SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02 / 09 / 1945 đến trước ngày 19/12/1946 ở Trường Trung học phổ thông Thạch Thành 3

SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02 / 09 / 1945 đến trước ngày 19/12/1946 ở Trường Trung học phổ thông Thạch Thành 3

Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” [1]. Cho nên mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật sự. Sự thành công của sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô hình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục hướng đến.

Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.[2].Trải qua quá trình thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cho đến nay, Đảng ta luôn quán triệt qua điểm lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.

 Thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 là hết sức to lớn, kinh tế đất nước ta vượt qua khủng hoảng, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, trong đó trực tiếp và mạnh mẽ nhất là thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Biểu hiện của những tác động đó là: truyền thống văn hoá dân tộc bị mai một, văn hoá ứng xử của thanh niên ngày càng sa sút, các tệ nạn xã hội tràn lan, lối sống buông thả, sống gấp, hưởng thụ ngày càng phổ biến.

 

doc 22 trang thuychi01 10240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02 / 09 / 1945 đến trước ngày 19/12/1946 ở Trường Trung học phổ thông Thạch Thành 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
 LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 Ở TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Chuyên
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3->4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4 ->18
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và đồng nghiệp và nhà trường .
18
PHẦN III
KẾT LUẬN 
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐƯỢC XẾP LOẠI
21
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” [1]. Cho nên mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật sự. Sự thành công của sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô hình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục hướng đến.
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạiTư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.[2].Trải qua quá trình thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cho đến nay, Đảng ta luôn quán triệt qua điểm lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
	Thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 là hết sức to lớn, kinh tế đất nước ta vượt qua khủng hoảng, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, trong đó trực tiếp và mạnh mẽ nhất là thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Biểu hiện của những tác động đó là: truyền thống văn hoá dân tộc bị mai một, văn hoá ứng xử của thanh niên ngày càng sa sút, các tệ nạn xã hội tràn lan, lối sống buông thả, sống gấp, hưởng thụ ngày càng phổ biến...
Đứng trước thực trạng trên, ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị khoá X đã ban hành chỉ thị 06 – CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.[3] 
	Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở các nhà trường ngoài tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, còn có hình thức lồng ghép vào các tiết dạy của giáo viên trong quá trình lên lớp. Trong đó môn Lịch sử với đặc thù bộ môn rất thuận lợi cho việc lồng nghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Qua thực tiễn giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong các tiết dạy Lịch sử, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/09/1945 đến trước ngày 19/12/1946 ở Trường Trung học phổ thông Thạch Thành 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trong phạm vi đề tài tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/09/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. ở trường THPT Thạch Thành 3. Để giúp học sinh lớp 12 nói chung và học sinh trường THPT Thạch Thành 3 nói riêng, hiểu hơn về những giá trị đạo đức của Bác Hồ để lại, giúp các em ý thức tốt hơn về trách nhiệm học tập của bản thân, Đồng thời tích cực học tập và làm theo Bác để trở thành công dân tốt trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	1. Tập trung nghiên cứu việc vận dụng lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/09/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. ở trường THPT Thạch Thành 3
 2. Đề tài thực nghiệm ở 2 lớp 12A1, 12A3 năm học 2018 – 2019 ở trường THPT Thạch Thành 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Xuất phát từ lí luận, áp dụng vào thực tiễn, từ thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm và quá trình dạy học tích hợp, dựa vào mục tiêu giảng dạy, đổi mới và thực tiễn dạy bộ môn Lịch sử Trường THPT Thạch Thành 3, tôi đã vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài này.
Tìm kiếm tài liệu nvề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với nội dung bài học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Nhà giáo dục Liên Xô cũ Đai-ri đã từng nói: “ Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại..”[1]. Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được.
Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học lịch sử là rất quan trọng. Vì môn lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có lối sống thiếu mẫu mực, thậm chí biểu hiện suy thoái về đạo đức. Lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào bản chất, truyền thống tốt đẹp của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử Việt Nam có tác dụng to lớn, góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
 Thông qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học lịch sử Bài 17:Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/09/1945 đến trước ngày 19/12/1946 ở Trường trung học phổ thông Thạch Thành 3”. Để giáo dục cho học sinh những giá trị tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. 
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 Địa bàn tuyển sinh của nhà trường (thuộc 6 xã phiá Bắc của huyện Thạch Thành) còn nhiều khó khăn,phần lớn các em là dân tộc thiểu số hoặc vùng đặc biệt khó khăn nên nhận thức, hiểu biết của người dân và học sinh chưa cao, học sinh không thích học bộ môn này. Chính vì vậy, chất lượng học tập, tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh còn thấp thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn.
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường, bản thân nhận thấy:
* Về phía giáo viên: 
 Khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh đa số các đồng chí kể một số mẩu chuyện có liên quan đến bài học và không cần thể hiện trong giáo án. Tuy nhiên thông qua câu chuyện kể giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em học tập và làm theo. Một số khác thì thờ ơ gần như không quan tâm và tích hợp trong tiết dạy.
* Về phía học sinh: 
 Tâm lí lười học sử, nên không quan tâm, thầy nói gì, dạy gì trò nghe đó, không tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì đây là những kiến thức không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc tìm hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ.
 Các em không có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn mạnh, giáo dục cho các em. Cụ thể qua điều tra thực tế học sinh lớp 12 các năm trước tôi thấy việc tiếp thu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trong Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/09/1945 đến trước ngày 19/12/1946 là chưa cao và kết quả cụ thể qua khảo sát chất lượng về hiểu biết tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua bài học này như sau:
