 
B. hình sự 
C. dân sự
D. kỉ luật
* Vận dụng :
Câu hỏi 1 : Cành cây bất ngờ rơi vào đuôi xe khiến anh A mất tay lái và đâm làm 1 người chết. Anh A sẽ 
A. bị truy cứu trách nhiệm hình sự
B. không bị xử lí trách nhiệm pháp lí
C. bị xử phạt hình sự bằng phạt tiền
D. bị xử phạt hành chính bằng phạt tiền.
Câu hỏi 2: Cán bộ X nhiều lần bỏ nhiệm sở trong giờ hành chính để ra ngoài làm việc cá nhân là vi phạm
hành chính
dân sự
hình sự 
kỷ luật
* Vận dụng cao:
Câu hỏi : Dù không được chủ nhà cho phép, anh A vẫn sửa chữa lại ngôi nhà mình thuê để tiện sử dụng và làm cho ngôi nhà đẹp hơn. Anh A đã vi phạm pháp luật
A. dân sự về quyền định đoạt tài sản của công dân
B. dân sự về quyền sử dụng tài sản của công dân
C. hành chính về quyền chiếm hữu tài sản của công dân
D. hành chính về quyền sở hữu tài sản của công dân.
Hoạt động 1. Kiến thức cơ bản của bài.
1. Thực hiện pháp luật: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật:
- Sử dụng pháp luật: quyền được làm
- Thi hành pháp luật: nghĩa vụ phải làm
- Tuân thủ pháp luật: những việc không được làm
- Áp dụng pháp luật: căn cứ vào pháp luật để ra quyết định.
3. Vi phạm pháp luật:(3 dấu hiệu)
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
4. Trách nhiệm pháp lí là: là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
5. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
- Vi phạm hình sự: hành vi nguy hiểm..
- Vi phạm hành chính: xâm phạm quy tắc quản lí của nhà nước..
- Vi phạm dân sự: xâm phạm tới quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Vi phạm kỉ luật: xâm phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Kết quả thực hiện của học s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_gdcd_q.doc