 Tốt, Khá: 18 %; Trung bình: 48%; yếu, kém 34%
 Qua số liệu trên tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đang còn hạn chế.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
 1. Các bước thực hiện:
 1.1. Xác định rõ mục tiêu của bài học. 
 Nghiên cứu kỹ chương trình Lịch sử lớp 12 bài 17 để xác định những mục những mục nào có thể vận dụng lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và xác định được mức độ vận dụng tránh tình trạng sa đà ôm đồm
 Cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải, sách giáo khoa và trình độ nhận thức của học sinh để thiết kế bài giảng đáp ứng mục tiêu đào đạo và sát hợp với đối tượng học sinh. Xác định được mức độ, cách thức sử dụng kiến thức lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sao cho hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng.
 1.2. Thiết kế nội dung bài học: 
 Sau khi xác định được mục tiêu bài dạy, tiến hành thiết kế bài giảng. Đây là khâu quan trọng nhất để truyền tải kiến thức đến học sinh vì vậy phải xác định 
được những bài, mục, đơn vị kiến thức nào cần sử dụng kiến thức cần lồng ghép.
 1.3. Sưu tầm, chọn lọc kiến thức, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ:
 Nguồn tư liệu về Bác Hồ trong dạy học lịch sử hết sức phong phú: văn, thơ, truyện.. có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Để có được nguồn tư liệu phục vụ bài giảng của mình giáo viên khai thác tư liệu phù hơp. Biết được nguồn gốc xuất sứ của tư liệu sưu tầm.
 1.4. Thiết kế bài giảng phù hợp: 
 Lựa chọn kiến thức, câu chuyện, nội dung trích dẫn phù hợp với nội dung bài giảng. 
 Xác định sử dụng bài giảng có sử dụng mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ làm phương tiện, đồ dùng dạy học, không biến bài giảng thành bài nói chuyện mà quên đi phần kiến thức bài học.
 Giáo viên sử dụng hợp lí các nội dung, với việc minh họa và khai thác học sinh kiến thức trọng tâm để ghi bảng. 
 Quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh nhất là nhưng học sinh trung bình, yếu, yêu cầu học sinh phải khai thác được kiến thức từ tài liệu minh họa.
 Một số tư liệu về Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946.
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: Mọi vấn đề của cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền, giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền càng khó hơn. Muốn giữ được chính quyền phải làm cho chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chăm lo xây dựng, củng cố chính quyền. 
Xây dựng nhà nước của dân: Theo Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [4]. Điều 32 – Hiếp pháp năm 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”[4] thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.
Xây dựng nhà nước do dân: theo Hồ Chí Minh đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước hoạt động, nhà nước đó lại do dân phê bình, giúp đỡ. Người yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó.
Xây dựng nhà nước vì dân: Theo Hồ Chí Minh là nhà nước phục vụ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi , thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó” [5]. Người căn dặn: “Cán bộ là công bộc của dân, việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh”.[5]. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ , nghĩa là nhân dân làm chủ, Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả cán bộ từ trương ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [5].
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng công dân:
Ngày 2/9/1945, trong Bản tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Quyền bình đẳng giữa các công dân được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946). Hồ Chí Minh nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc bầu cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử”.[5]
Trong quyết nghị của cử tri ngoại thành Hà Nội yêu cầu Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong kỳ tuyển cử đầu tiên. Đứng trước thiện tình của đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những lời lẽ không chỉ khiêm nhường mà còn thể hiện quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: “Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi... Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa”.[5]
c. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc và trọng dụng nhân tài.
Sau thắng lợi cách mạng tháng Tám, từ Tân Trào về Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp với Uỷ ban dân tộc giải phóng, Người đề nghị thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, thành lập chính phủ thống nhất, bao gồm đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phải. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận 70 ghế cho người của Việt Nam Quốc dân đảng vào Quốc hội khóa I không thông qua bầu cử là một “sách lược mềm dẻo”, cũng như người mời nhiều nhân sĩ, quan lại chế độ cũ tham gia chính phủ như: Vua Bảo Đại, Lê Hữu Từ, Hồ Ngọc Cẩn...là biểu hiện rõ rệt của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. 
Năm 1946, khi từ Pháp trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi và đưa về nước những trí thức lớn của đất nước như Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Sau đó, với tư cách là Chủ tịch nước, Người đã ra chỉ thị cho các địa phương phải tìm người hiền tài ra gánh vác công việc cho nước, cho dân. Chúng ta có thể cảm nhận được chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, “cầu người hiền tài” của Hồ Chí Minh qua “Thông lệnh tìm người tài” nêu rõ: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người tài đức. Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm việc ích nước, lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết”. Những tên tuổi trí thức nho học và tây học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chinh phục như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Giám, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Hoàng Xuân Sính, đều đã trở nên những người con kiên trung cho Tổ quốc, thành vốn cán bộ quý cho Đảng, cho Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
d. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta, hơn 90% đồng bào chúng ta mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần Quốc ngữ, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống lại nạn mù chữ”.[5]
Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu"[6]. 
e. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về tình thương yêu con người:
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành với giặc ngoại xâm”. Theo Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người nói: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến người đói khổ chúng ta không thể động lòng. Vậy tôi đề nghị đồng bào cả nước mở một cuộc lạc quyên”. Hồ Chí Minh đã gương mẫu thực hiện “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu dân nghèo”[5]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh và noi gương người, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.
g. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối ngoại giao hoà bình, giữ vững độc lập dân tộc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_tu_tuong_dao_duc.doc